Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
202282

BẢN TIN NỘI BỘ THÁNG 4 NĂM 2023

Đăng lúc: 14/06/2023 (GMT+7)
100%

BTNB4.jpg
HƯỚNG DẪN - CHỈ ĐẠO
“TRÍCH” KẾ HOẠCH SỐ 134-KH/HU NGÀY 20/3/2023
CỦA BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN ỦY VỀ “SƠ KẾT GIỮA NHIỆM KỲ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN
LẦN THỨ XX VÀ NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ CÁC CẤP, NHIỆM KỲ 2020-2025
Thực hiện Kế hoạch số 116-KH/TU, ngày 04/3/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa và Nghị quyết số 11-NQ/HU, ngày 02/12/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu năm 2023; Ban Thường vụ Huyện ủy xây dựng Kế hoạch Sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX và Nghị quyết Đại hội các tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc (Đảng bộ cấp cơ sở), nhiệm kỳ 2020-2025, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
  1. Đánh giá toàn diện, sâu sắc, khách quan, trung thực công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai và tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX, Nghị quyết đại hội đảng bộ cấp cơ sở trong thời gian từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025 đến nay; xác định cụ thể mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thiết thực, khả thi trong những năm còn lại của nhiệm kỳ, đảm bảo thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp đã đề ra.
  2. Thông qua sơ kết giữa nhiệm kỳ, tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và đảng viên; củng cố, tăng cường hơn nữa khối đại đoàn kết toàn dân và niềm tin của Nhân dân đối với cấp ủy, chính quyền các cấp; tạo khí thế thi đua sôi nổi, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân để tiếp tục triển khai thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2020-2025.
  3. Việc sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp phải được tiến hành đồng bộ từ các tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc đến Đảng bộ huyện, đảm bảo thực chất, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế của các tổ chức đảng, địa phương, đơn vị; không phô trương, hình thức, tránh lãng phí.
II. NỘI DUNG SƠ KẾT
1.Đánh giá tình hình, kết quả đạt được trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và Hệ thống chính trị, nhất là việc thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu, các chương trình trọng tâm, các khâu đột phá được xác định trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX và Nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp cơ sở; xác định những mặt còn hạn chế, yếu kém, những mục tiêu, chỉ tiêu đạt thấp so với nghị quyết đại hội; làm rõ nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém, nhất là nguyên nhân chủ quan và rút ra bài học kinh nghiệm; trên cơ sở đó, xác định mục tiêu, nhiệm vụ còn lại và giải pháp tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện trong những năm cuối của nhiệm kỳ 2020 - 2025, đảm bảo hoàn thành toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX, Nghị quyết đại hội đảng bộ cấp cơ sở đã đề ra.
2.Kiểm điểm công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy các cấp trong hơn 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng, nhiệm kỳ 2020-2025.
III. PHƯƠNG THỨC VÀ THỜI GIAN TIẾN HÀNH
  1. Cấp huyện: Ban Chấp hành Đảng bộ huyện tổ chức Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX.
  • Thành phần:
+ Các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện; Ủy viên UBKT Huyện ủy; Trưởng, phó các ban xây dựng Đảng, Văn phòng Huyện ủy, Trung tâm Chính trị huyện; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện, Trưởng, phó các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện; Trưởng, phó các ban của HĐND huyện; Trưởng, phó các phòng, đơn vị chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND huyện; Bí thư các đảng bộ, chi bộ trực thuộc, thủ trưởng các cơ quan; Chủ nhiệm câu lạc bộ Hưu trí Lê Văn Hưu, Chủ tịch các Hội đặc thù.
+ Đồng chí chủ tịch HĐND, chủ tịch UBND các xã, thị trấn.
  • Thời gian: Ngày 15 tháng 6 năm 2023.
2. Các xã, thị trấn: Đảng ủy các xã, thị trấn tổ chức Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết đại hội đảng bộ cấp xã, thị trấn.
- Thành phần: Các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ; Trưởng, phó các ban, ngành, MTTQ, đoàn thể cấp xã; chi ủy các chi bộ; Trưởng thôn, tiểu khu.
- Thời gian: Hoàn thànhtrước ngày 15/5/2023.
3. Các tổ chức cơ sở đảng còn lại trực thuộc: Tổ chức Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết đại hội đảng bộ, chi bộ.
- Căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị để triệu tập thành phần hội nghị phù hợp.
- Thời gian: Hoàn thànhtrước ngày 15/5/2023.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
  1. Giao UBND huyện tham mưu cho Ban Thường vụ Huyện ủy xây dựng báo cáo sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX về các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đảm bảo chất lượng tốt nhất; báo cáo Ban Thường vụ Huyện ủytrước ngày 15/5/2023.
Tham mưu xây dựng các báo cáo chuyên đề về kết quả thực hiện các chương trình trọng tâm đảm bảo chất lượng tốt nhất; báo cáo Ban Thường vụ Huyện ủytrước ngày 15/5/2023.
  1. Các ban Đảng, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ tham mưu cho Ban Thường vụ Huyện ủy xây dựng báo cáo sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX về công tác xây dựng Đảng và xây dựng hệ thống chính trị đảm bảo chất lượng tốt nhất; báo cáo Ban Thường vụ Huyện ủytrước ngày 15/5/2023.
3.Văn phòng Huyện ủy tham mưu cho Ban Thường vụ thành lập tổ giúp việc để chủ trì phối hợp với UBND huyện, các Ban Đảng, UBKT Huyện ủy, các ngành liên quan tham mưu cho Ban Thường vụ Huyện ủy chuẩn bị báo cáo sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX; Hoàn thànhngày 20/5/2023. Ban hành hướng dẫn các tổ chức cơ sơ đảng sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng bộ, nhiệm kỳ 2020-2025.
  1. Các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Huyện ủy xây dựng kế hoạch, tiến hành sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ đảm bảo thiết thực, hiệu quả, phù hợp với thực tế của địa phương, đơn vị và hoàn thành đúng kế hoạch.
Ban Biên tập
TIN TỨC- SỰ KIỆN NỔI BẬT
HUYỆN THIỆU HÓA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO, NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU GẮN VỚI ĐÔ THỊ VĂN MINH
Thiệu Hóa được tái lập năm 1997. Với đặc thù là huyện thuần nông, xuất phát điểm thấp, mật độ dân số lớn, diện tích đất nông nghiệp chỉ đạt 480m2/người (trong đó trên 90% là đất hai lúa), kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội lạc hậu, thấp kém hơn so với các huyện đồng bằng có cùng điều kiện.
Năm 2011, khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới (XDNTM), thu nhập bình quân đầu người mới đạt 11,5 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo 21,67%, bình quân số tiêu chí chỉ đạt 5,7 tiêu chí/xã, trong đó phần lớn các tiêu chí chưa đạt là các tiêu chí thuộc nhóm cơ sở hạ tầng, cần nhiều vốn để thực hiện. Tuy nhiên, với truyền thống quê hương cách mạng, sau hơn 10 năm nỗ lực cố gắng, chung sức đồng lòng của các tầng lớp Nhân dân, Thiệu Hóa đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM năm 2020. Những kết quả của phong trào XDNTM, bộ mặt nông thôn ngày càng khang trang, hiện đại, thu nhập, đời sống văn hóa, tinh thần của người dân trên địa bàn huyện được nâng lên rõ rệt.
Triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia về XDNTM giai đoạn 2021-2025, huyện Thiệu Hóa đã chuyển trọng tâm sang XDNTM nâng cao, NTM kiểu mẫu gắn với đô thị văn minh, nhất quán quan điểm chỉ đạo, XDNTM là quá trình thường xuyên, liên tục, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân nông thôn. Huyện đã tập trung chỉ đạo các địa phương rà soát, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch chung xây dựng cấp xã gắn với đô thị hóa, bền vững, hiện đại. Đã ban hành các cơ chế, kích cầu, hỗ trợ khuyến khích các địa phương đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng, phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, liên kết sản xuất, thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)... Đồng thời phát động các phong trào “Nhân dân tham gia hiến đất, đóng góp mở rộng, nâng cấp đường giao thông nông thôn theo hướng hiện đại, văn minh”; phong trào “Phụ nữ với mô hình tham gia phân loại rác thải tại hộ gia đình”; phong trào “Vận động lắp đặt điểm luyện tập thể thao kết hợp sân vui chơi cho thiếu nhi”...
Ban Thường vụ Huyện ủy, Ban Chỉ đạo XDNTM huyện thường xuyên tổ chức giao ban, kiểm tra tiến độ thực hiện của các xã, thị trấn, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, có biện pháp chỉ đạo quyết liệt trong quá trình thực hiện các tiêu chí xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, đô thị văn minh và thôn NTM kiểu mẫu. Kết quả, đến nay bình quân các tiêu chí xã NTM nâng cao đạt 10,2/19 tiêu chí/xã; thị trấn Thiệu Hóa đạt 5/9 tiêu chí đô thị văn minh; có 1 xã được công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (xã Thiệu Trung); 5 xã đạt chuẩn NTM nâng cao (Thiệu Trung, Thiệu Nguyên, Thiệu Long, Thiệu Phú, Minh Tâm), 28 thôn NTM kiểu mẫu; được công nhận 13 sản phẩm OCOP, trong đó có 7 sản phẩm 4 sao.
Kết cấu hạ tầng cảnh quan nông thôn, đô thị có nhiều chuyển biến rõ rệt, cơ sở hạ tầng thiết yếu ngày càng được hoàn thiện, đời sống vật chất và tinh thần, dân trí của người dân ngày càng được nâng cao, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Tinh thần đoàn kết, đồng thuận của cấp ủy, chính quyền, lòng tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng ngày càng được củng cố. Thu nhập bình quân đầu người năm 2022 đạt 55,2 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới còn 1,33%. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền mà phong trào XDNTM trên địa bàn huyện được Nhân dân nhiệt tình hưởng ứng tham gia đóng góp sức người, sức của và có sức lan tỏa mạnh mẽ. Đến nay tổng số vốn huy động XDNTM toàn huyện là trên 9.700 tỷ đồng, trong đó nguồn lực huy động từ Nhân dân là 6.864 tỷ đồng. Từ năm 2022 đến nay, Nhân dân hiến trên 31.000m2đất ở để mở rộng đường giao thông nông thôn. Xây dựng, nâng cấp được gần 72km đường giao thông nông thôn - đô thị (trong đó có gần 20km được rải nhựa asphalt), gần 16km đường giao thông nội đồng, hơn 25km rãnh thoát nước, chỉnh trang, xây dựng trên 75.000m tường rào mẫu; sửa chữa, làm mới 53 nhà văn hóa; 105 điểm luyện tập thể thao, vui chơi cho thiếu nhi... Nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã có nhiều chuyển biến tích cực, rõ nét, nhiều mô hình sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị mang lại hiệu quả kinh tế cao được nhân rộng; toàn huyện có 638,4ha đất đai tập trung để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, 15 vùng sản xuất rau an toàn, 10,6ha nhà màng, nhà lưới đem lại giá trị kinh tế cao; chăn nuôi chuyển từ sản xuất nhỏ lẻ sang chăn nuôi trang trại, gia trại, theo hướng an toàn đảm bảo môi trường, giá trị trong chăn nuôi chiếm 45,2% trong ngành nông nghiệp.
Trong thời gian tới, huyện Thiệu Hóa tiếp tục phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để XDNTM nâng cao, NTM kiểu mẫu và đô thị văn minh theo hướng phát triển toàn diện, bền vững gắn với đô thị hóa. Trong đó, tập trung một số nhiệm vụ trọng tâm sau đây:
Một là,tiếp tục tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, tạo niềm tin, cổ vũ động viên cán bộ, đảng viên, các tầng lớp Nhân dân và doanh nghiệp hiểu và chủ động tham gia XDNTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Phát huy vai trò của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội trong công tác vận động, tổ chức thực hiện các phong trào đã và đang triển khai thực hiện trong XDNTM. Tập trung xây dựng, hoàn thiện, nâng cao các tiêu chí NTM nâng cao và các tiêu chí huyện NTM nâng cao. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, huy động tối đa các nguồn lực, nhất là nguồn lực xã hội hóa, các thành phần kinh tế, trong đó lấy Nhân dân làm chủ thể để XDNTM, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại gắn với đô thị hóa, đảm bảo kết nối nông thôn với đô thị. Chú trọng hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống giao thông nông thôn, điện, thủy lợi, trường học, y tế, nước sạch, môi trường; bên cạnh đó tiếp tục ưu tiên đầu tư hạ tầng giao thông, công nghiệp, thương mại, dịch vụ... đáp ứng yêu cầu XDNTM nâng cao, NTM kiểu mẫu gắn với đô thị hóa.
Hai là,triển khai thực hiện tốt công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch gắn với XDNTM và phát triển sản xuất; rà soát lại các cơ chế, chính sách đã ban hành, điều chỉnh, bổ sung phù hợp nhằm góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với XDNTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, đô thị văn minh. Trong đó, chú trọng các cơ chế hỗ trợ các địa phương xây dựng hạ tầng NTM, các mô hình phát triển sản xuất, nâng cao đời sống Nhân dân... Tập trung chỉ đạo cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; chú trọng thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến; tăng cường liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị. Thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP liên kết với hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi và các kênh bán lẻ, xem đây là kênh để giới thiệu các sản phẩm OCOP, thế mạnh của địa phương. Tăng cường công tác xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm làng nghề, hình thành và phát triển một số làng nghề gắn kết sản xuất với du lịch trải nghiệm.
Ba là,nâng cao chất lượng giáo dục, dịch vụ y tế; bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp. Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị ở địa phương trong sạch, vững mạnh; tập trung xử lý các vấn đề tồn đọng tại các địa phương, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội. Thực hiện tốt chính sách, an sinh xã hội, các chính sách về việc làm, giảm nghèo bền vững, phấn đấu đến năm 2025 huyện cơ bản không còn hộ nghèo. Thực hiện hiệu quả công tác chuyển đổi số trong XDNTM, xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số; xây dựng các mô hình thôn, xóm thông minh, xã thông minh... Trên cơ sở bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ, huyện Thiệu Hóa đang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, gắn trách nhiệm của các thành viên ban chỉ đạo, cán bộ chỉ đạo cơ sở, thủ trưởng các phòng, ban, đơn vị có liên quan của huyện đối với việc hoàn thành nhiệm vụ XDNTM nâng cao, NTM kiểu mẫu và các tiêu chí đô thị văn minh, với phương châm “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm”.
Với quan điểm chỉ đạo của huyện là phát huy nền tảng sức mạnh toàn dân, tinh thần đoàn kết, vai trò làm chủ của Nhân dân; không nóng vội, chạy theo thành tích, khắc phục bằng được tư tưởng trông chờ, ỷ lại, thụ động vào sự hỗ trợ của cấp trên. Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Thiệu Hóa quyết tâm vượt qua khó khăn, thử thách, phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu XDNTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, đô thị văn minh và trở thành huyện NTM nâng cao trước năm 2025.
Nguyễn Văn Biện
Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Thiệu Hóa
MỘT SỐ KẾT QUẢ NỔI BẬT
CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN HUYỆN
VỀ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CÔNG TÁC QUÝ 1 NĂM 2023
Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 02/12/2022 của Viện trưởng VKSND tối cao, Kế hoạch số 01/KH-VKS-VP ngày 15/12/2022 của VKSND tỉnh Thanh Hóa, Nghị quyết của Huyện ủy và Hội đồng nhân dân huyện về nhiệm vụ công tác năm 2023, Viện KSND đã xây dựng kế hoạch công tác kiểm sát năm 2023.
Trong Quý I năm 2023, VKSND huyện Thiệu Hóa thụ lý kiểm sát 14 tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố(100% giải quyết đúng thời hạn). Kiểm sát điều tra 29 vụ, 54 bị can; phối hợp với Cơ quan điều tra và Tòa án xét chọn 02 vụ án trọng điểm nhằm đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ án, đáp ứng nhiệm vụ chính trị tại địa phương; giai đoạn truy tố Viện kiểm sát thụ lý giải quyết 14 vụ, 29 bị can, 100% các quyết định truy tố đúng thời hạn; thụ lý thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm 19 vụ, 34 bị cáo; phối hợp với Tòa án tổ chức 04 phiên tòa hình sự rút kinh nghiệm trong đó có 02 phiên tòa trình chiếu tài liệu, chứng cứ; triển khai thực hiện chuyên đề “Báo cáo đề xuất đường lối giải quyết vụ án hình sự bằng sơ đồ tư duy”; thụ lý kiểm sát 90 vụ, việc dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại; phối hợp với Tòa án tổ chức 01 phiên tòa dân sự rút kinh nghiệm. Kiểm sát việc tạm giữ 19 người, kiểm sát việc tạm giam 34 người, trực tiếp kiểm sát nhà tạm giữ Công an huyện Thiệu Hóa 01 cuộc ban hành 01 Kết luận. Thông qua công tác kiểm sát, Viện kiểm sát đã ban hành 03 kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm trong các lĩnh vực công tác, 02 kiến nghị phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật, báo cáo đề nghị Viện kiểm sát cấp trên kháng nghị giám đốc thẩm 01 vụ.
Công tác xây dựng Đảng, xây dựng cơ quan văn hóa, thực hiện nếp sống văn minh công sở, xây dựng tổ chức công đoàn, hoạt động tốt nhiệm vụ, phát huy vai trò của tổ chức đoàn thể trong mọi lĩnh vực góp phần hoàn thành vượt mức nhiều chỉ tiêu công tác đã đề ra. Công tác tham mưu đối với cấp ủy, phối hợp với các cơ quan tố tụng và cơ quan hữu quan trên địa bàn trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ được củng cố, tăng cường. Cùng với đó, Viện kiểm sát nhân dân huyện Thiệu Hóa đã chủ động đổi mới và quyết liệt trong công tác chỉ đạo, điều hành để thực hiện tốt kế hoạch chỉ tiêu công tác.
Hưởng ứng các hoạt động chào mừng 113 năm ngày Quốc tế Phụ nữ (08/3/1910 - 08/3/2023), ngày 03/3/2023, nữ công chức Viện KSND huyện Thiệu Hóa đã tham gia Hội thi “Nét đẹp nữ Kiểm sát viên ngành Kiểm sát Thanh Hóa”. Với tinh thần giao lưu học hỏi, đồng chí Nguyễn Huyền Thảo - Kiểm sát viên sơ cấp của Viện KSND huyện Thiệu Hóa đã giành giải Nhì.
Trong thời gian tới, phát huy kết quả đã đạt được, Viện KSND huyện Thiệu Hóa Hóa tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng và Quốc hội về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm. Đơn vị tiếp tục làm tốt nhiệm vụ chống oan sai, chống bỏ lọt tội phạm. Nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, trong đó tăng cường công tác phối hợp nhằm đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý nghiêm minh các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm. Tiếp tục giữ vững kỷ luật, kỷ cương, trước hết là trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu; xây dựng đội ngũ Kiểm sát viên, công chức nắm vững pháp luật, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, có đạo đức nghề nghiệp và bản lĩnh chính trị vững vàng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Tiếp tục xác định năm 2023 là năm đột phá về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác chuyên môn và công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành; tăng cường ứng dụng chữ ký số, phần mềm quản lý văn bản và điều hành. Đẩy mạnh việc số hóa hồ sơ ở các khâu công tác nghiệp vụ, đặc biệt là việc áp dụng “sơ đồ tư duy”, báo cáo án bằng hình ảnh trong việc giải quyết các vụ án hình sự.
Tổ tuyên truyền Viện KSND huyện Thiệu Hóa
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG,
ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂMSAI TRÁI THÙ ĐỊCH
KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC CUỐN SÁCH CỦA TỔNG BÍ THƯ VỀ CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC
Đó là những ý kiến bẻ cong sự thật về việc xuất bản này là “nhằm đánh bóng tên tuổi của Tổng Bí thư”, vì “cuốn sách không hề có ý nghĩa gì ngoài việc mang tính mị hoặc quần chúng nhân dân”; “phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam mãi chỉ là khẩu hiệu, hình thức” và “sẽ là một thất bại trong quản trị quốc gia, khi pháp luật được đứng sau các quan điểm chưa được kiểm chứng của một cá nhân” hay đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam “không thể thành công nếu không thay đổi thể chế chính trị, chấp nhận đa nguyên, đa đảng”...
Từ những giá trị không thể phủ nhận về ý nghĩa lý luận và thực tiễn củaCuốn sáchcủa Tổng Bí thư, cần phải khẳng định rằng:
Cuốn sách là một cẩm nang quí báu về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Cuốn sách về chống tham nhũng, tiêu cựcra mắt bạn đọc đúng vào dịp kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, 10 năm thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực do đồng chí Tổng Bí thư làm Trưởng ban. Sách được kết cấu làm 3 phần, với hơn 600 trang và gần 100 bức ảnh, trong đó có những bức ảnh lần đầu tiên được công bố. Cụ thể,Phần thứ nhất: “Một số vấn đề rút ra từ thực tiễn công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam”, gồm bài viết tổng quan; 4 bài phát biểu kết luận tại các Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực các năm 2014, 2018, 2020, 2022 và trích kết luận chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại 36 phiên họp, cuộc họp của Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo từ năm 2013 đến năm 2022.Phần thứ hai: “Nhất quán phương châm: Phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực từ sớm từ xa, cả ngọn lẫn gốc”,gồm 22 bài viết, bài phát biểu được tuyển chọn từ hơn 500 bài viết, bài phát biểu của đồng chí Nguyễn Phú Trọng về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và về việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.Phần thứ ba: “Trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt”,tuyển chọn 97 trên tổng số hàng vạn ý kiến của các tầng lớp nhân dân, đại biểu Quốc hội và của chính khách, học giả nước ngoài bày tỏ sự tin tưởng, ủng hộ, đánh giá cao đối với công tác phòng và đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư.
Không chỉ thể hiện rõ tư duy lý luận, nhận thức ngày càng sâu sắc của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác phòng, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực gắn với xây dựng, chỉnh đốn Đảng, màCuốn sách về chống tham nhũng, tiêu cựccòn tiếp tục khẳng định sự quan tâm sâu sắc, quyết tâm của Tổng Bí thư đối với những nhiệm vụ trọng yếu của Đảng để xây dựng Đảng cầm quyền trong sạch, vững mạnh, xứng đáng với vai trò tiền phong! Theo đó, quan điểm, tư tưởng nhất quán và xuyên suốt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trongCuốn sách về chống tham nhũng, tiêu cựckhông chỉ thêm một lần khẳng định rằng:
Thứ nhất, tham nhũng gắn liền với quyền lực và là vấn nạn của mọi quốc gia; ở đâu có quyền lực thì ở đó tất yếu đã, đang và sẽ có tham nhũng hoành hành, dù đó là thể chế chính trị nào, mà còn cho thấy phòng và chống tham nhũng là “một cuộc đấu tranh gay go giữa cái tốt và cái xấu, cái cũ và cái mới, giữa đạo đức cách mạng là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư và kẻ địch là tệ tham ô, lãng phí, quan liêu”, nên cần phải được tiến hành thường xuyên, kiên quyết, kiên trì, bền bỉ, nhằm mục đích xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh…
Thứ hai, chú trọng, tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với đẩy mạnh phòng, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực là “một việc làm cần thiết, tất yếu, một xu thế không thể đảo ngược”. Trong phòng và đấu tranh chống tham nhũng, thì “Trung ương không bao giờ nhụt chí”, “nếu ai cảm thấy cản trở, nhụt chí thì dẹp sang một bên cho người khác làm” và “việc xử lý cán bộ có sai phạm, trước nói đánh từ vai đánh xuống, nhưng giờ đánh từ trên đầu nhiều hơn”...
Thứ ba, đấu tranh chống tham nhũng phải thường xuyên, liên tục, kiên quyết, kiên trì, không ngừng, không nghỉ… “Khi phát hiện sai phạm thì phải xử lý kiên quyết, nghiêm minh, đồng bộ giữa kỷ luật của Đảng, kỷ luật hành chính của Nhà nước, kỷ luật của đoàn thể và xử lý hình sự, không có vùng cấm, vùng trống, không có ngoại lệ, không có đặc quyền, bất kể người đó là ai và không chịu sức ép của bất kỳ cá nhân nào”…
Thứ tư,nêu cao trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, tính tiên phong, gương mẫu của tổ chức Đảng và cán bộ, đảng viên trong công tác phòng, đấu tranh chống tham nhũng. Đồng thời, “chú trọng cả phòng và chống, với tinh thần kiên quyết, kiên trì, liên tục, đúng pháp luật, nhằm tạo chuyển biến rõ rệt hơn nữa trong công tác phòng, chống tham nhũng, củng cố niềm tin của nhân dân”…
Thứ năm, việc mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu địa phương, cơ quan, đơn vị phải nỗ lực rèn luyện về đạo đức, lối sống và phòng, chống sự "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ/chống và quét sạch chủ nghĩa cá nhân - “giặc nội xâm” cần phải được chú trọng phòng ngừa từ sớm, từ xa và tiếp tục được triển khai nghiêm túc từ Trung ương đến địa phương… là cần thiết, không thể sao lãng.
Thứ sáu, các cơ quan chức năng cần “phải xây dựng cho được một cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để “không thể” tham nhũng, tiêu cực; một cơ chế răn đe, trừng trị nghiêm khắc để “không dám” tham nhũng, tiêu cực; xây dựng văn hóa liêm chính để “không muốn” tham nhũng, tiêu cực; và một cơ chế bảo đảm để “không cần” tham nhũng, tiêu cực”;đồng thời phải “tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán; đẩy mạnh điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; phát hiện sớm, xử lý nghiêm các vụ việc, vụ án tham nhũng, qua đó cảnh tỉnh, răn đe để không ai dám tham nhũng, tiêu cực; nâng cao hơn nữa hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng”để phòng ngừa, ngăn chặn tham nhũng hiệu quả.
Thứ bảy, đặc biệt, mỗi cấp ủy, mỗi tổ chức Đảng, mỗi cán bộ, đảng viên vừa phải chủ động phòng và đấu tranh chống tham nhũng “vừa phải cảnh giác, đấu tranh với những âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, phần tử xấu lợi dụng đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để kích động, chia rẽ, chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta”như Tổng Bí thư đã nhấn mạnh…
Vì thế, Cuốn sách không chỉ thực sự là “cẩm nang quý báu” với mỗi cấp ủy, tổ chức Đảng, mỗi cán bộ, đảng viên trong quá trình tu dưỡng, rèn luyện để tự soi, tự sửa mình, để “cảnh giác trước mọi cám dỗ về danh lợi, vật chất, tiền tài, tránh rơi vào vũng bùn của chủ nghĩa cá nhân ích kỷ”, mà còn thực sự góp phần đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, để xây dựng và chỉnh đốn Đảng.
Bác bỏ mọi luận điệu xuyên tạc, phủ nhận giá trị của cuốn sách
Thực tế cho thấy, không phải ngẫu nhiên quyết tâm của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam về sự kiên quyết, kiên trì, không khoan nhượng, không ngừng, không nghỉ trong cuộc đấu tranh đầy cam go, thử thách để chống vấn nạn tham nhũng, tiêu cực, nhất là yêu cầu “phải xây dựng các quy chế quản lý nội bộ của Đảng; các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức áp dụng đối với cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong việc giữ gìn phẩm chất đạo đức, liêm chính, gương mẫu đi đầu trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực”trongCuốn sách về chống tham nhũng, tiêu cựclại nhận được sự đồng tình, ủng hộ, cổ vũ của các chính khách, học giả, đại biểu Quốc hội, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân như vậy. Bởi rằng, nói như Tổng Bí thư thì “đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã trở thành phong trào, thành xu thế không thể đảo ngược, được đông đảo cán bộ, đảng viên, nhân dân đánh giá cao, bạn bè quốc tế ghi nhận”; đồng thời, khẳng định sự quyết liệt nhưng cũng đầy tính nhân văn trong phòng và đấu tranh chống tham nhũng dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Tổng Bí thư.
Sự ra đời và được đón nhận củaCuốn sách về chống tham nhũng, tiêu cựckhông chỉ là một minh chứng thể hiện sự nhất quán, kiên định, phát triển sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng Cộng sản Việt Nam, của người đứng đầu Đảng về xây dựng Đảng cầm quyền trong sạch, vững mạnh nói chung, về phòng và đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực nói riêng cùng những giải pháp hữu hiệu để phòng, chống tham nhũng hiệu quả; trong đó nhấn mạnh mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng phải gương mẫu rèn luyện đạo đức cách mạng, thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư để “tránh tình trạng: “Chân mình còn lấm bê bê/Lại cầm bó đuốc đi rê chân người”; “Thượng bất chính, hạ tắc loạn!”; “Cấp trên ở chẳng chính ngôi/Cho nên ở dưới chúng tôi hỗn hào!”, mà còn cho thấy sự quy chụp hồ đồ của các phần tử bất mãn, của các thế lực thù địch rằng “phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam mãi chỉ là khẩu hiệu, hình thức” và cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam “không thể thành công nếu không thay đổi thể chế chính trị, chấp nhận đa nguyên, đa đảng” chỉ là chiêu trò, thâm độc nhằm chống phá Đảng, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, hướng đến đòi đa nguyên, đa đảng đối lập…
Những trăn trở, tâm huyết, quyết tâm cũng như những gợi mở, định hướng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực về phòng, đấu tranh chống tham nhũng gắn với công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng trongCuốn sách về chống tham nhũng, tiêu cựcnhư “gắn công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực”và nhất là việc cán bộ, đảng viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị phải chú trong gương mẫu trong thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" và Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương về “Đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"” càng làm sinh động hơn, rõ nét hơn những nội dung trong Thông báo Kết luận số 12-KL/TW ngày 06/4/2022 của Bộ Chính trị về“Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực”(Thông báo Kết luận 12), chứ không hề trái trái với Điều lệ Đảng, kỷ luật Đảng; lại càng không trái với luật pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Cụ thể, việc “gắn bó chặt chẽ phòng, chống tham nhũng với phòng, chống tiêu cực, trọng tâm là suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức”, “không chỉ đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực kinh tế mà quan trọng hơn phải chống tiêu cực trong cả lĩnh vực tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; đây mới là cái gốc, cái cơ bản cần phải chống”; “khẩn trương rà soát, bổ sung, hoàn thiện thể chế về kiểm soát quyền lực trong các lĩnh vực, hoạt động dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực; trách nhiệm người đứng đầu, trách nhiệm giải trình, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch; các quy định và chế tài xử lý đối với tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; cơ chế bảo vệ, khuyến khích người dân phản ánh, tố giác cán bộ, đảng viên tham nhũng, tiêu cực”… trong Thông báo Kết luận 12 gắn liền với việc thực thiLuật phòng, chống tham nhũng năm 2018, để phòng và chống tham nhũng ngày càng hiệu quả, chứ không phải việc xuất bản, quán triệt nội dung Cuốn sách này là thay thế cho luật pháp, đứng trên luật pháp như xuyên tạc.
Có một sự thật cũng cần phải khẳng định là sự trăn trở, tâm huyết và quyết tâm của Tổng Bí thư về phòng và đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực hiển hiện trong Cuốn sách đã tạo nên sự hấp dẫn, đón nhận của bạn đọc cũng như sự lan tỏa ngày càng sâu rộng trong hệ thống chính trị, trong xã hội. Đồng thời, “mục tiêu của công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là nhằm làm trong sạch Đảng và bộ máy Nhà nước, để phát triển đất nước. Đây là cuộc đấu tranh chống “giặc nội xâm”, không phải là cuộc đấu giữa các “phe cánh” hay “đấu đá nội bộ”, như có người không hiểu hoặc cố tình xuyên tạc với động cơ sai, dụng ý xấu”, chứ đó không phải là sự dàn xếp, tranh giành quyền lực hay thanh trừng phe phái trong Đảng.
Thực tế, giá trị củaCuốn sách về chống tham nhũng, tiêu cựclà không thể phủ nhận. Những giá trị cốt lõi cũng như những bài học kinh nghiệm thể hiện trongCuốn sách về chống tham nhũng, tiêu cựckhông chỉ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, mà còn cho thấy những trăn trở, tâm huyết và tư tưởng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực về công cuộc phòng, đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam không phải là “chưa được kiểm chứng”, càng không nhằm mục đích “lấn sân luật pháp” như các thế lực thù địch xuyên tạc, bịa đặt để bôi nhọ người lãnh đạo cao nhất của Đảng.
Ban Biên tập
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG,ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CÔNG DÂN THÔNG QUA GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh vai trò của giáo dục, đào tạo (GD-ĐT) trong xây dựng đạo đức công dân. Theo Người, mục đíchGD-ĐT chính là nhằm xây dựng nên những “công dân ưu tú”, “công dân kiểu mẫu”, không chỉ có năng lực làm chủ mà còn có những phẩm chất đạo đức tương xứng với địa vị làm chủ của mình.Người viết: “Bình dân học vụ không những dạy đọc, dạy viết, mà còn phải chú trọng dạy đạo đức công dân. Như vậy bình dân học vụ sẽ góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh cho hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ trong cả nước”. TrongDi chúc, Người nhắc nhở: Đảng phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”.Giáo dục đạo đức công dân là quá trình lâu dài, gian khổ, vì đó là cuộc cách mạng bên trong bản thân mỗi con người.GD-ĐT phải góp phần hình thành lên những chuẩn mực đạo đức công dân mới để đánh thắng tư tưởng cũ, từ bỏ con người cũ - con người nô lệ, thần dân để trở thành những công dân của nước Việt Nam. Đây là nhiệm vụ khó khăn, gian khổ, là “cuộc chiến đấu khổng lồ”.
Vấn đề quan trọng đầu tiên là cần xác định rõ mục tiêu của chiến lượcGD-ĐT. Người chỉ rõ: “Ta xây dựng con người cũng phải có ý định rõ ràng”. Mục đích nhằm “đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà”- những người kế tục xứng đáng sự nghiệp xây dựng chế độ mới. Muốn đạt được mục tiêu chiến lược phải có phương pháp giáo dục toàn diện: “Trong việc giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa, kỹ thuật, lao động và sản xuất”.
Chăm lo bồi dưỡng các thế hệ công dân thông qua hoạt động GD-ĐT là trách nhiệm của toàn xã hội. Người nói: “Ngày nay chúng là nhi đồng. Ít năm nữa, chúng sẽ là công dân, cán bộ. Vì vậy, Chính phủ, các đoàn thể, và tất cả đồng bào đều có trách nhiệm giúp vào việc giáo dục nhi đồng”. Phát huy trách nhiệm của toàn xã hội là biện pháp có hiệu quả nhất không chỉ tập trung trí tuệ, sức sáng tạo của toàn dân mà còn tạo ra dư luận xã hội, môi trường xã hội thuận lợi để mỗi công dân không ngừng rèn luyện đạo đức công dân.Với một xã hội vừa mới thoát thai từ xã hội thực dân phong kiến điều này càng có ý nghĩa quan trọng hơn vì đó cũng có thể coi là “một cuộc chiến đấu chống lại cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi”. Đề cao trách nhiệm của toàn xã hội trong bồi dưỡng thế hệ công dân tương lai là một tư tưởng lớn trong giáo dục hiện đại.
Giáo dục đạo đức cho các thế hệ công dân không thể thiếu vai trò của những người thầy. Người nói:“Bây giờ nhiệm vụ giáo dục khác trước. Các cô, các chú có nhiệm vụ rất quan trọng: Bồi dưỡng thế hệ công dân, cán bộ sau này”.Để hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang, theo Người, mỗi thầy cô giáo trước hết phải thực sự yêu nghề, tâm huyết với nghề.“Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh”. Bên cạnh trau rồi đạo đức, mỗi thầy cô giáo cần không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm, phải là những người công dân gương mẫu tiên phong - tự giác thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân của mình để làm mực thước cho học sinh bắt trước.
Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở những người phụ tráchGD-ĐT: muốn xây dựng đạo đức công dân có hiệu quả phải nắm chắc và vận dụng đúng đắn, sáng tạo nguyên lý giáo dục “Kết hợp chặt chẽ lý luận với thực hành, giáo dục với lao động, văn hóa với đạo đức cách mạng”. Việc kết hợp này không thuần túy ở xác định nội dung chương trình giáo dục, xác định mục đích, nội dung, phương châm giáo dục… mà cần được vận dụng phù hợp với từng người học, môn học. Trong giáo dục đạo đức công dân, nguyên lý trên có giá trị đặc biệt. Đạo đức là lĩnh vực thuộc ý thức, tư tưởng con người. Do đó, hoạt động giáo dục nếu chỉ dừng lại ở lý thuyết sẽ trở lên giáo điều, “lý thuyết suông”, không những không hiệu quả mà có khi còn phản giáo dục. Ngược lại, nếu chỉ có thực hành thì sẽ rơi vào rập khuôn máy móc, chẳng khác nào “người mù đi đêm”.
Trong quá trình xây dựng xã hội mới, Hồ Chí Minh luôn đặt niềm tin sâu sắc vào con người, vào khả năng “ai cũng muốn tiến bộ để phụng sự Tổ quốc, và phục vụ nhân dân có hiệu quả hơn”. Đó cũng là niềm tin vào sức mạnh của giáo dục cách mạng trong việc tạo ra những công dân kiểu mẫu đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội mới.
Xây dựng đạo đức công dân thông qua đấu tranh cách mạng
Để xây dựng đạo đức nói chung, đạo đức công dân nói riêng, theo Hồ Chí Minh mỗi công dân cần tích cực tu dưỡng, rèn luyện thông qua nhiều hình thức hoạt động khác nhau, trước hết là thông qua hoạt động thực tiễn và đấu tranh cách mạng. “Cách mệnh là phá cái cũ đổi ra cái mới, phá cái xấu đổi ra cái tốt”; đó “là cả một cuộc đấu tranh gay go, kịch liệt và lâu dài giữa cái xấu và cái tốt, giữa cái cũ và cái mới, giữa cái thoái bộ và cái tiến bộ, giữa cái đang suy tàn và cái đang phát triển”. Tính phức tạp, sự quyết liệt của cuộc đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp trong thời đại mới ở nước ta luôn đặt ra yêu cầu ngày càng cao về mọi mặt đối với mỗi công dân để họ thực hiện địa vị làm chủ của mình. Vì vậy,xây dựng đạo đức công dân phải liên hệ chặt chẽ với cuộc đấu tranh xã hội, “Đó là một trường học rất rộng, rất tốt”.Thông qua hoạt động và đấu tranh cách mạng, người dân đã từng bước trở thành những người công dân trong chế độ mới, được thừa hưởng đầy đủ những thành quả cách mạng. Vì vậy, tham gia tích cực vào sự nghiệp giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ chế độ mới là điều kiện để họ từng bước trở thành những “công dân đứng đắn”, “công dân tốt”, “công dân kiểu mẫu” của nước Việt Nam độc lập.
Ngay khi cách mạng còn trong trứng nước, Hồ Chí Minh đã chủ trương tập hợp, tổ chức giáo dục mọi tầng lớp nhân dân lao động yêu nước, có ý chí cách mạng vào các hình thức mặt trận khác nhau đấu tranh chống đế quốc và phong kiến tay sai. Thông qua thực tiễn đấu tranh cách mạng lâu dài và gian khổ chính là quá trình tu dưỡng, rèn luyện nhân cách những công dân ưu tú tương lai, tạo tiền đề vững chắc xây dựng chế độ mới. Phương thức rèn luyện nhân cách con người được Hồ Chí Minh khái quát: “Gạo đem vào giã bao đau đớn/ Gạo giã xong rồi trắng tựa bông/ Sống ở trên đời người cũng vậy/ Gian nan rèn luyện mới thành công”.
Từ chỗ chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề của quan niệm đạo đức phong kiến, thông qua thực tiễn đấu tranh cách mạng, công dân nước Việt Nam độc lập - nhất là những “công bộc của dân” được giáo dục, rèn luyện để hình thành nên những quan niệm đạo đức mới: “Đạo đức, ngày trước thì chỉ trung với vua, hiếu với cha mẹ. Ngày nay, thời đại mới, đạo đức cũng phải mới. Phải trung với nước. Phải hiếu với toàn dân, với đồng bào”. Với quan niệm biện chứng, Người cho rằng, những chuẩn mực đạo đức trong xã hội phong kiến, thực dân không chỉ có những điểm khác biệt mà còn đối lập với đạo đức công dân trong xã hội mới: “Có người cho đạo đức cũ và đạo đức mới không có gì khác nhau. Nói như vậy là lầm to. Đạo đức cũ và đạo đức mới khác nhau nhiều. Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất chân chổng lên trời. Đạo đức mới như người hai chân đứng vững được dưới đất, đầu ngẩng lên trời”.
Việc tự nguyện tham gia vào sự nghiệp đấu tranh xóa bỏ xã hội cũ, xây dựng xã hội mới là biểu hiện sinh động của tinh thần vươn tới cái mới, cái hay, cái đẹp,… cũng như thể hiện thái độ kiên quyết chống lại cái xấu xa, cái ác. Sẽ rơi vào duy tâm nếu cho rằng đạo đức công dân là cái có trước hiện thực xã hội làm nảy sinh nó, tức là xã hội công dân. Tuy nhiên, với quan điểm: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, phải có con người xã hội chủ nghĩa và có tư tưởng xã hội chủ nghĩa”, thì rõ ràng chúng ta không thể ngồi chờ xã hội công dân được xây dựng xong thì mới xây dựng đạo đức của những công dân trong xã hội đó. Xây dựng xã hội công dân là quá trình xây dựng thể chế chính trị, nền tảng vật chất - kỹ thuật, chỉ có thể đạt được khi tạo lập được những điều kiện khách quan cho nó, không thể nóng vội chủ quan, đốt cháy giai đoạn. Xây dựng những “công dân xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủnghĩa” có thể được hoàn thiện trước một bước so với hoàn cảnh kinh tế - xã hội, nhưng phải có những điều kiện. Điều kiện đó là phải thông qua các hình thức hoạt động hướng tới xây dựng đạo đức công dân. Trong các hình thức hoạt động thực tiễn, Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng giáo dục đạo đức công dân thông qua các phong trào thi đua.Theo người, thi đua là hoạt động tự giác, thể hiện quyền và nghĩa vụ của mọi công dân,là hoạt động thiết thực và hiệu quả nhất để mỗi công dân đóng góp công sức của mình cho sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc, đồng thời là điều kiện để mỗi người rèn luyện đạo đức công dân.
Xây dựng đạo đức công dân thông qua lao động
Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò của lao động đối với quá trình phát triển xã hội cũng như sự phát triển và hoàn thiện các phẩm chất đạo đức công dân. “Xã hội có cơm ăn, áo mặc, nhà ở, là nhờ lao động. Xây nên giàu có, tự do, dân chủ cũng là nhờ lao động. Trí thức mở mang cũng nhờ lao động”. Việc tham gia tích cực, chủ động vào hoạt động lao động sẽ tác động toàn diện đến việc hình thành và thực hiện các chuẩn mực đạo đức công dân: “Một làlàm cho họ biết kính trọng sự cần lao.Hai làtập cho họ quen khổ.Ba làcho họ cái chí khí tự thực kỷ lực (làm lấy mà ăn), không ăn bám xã hội.Bốn làcó ích cho sức khoẻ của họ”. Lao động là lĩnh vực hoạt động thực tiễn quan trọng bậc nhất của mọi công dân, là “nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta”, “lao động là sức chính của sự tiến bộ loài người”. Trong chế độ mới việc tự giác tham gia vào quá trình lao động sản xuất và lao động đạt hiệu quả cao là thước đo một trong những phẩm chất đạo đức công dân. Qua đó, ý thức trách nhiệm, tính tự giác trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được thử thách, rèn luyện. Khi tham gia vào quá trình lao động sản xuất xã hội, công dân biết quý trọng thành quả lao động của bản thân và xã hội và trên cơ sở đó biết tôn trọng và bảo vệ lợi ích của xã hội. Lao động giúp cho tri thức, hiểu biết của công dân nói chung trong đó có tri thức đạo đức ngày càng nâng cao. Đây là tiền đề quan trọng để mỗi công dân nâng cao trình độ đạo đức, khắc phục các biểu hiện lệch lạc trong rèn luyện đạo đức công dân.
Bên cạnh việc đề cao vai trò của Nhà nước, các đoàn thể xã hội trong việc tạo môi trường, điềukiện lao động thuận lợi và giáo dục thái độ đúng đắn trong lao động sản xuất, Hồ Chí Minh yêu cầu mỗi công dân cần tích cực tự giác tham gia lao động sản xuất. Người đặc biệt lưu ý cần khắc phục tư tưởng trọng lao động trí óc, coi khinh lao động chân tay, tư tưởng lười lao động, thái độ gian dối trong lao động... Năng suất lao động là thước đo hiệu quả và trình độ lao động. Do đó, theo Hồ Chí Minh, mỗi công dân muốn đạt kết quả cao trong lao động cần phát huy năng lực sáng tạo của bản thân. Chỉ có lao động với tinh thần sáng tạo mới giúp công dân không ngừng hoàn thiện mình, khắc phục những hạn chế cố hữu vốn là tàn dư của chế độ cũ. Nâng cao năng suất lao động cũng là động lực giúp công dân tự giác nâng cao trí tuệ, đặc biệt là những đức tính như: cần cù, nhanh nhẹn, sáng tạo và kỷ luật lao động.
Xây dựng đạo đức công dân ở Việt Nam là yêu cầu, đòi hỏi khách quan của quá trình xây dựng, hoàn thiện chế độ mới. Trong tình hình hiện nay, trước yêu cầu “tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân...”, đòi hỏi chúng ta cần tiếp tục vận dụng sáng tạo những quan điểm cách mạng và khoa học về xây dựng đạo đức công dân của Hồ Chí Minh. Quá trình đó đòi hỏi phải xác định đúng lộ trình, bước đi và cách làm thận trọng, đồng bộ, sáng tạo, với tinh thần kiên quyết, kiên trì, đúng như chỉ dạy của Người: “Muốn thành công ắt phải: Đặt mức 10 phần, phải có biện pháp 15 phần, và phải cố gắng 20 phần”.
Nguồn:ThS.Nguyễn Trung Thành
Đại học Chính trị, Bộ Quốc phòng
NGƯỜI CÁN BỘ THÔN GƯƠNG MẪU
Năm 2022, được Đảng ủy, UBND xã, Ban Chỉ đạo XDNTM xã Thiệu Long giao cho thôn Minh Đức xây dựng thôn NTM kiểu mẫu. Nhận thức rõ đây là vinh dự, đồng thời cũng là trách nhiệm nặng nề đối với cán bộ và Nhân dân thôn Minh Đức. Với cương vị là Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác mặt trận thôn, thời gian đầu, đồng chí Trương Văn Tuấn cũng không tránh khỏi những băn khoăn, trăn trở, suy nghĩ, lo toan; Thôn Minh Đức có 425 hộ, gần 1.500 khẩu; chi bộ Đảng có 43 đảng viên; với khối lượng công việc quá lớn mà thời gian phấn đấu trong năm 2022: Gần 4km đường nông thôn nhiều tuyến đường hẹp, cần vận động Nhân dân hiến đất mở rộng, 900m mương tiêu trong khu dân cư, trên 7.000m tường rào, trung tâm văn hóa thôn, điện sáng, đường hoa cây bóng mát.v.v… chưa nói đến giao thông, mương tưới ngoài đồng. Tất cả cần làm mới và chỉnh trang nâng cấp để đáp ứng yêu cầu thôn kiểu mẫu với số kinh phí dự kiến từ 9 đến 10 tỷ đồng.
Song, được sự quan tâm của Ban Chỉ đạo xã và huyện, đồng chí Trịnh Văn Tuấn đã cùng với tập thể chi ủy, Ban CTMT thôn quyết tâm vận động Nhân dân xây dựng thôn Nông thôn mới kiểu mẫu. Đồng chí đã cùng với chi ủy xây dựng khối đại đoàn kết từ trong cấp ủy, chi bộ, các đoàn thể đến toàn dân, đoàn kết một lòng chung sức, chung tay, xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện. Tuyên truyền, động viên cán bộ, đảng viên gương mẫu tiên phong làm trước. Các đồng chí cấp ủy đi sâu, tìm hiểu, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của dân, các ngõ xóm, các hộ để hòa giải các thắc mắc, mâu thuẫn cá nhân, chung sức, đồng lòng đóng góp xây dựng, hiến đất mở đường, xây dựng rãnh thoát nước...
Về nhu cầu vốn để xây dựng thôn kiểu mẫu, cần huy động xấp xỉ 10 tỷ đồng trong một năm, bình quân mỗi hộ đóng góp từ 15 đến 16 triệu đồng. Muốn huy động được sức mạnh, nguồn lực của Nhân dân thì cần thực hiện tốt quy chế dân chủ. Với quan điểm đó, đồng chí Bí thư Chi bộ đã lãnh đạo cùng chi ủy đưa ra họp chi bộ bàn bạc thấu đáo, tổ chức họp Nhân dân để bàn bạc thật dân chủ, thật kỹ càng. Dân được bàn bạc, dân tự hoạch toán, tự đóng góp kinh phí để xây dựng. Người dân cảm thấy quyền quyết định là của người dân chứ không phải cán bộ thôn quyết định, Nhân dân cũng nhận thức được việc xây dựng NTM là của chính người dân.
Tất cả các nguồn lực thu được do dân đóng góp hoặc các nguồn vận động tự nguyện của con em công tác làm ăn xa ủng hộ chúng tôi đều công khai minh bạch rõ ràng. Thu của ai bằng bao nhiêu tiền, làm công việc gì ai làm bao nhiêu tiền đều minh bạch bằng các bảng công khai tại nhà văn hóa, thông báo trên truyền thanh, trên zalo, facebook. Từ đó đã tăng cường lòng tin của Nhân dân đối với sự lãnh đạo của chi bộ thôn, tăng cường sự đoàn kết trong thôn.
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu đã đề ra, Chi bộ thôn Minh Đức đã quan tâm lãnh đạo chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền.Tuyên truyền qua nhiều kênh: Họp dân, loa truyền thanh, zalo, facebook, các nhóm cụm dân cư.v.v… để tuyên truyền vận động nhân dân như hiến đất, mở rộng làm đường, xây dựng tường rào. Về phương pháp, lấy hình ảnh từ thực tế để minh chứng: Đường hẹp mỗi khi gia đình có người ốm cần đi viện phải ôm, vác, khênh, cõng ra đường lớn mới lên xe đi viện được; ông bà, cha mẹ, người thân mất phải khênh quan tài ra đường lớn mới lên xe tang được; đi lại khó khăn, hai xe máy đi ngược chiều tránh nhau cũng khó; không gian chật hẹp, có kiến thiết mua bán vật liệu, đồ cồng kềnh cũng phải dùng xe kéo tay, sinh hoạt bất tiện.v.v... So sánh giá trị mảnh đất ở, đường hẹp thì thấp, có hộ cần bán nhưng không ai mua vì đường hẹp xe không vào được cổng. Các tuyến đường rộng bà con tối lại đi bộ thoáng mát, thậm chí khi gia đình có công việc như ma chay, cưới hỏi cũng có thể làm cái rạp bên lề đường mà xe con vẫn đi được; tối lại các ông, các bà để cái bàn xi măng bên gốc cây ngồi uống nước trò chuyện; có mua bán, chuyên trở vật liệu cũng thuận tiện, giá thành bán cao hơn, mua thì thấp hơn. Vậy thì tại sao bà con nhân dân chúng ta lại cứ phải chịu cảnh chật trội này mà không hiến đất mở đường cho chính mình và vì tình làng nghĩa xóm, nhân dân sẽ biết ơn các hộ hiến đất chung cho làng. Nhân dân đồng tình hưởng ứng hiến đất, làm đường, xây dựng tường rào.v.v... Với phương châm là đi từng ngõ, gõ từng nhà nắm bắt tâm tư nguyện vọng của từng hộ để vận động, vận động hôm nay chưa thành thì ngày mai, ngày kia vận động tiếp bằng tình cảm chân thành của mình để thuyết phục, giải quyết các mâu thuẫn trong nhân dân hợp tình hợp lý, trên cơ sở tình làng nghĩa xóm. Vận động con em công tác học tập làm ăn xa, những người có điều kiện, đảng viên nới cư trú hướng về quê hương ủng hộ cả về vật chất tinh thần cùng nhân dân xây dựng thôn kiểu mẫu.
Trong XDNTM, nếu như mình không thể hiện tinh thần trách nhiệm nêu gương trước mọi người thì không thể vận động ai được, “nói phải đi đôi với làm”. Không những bản thân mình mà còn phải quán triệt tất cả cán bộ, đảng viên, các ban, ngành, đoàn thể trong thôn, đảng viên 213 cư trú tại thôn… có tránh nhiệm tuyên truyền Nhân dân trong ngõ xóm mình mà phải nêu gương tiên phong hiến đất, làm đường, tường rào trước để cho nhân dân noi theo, thực hiện “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”.
Trong 2 năm qua, đã có 62 hộ tự nguyện hiến 1.545m2đất ở và 1.500m2đất nông nghiệp, mở rộng thêm được 13 đoạn đường; có tuyến từ ban đầu rất hẹp nay đã rộng tới 7m, đến nay xe ô tô chạy được trên tất cả các đường trong thôn. Đã xây dựng nâng cấp được 1.500m đường giao thông nội đồng, cứng hóa 1.500m kênh mương tưới. Đổ 3.500m đường bê tông GTNT và 750m mương tiêu trong khu dân cư; xây dựng mới 6.500m tường rào mẫu; chỉnh trang lại khu trung tâm văn hóa thôn, lắp đặt khu vui chơi dụng cụ thể thao ngoài trời; lắp 4,5km đường điện sáng các trục đường; trồng được 1.200m đường hoa và cây cảnh.v.v... Tổng trị giá kinh phí XD thôn kiễu mẫu năm 2022 là 8,5 tỷ đồng, trong đó kinh phí vận động Nhân dân tự nguyện đóng góp được 825 triệu đồng. Kết quả, thôn Minh Đức được công nhận thôn kiểu mẫu, góp phần cùng xã Thiệu Long đạt xã NTM nâng cao năm 2022.
Đạt được những thành tích, kết quả kể trên, có phần công sức đóng góp quan trọng của đồng chí Trịnh Văn Tuấn - Bí thư chi bộ, Trưởng ban Công tác mặt trận thôn Minh Đức.
Ban Biên tập
THÔNG TIN - TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM
HỘI NÔNG DÂN XÃ THIỆU QUANG
VỚI PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC
Hội Nông dân xã Thiệu Quang có 307 hội viên, sinh hoạt ở 6 chi hội. Thực hiện lời dạy của Bác“Nói phải đi đôi với làm”, phong trào thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng đã luôn được Hội xác định là một nhiệm vụ xuyên suốt.
Thực hiện phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau giảm nghèo bền vững và làm giàu chính đáng” gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo Bác. Hội đãđã kêu gọi vận động xây dựng được nguồn Quỹ Hỗ trợ Nông dân, với tổng số tiền 50 triệu đồng, đã hỗ trợ vốn cho mô hình nuôi bò sinh sản và mô hình nuôi ốc nhồi thương phẩm. Thời gian qua, Hội đãthành lập được một chi hội nghề nghiệp trồng dâu nuôi tằm với 10 thành viên, tạo điều kiện cho các thành viên vay vốn từ nguồn Quỹ Hỗ trợ Nông dân Trung ương với tổng số tiền 500 triệu đồng. Đã đề nghị Hội Nông dân huyện Thiệu Hóa quan tâm hỗ trợ phát triển 02 dự án nuôi bò sinh sản và mua máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp với tổng số vốn hỗ trợ vay từ nguồn Quỹ Hỗ trợ Nông dân huyện là 100 triệu đồng. Hộitích cực đấu mối với Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT hỗ trợ cho 153 hộ nông dân vay vốn để phát triển sản xuất và kinh doanh, cải thiện đời sống, với tổng dư nợ hiện nay đạt hơn 18 tỷ đồng. Đã phối hợp với một số doanh nghiệp cung ứng hàng trăm tấn phân bón chất lượng theo hình thức chậm trả cho hội viên và nông dân, từ chính sách triết khấu của công ty, Hội đã trích hỗ trợ quay lại cho người dùng gần 100 triệu đồng.
Thực hiện lời dạy của Bác về thi đua yêu nước, Hội thực hiện ngày càng hiệu quả các hoạt động công tác Hội và phong trào nông dân. Cụ thể hóa nội dung từng phong trào thành chương trình hành động thu hút hội viên tích cực tham gia. Phong trào xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu được Hội quan tâm tuyên truyền, vận động, đặc biệt là phong trào hiến đất mở đường giao thông nông thôn, xây tường rào kiểu mẫu; năm 2022, Hội chủ trì, phối hợp vận động Nhân dân xây dựng tuyến đường kiểu mẫu với tổng chiều dài gần 200m, trong đó Nhân dân hiến 188m2đất thổ cư, xây mới gần 200m2tường rào, nâng cấp rãnh thoát nước, đổ hơn 110m3khối bê tông, thay mới, di chuyển vị trí 8 cây cột điện, hàng trăm công xây dựng, tổng trị giá công trình gần 400 triệu đồng. Trong quí 1/2023, Hội đã đăng ký mô hình “dân vận khéo” cấp huyện: Xây dựng tuyến đường điện chiếu sáng tại hai thôn Nhân Cao 1 và Nhân Cao 2, kinh phí dự kiến thực hiện trên 50 triệu đồng từ nguồn xã hội hóa do Hội trực tiếp thực hiện, dự kiến thời gian hoàn thành trong quý 2/2023.
Năm 2020 và năm 2021, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp,Hội đã tập trung tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, nông dân làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng; vận động các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm, hội viên và Nhân dân tham gia ủng hộ các thiết bị vật tư y tế cho công tác phòng chống dịch của xã; kết quả tổng 2 đợt vận động đạt gần 90 triệu đồng; kêu gọi ủng hộ cho Bếp do Hội nấu cơm cho 2 khu cách ly tập trung của xã, kết quả được hơn 13 triệu đồng; phối hợp kêu gọi ủng hộ con em Thiệu Quang và Nhân dân bị ảnh hưởng bởi Covid-19 ở TP. HCM và một số tỉnh phía Nam với tổng số tiền là trên 50 triệu đồng...
Với những kết quả đạt được nêu trên, từ năm 2020-2022, Ban Chấp hành Hội Nông dân xã Thiệu Quang luôn được Đảng ủy đánh giá là tập thể lãnh đạo quản lý hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; được Ban Chấp hành Hội Nông dân huyện Thiệu Hóa tặng giấy khen vì đạt thành tích xuất sắc trong công tác Hội và phong trào nông dân, năm 2022 được Chủ tịch UBND huyện tặng giấy khen vì có thành tích xuất sắc trong thực hiện Thoả thuận liên ngành số 01, 02 và được Ban Chấp hành Huyện hội tặng giấy khen vì đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động hỗ trợ, cung ứng vật tư nông nghiệp cho hội viên Nông dân. Hàng năm 100% các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Hội nông dân xã được đánh giá xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.
Nguyễn Thị Thúy
PCT Hội Nông dân huyện Thiệu Hóa
LỊCH SỬ - VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT
HUYỆN THIỆU HÓA CÓ 6 DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA, DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG ĐƯỢC XẾP HẠNG QUỐC GIA
Hiện nay trên địa bàn huyện Thiệu Hóa có 06 di tích lịch sử văn hóa, di tích lịch sử cách mạng được xếp hạng Quốc gia, gồm các di tích sau:
1.Di tích Đền thờ Khổng Minh Không(còn gọi là Đền Trà Đông) tại thôn 6, xã Thiệu Trung, nơi thờ Thánh Khổng Minh Không, ông tổ nghề đúc đồng truyền thống của làng Trà Đông; Đền thờ có một kiến trúc nghệ thuật đặc sắc được xây dựng lại năm 1943, khánh thành năm 1946. Kiến trúc theo hình chữ Tam gồm Tiền đường, Trung đường và Hậu cung, đền được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia, tại Quyết định số 208/QĐ-VHTT ngày 13/3/1990.
2 .Di tích Đền thờ Nhà sử học Lê Văn Hưu, tại thôn 3, xã Thiệu Trung, được Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia tại Quyết định số 208/VH-QĐ năm 1990.
Di tích lịch sử quốc gia đền thờ Nhà Sử học Lê Văn Hưu, từ xa xưa nhân dân địa phương vẫn quen gọi là "chùa Ông Hưu". Tổng thể ngôi chùa xưa có quy mô rộng lớn, có tiền đường, hậu cung, gác chuông, hồ nước, giếng rồng, bia đá, cột đá và nhiều đồ thờ có giá trị khác. Trải qua thời gian dài tồn tại, cùng với sự tàn phá của khí hậu khắc nghiệt, của chiến tranh và phong trào hợp tác hóa nông thôn, chùa ông Hưu đã bị biến đổi và xuống cấp, hư hại. Diện tích khuôn viên bị thu hẹp, nhà Tiền đường đã bị tháo dỡ để làm nơi hội họp của chính quyền địa phương; khuôn viên đền chật hẹp không có lối đi lại. Năm 1975, Sở Văn hóa Thông tin Thanh Hóa, đã cho tu sửa lại ngôi đền, trên cơ sở các hạng mục còn sót lại để làm nơi tưởng nhớ Nhà Sử học Lê Văn Hưu; năm 1990, sau Hội thảo khoa học về Nhà Sử học Lê Văn Hưu, đền thờ Lê Văn Hưu đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa quốc gia tại Quyết định số 208/VH-QĐ; năm 1993 để thuận tiện cho việc hành lễ tại chùa, Chính quyền và nhân dân địa phương đã xây dựng thêm một ngôi nhà nhỏ bằng vật liệu địa phương (gạch, ngói, gỗ vườn, tre, luồng...) tại ví trí đất liền kề, song song với chùa Hương Nghiêm (vị trí của nhà thờ họ Lê Lương cũ) để làm nơi thờ tự Nhà Sử học Lê Văn Hưu riêng biệt với chùa. Năm 2007, Chủ tịch UBND tỉnh đã giao UBND huyện Thiệu Hóa làm chủ đầu tư quy hoạch trùng tu, tôn tạo các di tích (tại văn bản, Chủ tịch UBND tỉnh đã giao UBND huyện Thiệu Hóa làm chủ đầu tư quy hoạch trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử đền thờ Lê Văn Hưu. Thực hiện nhiệm vụ được giao - UBND huyện Thiệu Hóa đã triển khai lập Dự án bảo tồn tôn tạo di tích lịch sử đền thờ Lê Văn Hưu và đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thỏa thuận tại Văn bản số 1840/BVHTTDL-DSVH ngày 13/6/2010. Năm 2020 Đền thờ Lê Văn Hưu đã được tu bổ, tôn tạo và khánh thành khu di tích lịch sử Quốc gia đền thờ Lê Văn Hưu vào ngày 23/4/2022 đúng vào dịp kỷ niệm 700 năm ngày mất của Nhà Sử học.
3.Di tích Đền thờ Nguyễn Quán Nho, tại làng Dương Hòa xã Thiệu Hưng (nay là tiểu khu 5, thị trấn Thiệu Hóa) được Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia năm tại Quyết định số 1034QĐ/BT ngày 12/8/1993, gồm mộ và đền thờ Nguyễn Quán Nho, hiện nay lăng mộ và đền thờ đang ở trong khu dân cư, năm 2019, lăng mộ Tể tướng Nguyễn Quán Nho đã được UBND thị trấn Vạn Hà (nay là thị trấn Thiệu Hóa) tu bổ, tôn tạo khang trang. Đền thờ Tể tướng Nguyễn Quán nho đã được dòng họ và hậu duệ của cụ tu bổ tôn tạo lại vào năm 1999 gồm tiền đường và hậu cung, dạng nhà cấp 4a, ba gian.
4.Di tích Đền thờ Đinh Lễ, tại tiểu khu 6, thị trấn Thiệu Hóa, được Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia tại Quyết định số 921QĐ/BT ngày 20/7/1994. Đền thờ họ Đinh Lễ được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia tại Quyết định số 921 QĐ/BT ngày 20 tháng 7 năm 1994. Di tích đã tu bổ, tôn tạo, xây dựng lại từ năm 2000 do dòng họ của cụ tu bổ tôn tạo dạng nhà cấp 4a, ba gian.
5.Di tích Núi Đọđược Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích lịch sử Danh thắng Quốc gia tại Quyết định số 313-VH/VP ngày 28/4/1962.
- Núi Đọ có độ cao 158m so với mực nước biển, độ dốc từ 20 đến 25 độ; tổng diện tích khoảng 130.34ha; hiện nay, thuộc địa phận 3 xã, phường của 02 huyện, thành phố: xã Tân Châu, huyện Thiệu Hóa; phường Thiệu Khánh và Thiệu Vân, thành phố Thanh Hóa quản lý, trong đó: Xã Tân Châu, huyện Thiệu Hóa phần diện tích núi Đọ thuộc xã quản lý là 70,3ha. Phường Thiệu Khánh, thành phố Thanh Hóa phần diện tích Núi Đọ thuộc phường quản lý là 50,8ha. Xã Thiệu Vân, thành phố Thanh Hóa phần diện tích Núi Đọ thuộc xã quản lý là 9,24ha.
- Núi Đọ là một trong 10 cảnh đẹp nổi tiếng quanh dãy núi Bàn A, núi Đọ nhìn từ xa tới rất giống hình con rùa, mà trên đỉnh núi là lưng rùa. Cuối năm 1960, Núi Đọ được các nhà khảo cổ học trẻ tuổi Việt Nam cùng với giáo sư P.I.Boriskovski phát hiện các phác vật khảo cổ được tìm thấy trên núi là rìu, mảnh tước bằng đá, nhờ sự phát hiện của giới khảo cổ đã khẳng định núi Đọ là một di chỉ văn hóa của thời đại đá cũ sơ kỳ, là nơi người nguyên thủy đã từng sinh sống cách nay khoảng 30-40 vạn năm, là một di tích của nền văn hóa tối cổ của loài người, và cũng chỉ một phát hiện đó ở núi Đọ mà cái tên Thiệu Hóa - xứ Thanh và Việt Nam đã vang ra thế giới, với niềm tự hào to lớn.
6.Cụm di tích lịch sử cách mạng Thiệu Toán, tại làng Mao Xá, thôn Toán Tỵ, xã Thiệu Toán, được Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích lịch sử cách mạng cấp Quốc gia tại Quyết định số 2754QĐ/BT ngày 15/10/1994. Là Di tích cách mạng thời kỳ 1930-1945. Trong đó gồm nhà ông Tô Đình Bảng, nhà ông Lê Huy Toán, nhà ông Lê Công Thanh, những ngôi nhà trên là chứng tích cơ sở cách mạng của “xứ ủy Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa” thời kỳ 1930-1945. Nhà ông Lê Huy Toán: gồm 4 gian, nhà nếp gỗ, lợp ngói mũi (thường), nhà ông Lê Công Thanh gồm năm gian, hai trái bằng gỗ, lớp ngói mũi (thường), nhà ông Tô Đình Bảng là nhà cấp 4a, được xây dựng lại vào năm 1993.
Ban Biên tập
Mời Anh Về Thanh Hóa Quê Em
Nếu một lần về Thanh Hóa quê em
Sẽ cùng anh… biển Sầm Sơn… dạo mát
Ngồi bên nhau, ta cùng nghe biển hát
Hai đứa mình vẽ lên cát … tim yêu!
Chẳng phải em đang mơ mộng quá nhiều
Nếu về thăm một lần anh sẽ thấy…
Người quê em… lòng chân thành biết mấy,
Giản đơn thôi, nhưng thắm nghĩa, đượm tình.
Mình cùng nhau mỗi buổi sớm bình minh
Thả hồn thơ xuôi theo dòng sông Mã
Thời tiết quê em..có khi là nghiệt ngã
Nhưng con người mộc mạc những yêu thương.
Nếu về rồi anh sẽ thấy vấn vương
Sẽ chẳng muốn rời xa miền đất hứa
Thanh Hóa quê em ngày đêm rực lửa
Đang chuyển mình, đổi mới những làng quê…!
Ngọc Hân
BTNB41.jpg

BẢN TIN NỘI BỘ THÁNG 4 NĂM 2023

Đăng lúc: 14/06/2023 (GMT+7)
100%

BTNB4.jpg
HƯỚNG DẪN - CHỈ ĐẠO
“TRÍCH” KẾ HOẠCH SỐ 134-KH/HU NGÀY 20/3/2023
CỦA BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN ỦY VỀ “SƠ KẾT GIỮA NHIỆM KỲ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN
LẦN THỨ XX VÀ NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ CÁC CẤP, NHIỆM KỲ 2020-2025
Thực hiện Kế hoạch số 116-KH/TU, ngày 04/3/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa và Nghị quyết số 11-NQ/HU, ngày 02/12/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu năm 2023; Ban Thường vụ Huyện ủy xây dựng Kế hoạch Sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX và Nghị quyết Đại hội các tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc (Đảng bộ cấp cơ sở), nhiệm kỳ 2020-2025, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
  1. Đánh giá toàn diện, sâu sắc, khách quan, trung thực công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai và tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX, Nghị quyết đại hội đảng bộ cấp cơ sở trong thời gian từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025 đến nay; xác định cụ thể mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thiết thực, khả thi trong những năm còn lại của nhiệm kỳ, đảm bảo thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp đã đề ra.
  2. Thông qua sơ kết giữa nhiệm kỳ, tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và đảng viên; củng cố, tăng cường hơn nữa khối đại đoàn kết toàn dân và niềm tin của Nhân dân đối với cấp ủy, chính quyền các cấp; tạo khí thế thi đua sôi nổi, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân để tiếp tục triển khai thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2020-2025.
  3. Việc sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp phải được tiến hành đồng bộ từ các tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc đến Đảng bộ huyện, đảm bảo thực chất, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế của các tổ chức đảng, địa phương, đơn vị; không phô trương, hình thức, tránh lãng phí.
II. NỘI DUNG SƠ KẾT
1.Đánh giá tình hình, kết quả đạt được trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và Hệ thống chính trị, nhất là việc thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu, các chương trình trọng tâm, các khâu đột phá được xác định trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX và Nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp cơ sở; xác định những mặt còn hạn chế, yếu kém, những mục tiêu, chỉ tiêu đạt thấp so với nghị quyết đại hội; làm rõ nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém, nhất là nguyên nhân chủ quan và rút ra bài học kinh nghiệm; trên cơ sở đó, xác định mục tiêu, nhiệm vụ còn lại và giải pháp tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện trong những năm cuối của nhiệm kỳ 2020 - 2025, đảm bảo hoàn thành toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX, Nghị quyết đại hội đảng bộ cấp cơ sở đã đề ra.
2.Kiểm điểm công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy các cấp trong hơn 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng, nhiệm kỳ 2020-2025.
III. PHƯƠNG THỨC VÀ THỜI GIAN TIẾN HÀNH
  1. Cấp huyện: Ban Chấp hành Đảng bộ huyện tổ chức Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX.
  • Thành phần:
+ Các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện; Ủy viên UBKT Huyện ủy; Trưởng, phó các ban xây dựng Đảng, Văn phòng Huyện ủy, Trung tâm Chính trị huyện; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện, Trưởng, phó các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện; Trưởng, phó các ban của HĐND huyện; Trưởng, phó các phòng, đơn vị chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND huyện; Bí thư các đảng bộ, chi bộ trực thuộc, thủ trưởng các cơ quan; Chủ nhiệm câu lạc bộ Hưu trí Lê Văn Hưu, Chủ tịch các Hội đặc thù.
+ Đồng chí chủ tịch HĐND, chủ tịch UBND các xã, thị trấn.
  • Thời gian: Ngày 15 tháng 6 năm 2023.
2. Các xã, thị trấn: Đảng ủy các xã, thị trấn tổ chức Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết đại hội đảng bộ cấp xã, thị trấn.
- Thành phần: Các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ; Trưởng, phó các ban, ngành, MTTQ, đoàn thể cấp xã; chi ủy các chi bộ; Trưởng thôn, tiểu khu.
- Thời gian: Hoàn thànhtrước ngày 15/5/2023.
3. Các tổ chức cơ sở đảng còn lại trực thuộc: Tổ chức Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết đại hội đảng bộ, chi bộ.
- Căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị để triệu tập thành phần hội nghị phù hợp.
- Thời gian: Hoàn thànhtrước ngày 15/5/2023.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
  1. Giao UBND huyện tham mưu cho Ban Thường vụ Huyện ủy xây dựng báo cáo sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX về các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đảm bảo chất lượng tốt nhất; báo cáo Ban Thường vụ Huyện ủytrước ngày 15/5/2023.
Tham mưu xây dựng các báo cáo chuyên đề về kết quả thực hiện các chương trình trọng tâm đảm bảo chất lượng tốt nhất; báo cáo Ban Thường vụ Huyện ủytrước ngày 15/5/2023.
  1. Các ban Đảng, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ tham mưu cho Ban Thường vụ Huyện ủy xây dựng báo cáo sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX về công tác xây dựng Đảng và xây dựng hệ thống chính trị đảm bảo chất lượng tốt nhất; báo cáo Ban Thường vụ Huyện ủytrước ngày 15/5/2023.
3.Văn phòng Huyện ủy tham mưu cho Ban Thường vụ thành lập tổ giúp việc để chủ trì phối hợp với UBND huyện, các Ban Đảng, UBKT Huyện ủy, các ngành liên quan tham mưu cho Ban Thường vụ Huyện ủy chuẩn bị báo cáo sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX; Hoàn thànhngày 20/5/2023. Ban hành hướng dẫn các tổ chức cơ sơ đảng sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng bộ, nhiệm kỳ 2020-2025.
  1. Các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Huyện ủy xây dựng kế hoạch, tiến hành sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ đảm bảo thiết thực, hiệu quả, phù hợp với thực tế của địa phương, đơn vị và hoàn thành đúng kế hoạch.
Ban Biên tập
TIN TỨC- SỰ KIỆN NỔI BẬT
HUYỆN THIỆU HÓA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO, NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU GẮN VỚI ĐÔ THỊ VĂN MINH
Thiệu Hóa được tái lập năm 1997. Với đặc thù là huyện thuần nông, xuất phát điểm thấp, mật độ dân số lớn, diện tích đất nông nghiệp chỉ đạt 480m2/người (trong đó trên 90% là đất hai lúa), kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội lạc hậu, thấp kém hơn so với các huyện đồng bằng có cùng điều kiện.
Năm 2011, khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới (XDNTM), thu nhập bình quân đầu người mới đạt 11,5 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo 21,67%, bình quân số tiêu chí chỉ đạt 5,7 tiêu chí/xã, trong đó phần lớn các tiêu chí chưa đạt là các tiêu chí thuộc nhóm cơ sở hạ tầng, cần nhiều vốn để thực hiện. Tuy nhiên, với truyền thống quê hương cách mạng, sau hơn 10 năm nỗ lực cố gắng, chung sức đồng lòng của các tầng lớp Nhân dân, Thiệu Hóa đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM năm 2020. Những kết quả của phong trào XDNTM, bộ mặt nông thôn ngày càng khang trang, hiện đại, thu nhập, đời sống văn hóa, tinh thần của người dân trên địa bàn huyện được nâng lên rõ rệt.
Triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia về XDNTM giai đoạn 2021-2025, huyện Thiệu Hóa đã chuyển trọng tâm sang XDNTM nâng cao, NTM kiểu mẫu gắn với đô thị văn minh, nhất quán quan điểm chỉ đạo, XDNTM là quá trình thường xuyên, liên tục, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân nông thôn. Huyện đã tập trung chỉ đạo các địa phương rà soát, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch chung xây dựng cấp xã gắn với đô thị hóa, bền vững, hiện đại. Đã ban hành các cơ chế, kích cầu, hỗ trợ khuyến khích các địa phương đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng, phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, liên kết sản xuất, thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)... Đồng thời phát động các phong trào “Nhân dân tham gia hiến đất, đóng góp mở rộng, nâng cấp đường giao thông nông thôn theo hướng hiện đại, văn minh”; phong trào “Phụ nữ với mô hình tham gia phân loại rác thải tại hộ gia đình”; phong trào “Vận động lắp đặt điểm luyện tập thể thao kết hợp sân vui chơi cho thiếu nhi”...
Ban Thường vụ Huyện ủy, Ban Chỉ đạo XDNTM huyện thường xuyên tổ chức giao ban, kiểm tra tiến độ thực hiện của các xã, thị trấn, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, có biện pháp chỉ đạo quyết liệt trong quá trình thực hiện các tiêu chí xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, đô thị văn minh và thôn NTM kiểu mẫu. Kết quả, đến nay bình quân các tiêu chí xã NTM nâng cao đạt 10,2/19 tiêu chí/xã; thị trấn Thiệu Hóa đạt 5/9 tiêu chí đô thị văn minh; có 1 xã được công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (xã Thiệu Trung); 5 xã đạt chuẩn NTM nâng cao (Thiệu Trung, Thiệu Nguyên, Thiệu Long, Thiệu Phú, Minh Tâm), 28 thôn NTM kiểu mẫu; được công nhận 13 sản phẩm OCOP, trong đó có 7 sản phẩm 4 sao.
Kết cấu hạ tầng cảnh quan nông thôn, đô thị có nhiều chuyển biến rõ rệt, cơ sở hạ tầng thiết yếu ngày càng được hoàn thiện, đời sống vật chất và tinh thần, dân trí của người dân ngày càng được nâng cao, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Tinh thần đoàn kết, đồng thuận của cấp ủy, chính quyền, lòng tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng ngày càng được củng cố. Thu nhập bình quân đầu người năm 2022 đạt 55,2 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới còn 1,33%. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền mà phong trào XDNTM trên địa bàn huyện được Nhân dân nhiệt tình hưởng ứng tham gia đóng góp sức người, sức của và có sức lan tỏa mạnh mẽ. Đến nay tổng số vốn huy động XDNTM toàn huyện là trên 9.700 tỷ đồng, trong đó nguồn lực huy động từ Nhân dân là 6.864 tỷ đồng. Từ năm 2022 đến nay, Nhân dân hiến trên 31.000m2đất ở để mở rộng đường giao thông nông thôn. Xây dựng, nâng cấp được gần 72km đường giao thông nông thôn - đô thị (trong đó có gần 20km được rải nhựa asphalt), gần 16km đường giao thông nội đồng, hơn 25km rãnh thoát nước, chỉnh trang, xây dựng trên 75.000m tường rào mẫu; sửa chữa, làm mới 53 nhà văn hóa; 105 điểm luyện tập thể thao, vui chơi cho thiếu nhi... Nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã có nhiều chuyển biến tích cực, rõ nét, nhiều mô hình sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị mang lại hiệu quả kinh tế cao được nhân rộng; toàn huyện có 638,4ha đất đai tập trung để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, 15 vùng sản xuất rau an toàn, 10,6ha nhà màng, nhà lưới đem lại giá trị kinh tế cao; chăn nuôi chuyển từ sản xuất nhỏ lẻ sang chăn nuôi trang trại, gia trại, theo hướng an toàn đảm bảo môi trường, giá trị trong chăn nuôi chiếm 45,2% trong ngành nông nghiệp.
Trong thời gian tới, huyện Thiệu Hóa tiếp tục phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để XDNTM nâng cao, NTM kiểu mẫu và đô thị văn minh theo hướng phát triển toàn diện, bền vững gắn với đô thị hóa. Trong đó, tập trung một số nhiệm vụ trọng tâm sau đây:
Một là,tiếp tục tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, tạo niềm tin, cổ vũ động viên cán bộ, đảng viên, các tầng lớp Nhân dân và doanh nghiệp hiểu và chủ động tham gia XDNTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Phát huy vai trò của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội trong công tác vận động, tổ chức thực hiện các phong trào đã và đang triển khai thực hiện trong XDNTM. Tập trung xây dựng, hoàn thiện, nâng cao các tiêu chí NTM nâng cao và các tiêu chí huyện NTM nâng cao. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, huy động tối đa các nguồn lực, nhất là nguồn lực xã hội hóa, các thành phần kinh tế, trong đó lấy Nhân dân làm chủ thể để XDNTM, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại gắn với đô thị hóa, đảm bảo kết nối nông thôn với đô thị. Chú trọng hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống giao thông nông thôn, điện, thủy lợi, trường học, y tế, nước sạch, môi trường; bên cạnh đó tiếp tục ưu tiên đầu tư hạ tầng giao thông, công nghiệp, thương mại, dịch vụ... đáp ứng yêu cầu XDNTM nâng cao, NTM kiểu mẫu gắn với đô thị hóa.
Hai là,triển khai thực hiện tốt công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch gắn với XDNTM và phát triển sản xuất; rà soát lại các cơ chế, chính sách đã ban hành, điều chỉnh, bổ sung phù hợp nhằm góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với XDNTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, đô thị văn minh. Trong đó, chú trọng các cơ chế hỗ trợ các địa phương xây dựng hạ tầng NTM, các mô hình phát triển sản xuất, nâng cao đời sống Nhân dân... Tập trung chỉ đạo cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; chú trọng thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến; tăng cường liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị. Thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP liên kết với hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi và các kênh bán lẻ, xem đây là kênh để giới thiệu các sản phẩm OCOP, thế mạnh của địa phương. Tăng cường công tác xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm làng nghề, hình thành và phát triển một số làng nghề gắn kết sản xuất với du lịch trải nghiệm.
Ba là,nâng cao chất lượng giáo dục, dịch vụ y tế; bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp. Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị ở địa phương trong sạch, vững mạnh; tập trung xử lý các vấn đề tồn đọng tại các địa phương, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội. Thực hiện tốt chính sách, an sinh xã hội, các chính sách về việc làm, giảm nghèo bền vững, phấn đấu đến năm 2025 huyện cơ bản không còn hộ nghèo. Thực hiện hiệu quả công tác chuyển đổi số trong XDNTM, xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số; xây dựng các mô hình thôn, xóm thông minh, xã thông minh... Trên cơ sở bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ, huyện Thiệu Hóa đang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, gắn trách nhiệm của các thành viên ban chỉ đạo, cán bộ chỉ đạo cơ sở, thủ trưởng các phòng, ban, đơn vị có liên quan của huyện đối với việc hoàn thành nhiệm vụ XDNTM nâng cao, NTM kiểu mẫu và các tiêu chí đô thị văn minh, với phương châm “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm”.
Với quan điểm chỉ đạo của huyện là phát huy nền tảng sức mạnh toàn dân, tinh thần đoàn kết, vai trò làm chủ của Nhân dân; không nóng vội, chạy theo thành tích, khắc phục bằng được tư tưởng trông chờ, ỷ lại, thụ động vào sự hỗ trợ của cấp trên. Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Thiệu Hóa quyết tâm vượt qua khó khăn, thử thách, phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu XDNTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, đô thị văn minh và trở thành huyện NTM nâng cao trước năm 2025.
Nguyễn Văn Biện
Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Thiệu Hóa
MỘT SỐ KẾT QUẢ NỔI BẬT
CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN HUYỆN
VỀ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CÔNG TÁC QUÝ 1 NĂM 2023
Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 02/12/2022 của Viện trưởng VKSND tối cao, Kế hoạch số 01/KH-VKS-VP ngày 15/12/2022 của VKSND tỉnh Thanh Hóa, Nghị quyết của Huyện ủy và Hội đồng nhân dân huyện về nhiệm vụ công tác năm 2023, Viện KSND đã xây dựng kế hoạch công tác kiểm sát năm 2023.
Trong Quý I năm 2023, VKSND huyện Thiệu Hóa thụ lý kiểm sát 14 tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố(100% giải quyết đúng thời hạn). Kiểm sát điều tra 29 vụ, 54 bị can; phối hợp với Cơ quan điều tra và Tòa án xét chọn 02 vụ án trọng điểm nhằm đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ án, đáp ứng nhiệm vụ chính trị tại địa phương; giai đoạn truy tố Viện kiểm sát thụ lý giải quyết 14 vụ, 29 bị can, 100% các quyết định truy tố đúng thời hạn; thụ lý thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm 19 vụ, 34 bị cáo; phối hợp với Tòa án tổ chức 04 phiên tòa hình sự rút kinh nghiệm trong đó có 02 phiên tòa trình chiếu tài liệu, chứng cứ; triển khai thực hiện chuyên đề “Báo cáo đề xuất đường lối giải quyết vụ án hình sự bằng sơ đồ tư duy”; thụ lý kiểm sát 90 vụ, việc dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại; phối hợp với Tòa án tổ chức 01 phiên tòa dân sự rút kinh nghiệm. Kiểm sát việc tạm giữ 19 người, kiểm sát việc tạm giam 34 người, trực tiếp kiểm sát nhà tạm giữ Công an huyện Thiệu Hóa 01 cuộc ban hành 01 Kết luận. Thông qua công tác kiểm sát, Viện kiểm sát đã ban hành 03 kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm trong các lĩnh vực công tác, 02 kiến nghị phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật, báo cáo đề nghị Viện kiểm sát cấp trên kháng nghị giám đốc thẩm 01 vụ.
Công tác xây dựng Đảng, xây dựng cơ quan văn hóa, thực hiện nếp sống văn minh công sở, xây dựng tổ chức công đoàn, hoạt động tốt nhiệm vụ, phát huy vai trò của tổ chức đoàn thể trong mọi lĩnh vực góp phần hoàn thành vượt mức nhiều chỉ tiêu công tác đã đề ra. Công tác tham mưu đối với cấp ủy, phối hợp với các cơ quan tố tụng và cơ quan hữu quan trên địa bàn trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ được củng cố, tăng cường. Cùng với đó, Viện kiểm sát nhân dân huyện Thiệu Hóa đã chủ động đổi mới và quyết liệt trong công tác chỉ đạo, điều hành để thực hiện tốt kế hoạch chỉ tiêu công tác.
Hưởng ứng các hoạt động chào mừng 113 năm ngày Quốc tế Phụ nữ (08/3/1910 - 08/3/2023), ngày 03/3/2023, nữ công chức Viện KSND huyện Thiệu Hóa đã tham gia Hội thi “Nét đẹp nữ Kiểm sát viên ngành Kiểm sát Thanh Hóa”. Với tinh thần giao lưu học hỏi, đồng chí Nguyễn Huyền Thảo - Kiểm sát viên sơ cấp của Viện KSND huyện Thiệu Hóa đã giành giải Nhì.
Trong thời gian tới, phát huy kết quả đã đạt được, Viện KSND huyện Thiệu Hóa Hóa tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng và Quốc hội về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm. Đơn vị tiếp tục làm tốt nhiệm vụ chống oan sai, chống bỏ lọt tội phạm. Nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, trong đó tăng cường công tác phối hợp nhằm đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý nghiêm minh các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm. Tiếp tục giữ vững kỷ luật, kỷ cương, trước hết là trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu; xây dựng đội ngũ Kiểm sát viên, công chức nắm vững pháp luật, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, có đạo đức nghề nghiệp và bản lĩnh chính trị vững vàng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Tiếp tục xác định năm 2023 là năm đột phá về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác chuyên môn và công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành; tăng cường ứng dụng chữ ký số, phần mềm quản lý văn bản và điều hành. Đẩy mạnh việc số hóa hồ sơ ở các khâu công tác nghiệp vụ, đặc biệt là việc áp dụng “sơ đồ tư duy”, báo cáo án bằng hình ảnh trong việc giải quyết các vụ án hình sự.
Tổ tuyên truyền Viện KSND huyện Thiệu Hóa
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG,
ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂMSAI TRÁI THÙ ĐỊCH
KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC CUỐN SÁCH CỦA TỔNG BÍ THƯ VỀ CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC
Đó là những ý kiến bẻ cong sự thật về việc xuất bản này là “nhằm đánh bóng tên tuổi của Tổng Bí thư”, vì “cuốn sách không hề có ý nghĩa gì ngoài việc mang tính mị hoặc quần chúng nhân dân”; “phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam mãi chỉ là khẩu hiệu, hình thức” và “sẽ là một thất bại trong quản trị quốc gia, khi pháp luật được đứng sau các quan điểm chưa được kiểm chứng của một cá nhân” hay đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam “không thể thành công nếu không thay đổi thể chế chính trị, chấp nhận đa nguyên, đa đảng”...
Từ những giá trị không thể phủ nhận về ý nghĩa lý luận và thực tiễn củaCuốn sáchcủa Tổng Bí thư, cần phải khẳng định rằng:
Cuốn sách là một cẩm nang quí báu về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Cuốn sách về chống tham nhũng, tiêu cựcra mắt bạn đọc đúng vào dịp kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, 10 năm thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực do đồng chí Tổng Bí thư làm Trưởng ban. Sách được kết cấu làm 3 phần, với hơn 600 trang và gần 100 bức ảnh, trong đó có những bức ảnh lần đầu tiên được công bố. Cụ thể,Phần thứ nhất: “Một số vấn đề rút ra từ thực tiễn công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam”, gồm bài viết tổng quan; 4 bài phát biểu kết luận tại các Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực các năm 2014, 2018, 2020, 2022 và trích kết luận chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại 36 phiên họp, cuộc họp của Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo từ năm 2013 đến năm 2022.Phần thứ hai: “Nhất quán phương châm: Phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực từ sớm từ xa, cả ngọn lẫn gốc”,gồm 22 bài viết, bài phát biểu được tuyển chọn từ hơn 500 bài viết, bài phát biểu của đồng chí Nguyễn Phú Trọng về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và về việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.Phần thứ ba: “Trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt”,tuyển chọn 97 trên tổng số hàng vạn ý kiến của các tầng lớp nhân dân, đại biểu Quốc hội và của chính khách, học giả nước ngoài bày tỏ sự tin tưởng, ủng hộ, đánh giá cao đối với công tác phòng và đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư.
Không chỉ thể hiện rõ tư duy lý luận, nhận thức ngày càng sâu sắc của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác phòng, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực gắn với xây dựng, chỉnh đốn Đảng, màCuốn sách về chống tham nhũng, tiêu cựccòn tiếp tục khẳng định sự quan tâm sâu sắc, quyết tâm của Tổng Bí thư đối với những nhiệm vụ trọng yếu của Đảng để xây dựng Đảng cầm quyền trong sạch, vững mạnh, xứng đáng với vai trò tiền phong! Theo đó, quan điểm, tư tưởng nhất quán và xuyên suốt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trongCuốn sách về chống tham nhũng, tiêu cựckhông chỉ thêm một lần khẳng định rằng:
Thứ nhất, tham nhũng gắn liền với quyền lực và là vấn nạn của mọi quốc gia; ở đâu có quyền lực thì ở đó tất yếu đã, đang và sẽ có tham nhũng hoành hành, dù đó là thể chế chính trị nào, mà còn cho thấy phòng và chống tham nhũng là “một cuộc đấu tranh gay go giữa cái tốt và cái xấu, cái cũ và cái mới, giữa đạo đức cách mạng là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư và kẻ địch là tệ tham ô, lãng phí, quan liêu”, nên cần phải được tiến hành thường xuyên, kiên quyết, kiên trì, bền bỉ, nhằm mục đích xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh…
Thứ hai, chú trọng, tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với đẩy mạnh phòng, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực là “một việc làm cần thiết, tất yếu, một xu thế không thể đảo ngược”. Trong phòng và đấu tranh chống tham nhũng, thì “Trung ương không bao giờ nhụt chí”, “nếu ai cảm thấy cản trở, nhụt chí thì dẹp sang một bên cho người khác làm” và “việc xử lý cán bộ có sai phạm, trước nói đánh từ vai đánh xuống, nhưng giờ đánh từ trên đầu nhiều hơn”...
Thứ ba, đấu tranh chống tham nhũng phải thường xuyên, liên tục, kiên quyết, kiên trì, không ngừng, không nghỉ… “Khi phát hiện sai phạm thì phải xử lý kiên quyết, nghiêm minh, đồng bộ giữa kỷ luật của Đảng, kỷ luật hành chính của Nhà nước, kỷ luật của đoàn thể và xử lý hình sự, không có vùng cấm, vùng trống, không có ngoại lệ, không có đặc quyền, bất kể người đó là ai và không chịu sức ép của bất kỳ cá nhân nào”…
Thứ tư,nêu cao trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, tính tiên phong, gương mẫu của tổ chức Đảng và cán bộ, đảng viên trong công tác phòng, đấu tranh chống tham nhũng. Đồng thời, “chú trọng cả phòng và chống, với tinh thần kiên quyết, kiên trì, liên tục, đúng pháp luật, nhằm tạo chuyển biến rõ rệt hơn nữa trong công tác phòng, chống tham nhũng, củng cố niềm tin của nhân dân”…
Thứ năm, việc mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu địa phương, cơ quan, đơn vị phải nỗ lực rèn luyện về đạo đức, lối sống và phòng, chống sự "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ/chống và quét sạch chủ nghĩa cá nhân - “giặc nội xâm” cần phải được chú trọng phòng ngừa từ sớm, từ xa và tiếp tục được triển khai nghiêm túc từ Trung ương đến địa phương… là cần thiết, không thể sao lãng.
Thứ sáu, các cơ quan chức năng cần “phải xây dựng cho được một cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để “không thể” tham nhũng, tiêu cực; một cơ chế răn đe, trừng trị nghiêm khắc để “không dám” tham nhũng, tiêu cực; xây dựng văn hóa liêm chính để “không muốn” tham nhũng, tiêu cực; và một cơ chế bảo đảm để “không cần” tham nhũng, tiêu cực”;đồng thời phải “tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán; đẩy mạnh điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; phát hiện sớm, xử lý nghiêm các vụ việc, vụ án tham nhũng, qua đó cảnh tỉnh, răn đe để không ai dám tham nhũng, tiêu cực; nâng cao hơn nữa hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng”để phòng ngừa, ngăn chặn tham nhũng hiệu quả.
Thứ bảy, đặc biệt, mỗi cấp ủy, mỗi tổ chức Đảng, mỗi cán bộ, đảng viên vừa phải chủ động phòng và đấu tranh chống tham nhũng “vừa phải cảnh giác, đấu tranh với những âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, phần tử xấu lợi dụng đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để kích động, chia rẽ, chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta”như Tổng Bí thư đã nhấn mạnh…
Vì thế, Cuốn sách không chỉ thực sự là “cẩm nang quý báu” với mỗi cấp ủy, tổ chức Đảng, mỗi cán bộ, đảng viên trong quá trình tu dưỡng, rèn luyện để tự soi, tự sửa mình, để “cảnh giác trước mọi cám dỗ về danh lợi, vật chất, tiền tài, tránh rơi vào vũng bùn của chủ nghĩa cá nhân ích kỷ”, mà còn thực sự góp phần đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, để xây dựng và chỉnh đốn Đảng.
Bác bỏ mọi luận điệu xuyên tạc, phủ nhận giá trị của cuốn sách
Thực tế cho thấy, không phải ngẫu nhiên quyết tâm của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam về sự kiên quyết, kiên trì, không khoan nhượng, không ngừng, không nghỉ trong cuộc đấu tranh đầy cam go, thử thách để chống vấn nạn tham nhũng, tiêu cực, nhất là yêu cầu “phải xây dựng các quy chế quản lý nội bộ của Đảng; các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức áp dụng đối với cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong việc giữ gìn phẩm chất đạo đức, liêm chính, gương mẫu đi đầu trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực”trongCuốn sách về chống tham nhũng, tiêu cựclại nhận được sự đồng tình, ủng hộ, cổ vũ của các chính khách, học giả, đại biểu Quốc hội, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân như vậy. Bởi rằng, nói như Tổng Bí thư thì “đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã trở thành phong trào, thành xu thế không thể đảo ngược, được đông đảo cán bộ, đảng viên, nhân dân đánh giá cao, bạn bè quốc tế ghi nhận”; đồng thời, khẳng định sự quyết liệt nhưng cũng đầy tính nhân văn trong phòng và đấu tranh chống tham nhũng dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Tổng Bí thư.
Sự ra đời và được đón nhận củaCuốn sách về chống tham nhũng, tiêu cựckhông chỉ là một minh chứng thể hiện sự nhất quán, kiên định, phát triển sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng Cộng sản Việt Nam, của người đứng đầu Đảng về xây dựng Đảng cầm quyền trong sạch, vững mạnh nói chung, về phòng và đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực nói riêng cùng những giải pháp hữu hiệu để phòng, chống tham nhũng hiệu quả; trong đó nhấn mạnh mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng phải gương mẫu rèn luyện đạo đức cách mạng, thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư để “tránh tình trạng: “Chân mình còn lấm bê bê/Lại cầm bó đuốc đi rê chân người”; “Thượng bất chính, hạ tắc loạn!”; “Cấp trên ở chẳng chính ngôi/Cho nên ở dưới chúng tôi hỗn hào!”, mà còn cho thấy sự quy chụp hồ đồ của các phần tử bất mãn, của các thế lực thù địch rằng “phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam mãi chỉ là khẩu hiệu, hình thức” và cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam “không thể thành công nếu không thay đổi thể chế chính trị, chấp nhận đa nguyên, đa đảng” chỉ là chiêu trò, thâm độc nhằm chống phá Đảng, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, hướng đến đòi đa nguyên, đa đảng đối lập…
Những trăn trở, tâm huyết, quyết tâm cũng như những gợi mở, định hướng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực về phòng, đấu tranh chống tham nhũng gắn với công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng trongCuốn sách về chống tham nhũng, tiêu cựcnhư “gắn công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực”và nhất là việc cán bộ, đảng viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị phải chú trong gương mẫu trong thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" và Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương về “Đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"” càng làm sinh động hơn, rõ nét hơn những nội dung trong Thông báo Kết luận số 12-KL/TW ngày 06/4/2022 của Bộ Chính trị về“Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực”(Thông báo Kết luận 12), chứ không hề trái trái với Điều lệ Đảng, kỷ luật Đảng; lại càng không trái với luật pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Cụ thể, việc “gắn bó chặt chẽ phòng, chống tham nhũng với phòng, chống tiêu cực, trọng tâm là suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức”, “không chỉ đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực kinh tế mà quan trọng hơn phải chống tiêu cực trong cả lĩnh vực tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; đây mới là cái gốc, cái cơ bản cần phải chống”; “khẩn trương rà soát, bổ sung, hoàn thiện thể chế về kiểm soát quyền lực trong các lĩnh vực, hoạt động dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực; trách nhiệm người đứng đầu, trách nhiệm giải trình, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch; các quy định và chế tài xử lý đối với tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; cơ chế bảo vệ, khuyến khích người dân phản ánh, tố giác cán bộ, đảng viên tham nhũng, tiêu cực”… trong Thông báo Kết luận 12 gắn liền với việc thực thiLuật phòng, chống tham nhũng năm 2018, để phòng và chống tham nhũng ngày càng hiệu quả, chứ không phải việc xuất bản, quán triệt nội dung Cuốn sách này là thay thế cho luật pháp, đứng trên luật pháp như xuyên tạc.
Có một sự thật cũng cần phải khẳng định là sự trăn trở, tâm huyết và quyết tâm của Tổng Bí thư về phòng và đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực hiển hiện trong Cuốn sách đã tạo nên sự hấp dẫn, đón nhận của bạn đọc cũng như sự lan tỏa ngày càng sâu rộng trong hệ thống chính trị, trong xã hội. Đồng thời, “mục tiêu của công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là nhằm làm trong sạch Đảng và bộ máy Nhà nước, để phát triển đất nước. Đây là cuộc đấu tranh chống “giặc nội xâm”, không phải là cuộc đấu giữa các “phe cánh” hay “đấu đá nội bộ”, như có người không hiểu hoặc cố tình xuyên tạc với động cơ sai, dụng ý xấu”, chứ đó không phải là sự dàn xếp, tranh giành quyền lực hay thanh trừng phe phái trong Đảng.
Thực tế, giá trị củaCuốn sách về chống tham nhũng, tiêu cựclà không thể phủ nhận. Những giá trị cốt lõi cũng như những bài học kinh nghiệm thể hiện trongCuốn sách về chống tham nhũng, tiêu cựckhông chỉ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, mà còn cho thấy những trăn trở, tâm huyết và tư tưởng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực về công cuộc phòng, đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam không phải là “chưa được kiểm chứng”, càng không nhằm mục đích “lấn sân luật pháp” như các thế lực thù địch xuyên tạc, bịa đặt để bôi nhọ người lãnh đạo cao nhất của Đảng.
Ban Biên tập
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG,ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CÔNG DÂN THÔNG QUA GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh vai trò của giáo dục, đào tạo (GD-ĐT) trong xây dựng đạo đức công dân. Theo Người, mục đíchGD-ĐT chính là nhằm xây dựng nên những “công dân ưu tú”, “công dân kiểu mẫu”, không chỉ có năng lực làm chủ mà còn có những phẩm chất đạo đức tương xứng với địa vị làm chủ của mình.Người viết: “Bình dân học vụ không những dạy đọc, dạy viết, mà còn phải chú trọng dạy đạo đức công dân. Như vậy bình dân học vụ sẽ góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh cho hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ trong cả nước”. TrongDi chúc, Người nhắc nhở: Đảng phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”.Giáo dục đạo đức công dân là quá trình lâu dài, gian khổ, vì đó là cuộc cách mạng bên trong bản thân mỗi con người.GD-ĐT phải góp phần hình thành lên những chuẩn mực đạo đức công dân mới để đánh thắng tư tưởng cũ, từ bỏ con người cũ - con người nô lệ, thần dân để trở thành những công dân của nước Việt Nam. Đây là nhiệm vụ khó khăn, gian khổ, là “cuộc chiến đấu khổng lồ”.
Vấn đề quan trọng đầu tiên là cần xác định rõ mục tiêu của chiến lượcGD-ĐT. Người chỉ rõ: “Ta xây dựng con người cũng phải có ý định rõ ràng”. Mục đích nhằm “đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà”- những người kế tục xứng đáng sự nghiệp xây dựng chế độ mới. Muốn đạt được mục tiêu chiến lược phải có phương pháp giáo dục toàn diện: “Trong việc giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa, kỹ thuật, lao động và sản xuất”.
Chăm lo bồi dưỡng các thế hệ công dân thông qua hoạt động GD-ĐT là trách nhiệm của toàn xã hội. Người nói: “Ngày nay chúng là nhi đồng. Ít năm nữa, chúng sẽ là công dân, cán bộ. Vì vậy, Chính phủ, các đoàn thể, và tất cả đồng bào đều có trách nhiệm giúp vào việc giáo dục nhi đồng”. Phát huy trách nhiệm của toàn xã hội là biện pháp có hiệu quả nhất không chỉ tập trung trí tuệ, sức sáng tạo của toàn dân mà còn tạo ra dư luận xã hội, môi trường xã hội thuận lợi để mỗi công dân không ngừng rèn luyện đạo đức công dân.Với một xã hội vừa mới thoát thai từ xã hội thực dân phong kiến điều này càng có ý nghĩa quan trọng hơn vì đó cũng có thể coi là “một cuộc chiến đấu chống lại cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi”. Đề cao trách nhiệm của toàn xã hội trong bồi dưỡng thế hệ công dân tương lai là một tư tưởng lớn trong giáo dục hiện đại.
Giáo dục đạo đức cho các thế hệ công dân không thể thiếu vai trò của những người thầy. Người nói:“Bây giờ nhiệm vụ giáo dục khác trước. Các cô, các chú có nhiệm vụ rất quan trọng: Bồi dưỡng thế hệ công dân, cán bộ sau này”.Để hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang, theo Người, mỗi thầy cô giáo trước hết phải thực sự yêu nghề, tâm huyết với nghề.“Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh”. Bên cạnh trau rồi đạo đức, mỗi thầy cô giáo cần không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm, phải là những người công dân gương mẫu tiên phong - tự giác thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân của mình để làm mực thước cho học sinh bắt trước.
Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở những người phụ tráchGD-ĐT: muốn xây dựng đạo đức công dân có hiệu quả phải nắm chắc và vận dụng đúng đắn, sáng tạo nguyên lý giáo dục “Kết hợp chặt chẽ lý luận với thực hành, giáo dục với lao động, văn hóa với đạo đức cách mạng”. Việc kết hợp này không thuần túy ở xác định nội dung chương trình giáo dục, xác định mục đích, nội dung, phương châm giáo dục… mà cần được vận dụng phù hợp với từng người học, môn học. Trong giáo dục đạo đức công dân, nguyên lý trên có giá trị đặc biệt. Đạo đức là lĩnh vực thuộc ý thức, tư tưởng con người. Do đó, hoạt động giáo dục nếu chỉ dừng lại ở lý thuyết sẽ trở lên giáo điều, “lý thuyết suông”, không những không hiệu quả mà có khi còn phản giáo dục. Ngược lại, nếu chỉ có thực hành thì sẽ rơi vào rập khuôn máy móc, chẳng khác nào “người mù đi đêm”.
Trong quá trình xây dựng xã hội mới, Hồ Chí Minh luôn đặt niềm tin sâu sắc vào con người, vào khả năng “ai cũng muốn tiến bộ để phụng sự Tổ quốc, và phục vụ nhân dân có hiệu quả hơn”. Đó cũng là niềm tin vào sức mạnh của giáo dục cách mạng trong việc tạo ra những công dân kiểu mẫu đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội mới.
Xây dựng đạo đức công dân thông qua đấu tranh cách mạng
Để xây dựng đạo đức nói chung, đạo đức công dân nói riêng, theo Hồ Chí Minh mỗi công dân cần tích cực tu dưỡng, rèn luyện thông qua nhiều hình thức hoạt động khác nhau, trước hết là thông qua hoạt động thực tiễn và đấu tranh cách mạng. “Cách mệnh là phá cái cũ đổi ra cái mới, phá cái xấu đổi ra cái tốt”; đó “là cả một cuộc đấu tranh gay go, kịch liệt và lâu dài giữa cái xấu và cái tốt, giữa cái cũ và cái mới, giữa cái thoái bộ và cái tiến bộ, giữa cái đang suy tàn và cái đang phát triển”. Tính phức tạp, sự quyết liệt của cuộc đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp trong thời đại mới ở nước ta luôn đặt ra yêu cầu ngày càng cao về mọi mặt đối với mỗi công dân để họ thực hiện địa vị làm chủ của mình. Vì vậy,xây dựng đạo đức công dân phải liên hệ chặt chẽ với cuộc đấu tranh xã hội, “Đó là một trường học rất rộng, rất tốt”.Thông qua hoạt động và đấu tranh cách mạng, người dân đã từng bước trở thành những người công dân trong chế độ mới, được thừa hưởng đầy đủ những thành quả cách mạng. Vì vậy, tham gia tích cực vào sự nghiệp giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ chế độ mới là điều kiện để họ từng bước trở thành những “công dân đứng đắn”, “công dân tốt”, “công dân kiểu mẫu” của nước Việt Nam độc lập.
Ngay khi cách mạng còn trong trứng nước, Hồ Chí Minh đã chủ trương tập hợp, tổ chức giáo dục mọi tầng lớp nhân dân lao động yêu nước, có ý chí cách mạng vào các hình thức mặt trận khác nhau đấu tranh chống đế quốc và phong kiến tay sai. Thông qua thực tiễn đấu tranh cách mạng lâu dài và gian khổ chính là quá trình tu dưỡng, rèn luyện nhân cách những công dân ưu tú tương lai, tạo tiền đề vững chắc xây dựng chế độ mới. Phương thức rèn luyện nhân cách con người được Hồ Chí Minh khái quát: “Gạo đem vào giã bao đau đớn/ Gạo giã xong rồi trắng tựa bông/ Sống ở trên đời người cũng vậy/ Gian nan rèn luyện mới thành công”.
Từ chỗ chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề của quan niệm đạo đức phong kiến, thông qua thực tiễn đấu tranh cách mạng, công dân nước Việt Nam độc lập - nhất là những “công bộc của dân” được giáo dục, rèn luyện để hình thành nên những quan niệm đạo đức mới: “Đạo đức, ngày trước thì chỉ trung với vua, hiếu với cha mẹ. Ngày nay, thời đại mới, đạo đức cũng phải mới. Phải trung với nước. Phải hiếu với toàn dân, với đồng bào”. Với quan niệm biện chứng, Người cho rằng, những chuẩn mực đạo đức trong xã hội phong kiến, thực dân không chỉ có những điểm khác biệt mà còn đối lập với đạo đức công dân trong xã hội mới: “Có người cho đạo đức cũ và đạo đức mới không có gì khác nhau. Nói như vậy là lầm to. Đạo đức cũ và đạo đức mới khác nhau nhiều. Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất chân chổng lên trời. Đạo đức mới như người hai chân đứng vững được dưới đất, đầu ngẩng lên trời”.
Việc tự nguyện tham gia vào sự nghiệp đấu tranh xóa bỏ xã hội cũ, xây dựng xã hội mới là biểu hiện sinh động của tinh thần vươn tới cái mới, cái hay, cái đẹp,… cũng như thể hiện thái độ kiên quyết chống lại cái xấu xa, cái ác. Sẽ rơi vào duy tâm nếu cho rằng đạo đức công dân là cái có trước hiện thực xã hội làm nảy sinh nó, tức là xã hội công dân. Tuy nhiên, với quan điểm: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, phải có con người xã hội chủ nghĩa và có tư tưởng xã hội chủ nghĩa”, thì rõ ràng chúng ta không thể ngồi chờ xã hội công dân được xây dựng xong thì mới xây dựng đạo đức của những công dân trong xã hội đó. Xây dựng xã hội công dân là quá trình xây dựng thể chế chính trị, nền tảng vật chất - kỹ thuật, chỉ có thể đạt được khi tạo lập được những điều kiện khách quan cho nó, không thể nóng vội chủ quan, đốt cháy giai đoạn. Xây dựng những “công dân xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủnghĩa” có thể được hoàn thiện trước một bước so với hoàn cảnh kinh tế - xã hội, nhưng phải có những điều kiện. Điều kiện đó là phải thông qua các hình thức hoạt động hướng tới xây dựng đạo đức công dân. Trong các hình thức hoạt động thực tiễn, Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng giáo dục đạo đức công dân thông qua các phong trào thi đua.Theo người, thi đua là hoạt động tự giác, thể hiện quyền và nghĩa vụ của mọi công dân,là hoạt động thiết thực và hiệu quả nhất để mỗi công dân đóng góp công sức của mình cho sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc, đồng thời là điều kiện để mỗi người rèn luyện đạo đức công dân.
Xây dựng đạo đức công dân thông qua lao động
Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò của lao động đối với quá trình phát triển xã hội cũng như sự phát triển và hoàn thiện các phẩm chất đạo đức công dân. “Xã hội có cơm ăn, áo mặc, nhà ở, là nhờ lao động. Xây nên giàu có, tự do, dân chủ cũng là nhờ lao động. Trí thức mở mang cũng nhờ lao động”. Việc tham gia tích cực, chủ động vào hoạt động lao động sẽ tác động toàn diện đến việc hình thành và thực hiện các chuẩn mực đạo đức công dân: “Một làlàm cho họ biết kính trọng sự cần lao.Hai làtập cho họ quen khổ.Ba làcho họ cái chí khí tự thực kỷ lực (làm lấy mà ăn), không ăn bám xã hội.Bốn làcó ích cho sức khoẻ của họ”. Lao động là lĩnh vực hoạt động thực tiễn quan trọng bậc nhất của mọi công dân, là “nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta”, “lao động là sức chính của sự tiến bộ loài người”. Trong chế độ mới việc tự giác tham gia vào quá trình lao động sản xuất và lao động đạt hiệu quả cao là thước đo một trong những phẩm chất đạo đức công dân. Qua đó, ý thức trách nhiệm, tính tự giác trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được thử thách, rèn luyện. Khi tham gia vào quá trình lao động sản xuất xã hội, công dân biết quý trọng thành quả lao động của bản thân và xã hội và trên cơ sở đó biết tôn trọng và bảo vệ lợi ích của xã hội. Lao động giúp cho tri thức, hiểu biết của công dân nói chung trong đó có tri thức đạo đức ngày càng nâng cao. Đây là tiền đề quan trọng để mỗi công dân nâng cao trình độ đạo đức, khắc phục các biểu hiện lệch lạc trong rèn luyện đạo đức công dân.
Bên cạnh việc đề cao vai trò của Nhà nước, các đoàn thể xã hội trong việc tạo môi trường, điềukiện lao động thuận lợi và giáo dục thái độ đúng đắn trong lao động sản xuất, Hồ Chí Minh yêu cầu mỗi công dân cần tích cực tự giác tham gia lao động sản xuất. Người đặc biệt lưu ý cần khắc phục tư tưởng trọng lao động trí óc, coi khinh lao động chân tay, tư tưởng lười lao động, thái độ gian dối trong lao động... Năng suất lao động là thước đo hiệu quả và trình độ lao động. Do đó, theo Hồ Chí Minh, mỗi công dân muốn đạt kết quả cao trong lao động cần phát huy năng lực sáng tạo của bản thân. Chỉ có lao động với tinh thần sáng tạo mới giúp công dân không ngừng hoàn thiện mình, khắc phục những hạn chế cố hữu vốn là tàn dư của chế độ cũ. Nâng cao năng suất lao động cũng là động lực giúp công dân tự giác nâng cao trí tuệ, đặc biệt là những đức tính như: cần cù, nhanh nhẹn, sáng tạo và kỷ luật lao động.
Xây dựng đạo đức công dân ở Việt Nam là yêu cầu, đòi hỏi khách quan của quá trình xây dựng, hoàn thiện chế độ mới. Trong tình hình hiện nay, trước yêu cầu “tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân...”, đòi hỏi chúng ta cần tiếp tục vận dụng sáng tạo những quan điểm cách mạng và khoa học về xây dựng đạo đức công dân của Hồ Chí Minh. Quá trình đó đòi hỏi phải xác định đúng lộ trình, bước đi và cách làm thận trọng, đồng bộ, sáng tạo, với tinh thần kiên quyết, kiên trì, đúng như chỉ dạy của Người: “Muốn thành công ắt phải: Đặt mức 10 phần, phải có biện pháp 15 phần, và phải cố gắng 20 phần”.
Nguồn:ThS.Nguyễn Trung Thành
Đại học Chính trị, Bộ Quốc phòng
NGƯỜI CÁN BỘ THÔN GƯƠNG MẪU
Năm 2022, được Đảng ủy, UBND xã, Ban Chỉ đạo XDNTM xã Thiệu Long giao cho thôn Minh Đức xây dựng thôn NTM kiểu mẫu. Nhận thức rõ đây là vinh dự, đồng thời cũng là trách nhiệm nặng nề đối với cán bộ và Nhân dân thôn Minh Đức. Với cương vị là Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác mặt trận thôn, thời gian đầu, đồng chí Trương Văn Tuấn cũng không tránh khỏi những băn khoăn, trăn trở, suy nghĩ, lo toan; Thôn Minh Đức có 425 hộ, gần 1.500 khẩu; chi bộ Đảng có 43 đảng viên; với khối lượng công việc quá lớn mà thời gian phấn đấu trong năm 2022: Gần 4km đường nông thôn nhiều tuyến đường hẹp, cần vận động Nhân dân hiến đất mở rộng, 900m mương tiêu trong khu dân cư, trên 7.000m tường rào, trung tâm văn hóa thôn, điện sáng, đường hoa cây bóng mát.v.v… chưa nói đến giao thông, mương tưới ngoài đồng. Tất cả cần làm mới và chỉnh trang nâng cấp để đáp ứng yêu cầu thôn kiểu mẫu với số kinh phí dự kiến từ 9 đến 10 tỷ đồng.
Song, được sự quan tâm của Ban Chỉ đạo xã và huyện, đồng chí Trịnh Văn Tuấn đã cùng với tập thể chi ủy, Ban CTMT thôn quyết tâm vận động Nhân dân xây dựng thôn Nông thôn mới kiểu mẫu. Đồng chí đã cùng với chi ủy xây dựng khối đại đoàn kết từ trong cấp ủy, chi bộ, các đoàn thể đến toàn dân, đoàn kết một lòng chung sức, chung tay, xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện. Tuyên truyền, động viên cán bộ, đảng viên gương mẫu tiên phong làm trước. Các đồng chí cấp ủy đi sâu, tìm hiểu, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của dân, các ngõ xóm, các hộ để hòa giải các thắc mắc, mâu thuẫn cá nhân, chung sức, đồng lòng đóng góp xây dựng, hiến đất mở đường, xây dựng rãnh thoát nước...
Về nhu cầu vốn để xây dựng thôn kiểu mẫu, cần huy động xấp xỉ 10 tỷ đồng trong một năm, bình quân mỗi hộ đóng góp từ 15 đến 16 triệu đồng. Muốn huy động được sức mạnh, nguồn lực của Nhân dân thì cần thực hiện tốt quy chế dân chủ. Với quan điểm đó, đồng chí Bí thư Chi bộ đã lãnh đạo cùng chi ủy đưa ra họp chi bộ bàn bạc thấu đáo, tổ chức họp Nhân dân để bàn bạc thật dân chủ, thật kỹ càng. Dân được bàn bạc, dân tự hoạch toán, tự đóng góp kinh phí để xây dựng. Người dân cảm thấy quyền quyết định là của người dân chứ không phải cán bộ thôn quyết định, Nhân dân cũng nhận thức được việc xây dựng NTM là của chính người dân.
Tất cả các nguồn lực thu được do dân đóng góp hoặc các nguồn vận động tự nguyện của con em công tác làm ăn xa ủng hộ chúng tôi đều công khai minh bạch rõ ràng. Thu của ai bằng bao nhiêu tiền, làm công việc gì ai làm bao nhiêu tiền đều minh bạch bằng các bảng công khai tại nhà văn hóa, thông báo trên truyền thanh, trên zalo, facebook. Từ đó đã tăng cường lòng tin của Nhân dân đối với sự lãnh đạo của chi bộ thôn, tăng cường sự đoàn kết trong thôn.
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu đã đề ra, Chi bộ thôn Minh Đức đã quan tâm lãnh đạo chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền.Tuyên truyền qua nhiều kênh: Họp dân, loa truyền thanh, zalo, facebook, các nhóm cụm dân cư.v.v… để tuyên truyền vận động nhân dân như hiến đất, mở rộng làm đường, xây dựng tường rào. Về phương pháp, lấy hình ảnh từ thực tế để minh chứng: Đường hẹp mỗi khi gia đình có người ốm cần đi viện phải ôm, vác, khênh, cõng ra đường lớn mới lên xe đi viện được; ông bà, cha mẹ, người thân mất phải khênh quan tài ra đường lớn mới lên xe tang được; đi lại khó khăn, hai xe máy đi ngược chiều tránh nhau cũng khó; không gian chật hẹp, có kiến thiết mua bán vật liệu, đồ cồng kềnh cũng phải dùng xe kéo tay, sinh hoạt bất tiện.v.v... So sánh giá trị mảnh đất ở, đường hẹp thì thấp, có hộ cần bán nhưng không ai mua vì đường hẹp xe không vào được cổng. Các tuyến đường rộng bà con tối lại đi bộ thoáng mát, thậm chí khi gia đình có công việc như ma chay, cưới hỏi cũng có thể làm cái rạp bên lề đường mà xe con vẫn đi được; tối lại các ông, các bà để cái bàn xi măng bên gốc cây ngồi uống nước trò chuyện; có mua bán, chuyên trở vật liệu cũng thuận tiện, giá thành bán cao hơn, mua thì thấp hơn. Vậy thì tại sao bà con nhân dân chúng ta lại cứ phải chịu cảnh chật trội này mà không hiến đất mở đường cho chính mình và vì tình làng nghĩa xóm, nhân dân sẽ biết ơn các hộ hiến đất chung cho làng. Nhân dân đồng tình hưởng ứng hiến đất, làm đường, xây dựng tường rào.v.v... Với phương châm là đi từng ngõ, gõ từng nhà nắm bắt tâm tư nguyện vọng của từng hộ để vận động, vận động hôm nay chưa thành thì ngày mai, ngày kia vận động tiếp bằng tình cảm chân thành của mình để thuyết phục, giải quyết các mâu thuẫn trong nhân dân hợp tình hợp lý, trên cơ sở tình làng nghĩa xóm. Vận động con em công tác học tập làm ăn xa, những người có điều kiện, đảng viên nới cư trú hướng về quê hương ủng hộ cả về vật chất tinh thần cùng nhân dân xây dựng thôn kiểu mẫu.
Trong XDNTM, nếu như mình không thể hiện tinh thần trách nhiệm nêu gương trước mọi người thì không thể vận động ai được, “nói phải đi đôi với làm”. Không những bản thân mình mà còn phải quán triệt tất cả cán bộ, đảng viên, các ban, ngành, đoàn thể trong thôn, đảng viên 213 cư trú tại thôn… có tránh nhiệm tuyên truyền Nhân dân trong ngõ xóm mình mà phải nêu gương tiên phong hiến đất, làm đường, tường rào trước để cho nhân dân noi theo, thực hiện “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”.
Trong 2 năm qua, đã có 62 hộ tự nguyện hiến 1.545m2đất ở và 1.500m2đất nông nghiệp, mở rộng thêm được 13 đoạn đường; có tuyến từ ban đầu rất hẹp nay đã rộng tới 7m, đến nay xe ô tô chạy được trên tất cả các đường trong thôn. Đã xây dựng nâng cấp được 1.500m đường giao thông nội đồng, cứng hóa 1.500m kênh mương tưới. Đổ 3.500m đường bê tông GTNT và 750m mương tiêu trong khu dân cư; xây dựng mới 6.500m tường rào mẫu; chỉnh trang lại khu trung tâm văn hóa thôn, lắp đặt khu vui chơi dụng cụ thể thao ngoài trời; lắp 4,5km đường điện sáng các trục đường; trồng được 1.200m đường hoa và cây cảnh.v.v... Tổng trị giá kinh phí XD thôn kiễu mẫu năm 2022 là 8,5 tỷ đồng, trong đó kinh phí vận động Nhân dân tự nguyện đóng góp được 825 triệu đồng. Kết quả, thôn Minh Đức được công nhận thôn kiểu mẫu, góp phần cùng xã Thiệu Long đạt xã NTM nâng cao năm 2022.
Đạt được những thành tích, kết quả kể trên, có phần công sức đóng góp quan trọng của đồng chí Trịnh Văn Tuấn - Bí thư chi bộ, Trưởng ban Công tác mặt trận thôn Minh Đức.
Ban Biên tập
THÔNG TIN - TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM
HỘI NÔNG DÂN XÃ THIỆU QUANG
VỚI PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC
Hội Nông dân xã Thiệu Quang có 307 hội viên, sinh hoạt ở 6 chi hội. Thực hiện lời dạy của Bác“Nói phải đi đôi với làm”, phong trào thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng đã luôn được Hội xác định là một nhiệm vụ xuyên suốt.
Thực hiện phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau giảm nghèo bền vững và làm giàu chính đáng” gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo Bác. Hội đãđã kêu gọi vận động xây dựng được nguồn Quỹ Hỗ trợ Nông dân, với tổng số tiền 50 triệu đồng, đã hỗ trợ vốn cho mô hình nuôi bò sinh sản và mô hình nuôi ốc nhồi thương phẩm. Thời gian qua, Hội đãthành lập được một chi hội nghề nghiệp trồng dâu nuôi tằm với 10 thành viên, tạo điều kiện cho các thành viên vay vốn từ nguồn Quỹ Hỗ trợ Nông dân Trung ương với tổng số tiền 500 triệu đồng. Đã đề nghị Hội Nông dân huyện Thiệu Hóa quan tâm hỗ trợ phát triển 02 dự án nuôi bò sinh sản và mua máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp với tổng số vốn hỗ trợ vay từ nguồn Quỹ Hỗ trợ Nông dân huyện là 100 triệu đồng. Hộitích cực đấu mối với Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT hỗ trợ cho 153 hộ nông dân vay vốn để phát triển sản xuất và kinh doanh, cải thiện đời sống, với tổng dư nợ hiện nay đạt hơn 18 tỷ đồng. Đã phối hợp với một số doanh nghiệp cung ứng hàng trăm tấn phân bón chất lượng theo hình thức chậm trả cho hội viên và nông dân, từ chính sách triết khấu của công ty, Hội đã trích hỗ trợ quay lại cho người dùng gần 100 triệu đồng.
Thực hiện lời dạy của Bác về thi đua yêu nước, Hội thực hiện ngày càng hiệu quả các hoạt động công tác Hội và phong trào nông dân. Cụ thể hóa nội dung từng phong trào thành chương trình hành động thu hút hội viên tích cực tham gia. Phong trào xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu được Hội quan tâm tuyên truyền, vận động, đặc biệt là phong trào hiến đất mở đường giao thông nông thôn, xây tường rào kiểu mẫu; năm 2022, Hội chủ trì, phối hợp vận động Nhân dân xây dựng tuyến đường kiểu mẫu với tổng chiều dài gần 200m, trong đó Nhân dân hiến 188m2đất thổ cư, xây mới gần 200m2tường rào, nâng cấp rãnh thoát nước, đổ hơn 110m3khối bê tông, thay mới, di chuyển vị trí 8 cây cột điện, hàng trăm công xây dựng, tổng trị giá công trình gần 400 triệu đồng. Trong quí 1/2023, Hội đã đăng ký mô hình “dân vận khéo” cấp huyện: Xây dựng tuyến đường điện chiếu sáng tại hai thôn Nhân Cao 1 và Nhân Cao 2, kinh phí dự kiến thực hiện trên 50 triệu đồng từ nguồn xã hội hóa do Hội trực tiếp thực hiện, dự kiến thời gian hoàn thành trong quý 2/2023.
Năm 2020 và năm 2021, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp,Hội đã tập trung tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, nông dân làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng; vận động các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm, hội viên và Nhân dân tham gia ủng hộ các thiết bị vật tư y tế cho công tác phòng chống dịch của xã; kết quả tổng 2 đợt vận động đạt gần 90 triệu đồng; kêu gọi ủng hộ cho Bếp do Hội nấu cơm cho 2 khu cách ly tập trung của xã, kết quả được hơn 13 triệu đồng; phối hợp kêu gọi ủng hộ con em Thiệu Quang và Nhân dân bị ảnh hưởng bởi Covid-19 ở TP. HCM và một số tỉnh phía Nam với tổng số tiền là trên 50 triệu đồng...
Với những kết quả đạt được nêu trên, từ năm 2020-2022, Ban Chấp hành Hội Nông dân xã Thiệu Quang luôn được Đảng ủy đánh giá là tập thể lãnh đạo quản lý hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; được Ban Chấp hành Hội Nông dân huyện Thiệu Hóa tặng giấy khen vì đạt thành tích xuất sắc trong công tác Hội và phong trào nông dân, năm 2022 được Chủ tịch UBND huyện tặng giấy khen vì có thành tích xuất sắc trong thực hiện Thoả thuận liên ngành số 01, 02 và được Ban Chấp hành Huyện hội tặng giấy khen vì đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động hỗ trợ, cung ứng vật tư nông nghiệp cho hội viên Nông dân. Hàng năm 100% các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Hội nông dân xã được đánh giá xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.
Nguyễn Thị Thúy
PCT Hội Nông dân huyện Thiệu Hóa
LỊCH SỬ - VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT
HUYỆN THIỆU HÓA CÓ 6 DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA, DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG ĐƯỢC XẾP HẠNG QUỐC GIA
Hiện nay trên địa bàn huyện Thiệu Hóa có 06 di tích lịch sử văn hóa, di tích lịch sử cách mạng được xếp hạng Quốc gia, gồm các di tích sau:
1.Di tích Đền thờ Khổng Minh Không(còn gọi là Đền Trà Đông) tại thôn 6, xã Thiệu Trung, nơi thờ Thánh Khổng Minh Không, ông tổ nghề đúc đồng truyền thống của làng Trà Đông; Đền thờ có một kiến trúc nghệ thuật đặc sắc được xây dựng lại năm 1943, khánh thành năm 1946. Kiến trúc theo hình chữ Tam gồm Tiền đường, Trung đường và Hậu cung, đền được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia, tại Quyết định số 208/QĐ-VHTT ngày 13/3/1990.
2 .Di tích Đền thờ Nhà sử học Lê Văn Hưu, tại thôn 3, xã Thiệu Trung, được Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia tại Quyết định số 208/VH-QĐ năm 1990.
Di tích lịch sử quốc gia đền thờ Nhà Sử học Lê Văn Hưu, từ xa xưa nhân dân địa phương vẫn quen gọi là "chùa Ông Hưu". Tổng thể ngôi chùa xưa có quy mô rộng lớn, có tiền đường, hậu cung, gác chuông, hồ nước, giếng rồng, bia đá, cột đá và nhiều đồ thờ có giá trị khác. Trải qua thời gian dài tồn tại, cùng với sự tàn phá của khí hậu khắc nghiệt, của chiến tranh và phong trào hợp tác hóa nông thôn, chùa ông Hưu đã bị biến đổi và xuống cấp, hư hại. Diện tích khuôn viên bị thu hẹp, nhà Tiền đường đã bị tháo dỡ để làm nơi hội họp của chính quyền địa phương; khuôn viên đền chật hẹp không có lối đi lại. Năm 1975, Sở Văn hóa Thông tin Thanh Hóa, đã cho tu sửa lại ngôi đền, trên cơ sở các hạng mục còn sót lại để làm nơi tưởng nhớ Nhà Sử học Lê Văn Hưu; năm 1990, sau Hội thảo khoa học về Nhà Sử học Lê Văn Hưu, đền thờ Lê Văn Hưu đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa quốc gia tại Quyết định số 208/VH-QĐ; năm 1993 để thuận tiện cho việc hành lễ tại chùa, Chính quyền và nhân dân địa phương đã xây dựng thêm một ngôi nhà nhỏ bằng vật liệu địa phương (gạch, ngói, gỗ vườn, tre, luồng...) tại ví trí đất liền kề, song song với chùa Hương Nghiêm (vị trí của nhà thờ họ Lê Lương cũ) để làm nơi thờ tự Nhà Sử học Lê Văn Hưu riêng biệt với chùa. Năm 2007, Chủ tịch UBND tỉnh đã giao UBND huyện Thiệu Hóa làm chủ đầu tư quy hoạch trùng tu, tôn tạo các di tích (tại văn bản, Chủ tịch UBND tỉnh đã giao UBND huyện Thiệu Hóa làm chủ đầu tư quy hoạch trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử đền thờ Lê Văn Hưu. Thực hiện nhiệm vụ được giao - UBND huyện Thiệu Hóa đã triển khai lập Dự án bảo tồn tôn tạo di tích lịch sử đền thờ Lê Văn Hưu và đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thỏa thuận tại Văn bản số 1840/BVHTTDL-DSVH ngày 13/6/2010. Năm 2020 Đền thờ Lê Văn Hưu đã được tu bổ, tôn tạo và khánh thành khu di tích lịch sử Quốc gia đền thờ Lê Văn Hưu vào ngày 23/4/2022 đúng vào dịp kỷ niệm 700 năm ngày mất của Nhà Sử học.
3.Di tích Đền thờ Nguyễn Quán Nho, tại làng Dương Hòa xã Thiệu Hưng (nay là tiểu khu 5, thị trấn Thiệu Hóa) được Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia năm tại Quyết định số 1034QĐ/BT ngày 12/8/1993, gồm mộ và đền thờ Nguyễn Quán Nho, hiện nay lăng mộ và đền thờ đang ở trong khu dân cư, năm 2019, lăng mộ Tể tướng Nguyễn Quán Nho đã được UBND thị trấn Vạn Hà (nay là thị trấn Thiệu Hóa) tu bổ, tôn tạo khang trang. Đền thờ Tể tướng Nguyễn Quán nho đã được dòng họ và hậu duệ của cụ tu bổ tôn tạo lại vào năm 1999 gồm tiền đường và hậu cung, dạng nhà cấp 4a, ba gian.
4.Di tích Đền thờ Đinh Lễ, tại tiểu khu 6, thị trấn Thiệu Hóa, được Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia tại Quyết định số 921QĐ/BT ngày 20/7/1994. Đền thờ họ Đinh Lễ được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia tại Quyết định số 921 QĐ/BT ngày 20 tháng 7 năm 1994. Di tích đã tu bổ, tôn tạo, xây dựng lại từ năm 2000 do dòng họ của cụ tu bổ tôn tạo dạng nhà cấp 4a, ba gian.
5.Di tích Núi Đọđược Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích lịch sử Danh thắng Quốc gia tại Quyết định số 313-VH/VP ngày 28/4/1962.
- Núi Đọ có độ cao 158m so với mực nước biển, độ dốc từ 20 đến 25 độ; tổng diện tích khoảng 130.34ha; hiện nay, thuộc địa phận 3 xã, phường của 02 huyện, thành phố: xã Tân Châu, huyện Thiệu Hóa; phường Thiệu Khánh và Thiệu Vân, thành phố Thanh Hóa quản lý, trong đó: Xã Tân Châu, huyện Thiệu Hóa phần diện tích núi Đọ thuộc xã quản lý là 70,3ha. Phường Thiệu Khánh, thành phố Thanh Hóa phần diện tích Núi Đọ thuộc phường quản lý là 50,8ha. Xã Thiệu Vân, thành phố Thanh Hóa phần diện tích Núi Đọ thuộc xã quản lý là 9,24ha.
- Núi Đọ là một trong 10 cảnh đẹp nổi tiếng quanh dãy núi Bàn A, núi Đọ nhìn từ xa tới rất giống hình con rùa, mà trên đỉnh núi là lưng rùa. Cuối năm 1960, Núi Đọ được các nhà khảo cổ học trẻ tuổi Việt Nam cùng với giáo sư P.I.Boriskovski phát hiện các phác vật khảo cổ được tìm thấy trên núi là rìu, mảnh tước bằng đá, nhờ sự phát hiện của giới khảo cổ đã khẳng định núi Đọ là một di chỉ văn hóa của thời đại đá cũ sơ kỳ, là nơi người nguyên thủy đã từng sinh sống cách nay khoảng 30-40 vạn năm, là một di tích của nền văn hóa tối cổ của loài người, và cũng chỉ một phát hiện đó ở núi Đọ mà cái tên Thiệu Hóa - xứ Thanh và Việt Nam đã vang ra thế giới, với niềm tự hào to lớn.
6.Cụm di tích lịch sử cách mạng Thiệu Toán, tại làng Mao Xá, thôn Toán Tỵ, xã Thiệu Toán, được Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích lịch sử cách mạng cấp Quốc gia tại Quyết định số 2754QĐ/BT ngày 15/10/1994. Là Di tích cách mạng thời kỳ 1930-1945. Trong đó gồm nhà ông Tô Đình Bảng, nhà ông Lê Huy Toán, nhà ông Lê Công Thanh, những ngôi nhà trên là chứng tích cơ sở cách mạng của “xứ ủy Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa” thời kỳ 1930-1945. Nhà ông Lê Huy Toán: gồm 4 gian, nhà nếp gỗ, lợp ngói mũi (thường), nhà ông Lê Công Thanh gồm năm gian, hai trái bằng gỗ, lớp ngói mũi (thường), nhà ông Tô Đình Bảng là nhà cấp 4a, được xây dựng lại vào năm 1993.
Ban Biên tập
Mời Anh Về Thanh Hóa Quê Em
Nếu một lần về Thanh Hóa quê em
Sẽ cùng anh… biển Sầm Sơn… dạo mát
Ngồi bên nhau, ta cùng nghe biển hát
Hai đứa mình vẽ lên cát … tim yêu!
Chẳng phải em đang mơ mộng quá nhiều
Nếu về thăm một lần anh sẽ thấy…
Người quê em… lòng chân thành biết mấy,
Giản đơn thôi, nhưng thắm nghĩa, đượm tình.
Mình cùng nhau mỗi buổi sớm bình minh
Thả hồn thơ xuôi theo dòng sông Mã
Thời tiết quê em..có khi là nghiệt ngã
Nhưng con người mộc mạc những yêu thương.
Nếu về rồi anh sẽ thấy vấn vương
Sẽ chẳng muốn rời xa miền đất hứa
Thanh Hóa quê em ngày đêm rực lửa
Đang chuyển mình, đổi mới những làng quê…!
Ngọc Hân
BTNB41.jpg
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT