Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
202282

BẢN TIN NỘI BỘ THÁNG 5 NĂM 2023

Đăng lúc: 14/06/2023 (GMT+7)
100%

btnb5.jpg
HƯỚNG DẪN - CHỈ ĐẠO
“TRÍCH” KẾ HOẠCH SỐ 129-KH/HU NGÀY 22/02/2023 CỦA BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN ỦY VỀ “TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ HẰNG NĂM VỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH, GIAI ĐOẠN 2023-2025”
-----
Thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Kế hoạch số 109-KH/TU, ngày 16/02/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về triển khai thực hiện chuyên đề hằng năm về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, giai đoạn 2023-2025; Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành Kế hoạch số 129-KH/HU ngày 22/02/2023, nội dung như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
- Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị Khóa XII có hiệu quả; xây dựng nội dung chuyên đề hằng năm theo tinh thần chỉ đạo của Kế hoạch số 58-KH/HU, ngày 01/11/2021 của Ban Thường vụ Huyện ủy về thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị.
- Làm cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và Nhân dân nhận thức sâu sắc về trách nhiệm, nghĩa vụ trong tu dưỡng, rèn luyện, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; xây dựng, phát triển cơ quan, đơn vị, địa phương trong sạch, vững mạnh toàn diện, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX và nghị quyết đại hội đảng các cấp, nhiệm kỳ 2020-2025.
2. Yêu cầu:
Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, xây dựng kế hoạch học tập chuyên đề hằng năm phải trên cơ sở cụ thể hóa và làm sâu sắc thêm nội dung chuyên đề toàn khóa về“Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” gắn với thực hiện Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XIII) về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương, cơ sở, nhằm tạo sự lan tỏa sâu rộng việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong toàn đảng bộ.
II. NỘI DUNG HỌC TẬP VÀ HÌNH THỨC THỰC HIỆN
1.Nội dung học tập các chuyên đề
1.1.Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về “Phát huy ý chí tự lực, tự cường, khát vọng xây dựng và phát triển Thanh Hóa đến năm 2025 trở thành một cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc, đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại”(Chuyên đề xuyên suốt toàn khóa cũng là chuyên đề năm 2022).
1.2.Năm 2023: “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người trong sự nghiệp cách mạng, góp phần xây dựng tỉnh Thanh Hóa giàu đẹp, văn minh”.
1.3.Năm 2024: “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ; không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”.
1.4.Năm 2025: “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh”.
2.Hình thức thực hiện:
a.Tổ chức triển khai nội dung chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh:
-Cấp huyện: Thực hiện trong quý II hằng năm.
- Cấp cơ sở: Thực hiện trong quý III hằng năm.
b.Tchức học tập, thảo luận về nội dung chuyên đề trong sinh hoạt chi bộ, đoàn thể và tại các cơ quan, đơn vị:
-Trên cơ sở tài liệu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh do Ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn và phát hành; tài liệu học tập những Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người lần đầu tiên về thăm Thanh Hóa; chuyên đề toàn khóa Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và chuyên đề hằng năm do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy biên soạn; các cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, đơn vị chuẩn bị nội dung học tập, thảo luận, liên hệ biện pháp thực hiện "làm theo" của cán bộ, đảng viên và tập thể.
- Thời gian thực hiện: Hằng quý trong năm.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1.Ban Tuyên giáo Huyện ủy chủ trì tham mưu xây dựng và tổ chức học tập chuyên đề hằng năm của huyện; ban hành hướng dẫn học tập chuyên đề; tổ chức bồi dưỡng báo cáo viên, chỉ đạo hoạt động tuyên truyền miệng giới thiệu về chuyên đề. Cuối năm báo cáo kết quả thực hiện với Ban Thường vụ Huyện ủy và Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
2.UBND huyện chỉ đạo xây dựng kế hoạch tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị số 27/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong khối các cơ quan chính quyền, Chỉ thị số 29/CT-UBND của UBND tỉnh Thanh Hóa vềtăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính trong công tác quản lý Nhà nước của các cấp, các ngành trên địa bàn, kết hợp với triển khai, thực hiện cải cách hành chính, các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; kết hợp với đợt phát động và tổng kết phong trào thi đua.
- Chỉ đạo rà soát, sửa đổi các quy định, quy chế liên quan đến văn hóa công vụ; tiếp tục hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các quy định về văn hóa công vụ của cơ quan, tổ chức, đẩy mạnh phong trào thi đua “cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở”, góp phần xây dựng môi trường văn hóa công sở lành mạnh, dân chủ, đoàn kết, nhân văn.
3.Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội xây dựng kế hoạch học tập chuyên đề toàn khóa, hằng năm; kế hoạch tuyên truyền đến đoàn viên, hội viên tích cực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh gắn với xây dựng đời sống văn hóa ở địa phương, cơ quan, đơn vị, giai đoạn 2023-2025. Hằng năm, xây dựng kế hoạch giám sát đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên.
4.Các tổ chức cơ sở đảng tổ chức tốt việc triển khai, thực hiện các nội dung Chuyên đề hằng năm. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện, đánh giá việc thực hiện chuyên đề hằng năm gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của các cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng.
Ban Biên tập
TIN TỨC- SỰ KIỆN NỔI BẬT
TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI, CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ THÁNG 5 NĂM 2023
1. Tình hình kinh tế - xã hội:
- Sản xuất nông nghiệp: Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn Nhân dân chăm sóc và thu hoạch cây trồng vụ Chiêm xuân; đến ngày 20/5/2023, toàn huyện thu hoạch được 2.838ha, dự kiến năng suất đạt từ 70-72 tạ/ha; chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện tổ chức sản xuất vụ thu mùa năm 2023; tập trung chuyển đổi cơ cấu các loại giống mới có chất lượng, năng suất và hiệu quả cao gắn với đẩy mạnh liên kết sản xuất. Chỉ đạo kiểm tra, đánh giá các công trình phòng chống thiên tai, công tác chuẩn bị vật tư PCLB năm 2023, chuẩn bị các điều kiện tổ chức diễn tập PCTT năm 2023.
-Công tác xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh và sản phẩm OCOP:
Chỉ đạo tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, thôn NTM kiểu mẫu trên địa bàn huyện. Chỉ đạo các ngành thẩm định các tiêu chí thôn NTM kiểu mẫu tại 04 thôn; thẩm tra các tiêu chí xã NTM nâng cao cho xã: Thiệu Viên, Thiệu Phúc. Hướng dẫn 02 xã (Thiệu Nguyên, Thiệu Long) thực hiện duy trì các tiêu chí nâng cao và xây dựng tiêu chí nổi trội (tiêu chí chuyển đổi số) trong xây dựng xã NTM kiểu mẫu và các xã xây dựng NTM nâng cao năm 2023. Trong tháng đã vận động Nhân dân toàn huyện hiến hơn 2.054 m² đất làm đường giao thông và các công trình phục vụ cộng đồng, đưa tổng số diện tích đất Nhân dân đã hiến 5 tháng đầu năm 2023 là 13.828m2đạt 46,09% KH năm, tiêu biểu ở các xã: Thiệu Giao, Thiệu Lý, Thiệu Hợp, Thiệu Vận, Thiệu Duy. Nhân dân đóng góp 6.480 ngày công, 6,91 tỷ đồng để xây dựng các công trình công cộng, chỉnh trang cảnh quan môi trường; đổ bê tông 17,5km, trong đó trải nhựa Asphalt 6,6km; xây dựng 58,1km tường rào kiểu mẫu; lắp đặt 14,9km đường điện cao áp; trồng 9,7km đường hoa, cây xanh …
Tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc các xã, thị trấn ra quân, chấn chỉnh công tác quản lý trật tự vỉa hè các tuyến đường và xử lý triệt để vi phạm hành lang an toàn giao thông các tuyến đường: Quốc lộ 45, đường tỉnh 506B, 502, 515, 516C.
Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cấp huyện chấm đợt 1 năm 2023, công nhận 09 sản phẩm đủ điều kiện, nâng tổng số sản phẩm OCOP toàn huyện lên 22 sản phẩm (trong đó: 07 sản phẩm 4 sao và 15 sản phẩm 3 sao).
-Sản xuất công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại:Chỉ đạo hoàn thiện hồ sơ xin ý kiến các Sở 03 đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng, tỷ lệ 1/500 Khu dân cư, khu đô thị mới, gồm: Khu dân cư mới phía Tây Bắc Quốc lộ 45, thị trấn Thiệu Hóa; Quy hoạch chi tiết xây dựng, tỷ lệ 1/500 Khu dân cư Ngõ Ao, thôn Lạc Đô, xã Thiệu Vận; Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Điểm dân cư Đồng Bái, thôn Mật Thôn, xã Thiệu Phúc. Thẩm định cho 14 dự án đầu tư xây dựng do Ban QLDA và UBND các xã, thị trấn làm Chủ đầu tư; cấp 13 giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ cho nhân dân. Chỉ đạo tiếp tục triển khai các dự án đầu tư công năm 2023; đẩy nhanh tiến độ thực hiện đầu tư hạ tầng các Cụm công nghiệp: Hậu Hiền, Ngọc Vũ và Vạn Hà số 2; đẩy nhanh tiến độ thu hút nhà đầu tư thứ cấp vào Cụm công nghiệp Vạn Hà. Chỉ đạo tổ chức thành công Hội chợ trưng bày các sản phẩm đúc đồng truyền thống Trà Đông, sản phẩm OCOP và các sản phẩm chủ lực huyện Thiệu Hóa năm 2023, nhân dịp 701 năm, ngày mất Nhà sử học Lê Văn Hưu (23/3/1322 - 23/3/2023-ÂL).
-Hoạt động đầu tư, phát triển doanh nghiệp:Trong tháng 5, đã triển khai lựa chọn đơn tư vấn của 04 dự án; trình phê duyệt thẩm định 03 dự án; tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu trên hệ thống đấu thầu quốc gia dự án nâng cấp, sửa chữa và gia cố thượng hạ lưu đập Cổ Bầu, xã Thiệu Công, huyện Thiệu Hóa. Tập trung kiểm soát hồ sơ và yêu cầu tư vấn thiết kế đẩy nhanh tiến độ thiết kế hoàn thiện hồ sơ trình thẩm định 05 dự án, đối với các dự án đang thi công, chuyển tiếp, đến nay cơ bản đã hoàn thành và chuẩn bị hoàn thiện bàn giao, như: Cải tạo, nâng cấp đường từ đường Kênh Nam đến đê tả sông Chu, xã Thiệu Phúc, huyện Thiệu Hóa; đập Khánh Hội, xã Thiệu Duy, huyện Thiệu Hóa; cầu Phú Điền qua sông Mậu Khê, xã Thiệu Duy, huyện Thiệu Hóa.
Trong tháng 5, đã thành lập mới 02 doanh nghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp 5 tháng đầu năm lên 19 doanh nghiệp, đạt 23,75% KH cả năm. Lũy kế 5 tháng đầu năm đã cấp 120 giấy Đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện.
-Công tác thu, chi ngân sách:Ước thu ngân sách tháng 5/2023 đạt 15,6 tỷ đồng; lũy kế 5 tháng là 108,7 tỷ đồng, đạt 12% dự toán huyện giao, 26% dự toán tỉnh giao. Chi ngân sách tháng 5/2023 ước thực hiện 123,8 tỷ đồng lũy kế 5 tháng 462,6 tỷ đồng, đạt 57% KH tỉnh giao, 30% KH huyện giao.
- Công tác quản lý tài nguyên, môi trường:Chuẩn bị các điều kiện và lựa chọn đơn vị đấu giá 62 lô đất, tổng diện tích 6.199,7 m2tại Khu đô thị phía Bắc thị trấn Thiệu Hóa (dọc đường từ Quốc lộ 45 đi thôn Đỉnh Tân, xã Thiệu Phú) và 23 lô đất tồn đọng với diện tích 2.714,55 m² tại xã Minh Tâm. Đã cấp được 59 Giấy chứng nhận QSDĐ trong đó diện tồn đọng luỹ kế 5 tháng là 86/265 giấy, đạt 32,5% KH.
- Giáo dục và đào tạo:Tập trung chỉ đạo các nhà trường trong huyện thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ theo kế hoạch của ngành; tổ chức giao lưu học sinh giỏi lớp 6, 7 tại các cụm, giao lưu câu lạc bộ học sinh lớp 4; bồi dưỡng và khảo sát chất lượng học sinh lớp 9 năm học 2022 - 2023, kết quả bình quân toàn huyện xếp thứ 4/27 huyện, thị, thành phố; thành lập Ban Chỉ đạo kỳ thi tuyển học sinh lớp 10 THPT năm học 2023 - 2024 và kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.
- Văn hóa thông tin, thể dục thể thao:Chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền các ngày lễ kỷ niệm lớn trong tháng, các nhiệm vụ chính trị của tỉnh, huyện như: Kỷ niệm 69 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2023), kỷ niệm 133 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặc biệt các hoạt động văn hóa, văn nghệ, hội chợ các sản phẩm đúc đồng truyền thống Trà Đông, sản phẩm OCOP và các sản phẩm chủ lực huyện Thiệu Hóa, nhân 701 năm ngày mất Nhà sử học Lê Văn Hưu. Chỉ đạo hoàn thành công tác phục chế tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh, rước đặt tại di tích lịch sử cách mạng Trụ sở làm việc của Tỉnh ủy Thanh Hóa thời kỳ 1967 - 1973 tại xã Thiệu Viên.
-Lao động - TBXH: Chỉ đạo ban hành và triển khai kế hoạch tổ chức Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2023; tổ chức trao quà cho hội viên là người khuyết tật số tiền 10 triệu đồng. Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn, trường học triển khai thực hiện các biện pháp trong công tác phòng chống tai nạn thương tích, đặc biệt là tai nạn đuối nước ở trẻ em. Tỷ lệ người dân tham gia BHYT đến hết tháng 5/2023 ước đạt 90,03%.
- Y tế:Tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 và các bệnh trên người, như: cúm, sởi, sốt xuất huyết; trong tháng toàn huyện có 103 ca nhiễm Covid-19, trong đó: 41 ca đang điều trị tại các cơ sở y tế, 62 ca điều trị tại nhà, không có ca tử vong.
2. Tình hình Quốc phòng - An ninh, Nội chính:Tiếp tục chỉ đạo huấn luyện lực lượng dân quân cơ động các xã, thị trấn và Tự vệ các cơ quan đơn vị. Phối hợp với Bộ chỉ huy quân sự tỉnh tổ chức tập huấn công tác Phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023.
Công an huyện đã tiến hành tổng kiểm tra, kiểm soát học sinh tại các trường THPT, trung tâm GDTX - GDNN và các trường học trên địa bàn huyện về tàng trữ, sử dụng vật cấm, hung khí trong trường học; xử phạt VPHC 05 vụ, 23 đối tượng; xử phạt 05 cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT; tuần tra, xử lý 112 trường hợp vi phạm ATGT, tạm giữ 46 phương tiện, tước GPLX 29 trường hợp, cấp biển kiểm soát 170 phương tiện giao thông; kiểm tra PCCC 29 lượt cơ sở, xử lý vi phạm 02 cơ sở; tổng số tiền xử phạt VPHC trong tháng là 227 triệu đồng.
Các cơ quan khối nội chính đã phối hợp triển khai các hoạt động trên lĩnh vực tư pháp, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án dân sự bảo đảm đúng các quy định của pháp luật.
3.Công tác xây dựng Đảng,chính quyền, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội
-Công tác giáo dục chính trị tư tưởng: Đẩy mạnh tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội, gắn với tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, sự kiện quan trọng, ngày lễ lớn của đất nước, của tỉnh, của huyện; tuyên truyền và tổ chức Lễ dâng hương, dâng hoa kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 19/5/2023) tại di tích Trụ sở làm việc của cơ quan Tỉnh ủy thời kỳ (1967 - 1973) tại xã Thiệu Viên; tuyên truyền các hoạt động nhân dịp 701 năm ngày mất nhà sử học Lê Văn Hưu. Tiếp tục phối hợp tổ chức đợt học thứ 3 lớp Trung cấp Lý luận Chính trị tại huyện Thiệu Hóa theo kế hoạch. Phối hợp đơn vị chức năng để sưu tầm, biên soạn Lịch sử đảng bộ huyện 1930 - 2020. Tổ chức thành công tổ chức đăng cai thao giảng giảng viên lý luận chính trị năm 2023 cụm 2 của tỉnh gồm 5 huyện tại Trung tâm Chính trị Thiệu Hóa.
-Công tác tổ chức,cán bộ:Ban Thường vụ Huyện ủy thống nhất bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, và giới thiệu ứng cử đối với các chức danh thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý là 14 đồng chí; tham mưu chỉ định bổ sung 02 đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, nhiệm kỳ 2020-2025; thực hiện quy trình nhân sự bổ sung Phó Chủ tịch UBND huyện; phê duyệt bổ sung quy hoạch cán bộ cho Chi bộ Viện Kiểm sát huyện. Ban hành Quy chế làm việc mẫu của Ban Chấp hành đảng bộ xã, thị trấn, nhiệm kỳ 2020-2025. Tổ chức kết nạp mới cho 87 đảng viên; chấp nhận đơn và xóa tên 11 đảng viên.
- Công tác kiểm tra, giám sát:Lãnh đạo, chỉ đạo UBKT Huyện ủy giám sát thường xuyên theo quy định của Điều lệ Đảng và nhiệm vụ kiểm tra do cấp ủy giao. Thực hiện giám sát chuyên đề việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra và chương trình kiểm tra, giám sát của cấp ủy và Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy tại 6 đơn vị. Làm việc với Đoàn khảo sát số 01 của Ban Chỉ đạo Trung ương về xây dựng Đề án tổng kết Chỉ thị số 33-CT/TW, ngày 03/01/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản. Xét thi hành kỷ 01 đảng viên vi phạm pháp luật; đã thi hành kỷ luật 01 đồng chí; hình thức kỷ luật: Khai trừ Đảng 01 đồng chí.
- Công tác Dân vận:Triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào vận động Nhân dân tham gia hiến đất, đóng góp nâng cấp mở rộng đường giao thông nông thôn theo hướng hiện đại, văn minh trên địa bàn huyện. Phối hợp nắm chắc tình hình tôn giáo, đời sống Nhân dân, người lao động, tham mưu để giải quyết các vấn đề phát sinh ở cơ sở. Tổ chức giám sát việc thực hiện chủ trương của Ban Thường vụ về đẩy mạnh phong trào hiến đất mở rộng đường giao thông nông thôn, đô thị; về vận động xây dựng sân chơi thiếu nhi, lắp đặt các dụng cụ thể thao, vận động thể chất ngoài trời và Đề án “Mô hình phụ nữ tham gia phân loại rác thải tại hộ gia đình trên địa bàn huyện Thiệu Hóa, giai đoạn 2022-2025” đối với các đơn vị.
- Hoạt động của HĐND - UBND huyện:HĐND huyện tổ chức thành công kỳ họp thứ 16, kỳ họp chuyên đề. Xây dựng phương án giải quyết đối với cán bộ, công chức, viên chức chưa đạt chuẩn. Quan tâm chăm lo đời sống Nhân dân, chỉ đạo công tác phòng chống lụt bão, chăm sóc và thu hoạch cây trồng vụ Chiêm xuân; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình, dự án trọng điểm đang thi công. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, quan tâm đối thoại, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân.
-MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội:Thực hiện tốt Kết luận số 610-KL/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc các đoàn thể chính trị xã hội tỉnh Thanh Hóa; vận động Hội đồng hương Thanh Hóa tại TP HCM hỗ trợ kinh phí để xây dựng 16 căn nhà đại đoàn kết và trao kinh phí hỗ trợ 8 nhà ở cho hộ nghèo với số tiền 400 triệu đồng.Hội Liên hiệp Phụ nữtrong tháng đã trồng được gần 8,3 km đường hoa thay thế cỏ dại, vận động các hộ xây mới 326 hố, mua 1.103 thùng nhựa phân loại và xử lý rác thải;Hội Nông dânđã tổ chức thành công Đại hội đại biểu Hội Nông dân huyện Thiệu Hóa lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023-2028, tổ chức hội nghị truyền thông và kết nối tiêu thụ sản phẩm lúa gạo theo dự án “tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện môi trường”;Hội Cựu chiến binhtiếp tục vận động hội viên CCB và nhân dân hiến đất mở đường, xây tường rào mẫu; triển khai đôn đốc việc thực hiện mô hình “Ươm giống và trồng cây mắt ngọc, cây hoa, cây bóng mát” tại các tổ chức hội;Huyện đoànphối hợp với Hội Chữ Thập đỏ huyện chỉ đạo các Đoàn cơ sở vận động đoàn viên, thanh niên tham gia ngày hội hiến máu tình nguyện năm 2023; triển khai kế hoạch chiến dịch hè thanh niên tình nguyện năm 2023.Liên Đoàn lao độnghoàn thành chỉ đạo Đại hội Công đoàn cơ sở nhiệm kỳ 2023-2028, chuẩn bị tốt các điều kiện cho Đại hội công đoàn cấp huyện.
Ban Biên tập
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG,
ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂMSAI TRÁI THÙ ĐỊCH
PHÒNG, CHỐNG ÂM MƯUDIỄN BIẾN HÒA BÌNH
CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
Trong quá trình tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, cuộc đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa của Đảng luôn diễn ra trong bối cảnh phức tạp, khó khăn. Trong từng thời điểm cụ thể, các thế lực thù địch triệt để lợi dụng những khó khăn, vướng mắc, những vấn đề mới nảy sinh để tăng cường, quyết liệt chống phá ta bằng hàng loạt các luận điệu, thủ đoạn mới, tinh vi, xảo quyệt. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, khi Đảng và Nhà nước ta chủ động đấu tranh phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong Đảng và xã hội, các thế lực thù địch đã tìm mọi cách để bóp méo, bịa đặt với mục đích cản trở sự nghiệp cách mạng và công cuộc đổi mới; xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phá hoại Đảng và chế độ, làm tan rã mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với Nhân dân.
Hiện nay, môi trường mà các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đã, đang và sẽ tập trung chủ yếu là sử dụng internet, không gian mạng, chủ yếu là mạng xã hội để chống phá cách mạng nước ta. Thông qua việc thiết lập các website, blog để tổ chức truyền tải thông tin xấu, độc nhằm: 1) Phá hoại tư tưởng, đời sống văn hóa tinh thần của các tầng lớp nhân dân; 2) Gây nhiễu loạn thông tin, làm phức tạp về chính trị xã hội; 3) Làm suy giảm niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp. Chiêu bài chính chúng tập trung hướng vào là lợi dụng những sơ hở, thiếu sót trong quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội; khai thác thông tin từ những vụ việc tiêu cực xảy ra trong đời sống để xuyên tạc, thổi phồng; lấy hiện tượng quy kết thành bản chất; đăng tải thông tin thật,giả lẫn lộn, đưa ra cái gọi là “tài liệu chứng minh” để, xuyên tạc vai trò lãnh đạo, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; bịa đặt về bí mật theo kiểu hé lộ những “thâm cung bí sử” trong Đảng… Qua đó, tác động “dương Đông kích Tây” làm gia tăng các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ và kích động xã hội nảy sinh quan điểm tùy tiện, phản biện vô nguyên tắc, phản đối chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kêu gọi từ bỏ Đảng, chủ nghĩa Mác - Lênin; thúc đẩy lối sống thực dụng, thẩm thấu tư tưởng văn hóa ngoại lai vào đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân (nhất là thế hệ trẻ) làm phai nhạt lý tưởng cách mạng, băng hoại đạo đức xã hội...
Trước yêu cầu nhiệm vụ mới, công tác đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa chính là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, phải được triển khai tích cực, thường xuyên và lâu dài. Trong đấu tranh phải kiên quyết, linh hoạt, chủ động, kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống”, lấy “xây” làm chính. Từ đó, chú trọng một số vấn đề cụ thể là:
Một là,cấp ủy, lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành phải không ngừng nâng cao nhận thức trong cuộc đấu tranh này; phải xác định rõ, quá trình tổ chức đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” không phải thực hiện theo kiểu mệnh lệnh, cơ học, bắt ép cộng đồng phải nhận thức, suy nghĩ và hành động trên một khuôn mẫu chủ quan, duy ý chí, mà là quá trình định hướng tiếp nhận thông tin một cách khách quan, có chọn lọc theo tâm lý, nguyện vọng, nhu cầu, lợi ích thụ hưởng thông tin của nhân dân. Trên cơ sở ấy mới có thể quy tụ được lòng người, thống nhất cộng đồng trên cả hai bình diện nhận thức và hành động nhằm loại bỏ cái xấu, thúc đẩy phát triển cái tốt, cái đẹp, tạo sự lan tỏa trong xã hội. Cơ sở quan trọng nhất để tạo nên tư tưởng xã hội tốt chính là người dân được tiếp nhận thông tin nhanh nhất, phản ánh chân thực, khách quan nhất. Từ đó, thống nhất nhận thức làm cơ sở cho thống nhất ý chí và hành động.
Việc định hướng thông tin đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân phải được thực hiện thống nhất giữa mục tiêu đặt ra của hệ thống chính trị, của nhà lãnh đạo, quản lý các cấp với nhu cầu cần cung cấp thông tin chính thống của quần chúng nhân dân. Để bảo đảm được tính thống nhất này, liên quan đến các sự kiện chính trị, các vụ việc phức tạp, nhạy cảm nảy sinh trong đời sống xã hội, các cơ quan chức năng từ Trung ương đến địa phương theo phân cấp quản lý cần cung cấp thông tin kịp thời để định hướng xử lý, đề xuất phương án chỉ đạo và thực hiện một cách chủ động và khoa học. Cơ chế thực hiện công tác thông tin về những vấn đề phức tạp, nhạy cảm cần được xây dựng thành văn bản, quy định rõ ràng về trách nhiệm và quyền hạn của tập thể, cá nhân.
Hai là,trước những sự kiện chính trị, nhất là các vụ việc phức tạp, nhạy cảm tác động đến tư tưởng của đông đảo cán bộ, đảng viên và Nhân dân, các cơ quan thông tin, truyền thông cần khai thác thông tin từ cơ quan chức năng chịu trách nhiệm cung cấp, để thông tin, bình luận trung thực, khách quan, thu hút độc giả vào tầm ảnh hưởng của mình, góp phần định hướng, tạo sự thống nhất trong nhận thức, thái độ và phương pháp giải quyết vấn đề. Về bản chất, đó mới chính là trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan thông tin, truyền thông trước Đảng và Nhà nước, trước công chúng và lịch sử. Thực tiễn đã chứng minh, trước những vấn đề bức xúc về tư tưởng, dù độ phức tạp của sự việc đến đâu, nếu thực hiện công tác thông tin kịp thời, đúng đắn, làm tốt định hướng thông tin, thì sự việc sẽ được giải quyết một cách ổn thỏa, bức xúc trong xã hội sẽ được giải tỏa, nhất là không còn cơ hội để các thế lực thù địch, phản động lợi dụng xuyên tạc, bịa đặt chống phá.
Ba là,nâng cao trách nhiệm xã hội, trách nhiệm chính trị, trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ những người làm báo. Mọi trách nhiệm trên các phương diện này chỉ có thể được thực hiện khi báo chí thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, mang hơi thở chân thực của cuộc sống. Qua đó, thu hút được đông đảo người đọc, người nghe, người xem quan tâm.
Bốn là, xây dựng cơ chế, hình thức và nội dung phát ngôn của cơ quan chịu trách nhiệm trước những vấn đề phức tạp, nhạycảm. Nhân dân có nhu cầu được cung cấp thông tin về quan điểm của Đảng, Nhà nước trong việc giải quyết những vấn đề như vậy. Sự lên tiếng chính thức, kịp thời của cơ quan có trách nhiệm cũng thể hiện rõ trách nhiệm và năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy và chính quyền các cấp, các ngành trước mỗi vấn đề, sự kiện nảy sinh; đồng thời, nếu được thực hiện tốt sẽ là một biện pháp hiệu quả để định hướng dư luận, củng cố niềm tin, tạo sức đề kháng thúc đẩy phát triển và tiến bộ xã hội.
Công tác thông tin cần nhận diện, phát hiện và dự báo sớm một số vấn đề có thể gây bức xúc về tư tưởng và phải luôn đi trước, đi cùng trong quá trình giải quyết vụ việc. Cơ quan có trách nhiệm thực hiện công tác định hướng thông tin tuyên truyền các cấp cần được tham gia ngay từ khâu hoạch định chính sách, dự án đến quá trình triển khai thực hiện. Phải có sự vào cuộc tích cực của các cấp ủy, chính quyền, lãnh đạo ban tuyên giáo các cấp kịp thời bám sát thực tiễn, bảo đảm tính chính xác, có chiều sâu trí tuệ, phù hợp với lợi ích và nguyện vọng của nhân dân thì mới hạn chế tối đa những tác động của thông tin xấu, độc trên internet hiện nay.
Năm là,khắc phục sự yếu kém trong quản lý những nội dung thông tin trên mạng internetphản ánh phiến diện, suy diễn liên quan đến các vụ việc phức tạp, những bài viết thiếu tính chính xác, sai lệch bản chất về những vấn đề văn hóa, chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống. Tăng cường nâng cao chất lượng công tác kiểm soát, định hướng trong việc đưa thông tin chạy theo thị hiếu tầm thường, giật gân, câu khách của một số báo điện tử.
Cần nắm vững quyền chủ động trong công tác định hướng tư tưởng và dư luận xã hội trên không gian mạng, cụ thể là:
1. Chủ động thiết kế xây dựng chủ đề để dẫn dắt dư luận; việc lựa chọn chủ đề cần tăng tính tương tác, tạo sự gần gũi, sử dụng nhiều ngôn ngữ và hình thức được cư dân mạng ưa thích, thông tin một cách sinh động, cụ thể, gắn với cuộc sống, cần “phân loại” công chúng trên cộng đồng mạng để xác định, lựa chọn cách thức, phương pháp dẫn dắt chuẩn xác theo kiểu “mỗi cái chìa chỉ mở được một cái ổ khóa”.
2. Nắm vững quy luật truyền tải thông tin. Internet có quy luật riêng, chỉ khi nắm chắc quy luật, nghiên cứu chắc tâm lý của cư dân mạng, thích ứng với các kỹ thuật mới, ứng dụng mới trong vận dụng quy luật truyền tải trên mạng, thì công tác định hướng tư tưởng, dư luận trên mạng mới có kết quả. Việc truyền tải thông tin tuyên truyền dẫn dắt dư luận trên mạng không chỉ cần coi trọng nguồn gốc thông tin, mà còn phải coi trọng việc dẫn dắt và bảo vệ quá trình truyền tải, lưu thông thông tin.
3. Sự thống nhất thông tin trong truyền thông không phải là sự chắp nối đơn giản, mà là sự sắp xếp thống nhất trong hệ thống, giữa thông tin phản ánh trên báo chí, truyền hình và thông tin trên báo chí điện tử, trang tin điện tử... tạo thành chuỗi dòng chảy thông tin tích cực, lan tỏa nhanh trong cộng đồng, góp phần định hướng nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là thế hệ trẻ.
Ban Biên tập
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG,ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về việc thực hiện trách nhiệm nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên
Nêu gương vừa là phương thức lãnh đạo của Đảng, vừa là phương pháp giáo dục có sức thuyết phục tốt nhất, hiệu quả nhất. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Các dân tộc phương Đông đều giàu tình cảm, và đối với họ một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”; “nếu chúng ta làm gương mẫu và biết lãnh đạo thì bất cứ công việc gì khó khăn đến đâu cũng nhất định làm được”. Vì vậy, Người đặc biệt coi trọng trách nhiệm nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ được giao, đặc biệt là ở những thời điểm vô cùng khó khăn, đầy thử thách của sự nghiệp cách mạng. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi, phong phú của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn có ý thứcthực hành trách nhiệm nêu gương và đã trở thành tấm gương sáng ngời, có sức lan tỏa và truyền cảm hứng vô cùng mạnh mẽđể cán bộ, đảng viên và nhân dân ta học tập, noi theo.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội(Bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng định: “Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên”.
Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành nhiều chủ trương, quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; đồng thời, khẳng định nêu gương là trách nhiệm, bổn phận và là đạo lý của người cán bộ, đảng viên trước nhân dân. Sau khi các nghị quyết, quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên được ban hành, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp đã quán triệt sâu sắc và nghiêm túc thực hiện. Ý thức trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ cấp chiến lược, đã được nâng lên rõ rệt, tạo sự chuyển biến tích cực về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong công tác, ý thức tổ chức kỷ luật và đoàn kết nội bộ; góp phần hữu hiệu ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; phòng ngừa tham nhũng, lãng phí, quan liêu và mọi biểu hiện tiêu cực trong cơ quan, đơn vị và địa phương; góp phần củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước.
Một số vấn đề đặt ra và giải pháp nâng cao trách nhiệm nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên
Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận nêu trên, việc quán triệt, thực hiện các nghị quyết, quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên vẫn còn có những hạn chế nhất định. Một bộ phận cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ chủ chốt, quán triệt không nghiêm túc, nhận thức chưa thật đầy đủ, sâu sắc về vị trí, vai trò, yêu cầu và nội dung, biện pháp nêu gương, dẫn đến tình trạng chưa rõ trách nhiệm và nghĩa vụ nêu gương, chưa thật sự mẫu mực trong lời nói, việc làm, trong rèn luyện, tu dưỡng, giữ gìn phẩm chất, đạo đức, lối sống, tác phong công tác, sinh hoạt; còn có những biểu hiện “nói không đi đôi với làm”, “nói nhiều, làm ít”, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi, có hành vi tham nhũng, tiêu cực. Đặc biệt là, một số cán bộ cấp cao, cả đương chức và nghỉ hưu, có những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, vi phạm kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước rất nghiêm trọng, đến mức phải xử lý kỷ luật đảng, truy cứu trách nhiệm hình sự, gây dư luận bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Mỗi cán bộ, đảng viên cần nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm, thường xuyên tự giác tu dưỡng, rèn luyện, gương mẫu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với việc thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII, khóa XIII) về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; kiên quyết, chủ động đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; thực hiện tốt phương châm nêu gương “trên trước, dưới sau”, “trên làm gương mẫu mực, dưới tích cực làm theo”, “trong Đảng trước, ngoài Đảng sau”, đảng viên nêu gương trước quần chúng nhân dân.
Cán bộ chủ trì các cấp phải nêu gương trong lời nói và việc làm; ở bất cứ đâu, ở mọi thời điểm, phải luôn nhất quán giữa lời nói và hành động, phải phát ngôn đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Mỗi lời nói, bài viết phải thể hiện rõ sự mẫu mực về tính đảng, vì lợi ích chung của tập thể và nhân dân; đồng thời, thể hiện rõ niềm tin yêu, lòng trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân. Cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, cần phải luôn quan tâm, chăm lo đến lợi ích, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám nói, dám đột phá sáng tạo và dám đương đầu với khó khăn, thử thách; thực hiện nói đi đôi với làm; luôn tận tụy, tâm huyết với công việc; hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao; luôn là người đi đầu trong mọi hoạt động của cơ quan, địa phương, đơn vị.Đồng thời, phải kiên quyết đấu tranh, phê phán, khắc phục mọi biểu hiện thiếu gương mẫu, “nói không đi đôi với làm”, “nói nhiều, làm ít”, “nói một đằng, làm một nẻo”; phải có dũng khí vượt qua mọi cám dỗ, khó khăn, thử thách, để chiến thắng chính mình và giúp đỡ cấp dưới khi họ mắc sai lầm, khuyết điểm để ngày càng tiến bộ, trưởng thành; kiên quyết chống mọi biểu hiện tham nhũng, tiêu cực.
Để phát huy vai trò nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới, cần tập trung thực hiện tốt những giải pháp cơ bản sau:
Một là, vận dụng có hiệu quả tư tưởng Hồ Chí Minh, quán triệt và thực hiện nghiêm các nghị quyết, quy định của Đảng, của cấp ủy, tổ chức đảng về trách nhiệm nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp cần tự giác nêu gương, tích cực tự giác học tập, nắm vững tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ trương của Đảng về việc nêu gương của cán bộ, đảng viên;đặc biệt, cần tiếp tục “Thực hiện nghiêm các quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương, chức vụ càng cao càng phải gương mẫu, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương. Đảng viên tự giác nêu gương để khẳng định vị trí lãnh đạo, vai trò tiên phong, gương mẫu, tạo sự lan tỏa, thúc đẩy các phong trào cách mạng”.
Phát huy vai trò của các cơ quan chức năng, nhất là các cơ quan thông tấn, báo chí trong tuyên truyền, giáo dục, nhằm làm cho đội ngũ cán bộ, đảng viên nhận thức được một cách đầy đủ, sâu sắc về vai trò, ý nghĩa của trách nhiệm nêu gương. Tích cực nhân rộng những điển hình tiên tiến thành các phong trào hành động cách mạng sâu rộng, phong phú, phát huy vai trò nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong thực hiện mọi nhiệm vụ được giao.
Hai là, cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng thành các tiêu chí, quy định về nêu gương của cán bộ, đảng viên cho phù hợp với tình hình thực tiễn và chức trách, nhiệm vụ được giao.
Đây là cơ sở để mỗi cán bộ, đảng viên “tự soi”, “tự sửa”, phát huy vai trò nêu gương trong từng hoạt động cụ thể; đồng thời, là căn cứ để các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị và mọi cán bộ, đảng viên theo dõi, giúp đỡ và kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên trong thực hiện trách nhiệm nêu gương. Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị cần căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quyền hạn được giao, bám sát các chỉ thị, nghị quyết, quy định của Đảng về nêu gương và phát huy vai trò nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên; căn cứ vào tình hình thực tiễn đơn vị, chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ từng cấp để xây dựng các tiêu chí cụ thể về nêu gương trong lời nói, việc làm, trong tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ, để cán bộ, đảng viên xứng đáng là tấm gương sáng cho nhân dân học tập, noi theo.
Trong quá trình triển khai thực hiện, các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp, cần coi trọng công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết để kịp thời bổ sung, điều chỉnh các tiêu chí, quy định, bảo đảm thực hiện có hiệu quả trách nhiệm nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên; tránh cách làm phô trương, hình thức, chiếu lệ. Bản thân cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp phải thường xuyên bám sát các tiêu chí, quy định về nêu gương để “tự soi”, “tự sửa” từ lời nói, việc làm đến tự tu dưỡng, rèn luyện về mọi mặt; lấy chất lượng, hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ và sự tín nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân làm cơ sở để tiếp tục thực hiện tốt hơn trách nhiệm nêu gương.
Ba là, tiếp tục quán triệt, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với phát huy vai trò nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Phát huy vai trò nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên là sự thể hiện sinh động việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Do đó, các cấp ủy, tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ, đảng viên cần đẩy mạnh giáo dục và rèn luyện đạo đức cách mạng; thực hiện sâu rộng, có hiệu quả việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện các nhiệm vụ chính trị. Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị cần tiếp tục giáo dục, làm cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ chủ chốt các cấp, nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn những nội dung cơ bản và giá trị to lớn trong tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh; đồng thời, nhận thức rõ hơn vị trí, vai trò của việc thực hiện trách nhiệm nêu gương ở đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị tích cực phát động các phong trào thi đua, đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thấm sâu vào từng hoạt động thông qua lời nói và việc làm cụ thể từng tuần, từng tháng, từng quý; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, định kỳ sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, để đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành hoạt động thường xuyên, liên tục, có hiệu quả.
Bốn là, thường xuyên tự phê bình và phê bình, kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống” trong thực hiện trách nhiệm nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Một mặt, các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị phải đặc biệt coi trọng và có chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo thật chặt chẽ, sát sao, bảo đảm thực hiện có hiệu quả tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng gắn với thực hiện trách nhiệm nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Hằng tháng, hằng quý và hằng năm, các cấp ủy cần phải có nghị quyết lãnh đạo, chỉ đạo, xác định rõ mục tiêu, nội dung, biện pháp kiểm điểm việc tự phê bình và phê bình của đội ngũ cán bộ, đảng viên gắn với thực hiện trách nhiệm nêu gương. Ở đây, cần gắn kết chặt chẽ việc kiểm điểm, phân loại đảng viên, tổ chức đảng và nhận xét, đánh giá, quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ hằng năm với kiểm điểm tự phê bình, phê bình và trách nhiệm nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Mặt khác, các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên cần đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền, nhân rộng những tấm gương “người tốt, việc tốt”, những cách làm hay, những điển hình tiên tiến về thực hiện trách nhiệm nêu gương; đồng thời, phê phán mọi biểu hiện, hành vi thiếu gương mẫu trong lời nói, việc làm của cán bộ, đảng viên; kiên quyết đấu tranh phòng, chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Ban Biên tập
THÔN LẠC ĐÔ (THIỆU VẬN)
XÂY DỰNG THÔN NTM KIỂU MẪU
Thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị (khóa XIII) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị (khóa XII) về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; trong những năm qua, đảng bộ và Nhân dân xã Thiệu Vận nói chung, cán bộ và Nhân dân thôn Lạc đô nói riêng đã xây dựng và triển khai chương trình hành động học tập và làm theo Bác và đã đạt được nhiều kết quả rất phấn khởi trong quá trình xây dựng thôn nông thôn mới kiểu mẫu.
Thôn Lạc Đô xã Thiệu Vận cách trung tâm Huyện Thiệu Hóa 2km về phía Tây Nam; có tổng hộ dân cư là 245 hộ với 875 nhân khẩu; diện tích đất tự nhiên là 78,7ha; diện tích sản xuất nông nghiệp là 31,2ha, đất màu vùng bãi ven sông chu 11,8ha. Chi bộ Đảng có tổng số đảng viên là 40 đồng chí; thôn có 5 tổ chức đoàn thể chính trị hoạt động dưới sự lãnh chỉ đạo của cấp ủy chi bộ. Từ năm 2020 đến nay, thôn Lạc Đô luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã Thiệu Vận, cấp ủy chi bộ đã lãnh đạo, tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị được giao; hàng năm, luôn hoàn thành tốt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và xây dựng nông thôn mới; kết quả nổi bật trên một số lĩnh vực sau:
- Về phát triển kinh tế: là thôn luôn dẫn đầu trong xã về sản xuất, chăn nuôi, thôn luôn đạt chỉ tiêu giao về sản xuất vụ đông; có hai hộ chăn nuôi dê, cừu với tổng đàn 250 con mang lại hiệu quả kinh tế cao, có 15 lao động đáng đi xuất khẩu lao động tại các nước Hàn quốc, Nhật Bản và Đài Loan có thu nhập cao, đưa tổng giá trị thu nhập xã hội lên 51,6 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người năm 2022 đạt 58,9 triệu đồng.
- Về văn hóa xã hội: Có nhiều khởi sắc, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT được cán bộ, Nhân dân quan tâm; thôn có nhà văn hóa đảm bảo diện tích theo quy định. Do làm tốt công tác tuyên truyền vận động nên Nhân dân đã xã hội hóa để mua sắm đầy đủ cơ sở vật chất, lắp các dụng cụ thể thao ngoài trời đảm bảo cho các hoạt động của thôn. Thôn có tổ thu gom rác thải và thường xuyên làm tốt công tác VSMT nên khu dân cư luôn sạch đẹp. Công tác khuyến học, khuyến tài luôn được quan tâm, hàng năm luôn vận động xã hội hóa được từ 10-15 triệu đồng để khuyến khích động viên các cháu có thành tích cao trong học tập. Công tác an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo luôn được chú trọng, hiện nay thôn còn 02 hộ nghèo và 6 hộ cận nghèo.
- Công tác quốc phòng, an ninh: Là thôn luôn ổn định về tình hình an ninh trật tự; làm tốt công tác vận động thanh niên trong độ tuổi sẵn sàng khám tuyển và nhập ngũ, hàng năm luôn có từ 2 đến 3 thanh niên lên đường nhập ngũ, hoàn thành chỉ tiêu được giao.
- Phong trào xây dựng nông thôn mới: Cán bộ, đảng viên đã tuyên truyền Nhân dân tích cực chung tay xây dựng nông thôn mới, đã làm thay đổi bộ mặt làng quê. Năm 2020, với sự nỗ lực và quyết tâm của cán bộ và Nhân dân trong thôn nên đã hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM và đã được UBND huyện Thiệu Hóa công nhận thôn đạt chuẩn NTM. Phát huy những thành tựu đạt được cùng với sự đồng lòng của Nhân dân, năm 2021, bằng sự đóng góp tiền, ngày công lao động của Nhân dân trong thôn, cấp ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền vận động Nhân dân hiến đất mở rộng đường và làm mới được 286m đường bê tông và hệ thống mương bờ kè với tổng giá trị 530 triệu đồng.
Phát huy tính chủ động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm của đội ngũ cán bộ, cấp ủy thôn, khai thác các tiềm năng lợi thế của thôn, vận dụng linh hoạt các kế hoạch, biện pháp trong phong trào xây dựng nông thôn mới, năm 2021-2022, đã vận động Nhân dân hiến đất mở đường theo sự chỉ đạo của cấp trên, các hộ dân trong thôn đã hiến 583m2đất để mở rộng đường giao thông trong thôn, đóng góp 270 ngày công; năm 2022, tiếp tục huy động kinh phí để xây dựng các hệ thống qiao thông nông thôn, giao thông nội đồng bằng việc kêu gọi con em học tập công tác và xa quê ủng hộ kinh phí xây dựng giao thông nội đồng với chiều dài 481m bê tông hóa. Xây dựng hệ thống mương tưới 284m, đảm bảo cho việc tưới nước phục vụ cho sản xuất với tổng số tiền trên 01 tỷ đồng, góp phần quan trọng đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.
Phát huy thành tích, kết quả đã đạt được thời gian qua, cấp ủy, cán bộ thôn tiếp tục truyên truyền, vận động Nhân dân đóng góp nguồn lực để xây dựng quê hương ngày một đổi mới và khang trang hơn, phấn đấu hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu vào cuối năm 2023.
Trần Mạnh Hùng
BT chi bộ kiêm trưởng thôn
THÔNG TIN - TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM
HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ HUYỆN
CHUNG SỨC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trong thời gian qua, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, các cấp hội phụ nữ trong huyện đã nêu cao vai trò trách nhiệm, tuyên truyền, vận động chị em đóng góp nguồn lực, công sức tham gia tích cực, góp phần hoàn thành các mục tiêu về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.
Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Thiệu Hóa hiện có 168 chi hội với hơn 21.000 hội viên. Để phát huy tốt vai trò của hội viên, Hội LHPN huyện đã thực hiện nhiều giải pháp, đa dạng về hình thức và hướng mạnh về cơ sở. Nhận thức rõ vai trò của phụ nữ trong xây dựng NTM, Hội LHPN từ huyện đến cơ sở đã tích cực tích cực tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ tham gia xây dựng NTM thông qua lồng ghép với các phong trào do hội phát động như: “Cả nước chung tay xây dựng NTM”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới - Đô thị văn minh”, “5 không, 3 sạch”… Đồng thời chỉ đạo Hội phụ nữ cơ sở đăng ký với cấp ủy, chính quyền thực hiện có hiệu quả các hoạt động, phần việc của mình, đã tạo sự lan tỏa, khí thế sôi nổi xây dựng NTM trong cán bộ, hội viên, phụ nữ và các tầng lớp Nhân dân trong huyện.
Trong thời gian qua, Hội đã chủ động triển khai các nguồn lực để tổ chức nhiều hoạt động cụ thể thiết thực. Đã phát động phong trào: “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế”, “Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ”, tín chấp cho hội viên vay vốn phát triển sản xuất với lãi suất ưu đãi. Ngay từ đầu năm, các cấp Hội tổ chức rà soát danh sách hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch, đề ra các giải pháp giúp đỡ phụ nữ nghèo tiếp cận với các chương trình hỗ trợ. Đến nay, toàn huyện có hơn 9.000 hội viên phụ nữ được vay vốn phát triển kinh tế thông qua các chương trình phối hợp với Ngân hàng CSXH, Ngân hàng NN&PTNT, Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo, Chương trình khởi đầu mới, chương trình góp vốn quay vòng… với số tiền 467,790 tỷ đồng; Đặc biệt, thực hiện phong trào: “Làm theo Bác thực hành tiết kiệm, giúp nhau giảm nghèo bền vững”, các cấp Hội phụ nữ huyện Thiệu Hóa đã tích cực tuyên truyền, vận động hội viên tham gia vào các mô hình thực hành tiết kiệm, đến nay đã có 284 tổ tiết kiệm, với số tiền trên 10 tỷ đồng. Từ các nguồn vốn vay đã giúp cho chị em, nhất là chị em thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo có thêm điều kiện mở rộng sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập. Trong năm, Hội LHPN huyện đã phối hợp với Ủy ban Mặt trận tổ quốc huyện rà soát và lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ nhà MATT cho 04 gia đình hội viên có hoàn cảnh khó khăn, mỗi căn nhà trị giá 40.000.000 đồng; HPN huyện trao 2 nhà MÂTT cho hội viên khó khăn, mỗi căn nhà trị giá 20.000.000 đồng; thành lập và duy trì hoạt động của 26 CLB giảm nghèo… Năm 2021 bằng các nguồn vận động các cấp hội Hội đã trao 12 Bê vàng và bò sinh sản tổng trị giá 167.000.000 đồng cho hội viên phụ nữ nghèo của 7 xã giúp các chị có điều kiện sản xuất, vươn lên trong cuộc sống. Các hoạt động dạy nghề, giới thiệu việc làm cho phụ nữ được các cấp Hội LHPN trong huyện quan tâm, triển khai có hiệu quả. Trong năm qua, Hội LHPN huyện đã phối hợp mở 8 lớp dạy nghề tiểu thủ công nghiệp như mây giang xiên, đan hộp xuất khẩu, làm mi giả.., thu hút nhiều phụ nữ tham gia. Sau học nghề, các đơn vị tiếp tục duy trì tốt hoạt động mở rộng các lớp nghề và tạo việc làm giúp chị em có thu nhập hiệu quả từ 1.000.000 đồng - 3.000.000 đồng/ tháng, giúp hộ nghèo ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo…
Cùng với hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, các tiêu chí xây dựng NTM khác cũng được Hội LHPN huyện thực hiện bằng nhiều hoạt động, cách làm hay. Hội đã tăng cường vận động cán bộ, hội viên thực hiện có hiệu quả nội dung cuộc vận động: “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”. Đến nay, toàn huyện có 41.589/45.718 hộ đạt 8 tiêu chí cuộc vận động; 100% tổ chức cơ sở hội tham gia các phong trào tổng dọn vệ sinh môi trường “Ngày thứ 7 nông thôn mới”, chăm sóc đường hoa, trồng hoa thay thế cỏ dại; 25/25 xã, thị trấn xây dựng và duy trì mô hình: “Nói không với túi ni lông và sản phẩm nhựa dùng một lần”. Đã xây dựng và đưa vào hoạt động có hiệu quả 282 câu lạc bộ (CLB), như các CLB: “5 không, 3 sạch”, “Gia đình phát triển bền vững, nuôi dạy con tốt”, “Phụ nữ sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm an toàn”, “Gia đình hạnh phúc”, “Phụ nữ giảm nghèo” với 10.572 thành viên tham gia. Đặc biệt, CLB xây dựng gia đình hạnh phúc đã thu hút các thành viên trong gia đình cùng tham gia, đóng góp xây dựng quỹ giúp nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng tiến bộ. Các mô hình CLB thể thao, phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, văn hóa văn nghệ… hoạt động có hiệu quả, góp phần thực hiện tốt phong trào: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
Nhằm nâng cao và đạt tiêu chí BHYT, BHXH trên địa bàn huyện, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện đã ký kết chương trình phối hợp với BHXH huyện tuyên truyền, vận động người dân tham gia mua BHYT và BHXH tự nguyện từ hội viên phụ nữ thông qua 25 đại lý BHYT, BHXH do phụ nữ đảm nhận. Năm 2021, đã vận động hội viên phụ nữ mua 19.295 thẻ BHYT với tổng giá trị giá 9.207.106.000 đồng và 102 hợp đồng BHXH tự nguyện mới, góp phần nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT toàn dân.
Từ những việc làm cụ thể, thiết thực của phụ nữ huyện Thiệu Hóa trong tham gia phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc, gia đình phát triển bền vững, nuôi dạy con tốt, gia đình “5 không, 3 sạch”… đã đóng góp một phần quan trọng phấn đấu hoàn thành các tiêu chí huyện đạt chuẩn NTM.
Phát huy thành tích, kết quả đã đạt được, thời gian tới, các cấp hội phụ nữ trong huyện tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả các phong trào thi đua của Hội; tuyên truyền, vận động hội viên tích cực tham gia thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, gắn với chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, xây dựng gia đình ấm no, thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” gắn với Chương trình xây dựng NTM. Trong đó, trọng tâm là tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ tham gia bảo vệ môi trường, xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh, sáng, xanh, sạch, đẹp. Qua đó, hội viên, phụ nữ không chỉ thể hiện vai trò đối với địa phương nơi mình sinh sống mà còn góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Ban Biên tập
LỊCH SỬ - VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT
NHÀ THỜ HỌ VƯƠNG - DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG - NƠI THÀNH LẬP CHI BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN THIỆU HÓA
Ngày 3 tháng 2 năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại của cách mạng nước ta. Sự ra đời của Đảng đã tác động một cách sâu sắc, toàn diện và trực tiếp đến phong trào cách mạng của Nhân dân Thiệu Hóa.
Đầu tháng 6 năm 1930, đồng chí Nguyễn Doãn Chấp (ngườixãHoằng Giang,huyệnHoằng Hóa) là đảng viên cộng sản Đảng bộ tỉnh Hà Nam, được dông chí Lê Công Thanh, cán bộ của Xứ ủy Bắc Kỳ giao nhiệm vụ vào Thanh Hóa xây dựng cơ sở Đảng. Đồng chí Nguyễn Doãn Chấp đã về hoạt động ở Đông Sơn, Thiệu Hóa, Thọ Xuânvàbắt liên lạc với các đồng chí Vương Xuân Cát ở làng Phúc Lộc (nay là xã Thiệu Tiến) để trao đổi tình hình và bàn kế hoạch thành lập chi bộ Đảng Cộng sản ở Thiệu Hóa. Đồng chí Vương Xuân Cát đã chắp mối với các đồng chínguyên là hội viên Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, như: Hoàng Trọng Bìnhởlàng Ngô Xá Hạ (nay thuộc xã MinhTâm), Lê Xuân Mạc ở làng Phúc Lộc (nay là Thiệu Tiến), Ngô Ngọc Toảnởlàng Yên Lộ (nay là xã Thiệu Vũ). Sau một thời gian gấp rút chuẩn bị, đẩy mạnh tuyên truyền, bồi dưỡng và thử thách, với tư cách là đại diện của Xứ ủy Bắc Kỳ, đồng chí Nguyễn Doãn Chấp đã kết nạp các đồng chí: Vương Xuân Cát, Ngô Ngọc Toản, Hoàng Trọng Bình, Lê Xuân Mạc vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngày 10 tháng 7 năm 1930,dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Doãn Chấp, Hội nghị thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam của Thiệu Hóa được tiến hành tạiNhà thờ Họ Vương,làng Phúc Lộc, xã Thiệu Tiến.Dự Hội nghị có các đồng chí Nguyễn Doãn Chấp (đại diện Xứ ủy Bắc Kỳ), Vương Xuân Cát, Ngô Ngọc Toản, Hoàng Trọng Bình, Lê Xuân Mạc. Hội nghị đã bầu đồng chí Vương Xuân Cát làm Bí thư chi bộ. Cũng tại Hội nghị này, đồng chí Nguyễn Doãn Chấp chỉ đạo chi bộ Đảng đề ra phương hướng, nội dung hoạt động, trước mắt là: Dựa vào các tổ chức quần chúng của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên để tuyên truyền, giáo dục, giác ngộ quần chúng; đẩy mạnh phong trào cách mạng, thành lập Nông hội đỏ; bồi dưỡng và phát triển đảng viên... Theo phương hướng, nội dung trên, Chi bộ vạch kế hoạch hoạt động cụ thể, phân công từng đồng chí chịu trách nhiệm ở từng vùng để hướng dẫn quần chúng đấu tranh và củng cố tổ chức cơ sở.
Sự ra đời của chi bộ Đảng đầu tiên tại Thiệu Hóa có ý nghĩa sâu sắc, đánh dấu một bước ngoặt căn bản của phong trào đấu tranh cách mạng ở Thiệu Hóa: Chấm dứt thời kỳ phân tán lực lượng cách mạng, gọt bỏ những tư tưởng cải lương, thỏa hiệp, khẳng định sự thắng thế tuyệt đối của tư tưởng cách mạng vô sảnởđịaphương. Từ đây, phong trào đấu tranh của các tầnglớp Nhân dânThiệu Hóa nằm dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản. Sự ra đời của Chi bộ không chỉ đánh dấu sự chuyển mình phát triển giai đoạn mới của phong trào cách mạng ởđịa phương mà còn có đóng góp quan trọngvào sựpháttriển của phong trào toàn tỉnh, đặc biệt làsự ra đời của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa vào ngày 29 tháng 7 năm 1930.
Nhà thờ Họ Vương được Sở Văn hóa và Thông tin (nay là Sở VHTT&DL) xếp hạng di tích cách mạng cấp tỉnh tại Quyết định số 230/VHQĐ ngày 8/7/1995. Được sự quan tâm lãnh đạo của Tỉnh ủy, năm 2012, Di tích Lịch sử cách mạng Nhà thờ Họ Vương đã được mở rộng khuôn viên, đầu tư, nâng cấp, tôn tạo để xứng đáng là nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của đảng bộ huyện, là niềm tự hào của cán bộ, Nhân dân trong huyện, nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho hôm nay và các thế hệ mai sau.
Ban Biên tập
NGHĨ VỀ BÁO CHÍ
Nhờ có báo chí hằng ngày
Nhiều người mới biết dở, hay ở đời
Báo gom tri thức muôn nơi
Giúp ngồi một chỗ vẫn khơi sáng lòng
Thể thao, khoa học thỏa mong
Phim, Hài, Múa, Nhạc… ấm lòng sớm hôm.
Báo nêu tiêu cực nổi cồn
Vạch mặt côn đồ, trộm cướp, hàng gian
Phanh phui tham nhũng, Quan tham
Giúp nghiêm phép nước, bình an đất trời.
Báo làm cầu nối muôn nơi
Người lạc khắp trời tìm được thân nhân
Lá lành đùm rách thêm gần
Oan trái dân cần Nhà nước kịp nghe.
Ngày ngày Báo lắm người mê
Bởi nhiều Nhà báo có nghề, có tâm
Họ như ong Mật chuyên cần
Chắt chiu gom ngọt cho dân mạnh giàu
Họ như những chú chim Sâu
Năng đi tìm kiếm “bọ, sâu đen đầu”
Họ luôn là những nhịp cầu
Nối dân với Đảng, nghèo giàu kết Sam
Nhân Ngày Báo chí Việt Nam*
Xin dâng Nhà báo muôn vàn lời ca.
Nguyễn Đình Hưng
BTNB51.jpg

BẢN TIN NỘI BỘ THÁNG 5 NĂM 2023

Đăng lúc: 14/06/2023 (GMT+7)
100%

btnb5.jpg
HƯỚNG DẪN - CHỈ ĐẠO
“TRÍCH” KẾ HOẠCH SỐ 129-KH/HU NGÀY 22/02/2023 CỦA BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN ỦY VỀ “TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ HẰNG NĂM VỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH, GIAI ĐOẠN 2023-2025”
-----
Thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Kế hoạch số 109-KH/TU, ngày 16/02/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về triển khai thực hiện chuyên đề hằng năm về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, giai đoạn 2023-2025; Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành Kế hoạch số 129-KH/HU ngày 22/02/2023, nội dung như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
- Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị Khóa XII có hiệu quả; xây dựng nội dung chuyên đề hằng năm theo tinh thần chỉ đạo của Kế hoạch số 58-KH/HU, ngày 01/11/2021 của Ban Thường vụ Huyện ủy về thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị.
- Làm cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và Nhân dân nhận thức sâu sắc về trách nhiệm, nghĩa vụ trong tu dưỡng, rèn luyện, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; xây dựng, phát triển cơ quan, đơn vị, địa phương trong sạch, vững mạnh toàn diện, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX và nghị quyết đại hội đảng các cấp, nhiệm kỳ 2020-2025.
2. Yêu cầu:
Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, xây dựng kế hoạch học tập chuyên đề hằng năm phải trên cơ sở cụ thể hóa và làm sâu sắc thêm nội dung chuyên đề toàn khóa về“Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” gắn với thực hiện Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XIII) về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương, cơ sở, nhằm tạo sự lan tỏa sâu rộng việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong toàn đảng bộ.
II. NỘI DUNG HỌC TẬP VÀ HÌNH THỨC THỰC HIỆN
1.Nội dung học tập các chuyên đề
1.1.Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về “Phát huy ý chí tự lực, tự cường, khát vọng xây dựng và phát triển Thanh Hóa đến năm 2025 trở thành một cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc, đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại”(Chuyên đề xuyên suốt toàn khóa cũng là chuyên đề năm 2022).
1.2.Năm 2023: “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người trong sự nghiệp cách mạng, góp phần xây dựng tỉnh Thanh Hóa giàu đẹp, văn minh”.
1.3.Năm 2024: “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ; không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”.
1.4.Năm 2025: “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh”.
2.Hình thức thực hiện:
a.Tổ chức triển khai nội dung chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh:
-Cấp huyện: Thực hiện trong quý II hằng năm.
- Cấp cơ sở: Thực hiện trong quý III hằng năm.
b.Tchức học tập, thảo luận về nội dung chuyên đề trong sinh hoạt chi bộ, đoàn thể và tại các cơ quan, đơn vị:
-Trên cơ sở tài liệu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh do Ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn và phát hành; tài liệu học tập những Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người lần đầu tiên về thăm Thanh Hóa; chuyên đề toàn khóa Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và chuyên đề hằng năm do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy biên soạn; các cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, đơn vị chuẩn bị nội dung học tập, thảo luận, liên hệ biện pháp thực hiện "làm theo" của cán bộ, đảng viên và tập thể.
- Thời gian thực hiện: Hằng quý trong năm.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1.Ban Tuyên giáo Huyện ủy chủ trì tham mưu xây dựng và tổ chức học tập chuyên đề hằng năm của huyện; ban hành hướng dẫn học tập chuyên đề; tổ chức bồi dưỡng báo cáo viên, chỉ đạo hoạt động tuyên truyền miệng giới thiệu về chuyên đề. Cuối năm báo cáo kết quả thực hiện với Ban Thường vụ Huyện ủy và Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
2.UBND huyện chỉ đạo xây dựng kế hoạch tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị số 27/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong khối các cơ quan chính quyền, Chỉ thị số 29/CT-UBND của UBND tỉnh Thanh Hóa vềtăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính trong công tác quản lý Nhà nước của các cấp, các ngành trên địa bàn, kết hợp với triển khai, thực hiện cải cách hành chính, các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; kết hợp với đợt phát động và tổng kết phong trào thi đua.
- Chỉ đạo rà soát, sửa đổi các quy định, quy chế liên quan đến văn hóa công vụ; tiếp tục hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các quy định về văn hóa công vụ của cơ quan, tổ chức, đẩy mạnh phong trào thi đua “cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở”, góp phần xây dựng môi trường văn hóa công sở lành mạnh, dân chủ, đoàn kết, nhân văn.
3.Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội xây dựng kế hoạch học tập chuyên đề toàn khóa, hằng năm; kế hoạch tuyên truyền đến đoàn viên, hội viên tích cực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh gắn với xây dựng đời sống văn hóa ở địa phương, cơ quan, đơn vị, giai đoạn 2023-2025. Hằng năm, xây dựng kế hoạch giám sát đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên.
4.Các tổ chức cơ sở đảng tổ chức tốt việc triển khai, thực hiện các nội dung Chuyên đề hằng năm. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện, đánh giá việc thực hiện chuyên đề hằng năm gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của các cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng.
Ban Biên tập
TIN TỨC- SỰ KIỆN NỔI BẬT
TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI, CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ THÁNG 5 NĂM 2023
1. Tình hình kinh tế - xã hội:
- Sản xuất nông nghiệp: Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn Nhân dân chăm sóc và thu hoạch cây trồng vụ Chiêm xuân; đến ngày 20/5/2023, toàn huyện thu hoạch được 2.838ha, dự kiến năng suất đạt từ 70-72 tạ/ha; chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện tổ chức sản xuất vụ thu mùa năm 2023; tập trung chuyển đổi cơ cấu các loại giống mới có chất lượng, năng suất và hiệu quả cao gắn với đẩy mạnh liên kết sản xuất. Chỉ đạo kiểm tra, đánh giá các công trình phòng chống thiên tai, công tác chuẩn bị vật tư PCLB năm 2023, chuẩn bị các điều kiện tổ chức diễn tập PCTT năm 2023.
-Công tác xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh và sản phẩm OCOP:
Chỉ đạo tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, thôn NTM kiểu mẫu trên địa bàn huyện. Chỉ đạo các ngành thẩm định các tiêu chí thôn NTM kiểu mẫu tại 04 thôn; thẩm tra các tiêu chí xã NTM nâng cao cho xã: Thiệu Viên, Thiệu Phúc. Hướng dẫn 02 xã (Thiệu Nguyên, Thiệu Long) thực hiện duy trì các tiêu chí nâng cao và xây dựng tiêu chí nổi trội (tiêu chí chuyển đổi số) trong xây dựng xã NTM kiểu mẫu và các xã xây dựng NTM nâng cao năm 2023. Trong tháng đã vận động Nhân dân toàn huyện hiến hơn 2.054 m² đất làm đường giao thông và các công trình phục vụ cộng đồng, đưa tổng số diện tích đất Nhân dân đã hiến 5 tháng đầu năm 2023 là 13.828m2đạt 46,09% KH năm, tiêu biểu ở các xã: Thiệu Giao, Thiệu Lý, Thiệu Hợp, Thiệu Vận, Thiệu Duy. Nhân dân đóng góp 6.480 ngày công, 6,91 tỷ đồng để xây dựng các công trình công cộng, chỉnh trang cảnh quan môi trường; đổ bê tông 17,5km, trong đó trải nhựa Asphalt 6,6km; xây dựng 58,1km tường rào kiểu mẫu; lắp đặt 14,9km đường điện cao áp; trồng 9,7km đường hoa, cây xanh …
Tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc các xã, thị trấn ra quân, chấn chỉnh công tác quản lý trật tự vỉa hè các tuyến đường và xử lý triệt để vi phạm hành lang an toàn giao thông các tuyến đường: Quốc lộ 45, đường tỉnh 506B, 502, 515, 516C.
Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cấp huyện chấm đợt 1 năm 2023, công nhận 09 sản phẩm đủ điều kiện, nâng tổng số sản phẩm OCOP toàn huyện lên 22 sản phẩm (trong đó: 07 sản phẩm 4 sao và 15 sản phẩm 3 sao).
-Sản xuất công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại:Chỉ đạo hoàn thiện hồ sơ xin ý kiến các Sở 03 đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng, tỷ lệ 1/500 Khu dân cư, khu đô thị mới, gồm: Khu dân cư mới phía Tây Bắc Quốc lộ 45, thị trấn Thiệu Hóa; Quy hoạch chi tiết xây dựng, tỷ lệ 1/500 Khu dân cư Ngõ Ao, thôn Lạc Đô, xã Thiệu Vận; Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Điểm dân cư Đồng Bái, thôn Mật Thôn, xã Thiệu Phúc. Thẩm định cho 14 dự án đầu tư xây dựng do Ban QLDA và UBND các xã, thị trấn làm Chủ đầu tư; cấp 13 giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ cho nhân dân. Chỉ đạo tiếp tục triển khai các dự án đầu tư công năm 2023; đẩy nhanh tiến độ thực hiện đầu tư hạ tầng các Cụm công nghiệp: Hậu Hiền, Ngọc Vũ và Vạn Hà số 2; đẩy nhanh tiến độ thu hút nhà đầu tư thứ cấp vào Cụm công nghiệp Vạn Hà. Chỉ đạo tổ chức thành công Hội chợ trưng bày các sản phẩm đúc đồng truyền thống Trà Đông, sản phẩm OCOP và các sản phẩm chủ lực huyện Thiệu Hóa năm 2023, nhân dịp 701 năm, ngày mất Nhà sử học Lê Văn Hưu (23/3/1322 - 23/3/2023-ÂL).
-Hoạt động đầu tư, phát triển doanh nghiệp:Trong tháng 5, đã triển khai lựa chọn đơn tư vấn của 04 dự án; trình phê duyệt thẩm định 03 dự án; tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu trên hệ thống đấu thầu quốc gia dự án nâng cấp, sửa chữa và gia cố thượng hạ lưu đập Cổ Bầu, xã Thiệu Công, huyện Thiệu Hóa. Tập trung kiểm soát hồ sơ và yêu cầu tư vấn thiết kế đẩy nhanh tiến độ thiết kế hoàn thiện hồ sơ trình thẩm định 05 dự án, đối với các dự án đang thi công, chuyển tiếp, đến nay cơ bản đã hoàn thành và chuẩn bị hoàn thiện bàn giao, như: Cải tạo, nâng cấp đường từ đường Kênh Nam đến đê tả sông Chu, xã Thiệu Phúc, huyện Thiệu Hóa; đập Khánh Hội, xã Thiệu Duy, huyện Thiệu Hóa; cầu Phú Điền qua sông Mậu Khê, xã Thiệu Duy, huyện Thiệu Hóa.
Trong tháng 5, đã thành lập mới 02 doanh nghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp 5 tháng đầu năm lên 19 doanh nghiệp, đạt 23,75% KH cả năm. Lũy kế 5 tháng đầu năm đã cấp 120 giấy Đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện.
-Công tác thu, chi ngân sách:Ước thu ngân sách tháng 5/2023 đạt 15,6 tỷ đồng; lũy kế 5 tháng là 108,7 tỷ đồng, đạt 12% dự toán huyện giao, 26% dự toán tỉnh giao. Chi ngân sách tháng 5/2023 ước thực hiện 123,8 tỷ đồng lũy kế 5 tháng 462,6 tỷ đồng, đạt 57% KH tỉnh giao, 30% KH huyện giao.
- Công tác quản lý tài nguyên, môi trường:Chuẩn bị các điều kiện và lựa chọn đơn vị đấu giá 62 lô đất, tổng diện tích 6.199,7 m2tại Khu đô thị phía Bắc thị trấn Thiệu Hóa (dọc đường từ Quốc lộ 45 đi thôn Đỉnh Tân, xã Thiệu Phú) và 23 lô đất tồn đọng với diện tích 2.714,55 m² tại xã Minh Tâm. Đã cấp được 59 Giấy chứng nhận QSDĐ trong đó diện tồn đọng luỹ kế 5 tháng là 86/265 giấy, đạt 32,5% KH.
- Giáo dục và đào tạo:Tập trung chỉ đạo các nhà trường trong huyện thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ theo kế hoạch của ngành; tổ chức giao lưu học sinh giỏi lớp 6, 7 tại các cụm, giao lưu câu lạc bộ học sinh lớp 4; bồi dưỡng và khảo sát chất lượng học sinh lớp 9 năm học 2022 - 2023, kết quả bình quân toàn huyện xếp thứ 4/27 huyện, thị, thành phố; thành lập Ban Chỉ đạo kỳ thi tuyển học sinh lớp 10 THPT năm học 2023 - 2024 và kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.
- Văn hóa thông tin, thể dục thể thao:Chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền các ngày lễ kỷ niệm lớn trong tháng, các nhiệm vụ chính trị của tỉnh, huyện như: Kỷ niệm 69 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2023), kỷ niệm 133 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặc biệt các hoạt động văn hóa, văn nghệ, hội chợ các sản phẩm đúc đồng truyền thống Trà Đông, sản phẩm OCOP và các sản phẩm chủ lực huyện Thiệu Hóa, nhân 701 năm ngày mất Nhà sử học Lê Văn Hưu. Chỉ đạo hoàn thành công tác phục chế tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh, rước đặt tại di tích lịch sử cách mạng Trụ sở làm việc của Tỉnh ủy Thanh Hóa thời kỳ 1967 - 1973 tại xã Thiệu Viên.
-Lao động - TBXH: Chỉ đạo ban hành và triển khai kế hoạch tổ chức Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2023; tổ chức trao quà cho hội viên là người khuyết tật số tiền 10 triệu đồng. Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn, trường học triển khai thực hiện các biện pháp trong công tác phòng chống tai nạn thương tích, đặc biệt là tai nạn đuối nước ở trẻ em. Tỷ lệ người dân tham gia BHYT đến hết tháng 5/2023 ước đạt 90,03%.
- Y tế:Tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 và các bệnh trên người, như: cúm, sởi, sốt xuất huyết; trong tháng toàn huyện có 103 ca nhiễm Covid-19, trong đó: 41 ca đang điều trị tại các cơ sở y tế, 62 ca điều trị tại nhà, không có ca tử vong.
2. Tình hình Quốc phòng - An ninh, Nội chính:Tiếp tục chỉ đạo huấn luyện lực lượng dân quân cơ động các xã, thị trấn và Tự vệ các cơ quan đơn vị. Phối hợp với Bộ chỉ huy quân sự tỉnh tổ chức tập huấn công tác Phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023.
Công an huyện đã tiến hành tổng kiểm tra, kiểm soát học sinh tại các trường THPT, trung tâm GDTX - GDNN và các trường học trên địa bàn huyện về tàng trữ, sử dụng vật cấm, hung khí trong trường học; xử phạt VPHC 05 vụ, 23 đối tượng; xử phạt 05 cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT; tuần tra, xử lý 112 trường hợp vi phạm ATGT, tạm giữ 46 phương tiện, tước GPLX 29 trường hợp, cấp biển kiểm soát 170 phương tiện giao thông; kiểm tra PCCC 29 lượt cơ sở, xử lý vi phạm 02 cơ sở; tổng số tiền xử phạt VPHC trong tháng là 227 triệu đồng.
Các cơ quan khối nội chính đã phối hợp triển khai các hoạt động trên lĩnh vực tư pháp, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án dân sự bảo đảm đúng các quy định của pháp luật.
3.Công tác xây dựng Đảng,chính quyền, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội
-Công tác giáo dục chính trị tư tưởng: Đẩy mạnh tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội, gắn với tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, sự kiện quan trọng, ngày lễ lớn của đất nước, của tỉnh, của huyện; tuyên truyền và tổ chức Lễ dâng hương, dâng hoa kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 19/5/2023) tại di tích Trụ sở làm việc của cơ quan Tỉnh ủy thời kỳ (1967 - 1973) tại xã Thiệu Viên; tuyên truyền các hoạt động nhân dịp 701 năm ngày mất nhà sử học Lê Văn Hưu. Tiếp tục phối hợp tổ chức đợt học thứ 3 lớp Trung cấp Lý luận Chính trị tại huyện Thiệu Hóa theo kế hoạch. Phối hợp đơn vị chức năng để sưu tầm, biên soạn Lịch sử đảng bộ huyện 1930 - 2020. Tổ chức thành công tổ chức đăng cai thao giảng giảng viên lý luận chính trị năm 2023 cụm 2 của tỉnh gồm 5 huyện tại Trung tâm Chính trị Thiệu Hóa.
-Công tác tổ chức,cán bộ:Ban Thường vụ Huyện ủy thống nhất bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, và giới thiệu ứng cử đối với các chức danh thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý là 14 đồng chí; tham mưu chỉ định bổ sung 02 đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, nhiệm kỳ 2020-2025; thực hiện quy trình nhân sự bổ sung Phó Chủ tịch UBND huyện; phê duyệt bổ sung quy hoạch cán bộ cho Chi bộ Viện Kiểm sát huyện. Ban hành Quy chế làm việc mẫu của Ban Chấp hành đảng bộ xã, thị trấn, nhiệm kỳ 2020-2025. Tổ chức kết nạp mới cho 87 đảng viên; chấp nhận đơn và xóa tên 11 đảng viên.
- Công tác kiểm tra, giám sát:Lãnh đạo, chỉ đạo UBKT Huyện ủy giám sát thường xuyên theo quy định của Điều lệ Đảng và nhiệm vụ kiểm tra do cấp ủy giao. Thực hiện giám sát chuyên đề việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra và chương trình kiểm tra, giám sát của cấp ủy và Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy tại 6 đơn vị. Làm việc với Đoàn khảo sát số 01 của Ban Chỉ đạo Trung ương về xây dựng Đề án tổng kết Chỉ thị số 33-CT/TW, ngày 03/01/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản. Xét thi hành kỷ 01 đảng viên vi phạm pháp luật; đã thi hành kỷ luật 01 đồng chí; hình thức kỷ luật: Khai trừ Đảng 01 đồng chí.
- Công tác Dân vận:Triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào vận động Nhân dân tham gia hiến đất, đóng góp nâng cấp mở rộng đường giao thông nông thôn theo hướng hiện đại, văn minh trên địa bàn huyện. Phối hợp nắm chắc tình hình tôn giáo, đời sống Nhân dân, người lao động, tham mưu để giải quyết các vấn đề phát sinh ở cơ sở. Tổ chức giám sát việc thực hiện chủ trương của Ban Thường vụ về đẩy mạnh phong trào hiến đất mở rộng đường giao thông nông thôn, đô thị; về vận động xây dựng sân chơi thiếu nhi, lắp đặt các dụng cụ thể thao, vận động thể chất ngoài trời và Đề án “Mô hình phụ nữ tham gia phân loại rác thải tại hộ gia đình trên địa bàn huyện Thiệu Hóa, giai đoạn 2022-2025” đối với các đơn vị.
- Hoạt động của HĐND - UBND huyện:HĐND huyện tổ chức thành công kỳ họp thứ 16, kỳ họp chuyên đề. Xây dựng phương án giải quyết đối với cán bộ, công chức, viên chức chưa đạt chuẩn. Quan tâm chăm lo đời sống Nhân dân, chỉ đạo công tác phòng chống lụt bão, chăm sóc và thu hoạch cây trồng vụ Chiêm xuân; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình, dự án trọng điểm đang thi công. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, quan tâm đối thoại, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân.
-MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội:Thực hiện tốt Kết luận số 610-KL/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc các đoàn thể chính trị xã hội tỉnh Thanh Hóa; vận động Hội đồng hương Thanh Hóa tại TP HCM hỗ trợ kinh phí để xây dựng 16 căn nhà đại đoàn kết và trao kinh phí hỗ trợ 8 nhà ở cho hộ nghèo với số tiền 400 triệu đồng.Hội Liên hiệp Phụ nữtrong tháng đã trồng được gần 8,3 km đường hoa thay thế cỏ dại, vận động các hộ xây mới 326 hố, mua 1.103 thùng nhựa phân loại và xử lý rác thải;Hội Nông dânđã tổ chức thành công Đại hội đại biểu Hội Nông dân huyện Thiệu Hóa lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023-2028, tổ chức hội nghị truyền thông và kết nối tiêu thụ sản phẩm lúa gạo theo dự án “tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện môi trường”;Hội Cựu chiến binhtiếp tục vận động hội viên CCB và nhân dân hiến đất mở đường, xây tường rào mẫu; triển khai đôn đốc việc thực hiện mô hình “Ươm giống và trồng cây mắt ngọc, cây hoa, cây bóng mát” tại các tổ chức hội;Huyện đoànphối hợp với Hội Chữ Thập đỏ huyện chỉ đạo các Đoàn cơ sở vận động đoàn viên, thanh niên tham gia ngày hội hiến máu tình nguyện năm 2023; triển khai kế hoạch chiến dịch hè thanh niên tình nguyện năm 2023.Liên Đoàn lao độnghoàn thành chỉ đạo Đại hội Công đoàn cơ sở nhiệm kỳ 2023-2028, chuẩn bị tốt các điều kiện cho Đại hội công đoàn cấp huyện.
Ban Biên tập
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG,
ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂMSAI TRÁI THÙ ĐỊCH
PHÒNG, CHỐNG ÂM MƯUDIỄN BIẾN HÒA BÌNH
CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
Trong quá trình tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, cuộc đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa của Đảng luôn diễn ra trong bối cảnh phức tạp, khó khăn. Trong từng thời điểm cụ thể, các thế lực thù địch triệt để lợi dụng những khó khăn, vướng mắc, những vấn đề mới nảy sinh để tăng cường, quyết liệt chống phá ta bằng hàng loạt các luận điệu, thủ đoạn mới, tinh vi, xảo quyệt. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, khi Đảng và Nhà nước ta chủ động đấu tranh phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong Đảng và xã hội, các thế lực thù địch đã tìm mọi cách để bóp méo, bịa đặt với mục đích cản trở sự nghiệp cách mạng và công cuộc đổi mới; xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phá hoại Đảng và chế độ, làm tan rã mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với Nhân dân.
Hiện nay, môi trường mà các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đã, đang và sẽ tập trung chủ yếu là sử dụng internet, không gian mạng, chủ yếu là mạng xã hội để chống phá cách mạng nước ta. Thông qua việc thiết lập các website, blog để tổ chức truyền tải thông tin xấu, độc nhằm: 1) Phá hoại tư tưởng, đời sống văn hóa tinh thần của các tầng lớp nhân dân; 2) Gây nhiễu loạn thông tin, làm phức tạp về chính trị xã hội; 3) Làm suy giảm niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp. Chiêu bài chính chúng tập trung hướng vào là lợi dụng những sơ hở, thiếu sót trong quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội; khai thác thông tin từ những vụ việc tiêu cực xảy ra trong đời sống để xuyên tạc, thổi phồng; lấy hiện tượng quy kết thành bản chất; đăng tải thông tin thật,giả lẫn lộn, đưa ra cái gọi là “tài liệu chứng minh” để, xuyên tạc vai trò lãnh đạo, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; bịa đặt về bí mật theo kiểu hé lộ những “thâm cung bí sử” trong Đảng… Qua đó, tác động “dương Đông kích Tây” làm gia tăng các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ và kích động xã hội nảy sinh quan điểm tùy tiện, phản biện vô nguyên tắc, phản đối chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kêu gọi từ bỏ Đảng, chủ nghĩa Mác - Lênin; thúc đẩy lối sống thực dụng, thẩm thấu tư tưởng văn hóa ngoại lai vào đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân (nhất là thế hệ trẻ) làm phai nhạt lý tưởng cách mạng, băng hoại đạo đức xã hội...
Trước yêu cầu nhiệm vụ mới, công tác đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa chính là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, phải được triển khai tích cực, thường xuyên và lâu dài. Trong đấu tranh phải kiên quyết, linh hoạt, chủ động, kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống”, lấy “xây” làm chính. Từ đó, chú trọng một số vấn đề cụ thể là:
Một là,cấp ủy, lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành phải không ngừng nâng cao nhận thức trong cuộc đấu tranh này; phải xác định rõ, quá trình tổ chức đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” không phải thực hiện theo kiểu mệnh lệnh, cơ học, bắt ép cộng đồng phải nhận thức, suy nghĩ và hành động trên một khuôn mẫu chủ quan, duy ý chí, mà là quá trình định hướng tiếp nhận thông tin một cách khách quan, có chọn lọc theo tâm lý, nguyện vọng, nhu cầu, lợi ích thụ hưởng thông tin của nhân dân. Trên cơ sở ấy mới có thể quy tụ được lòng người, thống nhất cộng đồng trên cả hai bình diện nhận thức và hành động nhằm loại bỏ cái xấu, thúc đẩy phát triển cái tốt, cái đẹp, tạo sự lan tỏa trong xã hội. Cơ sở quan trọng nhất để tạo nên tư tưởng xã hội tốt chính là người dân được tiếp nhận thông tin nhanh nhất, phản ánh chân thực, khách quan nhất. Từ đó, thống nhất nhận thức làm cơ sở cho thống nhất ý chí và hành động.
Việc định hướng thông tin đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân phải được thực hiện thống nhất giữa mục tiêu đặt ra của hệ thống chính trị, của nhà lãnh đạo, quản lý các cấp với nhu cầu cần cung cấp thông tin chính thống của quần chúng nhân dân. Để bảo đảm được tính thống nhất này, liên quan đến các sự kiện chính trị, các vụ việc phức tạp, nhạy cảm nảy sinh trong đời sống xã hội, các cơ quan chức năng từ Trung ương đến địa phương theo phân cấp quản lý cần cung cấp thông tin kịp thời để định hướng xử lý, đề xuất phương án chỉ đạo và thực hiện một cách chủ động và khoa học. Cơ chế thực hiện công tác thông tin về những vấn đề phức tạp, nhạy cảm cần được xây dựng thành văn bản, quy định rõ ràng về trách nhiệm và quyền hạn của tập thể, cá nhân.
Hai là,trước những sự kiện chính trị, nhất là các vụ việc phức tạp, nhạy cảm tác động đến tư tưởng của đông đảo cán bộ, đảng viên và Nhân dân, các cơ quan thông tin, truyền thông cần khai thác thông tin từ cơ quan chức năng chịu trách nhiệm cung cấp, để thông tin, bình luận trung thực, khách quan, thu hút độc giả vào tầm ảnh hưởng của mình, góp phần định hướng, tạo sự thống nhất trong nhận thức, thái độ và phương pháp giải quyết vấn đề. Về bản chất, đó mới chính là trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan thông tin, truyền thông trước Đảng và Nhà nước, trước công chúng và lịch sử. Thực tiễn đã chứng minh, trước những vấn đề bức xúc về tư tưởng, dù độ phức tạp của sự việc đến đâu, nếu thực hiện công tác thông tin kịp thời, đúng đắn, làm tốt định hướng thông tin, thì sự việc sẽ được giải quyết một cách ổn thỏa, bức xúc trong xã hội sẽ được giải tỏa, nhất là không còn cơ hội để các thế lực thù địch, phản động lợi dụng xuyên tạc, bịa đặt chống phá.
Ba là,nâng cao trách nhiệm xã hội, trách nhiệm chính trị, trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ những người làm báo. Mọi trách nhiệm trên các phương diện này chỉ có thể được thực hiện khi báo chí thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, mang hơi thở chân thực của cuộc sống. Qua đó, thu hút được đông đảo người đọc, người nghe, người xem quan tâm.
Bốn là, xây dựng cơ chế, hình thức và nội dung phát ngôn của cơ quan chịu trách nhiệm trước những vấn đề phức tạp, nhạycảm. Nhân dân có nhu cầu được cung cấp thông tin về quan điểm của Đảng, Nhà nước trong việc giải quyết những vấn đề như vậy. Sự lên tiếng chính thức, kịp thời của cơ quan có trách nhiệm cũng thể hiện rõ trách nhiệm và năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy và chính quyền các cấp, các ngành trước mỗi vấn đề, sự kiện nảy sinh; đồng thời, nếu được thực hiện tốt sẽ là một biện pháp hiệu quả để định hướng dư luận, củng cố niềm tin, tạo sức đề kháng thúc đẩy phát triển và tiến bộ xã hội.
Công tác thông tin cần nhận diện, phát hiện và dự báo sớm một số vấn đề có thể gây bức xúc về tư tưởng và phải luôn đi trước, đi cùng trong quá trình giải quyết vụ việc. Cơ quan có trách nhiệm thực hiện công tác định hướng thông tin tuyên truyền các cấp cần được tham gia ngay từ khâu hoạch định chính sách, dự án đến quá trình triển khai thực hiện. Phải có sự vào cuộc tích cực của các cấp ủy, chính quyền, lãnh đạo ban tuyên giáo các cấp kịp thời bám sát thực tiễn, bảo đảm tính chính xác, có chiều sâu trí tuệ, phù hợp với lợi ích và nguyện vọng của nhân dân thì mới hạn chế tối đa những tác động của thông tin xấu, độc trên internet hiện nay.
Năm là,khắc phục sự yếu kém trong quản lý những nội dung thông tin trên mạng internetphản ánh phiến diện, suy diễn liên quan đến các vụ việc phức tạp, những bài viết thiếu tính chính xác, sai lệch bản chất về những vấn đề văn hóa, chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống. Tăng cường nâng cao chất lượng công tác kiểm soát, định hướng trong việc đưa thông tin chạy theo thị hiếu tầm thường, giật gân, câu khách của một số báo điện tử.
Cần nắm vững quyền chủ động trong công tác định hướng tư tưởng và dư luận xã hội trên không gian mạng, cụ thể là:
1. Chủ động thiết kế xây dựng chủ đề để dẫn dắt dư luận; việc lựa chọn chủ đề cần tăng tính tương tác, tạo sự gần gũi, sử dụng nhiều ngôn ngữ và hình thức được cư dân mạng ưa thích, thông tin một cách sinh động, cụ thể, gắn với cuộc sống, cần “phân loại” công chúng trên cộng đồng mạng để xác định, lựa chọn cách thức, phương pháp dẫn dắt chuẩn xác theo kiểu “mỗi cái chìa chỉ mở được một cái ổ khóa”.
2. Nắm vững quy luật truyền tải thông tin. Internet có quy luật riêng, chỉ khi nắm chắc quy luật, nghiên cứu chắc tâm lý của cư dân mạng, thích ứng với các kỹ thuật mới, ứng dụng mới trong vận dụng quy luật truyền tải trên mạng, thì công tác định hướng tư tưởng, dư luận trên mạng mới có kết quả. Việc truyền tải thông tin tuyên truyền dẫn dắt dư luận trên mạng không chỉ cần coi trọng nguồn gốc thông tin, mà còn phải coi trọng việc dẫn dắt và bảo vệ quá trình truyền tải, lưu thông thông tin.
3. Sự thống nhất thông tin trong truyền thông không phải là sự chắp nối đơn giản, mà là sự sắp xếp thống nhất trong hệ thống, giữa thông tin phản ánh trên báo chí, truyền hình và thông tin trên báo chí điện tử, trang tin điện tử... tạo thành chuỗi dòng chảy thông tin tích cực, lan tỏa nhanh trong cộng đồng, góp phần định hướng nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là thế hệ trẻ.
Ban Biên tập
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG,ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về việc thực hiện trách nhiệm nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên
Nêu gương vừa là phương thức lãnh đạo của Đảng, vừa là phương pháp giáo dục có sức thuyết phục tốt nhất, hiệu quả nhất. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Các dân tộc phương Đông đều giàu tình cảm, và đối với họ một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”; “nếu chúng ta làm gương mẫu và biết lãnh đạo thì bất cứ công việc gì khó khăn đến đâu cũng nhất định làm được”. Vì vậy, Người đặc biệt coi trọng trách nhiệm nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ được giao, đặc biệt là ở những thời điểm vô cùng khó khăn, đầy thử thách của sự nghiệp cách mạng. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi, phong phú của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn có ý thứcthực hành trách nhiệm nêu gương và đã trở thành tấm gương sáng ngời, có sức lan tỏa và truyền cảm hứng vô cùng mạnh mẽđể cán bộ, đảng viên và nhân dân ta học tập, noi theo.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội(Bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng định: “Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên”.
Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành nhiều chủ trương, quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; đồng thời, khẳng định nêu gương là trách nhiệm, bổn phận và là đạo lý của người cán bộ, đảng viên trước nhân dân. Sau khi các nghị quyết, quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên được ban hành, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp đã quán triệt sâu sắc và nghiêm túc thực hiện. Ý thức trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ cấp chiến lược, đã được nâng lên rõ rệt, tạo sự chuyển biến tích cực về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong công tác, ý thức tổ chức kỷ luật và đoàn kết nội bộ; góp phần hữu hiệu ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; phòng ngừa tham nhũng, lãng phí, quan liêu và mọi biểu hiện tiêu cực trong cơ quan, đơn vị và địa phương; góp phần củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước.
Một số vấn đề đặt ra và giải pháp nâng cao trách nhiệm nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên
Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận nêu trên, việc quán triệt, thực hiện các nghị quyết, quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên vẫn còn có những hạn chế nhất định. Một bộ phận cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ chủ chốt, quán triệt không nghiêm túc, nhận thức chưa thật đầy đủ, sâu sắc về vị trí, vai trò, yêu cầu và nội dung, biện pháp nêu gương, dẫn đến tình trạng chưa rõ trách nhiệm và nghĩa vụ nêu gương, chưa thật sự mẫu mực trong lời nói, việc làm, trong rèn luyện, tu dưỡng, giữ gìn phẩm chất, đạo đức, lối sống, tác phong công tác, sinh hoạt; còn có những biểu hiện “nói không đi đôi với làm”, “nói nhiều, làm ít”, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi, có hành vi tham nhũng, tiêu cực. Đặc biệt là, một số cán bộ cấp cao, cả đương chức và nghỉ hưu, có những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, vi phạm kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước rất nghiêm trọng, đến mức phải xử lý kỷ luật đảng, truy cứu trách nhiệm hình sự, gây dư luận bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Mỗi cán bộ, đảng viên cần nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm, thường xuyên tự giác tu dưỡng, rèn luyện, gương mẫu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với việc thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII, khóa XIII) về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; kiên quyết, chủ động đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; thực hiện tốt phương châm nêu gương “trên trước, dưới sau”, “trên làm gương mẫu mực, dưới tích cực làm theo”, “trong Đảng trước, ngoài Đảng sau”, đảng viên nêu gương trước quần chúng nhân dân.
Cán bộ chủ trì các cấp phải nêu gương trong lời nói và việc làm; ở bất cứ đâu, ở mọi thời điểm, phải luôn nhất quán giữa lời nói và hành động, phải phát ngôn đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Mỗi lời nói, bài viết phải thể hiện rõ sự mẫu mực về tính đảng, vì lợi ích chung của tập thể và nhân dân; đồng thời, thể hiện rõ niềm tin yêu, lòng trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân. Cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, cần phải luôn quan tâm, chăm lo đến lợi ích, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám nói, dám đột phá sáng tạo và dám đương đầu với khó khăn, thử thách; thực hiện nói đi đôi với làm; luôn tận tụy, tâm huyết với công việc; hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao; luôn là người đi đầu trong mọi hoạt động của cơ quan, địa phương, đơn vị.Đồng thời, phải kiên quyết đấu tranh, phê phán, khắc phục mọi biểu hiện thiếu gương mẫu, “nói không đi đôi với làm”, “nói nhiều, làm ít”, “nói một đằng, làm một nẻo”; phải có dũng khí vượt qua mọi cám dỗ, khó khăn, thử thách, để chiến thắng chính mình và giúp đỡ cấp dưới khi họ mắc sai lầm, khuyết điểm để ngày càng tiến bộ, trưởng thành; kiên quyết chống mọi biểu hiện tham nhũng, tiêu cực.
Để phát huy vai trò nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới, cần tập trung thực hiện tốt những giải pháp cơ bản sau:
Một là, vận dụng có hiệu quả tư tưởng Hồ Chí Minh, quán triệt và thực hiện nghiêm các nghị quyết, quy định của Đảng, của cấp ủy, tổ chức đảng về trách nhiệm nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp cần tự giác nêu gương, tích cực tự giác học tập, nắm vững tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ trương của Đảng về việc nêu gương của cán bộ, đảng viên;đặc biệt, cần tiếp tục “Thực hiện nghiêm các quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương, chức vụ càng cao càng phải gương mẫu, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương. Đảng viên tự giác nêu gương để khẳng định vị trí lãnh đạo, vai trò tiên phong, gương mẫu, tạo sự lan tỏa, thúc đẩy các phong trào cách mạng”.
Phát huy vai trò của các cơ quan chức năng, nhất là các cơ quan thông tấn, báo chí trong tuyên truyền, giáo dục, nhằm làm cho đội ngũ cán bộ, đảng viên nhận thức được một cách đầy đủ, sâu sắc về vai trò, ý nghĩa của trách nhiệm nêu gương. Tích cực nhân rộng những điển hình tiên tiến thành các phong trào hành động cách mạng sâu rộng, phong phú, phát huy vai trò nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong thực hiện mọi nhiệm vụ được giao.
Hai là, cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng thành các tiêu chí, quy định về nêu gương của cán bộ, đảng viên cho phù hợp với tình hình thực tiễn và chức trách, nhiệm vụ được giao.
Đây là cơ sở để mỗi cán bộ, đảng viên “tự soi”, “tự sửa”, phát huy vai trò nêu gương trong từng hoạt động cụ thể; đồng thời, là căn cứ để các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị và mọi cán bộ, đảng viên theo dõi, giúp đỡ và kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên trong thực hiện trách nhiệm nêu gương. Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị cần căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quyền hạn được giao, bám sát các chỉ thị, nghị quyết, quy định của Đảng về nêu gương và phát huy vai trò nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên; căn cứ vào tình hình thực tiễn đơn vị, chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ từng cấp để xây dựng các tiêu chí cụ thể về nêu gương trong lời nói, việc làm, trong tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ, để cán bộ, đảng viên xứng đáng là tấm gương sáng cho nhân dân học tập, noi theo.
Trong quá trình triển khai thực hiện, các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp, cần coi trọng công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết để kịp thời bổ sung, điều chỉnh các tiêu chí, quy định, bảo đảm thực hiện có hiệu quả trách nhiệm nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên; tránh cách làm phô trương, hình thức, chiếu lệ. Bản thân cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp phải thường xuyên bám sát các tiêu chí, quy định về nêu gương để “tự soi”, “tự sửa” từ lời nói, việc làm đến tự tu dưỡng, rèn luyện về mọi mặt; lấy chất lượng, hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ và sự tín nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân làm cơ sở để tiếp tục thực hiện tốt hơn trách nhiệm nêu gương.
Ba là, tiếp tục quán triệt, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với phát huy vai trò nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Phát huy vai trò nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên là sự thể hiện sinh động việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Do đó, các cấp ủy, tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ, đảng viên cần đẩy mạnh giáo dục và rèn luyện đạo đức cách mạng; thực hiện sâu rộng, có hiệu quả việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện các nhiệm vụ chính trị. Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị cần tiếp tục giáo dục, làm cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ chủ chốt các cấp, nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn những nội dung cơ bản và giá trị to lớn trong tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh; đồng thời, nhận thức rõ hơn vị trí, vai trò của việc thực hiện trách nhiệm nêu gương ở đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị tích cực phát động các phong trào thi đua, đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thấm sâu vào từng hoạt động thông qua lời nói và việc làm cụ thể từng tuần, từng tháng, từng quý; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, định kỳ sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, để đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành hoạt động thường xuyên, liên tục, có hiệu quả.
Bốn là, thường xuyên tự phê bình và phê bình, kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống” trong thực hiện trách nhiệm nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Một mặt, các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị phải đặc biệt coi trọng và có chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo thật chặt chẽ, sát sao, bảo đảm thực hiện có hiệu quả tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng gắn với thực hiện trách nhiệm nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Hằng tháng, hằng quý và hằng năm, các cấp ủy cần phải có nghị quyết lãnh đạo, chỉ đạo, xác định rõ mục tiêu, nội dung, biện pháp kiểm điểm việc tự phê bình và phê bình của đội ngũ cán bộ, đảng viên gắn với thực hiện trách nhiệm nêu gương. Ở đây, cần gắn kết chặt chẽ việc kiểm điểm, phân loại đảng viên, tổ chức đảng và nhận xét, đánh giá, quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ hằng năm với kiểm điểm tự phê bình, phê bình và trách nhiệm nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Mặt khác, các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên cần đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền, nhân rộng những tấm gương “người tốt, việc tốt”, những cách làm hay, những điển hình tiên tiến về thực hiện trách nhiệm nêu gương; đồng thời, phê phán mọi biểu hiện, hành vi thiếu gương mẫu trong lời nói, việc làm của cán bộ, đảng viên; kiên quyết đấu tranh phòng, chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Ban Biên tập
THÔN LẠC ĐÔ (THIỆU VẬN)
XÂY DỰNG THÔN NTM KIỂU MẪU
Thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị (khóa XIII) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị (khóa XII) về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; trong những năm qua, đảng bộ và Nhân dân xã Thiệu Vận nói chung, cán bộ và Nhân dân thôn Lạc đô nói riêng đã xây dựng và triển khai chương trình hành động học tập và làm theo Bác và đã đạt được nhiều kết quả rất phấn khởi trong quá trình xây dựng thôn nông thôn mới kiểu mẫu.
Thôn Lạc Đô xã Thiệu Vận cách trung tâm Huyện Thiệu Hóa 2km về phía Tây Nam; có tổng hộ dân cư là 245 hộ với 875 nhân khẩu; diện tích đất tự nhiên là 78,7ha; diện tích sản xuất nông nghiệp là 31,2ha, đất màu vùng bãi ven sông chu 11,8ha. Chi bộ Đảng có tổng số đảng viên là 40 đồng chí; thôn có 5 tổ chức đoàn thể chính trị hoạt động dưới sự lãnh chỉ đạo của cấp ủy chi bộ. Từ năm 2020 đến nay, thôn Lạc Đô luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã Thiệu Vận, cấp ủy chi bộ đã lãnh đạo, tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị được giao; hàng năm, luôn hoàn thành tốt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và xây dựng nông thôn mới; kết quả nổi bật trên một số lĩnh vực sau:
- Về phát triển kinh tế: là thôn luôn dẫn đầu trong xã về sản xuất, chăn nuôi, thôn luôn đạt chỉ tiêu giao về sản xuất vụ đông; có hai hộ chăn nuôi dê, cừu với tổng đàn 250 con mang lại hiệu quả kinh tế cao, có 15 lao động đáng đi xuất khẩu lao động tại các nước Hàn quốc, Nhật Bản và Đài Loan có thu nhập cao, đưa tổng giá trị thu nhập xã hội lên 51,6 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người năm 2022 đạt 58,9 triệu đồng.
- Về văn hóa xã hội: Có nhiều khởi sắc, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT được cán bộ, Nhân dân quan tâm; thôn có nhà văn hóa đảm bảo diện tích theo quy định. Do làm tốt công tác tuyên truyền vận động nên Nhân dân đã xã hội hóa để mua sắm đầy đủ cơ sở vật chất, lắp các dụng cụ thể thao ngoài trời đảm bảo cho các hoạt động của thôn. Thôn có tổ thu gom rác thải và thường xuyên làm tốt công tác VSMT nên khu dân cư luôn sạch đẹp. Công tác khuyến học, khuyến tài luôn được quan tâm, hàng năm luôn vận động xã hội hóa được từ 10-15 triệu đồng để khuyến khích động viên các cháu có thành tích cao trong học tập. Công tác an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo luôn được chú trọng, hiện nay thôn còn 02 hộ nghèo và 6 hộ cận nghèo.
- Công tác quốc phòng, an ninh: Là thôn luôn ổn định về tình hình an ninh trật tự; làm tốt công tác vận động thanh niên trong độ tuổi sẵn sàng khám tuyển và nhập ngũ, hàng năm luôn có từ 2 đến 3 thanh niên lên đường nhập ngũ, hoàn thành chỉ tiêu được giao.
- Phong trào xây dựng nông thôn mới: Cán bộ, đảng viên đã tuyên truyền Nhân dân tích cực chung tay xây dựng nông thôn mới, đã làm thay đổi bộ mặt làng quê. Năm 2020, với sự nỗ lực và quyết tâm của cán bộ và Nhân dân trong thôn nên đã hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM và đã được UBND huyện Thiệu Hóa công nhận thôn đạt chuẩn NTM. Phát huy những thành tựu đạt được cùng với sự đồng lòng của Nhân dân, năm 2021, bằng sự đóng góp tiền, ngày công lao động của Nhân dân trong thôn, cấp ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền vận động Nhân dân hiến đất mở rộng đường và làm mới được 286m đường bê tông và hệ thống mương bờ kè với tổng giá trị 530 triệu đồng.
Phát huy tính chủ động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm của đội ngũ cán bộ, cấp ủy thôn, khai thác các tiềm năng lợi thế của thôn, vận dụng linh hoạt các kế hoạch, biện pháp trong phong trào xây dựng nông thôn mới, năm 2021-2022, đã vận động Nhân dân hiến đất mở đường theo sự chỉ đạo của cấp trên, các hộ dân trong thôn đã hiến 583m2đất để mở rộng đường giao thông trong thôn, đóng góp 270 ngày công; năm 2022, tiếp tục huy động kinh phí để xây dựng các hệ thống qiao thông nông thôn, giao thông nội đồng bằng việc kêu gọi con em học tập công tác và xa quê ủng hộ kinh phí xây dựng giao thông nội đồng với chiều dài 481m bê tông hóa. Xây dựng hệ thống mương tưới 284m, đảm bảo cho việc tưới nước phục vụ cho sản xuất với tổng số tiền trên 01 tỷ đồng, góp phần quan trọng đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.
Phát huy thành tích, kết quả đã đạt được thời gian qua, cấp ủy, cán bộ thôn tiếp tục truyên truyền, vận động Nhân dân đóng góp nguồn lực để xây dựng quê hương ngày một đổi mới và khang trang hơn, phấn đấu hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu vào cuối năm 2023.
Trần Mạnh Hùng
BT chi bộ kiêm trưởng thôn
THÔNG TIN - TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM
HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ HUYỆN
CHUNG SỨC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trong thời gian qua, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, các cấp hội phụ nữ trong huyện đã nêu cao vai trò trách nhiệm, tuyên truyền, vận động chị em đóng góp nguồn lực, công sức tham gia tích cực, góp phần hoàn thành các mục tiêu về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.
Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Thiệu Hóa hiện có 168 chi hội với hơn 21.000 hội viên. Để phát huy tốt vai trò của hội viên, Hội LHPN huyện đã thực hiện nhiều giải pháp, đa dạng về hình thức và hướng mạnh về cơ sở. Nhận thức rõ vai trò của phụ nữ trong xây dựng NTM, Hội LHPN từ huyện đến cơ sở đã tích cực tích cực tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ tham gia xây dựng NTM thông qua lồng ghép với các phong trào do hội phát động như: “Cả nước chung tay xây dựng NTM”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới - Đô thị văn minh”, “5 không, 3 sạch”… Đồng thời chỉ đạo Hội phụ nữ cơ sở đăng ký với cấp ủy, chính quyền thực hiện có hiệu quả các hoạt động, phần việc của mình, đã tạo sự lan tỏa, khí thế sôi nổi xây dựng NTM trong cán bộ, hội viên, phụ nữ và các tầng lớp Nhân dân trong huyện.
Trong thời gian qua, Hội đã chủ động triển khai các nguồn lực để tổ chức nhiều hoạt động cụ thể thiết thực. Đã phát động phong trào: “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế”, “Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ”, tín chấp cho hội viên vay vốn phát triển sản xuất với lãi suất ưu đãi. Ngay từ đầu năm, các cấp Hội tổ chức rà soát danh sách hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch, đề ra các giải pháp giúp đỡ phụ nữ nghèo tiếp cận với các chương trình hỗ trợ. Đến nay, toàn huyện có hơn 9.000 hội viên phụ nữ được vay vốn phát triển kinh tế thông qua các chương trình phối hợp với Ngân hàng CSXH, Ngân hàng NN&PTNT, Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo, Chương trình khởi đầu mới, chương trình góp vốn quay vòng… với số tiền 467,790 tỷ đồng; Đặc biệt, thực hiện phong trào: “Làm theo Bác thực hành tiết kiệm, giúp nhau giảm nghèo bền vững”, các cấp Hội phụ nữ huyện Thiệu Hóa đã tích cực tuyên truyền, vận động hội viên tham gia vào các mô hình thực hành tiết kiệm, đến nay đã có 284 tổ tiết kiệm, với số tiền trên 10 tỷ đồng. Từ các nguồn vốn vay đã giúp cho chị em, nhất là chị em thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo có thêm điều kiện mở rộng sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập. Trong năm, Hội LHPN huyện đã phối hợp với Ủy ban Mặt trận tổ quốc huyện rà soát và lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ nhà MATT cho 04 gia đình hội viên có hoàn cảnh khó khăn, mỗi căn nhà trị giá 40.000.000 đồng; HPN huyện trao 2 nhà MÂTT cho hội viên khó khăn, mỗi căn nhà trị giá 20.000.000 đồng; thành lập và duy trì hoạt động của 26 CLB giảm nghèo… Năm 2021 bằng các nguồn vận động các cấp hội Hội đã trao 12 Bê vàng và bò sinh sản tổng trị giá 167.000.000 đồng cho hội viên phụ nữ nghèo của 7 xã giúp các chị có điều kiện sản xuất, vươn lên trong cuộc sống. Các hoạt động dạy nghề, giới thiệu việc làm cho phụ nữ được các cấp Hội LHPN trong huyện quan tâm, triển khai có hiệu quả. Trong năm qua, Hội LHPN huyện đã phối hợp mở 8 lớp dạy nghề tiểu thủ công nghiệp như mây giang xiên, đan hộp xuất khẩu, làm mi giả.., thu hút nhiều phụ nữ tham gia. Sau học nghề, các đơn vị tiếp tục duy trì tốt hoạt động mở rộng các lớp nghề và tạo việc làm giúp chị em có thu nhập hiệu quả từ 1.000.000 đồng - 3.000.000 đồng/ tháng, giúp hộ nghèo ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo…
Cùng với hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, các tiêu chí xây dựng NTM khác cũng được Hội LHPN huyện thực hiện bằng nhiều hoạt động, cách làm hay. Hội đã tăng cường vận động cán bộ, hội viên thực hiện có hiệu quả nội dung cuộc vận động: “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”. Đến nay, toàn huyện có 41.589/45.718 hộ đạt 8 tiêu chí cuộc vận động; 100% tổ chức cơ sở hội tham gia các phong trào tổng dọn vệ sinh môi trường “Ngày thứ 7 nông thôn mới”, chăm sóc đường hoa, trồng hoa thay thế cỏ dại; 25/25 xã, thị trấn xây dựng và duy trì mô hình: “Nói không với túi ni lông và sản phẩm nhựa dùng một lần”. Đã xây dựng và đưa vào hoạt động có hiệu quả 282 câu lạc bộ (CLB), như các CLB: “5 không, 3 sạch”, “Gia đình phát triển bền vững, nuôi dạy con tốt”, “Phụ nữ sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm an toàn”, “Gia đình hạnh phúc”, “Phụ nữ giảm nghèo” với 10.572 thành viên tham gia. Đặc biệt, CLB xây dựng gia đình hạnh phúc đã thu hút các thành viên trong gia đình cùng tham gia, đóng góp xây dựng quỹ giúp nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng tiến bộ. Các mô hình CLB thể thao, phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, văn hóa văn nghệ… hoạt động có hiệu quả, góp phần thực hiện tốt phong trào: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
Nhằm nâng cao và đạt tiêu chí BHYT, BHXH trên địa bàn huyện, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện đã ký kết chương trình phối hợp với BHXH huyện tuyên truyền, vận động người dân tham gia mua BHYT và BHXH tự nguyện từ hội viên phụ nữ thông qua 25 đại lý BHYT, BHXH do phụ nữ đảm nhận. Năm 2021, đã vận động hội viên phụ nữ mua 19.295 thẻ BHYT với tổng giá trị giá 9.207.106.000 đồng và 102 hợp đồng BHXH tự nguyện mới, góp phần nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT toàn dân.
Từ những việc làm cụ thể, thiết thực của phụ nữ huyện Thiệu Hóa trong tham gia phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc, gia đình phát triển bền vững, nuôi dạy con tốt, gia đình “5 không, 3 sạch”… đã đóng góp một phần quan trọng phấn đấu hoàn thành các tiêu chí huyện đạt chuẩn NTM.
Phát huy thành tích, kết quả đã đạt được, thời gian tới, các cấp hội phụ nữ trong huyện tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả các phong trào thi đua của Hội; tuyên truyền, vận động hội viên tích cực tham gia thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, gắn với chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, xây dựng gia đình ấm no, thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” gắn với Chương trình xây dựng NTM. Trong đó, trọng tâm là tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ tham gia bảo vệ môi trường, xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh, sáng, xanh, sạch, đẹp. Qua đó, hội viên, phụ nữ không chỉ thể hiện vai trò đối với địa phương nơi mình sinh sống mà còn góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Ban Biên tập
LỊCH SỬ - VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT
NHÀ THỜ HỌ VƯƠNG - DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG - NƠI THÀNH LẬP CHI BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN THIỆU HÓA
Ngày 3 tháng 2 năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại của cách mạng nước ta. Sự ra đời của Đảng đã tác động một cách sâu sắc, toàn diện và trực tiếp đến phong trào cách mạng của Nhân dân Thiệu Hóa.
Đầu tháng 6 năm 1930, đồng chí Nguyễn Doãn Chấp (ngườixãHoằng Giang,huyệnHoằng Hóa) là đảng viên cộng sản Đảng bộ tỉnh Hà Nam, được dông chí Lê Công Thanh, cán bộ của Xứ ủy Bắc Kỳ giao nhiệm vụ vào Thanh Hóa xây dựng cơ sở Đảng. Đồng chí Nguyễn Doãn Chấp đã về hoạt động ở Đông Sơn, Thiệu Hóa, Thọ Xuânvàbắt liên lạc với các đồng chí Vương Xuân Cát ở làng Phúc Lộc (nay là xã Thiệu Tiến) để trao đổi tình hình và bàn kế hoạch thành lập chi bộ Đảng Cộng sản ở Thiệu Hóa. Đồng chí Vương Xuân Cát đã chắp mối với các đồng chínguyên là hội viên Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, như: Hoàng Trọng Bìnhởlàng Ngô Xá Hạ (nay thuộc xã MinhTâm), Lê Xuân Mạc ở làng Phúc Lộc (nay là Thiệu Tiến), Ngô Ngọc Toảnởlàng Yên Lộ (nay là xã Thiệu Vũ). Sau một thời gian gấp rút chuẩn bị, đẩy mạnh tuyên truyền, bồi dưỡng và thử thách, với tư cách là đại diện của Xứ ủy Bắc Kỳ, đồng chí Nguyễn Doãn Chấp đã kết nạp các đồng chí: Vương Xuân Cát, Ngô Ngọc Toản, Hoàng Trọng Bình, Lê Xuân Mạc vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngày 10 tháng 7 năm 1930,dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Doãn Chấp, Hội nghị thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam của Thiệu Hóa được tiến hành tạiNhà thờ Họ Vương,làng Phúc Lộc, xã Thiệu Tiến.Dự Hội nghị có các đồng chí Nguyễn Doãn Chấp (đại diện Xứ ủy Bắc Kỳ), Vương Xuân Cát, Ngô Ngọc Toản, Hoàng Trọng Bình, Lê Xuân Mạc. Hội nghị đã bầu đồng chí Vương Xuân Cát làm Bí thư chi bộ. Cũng tại Hội nghị này, đồng chí Nguyễn Doãn Chấp chỉ đạo chi bộ Đảng đề ra phương hướng, nội dung hoạt động, trước mắt là: Dựa vào các tổ chức quần chúng của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên để tuyên truyền, giáo dục, giác ngộ quần chúng; đẩy mạnh phong trào cách mạng, thành lập Nông hội đỏ; bồi dưỡng và phát triển đảng viên... Theo phương hướng, nội dung trên, Chi bộ vạch kế hoạch hoạt động cụ thể, phân công từng đồng chí chịu trách nhiệm ở từng vùng để hướng dẫn quần chúng đấu tranh và củng cố tổ chức cơ sở.
Sự ra đời của chi bộ Đảng đầu tiên tại Thiệu Hóa có ý nghĩa sâu sắc, đánh dấu một bước ngoặt căn bản của phong trào đấu tranh cách mạng ở Thiệu Hóa: Chấm dứt thời kỳ phân tán lực lượng cách mạng, gọt bỏ những tư tưởng cải lương, thỏa hiệp, khẳng định sự thắng thế tuyệt đối của tư tưởng cách mạng vô sảnởđịaphương. Từ đây, phong trào đấu tranh của các tầnglớp Nhân dânThiệu Hóa nằm dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản. Sự ra đời của Chi bộ không chỉ đánh dấu sự chuyển mình phát triển giai đoạn mới của phong trào cách mạng ởđịa phương mà còn có đóng góp quan trọngvào sựpháttriển của phong trào toàn tỉnh, đặc biệt làsự ra đời của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa vào ngày 29 tháng 7 năm 1930.
Nhà thờ Họ Vương được Sở Văn hóa và Thông tin (nay là Sở VHTT&DL) xếp hạng di tích cách mạng cấp tỉnh tại Quyết định số 230/VHQĐ ngày 8/7/1995. Được sự quan tâm lãnh đạo của Tỉnh ủy, năm 2012, Di tích Lịch sử cách mạng Nhà thờ Họ Vương đã được mở rộng khuôn viên, đầu tư, nâng cấp, tôn tạo để xứng đáng là nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của đảng bộ huyện, là niềm tự hào của cán bộ, Nhân dân trong huyện, nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho hôm nay và các thế hệ mai sau.
Ban Biên tập
NGHĨ VỀ BÁO CHÍ
Nhờ có báo chí hằng ngày
Nhiều người mới biết dở, hay ở đời
Báo gom tri thức muôn nơi
Giúp ngồi một chỗ vẫn khơi sáng lòng
Thể thao, khoa học thỏa mong
Phim, Hài, Múa, Nhạc… ấm lòng sớm hôm.
Báo nêu tiêu cực nổi cồn
Vạch mặt côn đồ, trộm cướp, hàng gian
Phanh phui tham nhũng, Quan tham
Giúp nghiêm phép nước, bình an đất trời.
Báo làm cầu nối muôn nơi
Người lạc khắp trời tìm được thân nhân
Lá lành đùm rách thêm gần
Oan trái dân cần Nhà nước kịp nghe.
Ngày ngày Báo lắm người mê
Bởi nhiều Nhà báo có nghề, có tâm
Họ như ong Mật chuyên cần
Chắt chiu gom ngọt cho dân mạnh giàu
Họ như những chú chim Sâu
Năng đi tìm kiếm “bọ, sâu đen đầu”
Họ luôn là những nhịp cầu
Nối dân với Đảng, nghèo giàu kết Sam
Nhân Ngày Báo chí Việt Nam*
Xin dâng Nhà báo muôn vàn lời ca.
Nguyễn Đình Hưng
BTNB51.jpg
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT