Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
202282

BẢN TIN NỘI BỘ THÁNG 7 NĂM 2023

Đăng lúc: 29/08/2023 (GMT+7)
100%

e73437c64b1d497dtrước.png
HƯỚNG DẪN - CHỈ ĐẠO
“TRÍCH” KẾT LUẬN SỐ 1110-KL/HU NGÀY 30/6/2023 CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ HUYỆN VỀ “ĐÁNH GIÁ SƠ KẾT GIỮA NHIỆM KỲ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN LẦN THỨ XX, NHIỆM KỲ 2020-2025”
Ngày 29/6/2023, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa XX đã tiến hành Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết Đại hội). Với tinh thần quyết tâm cao, nỗ lực lớn, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi toàn diện các mục tiêu Nghị quyết Đại hội, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện thống nhất kết luận:
I.Thông qua Báo cáo Sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020-2025 và Báo cáo kiểm điểm giữa nhiệm kỳ công tác của Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Huyện uỷ khóa XX, nhiệm kỳ 2020-2025. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện nhấn mạnh:
- Nửa nhiệm kỳ qua, nhiều khó khăn, thách thức tác động bất lợi đến quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội, song được sự giúp đỡ có hiệu quả của tỉnh, Đảng bộ và Nhân dân trong huyện đã đoàn kết, chủ động, quyết tâm cao, nỗ lực phấn đấu đạt kết quả toàn diện, nổi bật, thực hiện đạt và vượt15/27 chỉ tiêuvà có12/27 chỉ tiêuhoàn thành từ 50% trở lên so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội.
- Kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá; quy mô kinh tế tăng nhanh; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, đã có nhiều cách làm mới, sáng tạo, hiệu quả trên các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp; bài bản, rõ nét trong xây dựng các quy hoạch, thành lập các cụm công nghiệp và giải phóng mặt bằng, thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp, xây dựng hạ tầng. Tốc độ tăng giá trị sản xuất giai đoạn 2021-2023 ước đạt 6,27%. Sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, theo hướng sản xuất hàng hóa, quy mô lớn, công nghệ cao và đáp ứng yêu cầu của thị trường, tốc độ tăng trưởng đạt 4,19%. Sản xuất công nghiệp, xây dựng tăng trưởng 7,44%, là động lực cho tăng trưởng chung, một số công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm được triển khai khẩn trương, dần hoàn thành, tạo ra sức hấp dẫn mới trong thu hút đầu tư; công tác phát triển doanh nghiệp được quan tâm chú trọng. Tốc độ tăng giá trị sản xuất dịch vụ đạt 5,37%; các lĩnh vực thương mại, dịch vụ và tín dụng phát triển khá nhanh về quy mô, loại hình; chất lượng ngày càng tăng, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống Nhân dân. Huy động vốn đầu tư phát triển ước đạt 12.068 tỷ đồng, đạt 60,2% chỉ tiêu NQ. Thu ngân sách nhà nước ước đạt 2.296,6 tỷ đồng, gấp 2,32 lần dự toán tỉnh giao, vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội. Quy hoạch vùng huyện tầm nhìn đến năm 2045, Quy hoạch sử dụng đất huyện Thiệu Hóa thời kỳ 2021-2030 và các Quy hoạch đô thị quan trọng khác đã được phê duyệt. Văn hóa - xã hội chuyển biến tiến bộ, lan tỏa được truyền thống lịch sử, văn hóa tốt đẹp của đất và người Thiệu Hóa; các chính sách an sinh xã hội được thực hiện kịp thời, đúng quy định; thu nhập, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân ngày càng được nâng cao; dịch Covid-19 trên địa bàn huyện được kiểm soát tốt, tạo môi trường ổn định cho kinh tế - xã hội phát triển. Quốc phòng - an ninh được tăng cường vững chắc; tình hình an ninh chính trị, an ninh cơ sở, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị đạt được nhiều kết quả quan trọng: Nội bộ đoàn kết thống nhất, Nhân dân đồng thuận, tin tưởng, phấn khởi xây dựng Thiệu Hóa trở thành huyện nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; năng lực lãnh đạo của các cấp ủy đảng, đảng viên được nâng rõ rệt, theo hướng quyết liệt, cụ thể, thiết thực, hiệu quả và gắn với nhiệm vụ được giao; công tác chính trị tư tưởng có nhiều đổi mới; chất lượng, hiệu quả ngày càng được nâng lên, khơi dậy được tinh thần tự lực, tự cường của cán bộ, đảng viên và Nhân dân để vượt qua khó khăn, thử thách, xây dựng và phát triển Thiệu Hóa; công tác sắp xếp tổ chức, cán bộ được thực hiện khoa học, chặt chẽ, công tâm, khách quan, khơi dậy nhiệt huyết, phát huy năng lực sở trường cán bộ, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ; tích cực giải quyết cán bộ, công chức dôi dư; thực hiện mạnh mẽ luân chuyển cán bộ, bố trí 100% số xã, thị trấn có cán bộ chủ chốt không phải người địa phương; công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng được tăng cường, góp phần nâng cao uy tín của tổ chức Đảng và ổn định tình hình ở cơ sở; công tác dân vận được triển khai tích cực, góp phần tăng cường sự gắn bó mật thiết giữa cấp ủy, chính quyền với Nhân dân; công tác nội chính và phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực được chú trọng; công tác xây dựng, củng cố chính quyền được thực hiện thường xuyên; hiệu lực, hiệu quả hoạt động ngày càng được nâng lên; hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ngày càng đổi mới, thiết thực, hiệu quả.
- Năm 2021 và năm 2022, huyện hoàn thành và hoàn thành vượt mức 27/27 chỉ tiêu. Năm 2022, Đảng bộ huyện và Ban Thường vụ Huyện ủy là 01 trong 6 đơn vị được Ban Thường vụ Tỉnh ủy xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (6/31); Nhân dân và Cán bộ huyện Thiệu Hóa được tặng Cờ thi đua của UBND tỉnh vì đã có thành tích xuất sắc đẫn đầu phong trào thi đua yêu nước. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện từ đầu nhiệm kỳ đến nay còn có những khó khăn hạn chế, tồn tại nhất định như: Quy mô kinh tế vẫn còn nhỏ, số cơ sở sản xuất công nghiệp còn ít; trong nhiều năm chưa có thêm sản phẩm công nghiệp mới. Phong trào xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu, đô thị văn minh chưa đồng đều ở các địa phương; công tác quảng bá, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, các sản phẩm chủ lực chưa được quan tâm thường xuyên, đúng mức. Công tác chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng, triển khai thực hiện một số dự án đầu tư công, nhất là tiến độ chuẩn bị các mặt bằng khai thác quỹ đất còn chậm so với yêu cầu. Doanh nghiệp quy mô còn nhỏ và siêu nhỏ, sức cạnh tranh chưa cao, sử dụng lao động, đóng góp vào nguồn thu ngân sách trên địa bàn rất hạn chế. Quản lý, đấu tranh xử lý vi phạm trong khai thác cát có thời điểm chưa đáp ứng được yêu cầu. Nền nếp, kỷ cương trong giáo dục còn chưa được siết chặt. Công tác tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm còn nhiều khó khăn, hiệu quả chưa cao. Quản lý đảng viên đi làm ăn xa và chất lượng đảng viên ở nông thôn còn nhiều hạn chế. Hiệu lực, hiệu quả quản lý, chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp có việc, có thời điểm chưa cao. Hoạt động giám sát, phản biện xã hội của MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội cấp cơ sở chưa thường xuyên, chưa thực sự đổi mới, bắt nhịp với yêu cầu nhiệm vụ chung...
II.Với những kết quả đã được đánh giá tại Hội nghị sơ kết, để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX đã đề ra, các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể phải quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp, trong đó tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây:
1.Tiếp tục bám sát nhiệm vụ, giải pháp cụ thể mà Nghị quyết Đại hội đã đề ra, đồng thời gắn với các nhiệm vụ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX. Tập trung thực hiện đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các nhiệm vụ, giải pháp phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị hằng năm và cả nhiệm kỳ 2020-2025. Chú trọng khắc phục những hạn chế đã chỉ ra và triển khai thực hiện tốt những định hướng, giải pháp đã được bổ sung tại Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ, quyết tâm tổ chức thực hiện đạt được kết quả cao nhất.
2.Tập trung đổi mới toàn diện phương thức lãnh đạo của Đảng, theo tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 17/11/2022 tại Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, kịp thời nắm bắt diễn biến tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân; cảnh giác đấu tranh chống lại các luận điệu sai trái, chia rẽ của các thế lực thù địch, nhất là trên không gian mạng. Tập trung nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; quan tâm phát triển đảng viên. Tiếp tục đổi mới công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, điều động, luân chuyển cán bộ gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao nhằm tạo nguồn cho các nhiệm kỳ tiếp theo; tiếp tục thực hiện chủ trương bố trí Bí thư cấp ủy và Chủ tịch UBND cấp xã không phải người địa phương, phấn đấu đến năm 2025, hoàn thành 100% KH; thực hiện bố trí một số chức danh cán bộ, công chức cấp xã không phải là người địa phương; chú trọng sắp xếp, tinh gọn đội ngũ cán bộ và kiện toàn bộ máy. Rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ nhiệm kỳ, trên cơ sở đó đào tạo, bồi dưỡng để tạo nguồn cán bộ, chuẩn bị kỹ Phương án nhân sự cho Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030. Tiếp tục thực hiện tốt công khai, minh bạch, công bằng trong công tác cán bộ; kiên quyết không bố trí, sắp xếp cán bộ không có năng lực, phẩm chất đạo đức kém, tín nhiệm thấp tham gia cấp ủy khóa mới và phân công các chức vụ chủ chốt của các địa phương; kịp thời thay thế, điều chuyển cán bộ làm việc cầm chừng, năng lực hạn chế, né tránh công việc, chọn việc dễ, đùn đẩy việc khó, không gần dân, không sát dân. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, giữ gìn kỷ luật, kỷ cương trong Đảng, phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp.Đẩy mạnhthực hiện cóhiệu quả Nghị quyết số 04 khóa XII; Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa XIII gắn với Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị“về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, gắn với tự phê bình và phê bình với xây dựng, chỉnh đốn đảng. Làm tốt công tác dân vận của Đảng gắn với dân vận chính quyền, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, bảo đảm thực chất, hiệu quả.
3.Tập trung chỉ đạo, thực hiện tốt việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nhằm huy động nguồn lực ngoài nhà nước cho đầu tư hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo quy hoạch; chủ động giải quyết kịp thời, hiệu quả những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, giải quyết việc làm và thúc đẩy phát triển KTXH của huyện. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tạo chuyển biến mạnh hơn trong việc thực hiện các chương trình trọng tâm về phát triển nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới, khai thác lợi thế về đất đai tiếp tục khẳng định là một trong những huyện trọng điểm về sản xuất lương thực của tỉnh; tập trung tích tụ đất để sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất quy mô lớn, theo hướng hàng hóa; sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGap, sản phẩm sạch, chất lượng cao, gắn với tiêu thụ; kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp gắn với sản xuất, chế biến. Đẩy mạnh thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp gắn với phát triển đô thị và các khâu đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cơ bản đồng bộ, theo hướng hiện đại, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh và phát triển doanh nghiệp, tạo điều kiện để các làng nghề truyền thống công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp duy trì sản xuất và phát triển, thích ứng với yêu cầu của thị trường. Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn và hoàn thành giải ngân nguồn vốn đầu tư công. Thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng thu ngân sách, đáp ứng đủ nguồn lực cho đầu tư phát triển. Đẩy mạnh chuyển đổi số, gắn với quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên, khoáng sản, đất đai, quy hoạch, xây dựng và bảo vệ môi trường. Phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của huyện, phấn đấu là một trong những huyện đi đầu trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, đến năm 2025, huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 4 xã đạt chuẩn nông thôn kiểu mẫu trở lên; 12 xã đạt chuẩn NTM nâng cao trở lên; 60 thôn NTM kiểu mẫu; có 40 sản phẩm OCOP, trong đó có ít nhất 15 sản phẩm 4 sao và 1 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 5 sao; hoàn thành, bàn giao và đưa vào sử dụng một số dự án trọng điểm để chào mừng Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI và Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 như: Trung tâm Hành chính mới, Bệnh viện Đa khoa huyện Thiệu Hóa...
4.Quan tâm hơn nữa đến nhiệm vụ phát triển văn hóa, xã hội, hài hòa, ngang tầm với phát triển kinh tế; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả các Đề án, kế hoạch trong lĩnh vực văn hóa xã hội, gồm: Đề án củng cố, nâng cấp trường lớp học huyện Thiệu Hóa giai đoạn 2021-2025; Đề án xây dựng trường THCS thị trấn Vạn Hà thành trường trọng điểm chất lượng và Đề án phát triển du lịch huyện Thiệu Hóa giai đoạn 2022-2025; Đề án phát triển du lịch cộng đồng huyện Thiệu Hóa đến năm 2030... Phấn đấu đến năm 2025, 100% trường học đạt chuẩn quốc gia, 15 trường đạt chuẩn mức độ 2, 01 trường THPT đạt chuẩn mức độ 2; đôn đốc đẩy nhanh tiến độ để sớm hoàn thành đưa vào hoạt động Trường phổ thông liên cấp Nobel; tiếp tục kêu gọi xã hội hóa đầu tư các trường tư thục chất lượng cao, áp dụng phương pháp dạy học quốc tế; chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phấn đấu duy trì trong nhóm 5 địa phương dẫn đầu của tỉnh về thành tích thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia. Duy trì tổ chức Lễ hội Đền thờ Lê Văn Hưu, gắn với tổ chức các hoạt động xúc tiến quảng bá sản phẩm đúc đồng Trà Đông, các sản phẩm OCOP, sản phẩm chủ lực; quan tâm quy hoạch, đầu tư tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, di tích lịch sử cách mạng. Phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, các nhà nghiên cứu để đề xuất xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận Lê Văn Hưu là Danh nhân văn hóa thế giới. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội; không ngừng quan tâm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 85%; chuyển dịch mạnh lao động trong lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ có thu nhập cao hơn; phấn đấu đến hết nhiệm kỳ tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 0,5% và không còn hộ nghèo không có nhà ở hoặc ở nhà không bảo đảm quy định.
5.Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng trong quán triệt và triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về quốc phòng, an ninh. Chỉ đạo, thực hiện tốt các nhiệm vụ đảm bảo an ninh, quốc phòng và nhiệm vụ quân sự địa phương; tăng cường các hoạt động tuần tra, kiểm soát về an ninh trật tự; thường xuyên theo dõi, nắm chắc tình hình địa bàn, cơ sở, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống; quan tâm chỉ đạo, thực hiện tốt công tác tiếp công dân; chủ động rà soát, giải quyết kịp thời, dứt điểm các đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, không để vụ việc tồn đọng, kéo dài, diễn biến phức tạp. Huy động và phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong phòng ngừa tội phạm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường an toàn, ổn định để phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội. Phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ xã, thị trấn đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh trật tự đạt 85%. Tổ chức tốt cuộc diễn tập Khu vực phòng thủ huyện năm 2024, chỉ đạo diễn tập chiến đấu phòng thủ tại 6 xã còn lại trên địa bàn.
6.Nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành của chính quyền các cấp. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND, đại biểu HĐND; nâng cao chất lượng các kỳ họp, các hoạt động giám sát, tiếp xúc cử tri. Đẩy mạnh cải cách hành chính, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức về bản lĩnh chính trị, xây dựng đạo đức lối sống chuẩn mực cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành. Đẩy nhanh phát triển hạ tầng, ứng dụng công nghệ thông tin và thực hiện chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền thân thiện, vì Nhân dân phục vụ. Chỉ đạo xây dựng và triển khai phương án, đề án sắp xếp đơn vị hành chính trong giai đoạn 2023-2025 theo Kết luận số 48-KL/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị.
7.Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội theo hướng “gần dân, sát dân”, hướng trọng tâm vào địa bàn cơ sở. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ; thực hiện tốt công tác giám sát và phản biện xã hội, góp phần xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân tích cực thực hiện phong trào thi đua, cuộc vận động, nhất là các phong trào thi đua do Ban Thường vụ Huyện ủy lãnh đạo. Tập trung chỉ đạo tổ chức thành công Đại hội MTTQ Việt Nam huyện và cấp cơ sở, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Căn cứ Kết luận này, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy, Thường trực HĐND huyện, UBND huyện, Ủy ban MTTQ và các đoàn thể cấp huyện, các chi, đảng bộ trực thuộc huyện, các đơn vị, địa phương tổ chức triển khai thực hiện.
Ban Biên tập
TIN TỨC- SỰ KIỆN NỔI BẬT
TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI, CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNGVÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ THÁNG 7 NĂM 2023
1. Tình hình kinh tế - xã hội
Sản xuất nông nghiệp: Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác sản xuất vụ Mùa thu; toàn huyện đã gieo trồng được 8.650ha, đạt 99,4% so với kế hoạch, giảm 0,92% so với cùng kỳ, trong đó diện tích lúa 7.540ha, đạt 96,7% so với kế hoạch, giảm 3,35% so với cùng kỳ; cây ngô 280ha; đậu các loại 830ha. Chỉ đạo tổ chức thực hiện liên kết sản xuất vụ Thu mùa đạt 529ha với 12 doanh nghiệp trong và ngoài huyện; hướng dẫn các xã, thị trấn thực hiện đăng ký tích tụ tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao năm 2024 theo chính sách khuyến khích của tỉnh. Tổ chức kiểm tra công tác chuẩn bị vật tư và các điều kiện cần thiết phục vụ công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và tổ chức diễn tập tại các xã, thị trấn trên địa bàn năm 2023.
Công tác xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh và sản phẩm OCOP: Phối hợp với các sở, ngành thẩm định các tiêu chí xã NTM nâng cao cho xã Thiệu Viên, Thiệu Phúc; đôn đốc các ngành khẩn trương thẩm tra hồ sơ cho xã Thiệu Chính, Thiệu Ngọc. Đã vận động Nhân dân toàn huyện hiến hơn 1.377m2đất làm đường giao thông và các công trình phục vụ cộng đồng, nâng tổng số diện tích đất Nhân dân đã hiến 7 tháng đầu năm 2023 lên 16.505m2đạt 55,02% KH năm.
Hướng dẫn các chủ thể chuẩn bị sản phẩm tham gia đợt đánh giá xếp hạng sản phẩm OCOP đợt 2 năm 2023, gồm: Giò lụa, xã Thiệu Lý; nước tương, tỏi đen, nước mắm của thị trấn Thiệu Hóa; 02 sản phẩm ngũ cốc Lạc của xã Thiệu Ngọc, để Hội đồng xếp hạng OCOP huyện sẽ chấm trong tháng 8/2023.
Sản xuất công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại: Chỉ đạo hoàn thiện hồ sơ xin ý kiến các sở, ngành 01 đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu dân cư, khu đô thị mới; phê duyệt 03 đồ án quy hoạch chi tiết gồm: Khu dân cư mới phía Tây Bắc Quốc lộ 45, thị trấn Thiệu Hóa; điều chỉnh quy hoạch chi tiết, Khu dân cư Đồng Cửa, thôn Liên Minh, xã Thiệu Giao; Điểm dân cư Đồng Nẫn, xã Thiệu Vũ. Trình UBND tỉnh phê duyệt đồ án quy hoạch đô thị Giang Quang (sau ý khi có kiến của Bộ Xây dựng). Đẩy nhanh tiến độ thực hiện đầu tư hạ tầng các Cụm công nghiệp: Hậu Hiền, Ngọc Vũ và Vạn Hà số 2.
Hoạt động đầu tư, phát triển doanh nghiệp: Tiếp tục triển khai và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công, nhất là dự án giao thông trọng điểm và các dự án xây dựng hạ tầng đấu giá quyền sử dụng đất ở. Làm việc với Tập đoàn Huali và Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng 36 để giải quyết các tồn tại, khó khăn, vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Tập trung đẩy nhanh tiến độ 23 dự án đang thi công, chuyển tiếp; trong tháng, đã triển khai lựa chọn đơn tư vấn của 03 dự án; trình phê duyệt thẩm định 03 dự án; tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu xây lắp 08 dự án; hoàn thiện hồ sơ thiết kế 04 dự án và chuẩn bị bàn giao các mặt bằng quy hoạch đấu giá đất đã cơ bản hoàn thiện… Tính đến 20/7/2023, đã thực hiện giải ngân vốn đầu tư công ngân sách tỉnh quản lý 131,19 tỷ đồng (đạt 69,5%). Vốn bổ sung có mục tiêu ngân sách huyện quản lý (23 dự án): Đã giải ngân 38,7 tỷ đồng (đạt 23,3% tổng số vốn). Vốn đầu tư công ngân sách huyện từ nguồn thu tiền sử dụng đất: Đã thực hiện giải ngân 210,77 tỷ đồng, đạt 52,2% số vốn giao chi tiết.
Trong tháng, thành lập mới 05 doanh nghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp 7 tháng đầu năm lên 31 doanh nghiệp, đạt 38,75% KH cả năm. Lũy kế 7 tháng đầu năm đã cấp 300 giấy Đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện.
Công tác thu, chi ngân sách: Ước thu ngân sách tháng 7/2023 đạt 14,4 tỷ đồng; lũy kế 7 tháng đạt 153,1 tỷ đồng đạt 16% DT huyện giao, đạt 37% DT tỉnh giao. Chi ngân sách tháng tháng 7/2023 ước thực hiện 38,1 tỷ đồng lũy kế 7 tháng 647,3 tỷ đồng, đạt 79% KH tỉnh giao, 57% KH huyện giao.
Công tác quản lý tài nguyên, môi trường: Chỉ đạo hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 huyện Thiệu Hóa, được UBND tỉnh phê duyệt; thông báo thu hồi đất 03 dự án; phê duyệt giá đất cụ thể 04 dự án; triển khai thu hồi đất và phê duyệt Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 08 dự án, tổng diện tích 19,35ha. Đặc biệt trong tháng 7/2023 với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, đã vận động Nhân dân bàn giao sớm mặt bằng phục vụ thi công cầu Xuân Quang, một số như án quan trọng mặc dù chưa có quyết định thu hồi đất và phương án bồi thường nhưng đã được nhân dân ủng hộ bàn giao đất trước, như: Cụm CN Hậu Hiền, Cụm CN Ngọc Vũ, đường Quốc lộ 45 cải dịch, Trung tâm y tế huyện.
Văn hóa thông tin, thể dục thể thao: Tập trung tuyên truyền kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh Liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2023); 93 năm ngày thành lập chi bộ Đảng đầu tiên tại huyện Thiệu Hóa (10/7/1930 - 10/7/2023), 93 năm ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (29/7/1930 - 29/7/2023); Kỳ họp thứ 18 HĐND huyện... Phối hợp đăng cai tổ chức thành công giải Bóng đã Nhi đồng Cúp Báo Thanh Hóa lần thứ II, năm 2023 tại huyện.
Giáo dục và Đào tạo: Tổ chức tốt kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2023 - 2024, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 an toàn, đúng quy chế.
Thực hiện chính sách an sinh xã hội: Tổ chức thăm hỏi tặng quà của Chủ tịch nước, quà của tỉnh, của huyện, xã với 11.050 xuất quà cho người có công và thân nhân, kinh phí trên 3,37 tỷ đồng, nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2023). Triển khai tháng hành động vì trẻ em năm 2023. Động viên, hỗ trợ 28 hộ đồng bào sinh sống trên sông đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện và ổn định cuộc sống. Công tác giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động và đào tạo nghề cho lao động nông thôn tiếp tục được quan tâm. Tỷ lệ người dân tham gia BHYT đến hết tháng 7/2023 ước đạt 91,04%.
Y tế: Tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm mùa hè như: sốt xuất huyết, cúm A, bệnh tay chân miệng, sốt phát ban, bệnh do vi rút Zika, tiêu chảy cấp ở người. Chỉ đạo các cơ sở y tế thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân. Công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm được tăng cường, đã thẩm tra các tiêu chí xã ATTP nâng cao xã Thiệu Vũ đề nghị UBND tỉnh tổ chức thẩm định công nhận xã đạt các tiêu chí ATTP nâng cao năm 2023.
2. Tình hình công tác quốc phòng - an ninh:
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện cơ bản ổn định. Duy trì tốt các nền nếp trực sẵn sàng chiến đấu, trực phòng không, trực chỉ huy, trực ban các cấp. Chỉ đạo tổ chức diễn tập chiến đấu trong khu vực phòng thủ cho 6 xã: Thiệu Phúc, Thiệu Long, Thiệu Phú, Thiệu Nguyên, Thiệu Giang, Thiệu Vũ đạt mục đích yêu cầu đề ra, sát tình hình thực tiễn của địa phương.
Lực lượng công an từ huyện đến cơ sở tổ chức thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ, giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, an ninh nội bộ, an ninh nông thôn, an ninh tôn giáo, tăng cường các biện pháp nghiệp vụ trên lĩnh vực an ninh thông tin, văn hóa, tư tưởng. Tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn tăng cường hướng dẫn cài đặt, kích hoạt định danh điện tử mức 1, mức 2. Trong tháng, Công an huyện đã tiếp nhận xử lý 02 vụ về ANTT, xử phạt VPHC 08 đối tượng; tuần tra, xử lý 113 trường hợp vi phạm ATGT, tạm giữ 40 phương tiện, tước GPLX 17 trường hợp, cấp biển kiểm soát 198 phương tiện giao thông; kiểm tra PCCC 15 lượt cơ sở, xử lý vi phạm 01 cơ sở; tổng số tiền xử phạt VPHC trong tháng là 226,6 triệu đồng.
Các cơ quan khối nội chính: Công tác tiếp công dân định kỳ tại trụ sở Ban tiếp công dân huyện được thực hiện nghiêm túc, đúng thẩm quyền, trong tháng 7 lãnh đạo huyện, Ban tiếp công dân; Thanh tra huyện và các cơ quan đã tiếp 02 lượt công dân với 02 vụ việc, trong đó: 02 vụ việc liên quan đến lĩnh vực đất đai, hiện Chủ tịch UBND huyện đã giao có thời hạn cho các cơ quan, đơn vị giải quyết. Đang tiến hành 03 cuộc thanh tra theo thẩm quyền.
3. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể:
Công tác giáo dục chính trị tư tưởng: Ban Thường vụ Huyện ủy tổ chức dâng hương tại khu di tích lịch sử cách mạng (nhà thờ họ Vương và Trụ sở làm việc của cơ quan Tỉnh ủy - Thiệu Viên) nhân kỷ niệm 93 năm ngày truyền thống Đảng bộ huyện (10/7/1930 - 10/7/2023) và ngày truyền thống Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (29/7/1930 - 29/7/2023). Chỉ đạo triển khai và thu bài dự thi Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 3, năm 2023 gửi về Ban Chỉ đạo 35 cấp tỉnh. Biên tập, xuất bản cấp phát đầy đủ, kịp thời Bản tin nội bộ của huyện tháng 7/2023 theo quy định.
Công tác tổ chức, cán bộ: Ban Thường vụ Huyện ủy thống nhất giới thiệu ứng cử đối với các chức danh thuộc diện quản lý là 02 đồng chí; thỏa thuận bổ nhiệm 01 đồng chí. Chỉ đạo thực hiện quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chức vụ lãnh đạo, quản lý khối trường học và các chức danh lãnh đạo các phòng thuộc UBND huyện là 15 đồng chí. Chỉ đạo tổ chức Hội nghị bàn giao 76 đoàn viên ưu tú đã đi học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2023 từ Đảng bộ Trường THPT Thiệu Hóa, Đảng bộ Trường Lê Văn Hưu, Chi bộ Nguyễn Quán Nho, chi bộ Trung tâm GDNN-GDTX về đảng bộ các xã, thị trấn; kết nạp mới 08 đảng viên (lũy kế từ đầu năm đến nay, đã kết nạp được 182 đảng viên); hoàn thiện hồ sơ xét Huy hiệu Đảng đợt 02/9/2023 cho 210 đồng chí. Làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ và chính sách cán bộ.
Công tác kiểm tra, giám sát: Tổ chức giám sát thường xuyên theo quy định của Điều lệ Đảng và nhiệm vụ kiểm tra do cấp ủy giao; ban hành Quyết định thành lập Đoàn Giám sát công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng xã Nông thôn mới nâng cao và thôn nông thôn mới kiểu tại 04 đơn vị (Thiệu Hợp, Thiệu Nguyên, Thiệu Lý, Thiệu Giao). Thực hiện kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm tại Đảng bộ Thiệu Vũ, Thiệu Ngọc, Đảng bộ Chính quyền theo Quyết định đã ban hành.
Công tác dân vận: Phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy tổ chức giao ban Cụm thi đua số 02 năm 2023 về công tác Dân vận 6 tháng đầu năm 2023 tại huyện. Chỉ đạo xây dựng, ban hành báo cáo về sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 20/01/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XII) về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới. Ban hành Chỉ thị về lãnh đạo Đại hội MTTQ Việt Nam cấp cơ sở và Đại hội MTTQ Việt Nam huyện Thiệu Hóa lần thứ 6 nhiệm kỳ 2024-2029.
Hoạt động của HĐND - UBND huyện: Tổ chức thành công kỳ họp thứ 18; chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức kỳ họp HĐND đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023 và quyết định các nội dung quan trọng khác. Chỉ đạo chăm sóc cây trồng vụ Thu mùa; đẩy nhanh tiến độ GPMB, tiến độ xây dựng các công trình, dự án; quan tâm đối thoại, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân.
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội: Tập trung sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023, trọng tâm là đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên, Nhân dân tích cực thi đua lao động sản xuất, xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu; chú trọng phát triển kinh tế, xây dựng sản phẩm OCOP. Tiếp tục vận động Nhân dân hiến đất, huy động ngày công, nguồn lực đóng góp của Nhân dân để xây dựng các công trình công cộng, chỉnh trang cảnh quan môi trường… Tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa thiết thực nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2023). Đoàn thanh niên; Hội Cựu chiến binh huyện, triển khai nhiều hoạt động tri ân, thăm hỏi các đối tượng người có công nhân dịp 27/7; Huyện đoàn đã phối hợp với Chi đoàn Bệnh viện Đa khoa huyện, Bệnh viện Đa khoa Đại An tổ chức khám chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho các gia đình chính sách, người có công và người cao tuổi trên địa bàn 03 xã: Minh Tâm, Thiệu Toán và Thiệu Tiến. Hội Nông dân chỉ đạo, hỗ trợ chế phẩm sinh học xử lý rác thải trong sinh hoạt, chăn nuôi cho các đơn vị; ra mắt tổ hợp tác và tổ hội nghề nghiệp “Dịch vụ cơ giới hóa nông nghiệp” xã Thiệu Quang với 06 thành viên, vốn góp hơn 3 tỷ đồng. Liên đoàn lao động huyện tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2023-2028 thành công tốt đẹp; thành lập và ra mắt 03 tổ chức Công đoàn ngoài quốc doanh; tổ chức tọa đàm 94 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam. Hội Liên hiệp phụ huyện đã trồng thêm 0,5km đường hoa thay thế cỏ dại, xây dựng được 12 mô hình Nhà sạch - Vườn đẹp; vận động được 520 hộ mua thùng nhựa để phân loại rác sinh hoạt.
Trịnh Văn Đệ
HUV, Chánh Văn phòng Huyện ủy
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG,ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂMSAI TRÁI THÙ ĐỊCH
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU,BIÊN SOẠN, TUYÊN TRUYỀN LỊCH SỬ ĐẢNG,GÓP PHẦN BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNGCỦA ĐẢNG, ĐẤU TRANH, PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH
Trong bối cảnh công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế ngày càng đi vào chiều sâu, cùng với những thuận lợi cơ bản, những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử đã đạt được, đất nước ta cũng phải đối diện với những khó khăn và trở lực không nhỏ. Các thế lực thù địch trong nước và ngoài nước không ngừng thực hiện âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa bình” hòng gây bạo loạn, lật đổ, chống phá cách mạng Việt Nam. Một trong những thủ đoạn thâm độc, tinh vi của chúng là tấn công vào nền tảng lịch sử của Đảng, hòng xuyên tạc lịch sử cách mạng Việt Nam. Thông qua các bài viết, nhân danh cái gọi là các “công trình khoa học”, các diễn đàn, hội thảo,... viện lý do nghiên cứu làm rõ lịch sử, các thế lực thù địch, phản động ra sức tấn công vào lịch sử Đảng. Chúng xoáy vào một số sự kiện lịch sử, một số thời đoạn của lịch sử, với những đánh giá sai lệch, hoặc thổi phồng sai lầm, khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, bịa đặt, bôi nhọ các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử,... hòng phủ nhận những thành quả cách mạng của Đảng ta, nhân dân ta, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng.
Các thế lực thù địch, phản động ra rả mấy luận điệu mang tính chủ quan, khiên cưỡng, như Đảng Cộng sản Việt Nam dựa trên nền tảng tư tưởng “du nhập”, “vay mượn” từ bên ngoài; Việt Nam đã “độc lập từ tháng 3-1945”, những người cộng sản Việt Nam và Việt Minh “cướp công” trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945; thổi phồng những sai lầm của Đảng trong cải cách ruộng đất; đánh giá sai lệch về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968; phê phán Việt Nam đưa quân sang “xâm lược Cam-pu-chia” năm 1979...
Bên cạnh đó, cũng xuất hiện một số cách nhìn, nghiên cứu sai trái, thiển cận, cả những dấu hiệu của căn bệnh lười học tập, nghiên cứu lý luận, điển hình như biện luận rằng dân tộc Việt Nam không cần thiết tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước để giành nền độc lập trọn vẹn, tiến tới thống nhất đất nước, mà Việt Nam vẫn có thể thực hiện được sự thống nhất đất nước theo mô hình của Đức ở châu Âu...; có hiện tượng đáng ngại là xuất hiện những ý kiến “đánh giá lại lịch sử”; ngại viết, ngại nói về lịch sử Đảng, cho rằng viết về Đảng là “không khách quan”, “không khoa học”; đòi xem xét, đánh giá lại những vấn đề lịch sử, thậm chí còn hàm hồ cho rằng những nhân vật phản diện cũng là những “người yêu nước”... Những luận điệu xuyên tạc, những nhận định lệch lạc, sai lầm, ấu trĩ về lịch sử Đảng, lịch sử đấu tranh cách mạng, lịch sử dân tộc diễn ra liên tục, lặp đi lặp lại, kéo dài với nhiều hình thức, nhiều biểu hiện, vừa ráo riết, vừa âm thầm; đáng quan ngại nhất là được che đậy dưới chiêu bài “khách quan”, “khoa học”.
Hiện nay, tận dụng lợi thế của các phương tiện truyền thông xã hội có hiệu ứng rất lớn, rất nhanh; sự kiểm duyệt thông tin khó khăn; có thể thực hiện từ xa, ít bị định chế bởi các biên giới cứng, các thế lực phản động, thù địch, phần tử định kiến triệt để lợi dụng kênh thông tin này để phát tán, tuyên truyền sai sự thật nhiều vấn đề lịch sử hòng gây hoang mang, dao động, hoài nghi, ngả nghiêng trong nhận thức, tư tưởng; kích động sự hận thù giữa nhóm người này với nhóm người kia, phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nhận thức sâu sắc những vấn đề đó, trong giai đoạn hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam kịp thời đề ra đường lối, chủ trương và có sự chỉ đạo hành động đúng đắn, quyết liệt, là “kim chỉ nam” cho công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền lịch sử Đảng. Quan điểm của Đảng khẳng định rõ, việc củng cố, tăng cường nhận thức về lịch sử Đảng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân luôn là đòi hỏi thường xuyên, cấp bách, tất yếu trong công tác tư tưởng của Đảng; đồng thời, có vị trí rất quan trọng trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Chỉ thị số 15-CT/TW, ngày 28-8-2002 của Ban Bí thư, “Về tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam”, khẳng định:Nghiên cứu sâu sắc lịch sử Đảng là nhiệm vụ rất quan trọngnhằm làm rõ các chặng đường lịch sử và hoạt động đấu tranh của Đảng, tổng kết thực tiễn lịch sử dân tộc. Nghiên cứu lịch sử Đảng không chỉ nêu bậtnhững thắng lợi, những thành tựucủa cách mạng, mà còn phải chỉ ra, không tránh né, cảnhững sai lầm, khuyết điểm,làm sáng tỏ những bài học, những vấn đề lý luận của cách mạng Việt Nam, giáo dục truyền thống cách mạng của Đảng, bồi dưỡng tình cảm yêu nước, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳ đổi mới.
Trước tình hình mới, nhất là trong giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng và bối cảnh cuộc đấu tranh phê phán, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc lịch sử ngày càng quyết liệt, công tác nghiên cứu, tuyên truyền lịch sử Đảng đứng trước những yêu cầu, thử thách mới. Ngày 18-01-2018, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 20-CT/TW, “Về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng” với những yêu cầu mạnh mẽ, đặc biệt nhấn mạnh phải đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức, trước hết là của người đứng đầu, về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng; chủ động đấu tranh phê phán, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc lịch sử Đảng.
CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU, BIÊN SOẠN, TUYÊN TRUYỀNLỊCH SỬ ĐẢNG, GÓP PHẦN ĐẤU TRANH CHỐNG XUYÊN TẠCLỊCH SỬ, BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
Sau 15 năm thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW, các bộ, ban, ngành, các tỉnh, thành phố đã nghiên cứu, biên soạn, xuất bản 10.325 công trình khoa học lịch sử Đảng; trong đó có 865 công trình cấp tỉnh, 1.336 công trình cấp huyện; 6.385 công trình cấp xã; 1.371 công trình của các sở, ban, ngành, đoàn thể và 365 công trình do Viện Lịch sử Đảng biên soạn và xuất bản. Cùng với các công trình lịch sử Đảng bộ, các công trình lịch sử với nhiều thể loại, như lịch sử truyền thống cách mạng của các ban, ngành, đoàn thể, lịch sử công tác đảng, công tác chính trị trong lực lượng vũ trang, lực lượng công an,... được xuất bản. Đặc biệt, trong số 365 công trình của Viện Lịch sử Đảng, có những công trình tiêu biểu: Lịch sử Xứ ủy - Trung ương Cục miền Nam (1954 - 1975); Lịch sử công tác dân vận của Đảng (1930 - 2010); Lịch sử Chính phủ Việt Nam (1976 - 2005); Lịch sử phong trào Nông dân và Hội Nông dân Việt Nam (1930 - 2015); Lịch sử phong trào công nhân và Công đoàn Việt Nam (1986 - 2010)... Đảng ta khẳng định: “Sau 15 năm thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW của Ban Bí thư khóa IX, công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng đã đạt được kết quả quan trọng, góp phần tổng kết thực tiễn lịch sử cách mạng qua các thời kỳ, rút ra kinh nghiệm, bài học, quy luật của cách mạng Việt Nam do Đảng lãnh đạo; giáo dục truyền thống cách mạng, bồi đắp tinh thần yêu nước và nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng”.
Kết quả công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng đã góp phần quan trọng vào việc giáo dục truyền thống, bồi dưỡng tình cảm cách mạng, làm cho lịch sử Đảng và lịch sử truyền thống thấm sâu trong tâm trí mỗi cán bộ, đảng viên và đông đảo quần chúng nhân dân, giúp bạn bè quốc tế hiểu ngày càng đầy đủ, chân thực, sâu sắc hơn về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng thời, công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng góp phần đấu tranh chống các luận điệu sai trái và âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch, phản động hòng xuyên tạc lịch sử Đảng và lịch sử dân tộc, phủ nhận sự thật lịch sử và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Các công trình nghiên cứu còn tổng kết những kinh nghiệm phong phú của Đảng, góp phần phát triển lý luận, làm sáng tỏ và bổ sung đường lối, chính sách của Đảng.
Các công trình nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng là lợi khí sắc bén đấu tranh chống các luận điệu sai trái, xuyên tạc các sự kiện lịch sử. Ví dụ như, với những tư liệu lịch sử đáng tin cậy và phương pháp nghiên cứu khoa học hiện đại, lịch sử Đảng đã phản bác những luận điệu phản động, những ý kiến sai lệch về Cách mạng Tháng Tám năm 1945, khẳng định rằng: Cách mạng Tháng Tám là kết quả đấu tranh cách mạng lâu dài của nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cuộc cách mạng đó đã được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng thông qua các phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân, do Đảng Cộng sản lãnh đạo: 1930 - 1931; 1936 - 1939 và đặc biệt là cao trào 1939 - 1945. Đó là kết quả của sự thay đổi tư duy, phát triển lý luận về giải quyết mối quan hệ giữa nhiệm vụ dân tộc và dân chủ của Đảng, là nghệ thuật kết hợp xây dựng, chuẩn bị thực lực với chớp thời cơ, nghệ thuật phát động và lãnh đạo nhân dân nổi dậy... Thực tiễn lịch sử đó đã bác bỏ một cách đanh thép những luận điệu xuyên tạc rằng Cách mạng Tháng Tám là cuộc cách mạng “ăn may”.
Đối với sự kiện Tết Mậu Thân năm 1968, bằng các dữ kiện lịch sử, các công trình khoa học lịch sử Đảng, các cuộc hội thảo kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 được tổ chức ở nhiều địa phương trên cả nước đã làm rõ: cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 là thắng lợi mang tính quyết định, buộc Mỹ phải thay đổi chiến lược đối với Việt Nam, phải hạn chế và tiến tới chấm dứt hoàn toàn việc ném bom phá hoại miền Bắc, chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tiến tới rút dần quân Mỹ tham chiến ra khỏi miền Nam Việt Nam.
Đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giành lại nền độc lập dân tộc, tiến tới thống nhất đất nước trong những năm 1954 - 1975, các nhà khoa học lịch sử Đảng đã chỉ rõ rằng đây là thắng lợi vĩ đại của cả dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm dưới sự lãnh đạo của Đảng, là thắng lợi của sự sáng tạo lý luận và luận điểm khoa học, cách mạng, đường lối chiến tranh nhân dân đúng đắn, nhất quán một quyết tâm: để đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, đánh đổ chế độ do Mỹ dựng lên, ngoài con đường bạo lực cách mạng, nhân dân miền Nam không còn con đường lựa chọn nào khác. Khoa học lịch sử Đảng qua đó bác bỏ những luận điểm sai lạc cho rằng, còn có con đường thống nhất đất nước theo mô hình của Đức để giải phóng miền Nam.
Trên cơ sở nghiên cứu, các công trình Lịch sử Đảng đã tổng kết sâu sắc bài học kinh nghiệm trong hoạt động lãnh đạo của Đảng, khái quát thành những vấn đề lý luận, mang tính quy luật, đúc kết những truyền thống quý báu của Đảng, những tấm gương cộng sản kiên trung, bất khuất, xả thân, cống hiến cho Đảng, cho dân tộc... Các công trình nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng được xã hội hóa, đưa vào sử dụng trong các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong hệ thống giáo dục quốc dân... đã góp phần quan trọng trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, củng cố niềm tin, lòng tự hào của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, vào truyền thống quý báu, nâng cao ý thức trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân.
Thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “giữ chủ nghĩa cho vững”, góp phần đấu tranh phản bác những quan điểm sai trái, xuyên tạc lịch sử, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, khoa học lịch sử Đảng là một binh chủng trong đội quân lý luận, tư tưởng của Đảng. Bên cạnh đó, công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng cần khắc phục những hạn chế mà Ban Bí thư đã chỉ ra: “Chất lượng nghiên cứu, biên soạn một số công trình lịch sử Đảng chưa cao; công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là cho thế hệ trẻ chưa được chú trọng đúng tầm”. Công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền lịch sử Đảng cần phải tập trung bổ sung, hoàn thiện, nâng cao chất lượng, tính khách quan, khoa học của các công trình lịch sử Đảng ở các cấp; sưu tầm, khai thác bổ sung tư liệu lịch sử Đảng; đổi mới phương pháp nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng theo hướng gắn liền với nghiên cứu, phát triển và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và nghiên cứu lịch sử dân tộc; làm rõ những vấn đề tồn đọng, trên cơ sở đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền làm cho toàn Đảng, toàn dân hiểu biết rõ ràng và sâu sắc tất cả vấn đề lịch sử.
Ban Biên tập
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG,ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
TẤM GƯƠNG MỘT BÁC SỸ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO BÁC
Qua 3 năm kết luận thực hiện chỉ thị số 01 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách HCM, Đảng bộ chính quyền và nhân dân Huyện Thiệu Hóa đã đạt được những thành tựu quan trọng và toàn diện trên các lĩnh vực. Việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách HCM đã tạo chuyển biến rõ nét từ nhận thức đến hành động trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân, trở thành đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn và có sức lan tỏa mạnh mẽ. Trong quá trình thực hiện Kết luận 01-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XIII ngày 18/5/2021 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, trong huyện đã xuất hiện nhiều tập thể và cá nhân gương mẫu học tập và làm theo Bác; trong số đó, điển hình tiêu biểu tại Bệnh viên Đa khoa huyện Thiệu Hóa có Bác sỹ Lê Xuân Dũng - Phó Giám đốc bệnh viện, là một trong những tấm gương tiêu biểu.
Với vai trò là Phó Giám đốc bệnh viện, tổ trưởng tổ cải tiến chất lượng bệnh viện, ông đã cùng tổ lập kế hoạch khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quy trình khám chữa bệnh tại BVĐK Thiệu Hóa. Kết quả đánh giá chất lượng bệnh viện năm 2022 theo tiêu chí của Bộ Y tế, Bệnh viện Đa khoa Thiệu Hóa đã vươn lên xếp thứ 10 toàn ngành. Bằng những việc làm cụ thể, BS Lê Xuân Dũng đã góp phần tích cực nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của đơn vị. Ông đã tham gia và chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động khám chữa bệnh, triển khai bệnh án điện tử để quản lý hiệu quả. Trong điều kiện nguồn nhân lực và thiếu bị y tế còn thiếu, phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác, song ông vẫn không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học, giảng dạy và hướng dẫn cho cán bộ y tế tuyến xã đến thực tập tại bệnh viện.
Tâm sự về lòng nhiệt huyết với nghề, Bác sỹ Lê Xuân Dũng đã có những cảm xúc đặc biệt: “Sau khi được học tập và làm theo tương tưởng, đạo đức, phong cách HCM, bản thân tôi và cán bộ, nhân viên trong đơn vị luôn có lập trường tư tưởng vững vàng, yên tâm công tác. Mặc dù đặc thù công việc tại đơn vị khá bận rộn và áp lực nhưng chúng tôi vẫn cố gắng, hết lòng và có trách nhiệm cao đối với sức khỏe Nhân dân. Hằng năm, bệnh viên đa khoa huyện đã có hơn 30 đề tài và nhiều sáng kiến được Sở Y tế công nhận và ứng dụng ngay tại đơn vị”, trong đó có phần đóng góp không nhỏ của Bác sỹ Lê Xuân Dũng.
Bác sĩ Lê Xuân Dũng là một trong những tấm gương tiêu biểu, chân thực trong nghề y. Với tình yêu nghề, bác sĩ luôn hết lòng dốc sức vì sự nghiệp bảo vệ sức khỏe Nhân dân. Tại Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05 về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ngày 27/3/2023, BS Lê Xuân Dũng vinh dự được Chủ tịch UBND Huyện tặng “Giấy khen” vì đã có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách HCM, giai đoạn 2021 - 2023.
Ban Biên tập
THÔNG TIN - TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN THIỆU HÓA VỚI CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH, CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO NHÂN DÂN VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ
Thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Lương y như từ mẫu”, trong những năm qua, đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế từ tuyến huyện đến xã, thị trấn luôn cố gắng nỗ lực khắc phục khó khăn, từng bước nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân cũng như thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh nói chung, phòng chống dịch bệnh Covid-19 trong những năm qua, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.
Hiện nay, tổng số cán bộ, nhân viên y tế tại Trung tâm Y tế huyện là 44 người được chia về 02 phòng, 05 khoa, phòng lâm sàng; số lượng cán bộ tại Trạm Y tế các xã, thị trấn là 112 người. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do nguồn nhân lực, trang thiết bị chuyên môn cònthiếu, nhưng được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Sở Y tế, của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, đoàn thể từ huyện đến xã, thị trấn, công tác y tế trên địa bàn huyện đã đạt được những kết quả tích cực. Công tác quản lý, chỉ đạo điều hành được nâng cao, xây dựng kế hoạch sát với tình hình thực tế, hoạt động của các khoa, phòng và Trạm Y tế các xã, thị trấn ngày càng nề nếp. Hệ thống giám sát dịch được cũng cố, chủ động triển khai thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh và các chương trình y tế quốc gia nhằm làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe, khám, chữa bệnh cho Nhân dân.
Để hoàn thành tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân, sau khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, Trung tâm Y tế huyện đã xây dựng kế hoạch và triển khai đưa nhân lực, vật lực hỗ trợ các Trạm Y tế, khám bệnh, tư vấn sức khỏe sau nhiễm Covid-19 cho người dân. Trong 6 tháng đầu năm 2023, bệnh nhân đến khám tại các Trạm y tế xã, thị trấn là 37.120 lượt người, cao hơn 1.695 lượt so với cùng kỳ năm 2022 là 35.425 lượt. Tổng số lượt điều trị nội trú là 350 lượt, cao hơn 125 lượt so với cùng kỳ năm 2022 là 225 lượt người. Người bệnh đến khám được sơ cấp cứu kịp thời, chuyển tuyến các trường hợp ngoài khả năng chuyên môn, không để xảy ra biến chứng do chuyển tuyến chậm, đảm bảo an toàn người bệnh.
Trung tâm Y tế huyện luôn chủ động tham mưu cho huyện, đề cao và giám sát chặt chẽ công tác phòng, chống dịch, thực hiện chế độ báo cáo kịp thời khi có ổ dịch, không để dịch bệnh bùng phát, xảy ra trên địa bàn. Đặc biệt, vào thời điểm dịch Covid-19 đang còn diễn biến phức tạp, cùng với sự xuất hiện của các dịch bệnh theo mùa và các loại bệnh truyền nhiễm, như: Sốt xuất huyết, tiêu chảy, cúm, thủy đậu… TTYT đã chủ động xây dựng phương án phòng dịch, thường xuyên cập nhập thông tin, tình hình diễn biến dịch bệnh của Bộ Y tế; phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền; triển khai tập huấn chuyên môn kỹ thuật cho cán bộ làm công tác phòng dịch, y tế tuyến xã; chủ động phun hóa chất phòng, chống dịch chủ động tại các địa phương và tại các hộ gia đình; duy trì các đội phòng, chống dịch cơ động để sẵn sàng ứng phó, không để dịch phát sinh và bùng phát rộng ra cộng đồng; thực hiện tốt công tác giám sát, phát hiện dịch và báo cáo theo quy định; công tác vệ sinh môi trường, nước sạch, vệ sinh an toàn thực phẩm được quan tâm, chú trọng. Tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh là 42.372, đạt 93,0%; tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh là 100%... Công tác cấp phát thuốc Methadone thường xuyên; công tác phòng chống HIV/AIDS được đẩy mạnh, duy trì tốt các hoạt động quản lý, chăm sóc, tư vấn miễn phí cho người nhiễm HIV, điều trị bằng thuốc kháng vi rút (ARV) cho bệnh nhân AIDS; vận động người dân chủ động tiêm vắc-xin phòng bệnh, góp phần bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.
Tỷ lệ tiêm chủng các loại vắc-xin trên địa bàn huyện luôn đạt tỷ lệ cao, tiêm vắc-xin Covid-19: Tích lũy tiêm cho đối tượng từ 18 tuổi trở lên: Mũi 1 được 102.974 đạt 101%; mũi 2 được 98.073 đạt tỷ lệ 96,2%; mũi bổ sung được 8.132; mũi nhắc lại (lần 1) được 73,644 đạt 99,98%; mũi nhắc lại lần 2 là 34,879 đạt 145,14%. Tiêm cho trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi: Mũi cơ bản được 11.432/11/432, mũi nhắc lại lần 1 là 10,964 đạt 95,91%. Tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi: Mũi 1 được 17.248 đạt 99,52%; mũi 2 được 16,890 đạt tỉ lệ 97,46%. Số trẻ trên 01 tuổi được tiêm chủng đầy đủ đạt 96,01%; số trẻ tiêm vác xin BH- HG - UV - VGB - Hib mũi 03, OPV mũi 03 đạt 93,3%; trẻ được bảo vệ uốn ván sơ sinh đạt 100%...
Công tác Dân số và Phát triển luôn được cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở quan tâm, thực hiện nghiêm theo Kế hoạch số 105-KH/TU ngày 08/8/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Kế hoạch số 201/KH-UBND ngày 11/12/2018 của UBND tỉnh về triển khai Kế hoạch hành động số 105/KH-TU ngày 08/8/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Chỉ thị số 24-CT/TU ngày 20/02/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác dân số và phát triển trên địa bàn tỉnh trong tình hình mới. Tập trungvề công tác truyền thông, điều chỉnh mức sinh, tầm soát các dị dạng, bệnh tật trước sinh và sơ sinh, kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi… trên địa bàn huyện.
* Về quy mô dân số:
Kết quả(ước đến 30/6/2023):dân số toàn huyện là 166.510 người. Tổng số hộ: 44.289 hộ. Tổng số sinh 1.036 trẻ, so cùng kỳ giảm 12 cháu; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,32%, so cùng kỳ giảm 0,01%; số người sinh con thứ 3 trở lên là 124 cháu, so cùng kỳ giảm 03 cháu, tỷ lệ người sinh lần 3 trở lên 11,97%, so cùng kỳ giảm 0,15%.
* Về cơ cấu dân số:
- Số trẻ trai sinh ra là 623; số trẻ gái 415; tỷ số giới tính khi sinh là: 115 nam/100 nữ, so với cùng kỳ giảm 01 điểm %.
* Về nâng cao chất lượng dân số:
Đã phối hợp với Bệnh viện Đa khoa Thiệu Hóa triển khai Đề án sàng lọc sơ sinh, lấy mẫu máu gót chân trẻ sơ sinh để sàng lọc xét nghiệm và siêu âm, tầm soát các trẻ sinh ra phòng điều trị các bệnh nguy cơ dị tật xuống mức thấp nhất. Công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em luôn được chú trọng,100% bà mẹ mang thai được khám, lập sổ theo dõi; 100% ca sinh đẻ do cán bộ y tế đỡ; tỷ lệ trẻ trong độ tuổi từ 6 đến 60 tháng tuổi uống Vitamin A đạt tỷ lệ 97,6%; tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm xuống còn 9,8%; thể thấp còi còn 6,20%.
Thường xuyên nâng cao chất lượng truyền thông, viết các tin, bài về sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, phòng bệnh truyền nhiễm cho phụ nữ, phòng, chống suy dinh dưỡng cho trẻ em… thu hút đông đảo hàng nghìn lượt nhân dân tham gia và đã mang lại nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023 và nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân, Trung tâm Y tế huyện tiếp tục tham mưu Huyện ủy, HĐND - UBND huyện chú trọng nâng cao chất lượng chuyên môn, y đức, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế từ huyện đến cơ sở; triển khai thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, như: Thực hiện tiêm chủng an toàn, đầy đủ các loại vác xin cho trẻ trong độ tuổi quy định; bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em; các chương trình vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm; công tác dân số và phát triển; chuẩn bị đầy đủ, vật tư hóa chất, thuốc, nhân lực, kinh phí đảm bảo cho công tác phòng, chống các loại dịch bệnh, đáp ứng nhu cầu nâng cao sức khỏe cho Nhân dân trên địa bàn, góp phần vào hoàn thành tốt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội mà Đại hội đảng bộ huyện lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra.
Lê Ngọc Hồng
TP Dân số - TTGDSK, TTYT Thiệu Hóa
GƯƠNG PHỤ NỮ LÀM KINH TẾ GIỎI
Trong những năm qua, phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” đã lan tỏa sâu rộng trong cán bộ, hội viên phụ nữ trên địa bàn huyện Thiệu Hóa. Thông qua phong trào, đã xuất hiện nhiều tấm gương hội viên phụ nữ điển hình làm kinh tế giỏi, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, hạnh phúc; chị Nguyễn Thị Nga, Ủy viên BTV Hội LHPN xã Minh Tâm là một điển hình.
Trước đây, chị và gia đình tham gia sản xuất nông nghiệp thuần túy, đời sống kinh tế gia đình có nhiều khó khăn. Tuy nhiên, vốn xuất thân từ một gia đình thuần nông, vợ chồng chị luôn suy nghĩ, trăn trở quyết tâm không cam chịu kinh tế khó khăn; từ năm 2015, chị và gia đình đã quyết định phát triển nghề cá và làm giàu bằng nghề nuôi cá nước ngọt - nghề truyền thống của gia đình và địa phương.
Được các cấp Hội phụ nữ động viên, tuyên truyền về các chính sách hỗ trợ và khuyến khích phát triển sản xuất, cùng sự giúp đỡ của chính quyền địa phương và Hội phụ nữ xã Thiệu Tâm (cũ), hai vợ chồng chị đã nhiều lần đi tham quan, tìm hiểu, học tập thực tế tại các mô hình trang trại nuôi cá nước ngọt ở các huyện trong tỉnh. Kết hợp với kinh nghiệm nuôi cá truyền thống của gia đình. Bước đầu, vợ chồng chị đã đầu tư hơn 200 triệu đồng để nạo vét, kè ao với diện tích 3.500m2và xây hệ thống bể cá sinh sản, mua thức ăn. Nuôi 1,5 tấn cá bố mẹ các loại (Cá chim, cá trôi Trường Giang, Chép Đỏ và Trắm Cỏ), đây là những loại cá có thế mạnh về thị trường tiêu thụ, giá cả ổn định, hiệu quả kinh tế cao hơn so với các loại cá khác.
Nhờ thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, từ ao nuôi đến chọn con giống và chăm sóc cá bố mẹ ở từng giai đoạn khác nhau, nên cá sinh sản đạt tỉ lệ cao cả về số lượng và chất lượng. Hằng năm, gia đình chị sản xuất bán ra thị trường trong và ngoài tỉnh khoảng 2.000 cốc cá bột giống các loại. Tạo công ăn việc làm cho 3 lao động mùa vụ, mỗi tháng mức lương từ 3-5 triệu đồng/người. Sau khi trừ chi phí, mỗi năm chị có lãi khoảng 150 đến 200 triệu đồng từ việc sản xuất cá bột giống.
Trong những năm gần đây, thực hiên chủ chương của Đảng và nhà nước về xây dựng nông thôn mới, đã quy hoạch hình thành vùng kinh tế điểm, tập trung vào chuyển dịch cơ cấu cây trồng, được cấp ủy Đảng, chính quyền xã Minh Tâm quan tâm và sự hỗ trợ giúp đỡ của Hội Liên hiệp phụ nữ xã, nhằm duy trì và phát triển bền vững nghề cá truyền thống của địa phương, với mục tiêu tạo chuỗi liên kết trong sản xuất và dịch vụ cá giống từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Nhằm nâng cao nhận thức cho chị em về thay đổi phương thức nuôi cá nhỏ lẻ tự phát, sang phương thức sản xuất tập trung theo đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường, ngày 23/6/2018, chị đã cùng tập thể lãnh đạo xã vận động và thành lập “Hợp tác xã nghề cá xã Thiệu Tâm”; Chị Nga được xã viên tín nhiệm bầu là Giám đốc Hợp tác xã, đây là mô hình kinh tế tập thể ban đầu có 20 xã viên, đến nay 22 xã viên.
Sự ra đời của HTX nghề cá đã đáp ứng xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường hiện nay, đáp ứng nguyện vọng, tâm tư của nhiều hộ nuôi cá bột. Quá trình hoạt động của HTX, đã tạo ra được chuỗi sản xuất liên kết khép kín từ khâu sản xuất cá bột, ươm nuôi cá giống, nuôi cá thương phẩm, đến dịch vụ thu mua cá. Các thành viên trong HTX có điều kiện hỗ trợ nhau trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, và quảng bá được thương hiệu cá ra thị trường rộng lớn hơn. Thu nhập hàng năm của các thành viên trong HTX nghề cá khoảng từ 70 triệu đồng đến 250 triệu đồng, tùy từng loại cá nuôi và dịch vụ cá của thành viên. Ngoài ra, việc thành lập HTX nghề cá còn mang tính xã hội cao, đã góp phần tạo công ăn việc làm cho Nhân dân trong xã lúc nông nhàn, thay đổi được tập quán nuôi cá nhỏ lẻ, chưa đồng bộ, đặc biệt là HTX đã áp dụng KHKT vào sản xuất, tạo được những sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng.
Với vai trò là giám đốc hợp tác xã, bản thân chị luôn tìm tòi, sáng tạo trong việc chỉ đạo và điều hành các hoạt động của Hợp tác xã, khảo sát nhu cầu thị trường, nghiên cứu từng loại cá nuôi phù hợp với từng thời điểm, nhằm chỉ đạo nuôi những loại cá đáp ứng thị yếu giữa cung và cầu của thị trường, theo dõi về chất lượng đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Qua nghiên cứu, đánh giá tình hình hoạt động, những thuận lợi, khó khăn trong việc điều hành hoạt động HTX và tổ chức sản xuất, nhu cầu sản xuất dịch vụ của các thành viên và khả năng đáp ứng của HTX, Ban quản trị xây dựng phương án và kế hoạch sản xuất và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đồng chí trong ban quản trị theo dõi, quản lý các khâu trong sản xuất, phát hiện sớm dịch bệnh trên cá. Đồng thời, HTX cũng đã phối hợp với các cấp, các nghành có chuyên môn, trung tâm học tập cộng đồng xã tổ chức lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về nuôi cá, chăm sóc và dịch vụ cá cho các thành viên HTX, nhằm phát huy cao nhất tiềm năng và thế mạnh của địa phương, tạo sự chuyển biến rõ rệt trong tư duy và phương thức sản xuất của Nhân dân, mang lại thu nhập cao hơn cho các xã viên HTX. Song song với các hoạt động kinh doanh, dịch vụ, HTX đã tuân thủ việc bảo vệ môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm, với phương châm: “Gìn giữ, phát triển, nhân rộng, quảng bá thương hiệu cá, nhưng mang tính bền vững và an toàn cho người sử dụng”. Từ mô hình trong nghề nuôi cá của xã nhà, chị Nga muốn chia sể một số kinh nghiệm để nuôi cá có hiệu quả, đó là: Phải chọn giống cá tốt, có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh, không dị tật; Ao nuôi cá phải thoáng, sạch, chủ động nguồn nước ra vào; Hàng năm phải tháo cạn nước để vệ sinh ao sạch sẽ, xử lý ao bằng vôi bột xung quanh bờ ao và đáy ao, tránh cá bị nhiễm bệnh; Thức ăn cho cá là cám, tận dụng bờ ao trồng chuối, những diện tích đất kém hiệu quả có thể tận dụng trồng cỏ, thả bèo làm thức ăn cho cá. Nên cho cá ăn vào buổi sáng và chiều mát, kết hợp thức ăn tinh và thô để đủ chất dinh dưỡng cho cá.
Ngoài việc phát triển kinh tế, gia đình chị luôn gương mẫu trong việc thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương. Tích cực tham gia các hoạt động của các tổ chức chính trị, xã hội, kịp thời động viên, ủng hộ những gia đình có hoàn cảnh khóa khăn, tạo điều kiện để họ được phát triển sản xuất, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh. Chị Nguyễn Thị Nga thật xứng đáng là gương điển hình về người phụ nữ sản xuất kinh doanh giỏi, là gương sáng để chị em phụ nữ trong huyện học tập và làm theo.
Lê Thị Thảo
Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện
LỊCH SỬ - VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT
GIỚI THIỆU NÚI BẰNG TRÌNH VÀ CHÙA THÁI BÌNH
Núi Bằng Trình - Chùa Thái Bìnhnằm trong quần thể di tích thắng cảnh Bàn A Sơn nổi tiếng của xứ Thanh và cả nước. Đã có nhiều sách của người xưa của Việt Nam và Trung quốc chép về vùng đất này như là một miền hội tụ tiêu biểu của lịch sử, thắng tích vùng tam giác hạ lưu của châu thổ sông Mã, sông Chu. Sự phân bố của cụm di tích thắng cảnh trước đây ở xã Đại khánh (huyện Thiệu Hóa) ở hai bờ của sông Chu; Ngày nay nó thuộc địa phận hai xã Thiệu Khánh và Thiệu Hợp của huyện Thiệu Hóa. Từ năm 1990, thắng cảnh Bàn A Sơn đã được xếp hạng là di tích thắng cảnh. Di tích có tên gọi là núi Bằng Trình và chùa Thái Bình - Tên gọi thống nhất được chép trong sử sách ít nhất từ thời vua Lê Huy Tông (1680 - 1705).
Từ xa xưa, đã lưu truyền hai câu thơ nổi tiếng về Núi Bàn A:
Bàn A thắng cảnh thiên nhiên tạo
Bảo tự anh linh cổ đại tôn
Núi Bằng Trình là ngọn núi đá có hình thù và màu sắc rất đẹp nổi lên ở vùng đồng bằng hạ lưu sông Chu sông Mã, nó kết hợp với núi Vồm (còn gọi là núi Bàn A) ở xã Thiệu Khánh để tạo nên vùng thắng tích nổi tiếng đã được các bậc vua chúa và danh sĩ thời xưa cũng như ngày nay “Du ngoạn và nhã thú”. Vì vậy khi nói đến Bằng Trình không thể tách rời thắng cảnh Bàn A Sơn.
Sách Lịch triều Hiến Chương Loại Chí cũng như sách Đồng Khánh Địa Dư Chí khi viết về vùng này đều gọi quần thể di tích này làm một để tạo nên vùng thắng cảnh rộng lớn và hoàn chỉnh với mười cảnh đẹp.
Về núi Bàn A Sơn:Ở cửa sông Lương Giang thuộc xã Đại Khánh, nữa ngọn bên trái qua chỗ vách đá trên bờ sông làm thành núi Bằng Trình, nửa bên phải án ngữ trên bờ có tảng đá chắn ngang ra, dưới chân đá nước chảy sóng cuộn, trên ngọn cao vách dựng cheo leo. Cách mặt đất hơn một trượng có tảng đá vuông ngồi vừa một người. Vua Lê Hiến Tông từng lên chỗ đây, gọi là “Lâm tuyền ẩn thế” (Nơi ẩn của khách lâm tuyền). Cuối đời Lê, Hiến Sát Sừ (Thanh Hoa) Ngô Thì Sĩ khắc trên chỗ hõm ở bờ đối diện bên kia 3 chữ lớnBàn A Sơnđể gọi tên núi, lại đặt tên cho hõm đá đó là Quan Lan Sào (Cái tổ để ngồi xem sóng) và sáng tác Quan Lan Thập Vịnh (10 bài vịnh xem sóng) khắc vào vách đá. Tên 10 bài vịnh, gồm: 1. Khách Bằng Liệt Chướng (Núi Bằng Trình ở xã Đại Khánh dàn hang); 2. Lương Mã Sông Phàm (Hai cánh buồm trên sông Lương Giang và sông Mã ); 3. Thạch Tượng Dục Hà (Voi đá tắm sông); 4. Lĩnh Quy Xuất Thủy (Rùa đá nhô lên mặt nước); 5. Cổ Độ Kỳ Đình (Đình cờ bến cổ); 6. Viễn Sầm Yên Thụ (Cây mờ núi xa); 7. Cô Sơn Mao Xá (Nhà tranh núi vắng); 8. Cách Ngạn Thời Lâm (Rừng thiền cách sông); 9. Sơn Hạ Ngư Ky (Ghênh chài chín núi); 10. Giang Trung Mục Phố (Bãi tắm trâu giữa sông).
Phía dưới bên phải núi có ngôi chùa, gọi là chùa Đại Hùng (Còn gọi là chùa Vồm). Chùa này xếp đá làm vách, giữa có pho tượng Phật nét mặt uy nghiêm, thân phật lấp loáng khi ẩn khi hiện trước chùa và có bia khắc vào niên đại Quang Thuận (1460 - 1469) đời Lê Thánh Tông (Cách chúng ta hiện nay hơn 500 năm).
Mười cảnh đẹp nêu trên đã quy quần, hội tụ ở hai bờ sông Chu mà các sử gia và danh sĩ xưa đã gọi là Bàn A Sơn Thập Cảnh, và trong 10 cảnh đẹp đó có núi Bằng Trình được gọi là “Khánh Bằng Liệt Chướng ”.
Về núi Bằng Trình: Còn gọi là núi Thái Bình (Tên nôm gọi là núi Trịnh) thuộc làng Bằng Trình, huyện Thụy Nguyên là một ngọn núi đứng riêng bên phải dựa vào núi Bàn A, phía trước nhìn xuống dòng sông Mã, hình núi kì lạ đẹp đẽ, phong cảnh thật thanh nhã (Đồng Khánh địa dư chí). Còn sách lịch triều hiến chương loại chí thì lại chép: Núi Bàn A xã Đại Khánh, huyện Đông Sơn, núi rất cao mà lại cong co uốn éo, thâm nghiêm và rộng thoáng đáng ưa. Trông xuống thì sông Lương ở liền chân núi. Một dải núi bên dãy gọi là dãy Na Sơn, một giải núi huyện Thủy Nguyên chạy xuống là núi Thái Bình (Tên núi Bằng Trình), sông Mã chảy đến đây hợp lại. Hai sông chắn ở phía trước, hai núi ôm lại, cảnh trí rất thoáng rộng. Quan sát trên thực địa thấy núi Bằng Trình nằm bên Tả sông Chu, án ngữ những điểm nút, ngã ba của xã Thiệu Hợp, Thiệu Dương, Thiệu Khánh, ngã ba của sông Chu, sông Mã, hai con sông lớn nhất của tỉnh Thanh Hóa cùng với núi Vồm (Núi Bàn A), núi Đọ (Thiệu Tân) tạo ra thế chân kiềng vững chãi. Về mặt địa lý, núi Bằng Trình chiếm không gian không lớn, đường chân núi có hình e líp ngang dài gần 1km, nhưng có cấu tạo địa chất đặc biệt, theo các nhà địa chất thì cách đây 250 - 260 triệu năm (khoa học gọi là kỷ pecnic) một dòng dung nham trong lòng đất có nhiệt độ, áp suất rất lớn đã phun trào, dòng dung nham nguội đã tạo khối đá màu trắng, màu hồng, màu tím và màu vàng long lánh gần như đá quý rubi…. Núi Bằng Trình là một ngọn núi độc lập đứng bên tả ngạn của sông Chu. Dưới chân núi có chùa Thái Bình, cửa chùa trên đỉnh núi đối diện với núi Bàn A đã tạo nên cảnh đẹp khánh bằng liệt chướng. Khánh bằng liệt chướng là núi đá Bằng Trình giăng hàng, núi này đối diện với núi Vồm và cùng chung một dải, tạo nên cảnh hùng vĩ thơ mộng của thiên nhiên Bàn A Sơn. Về mặt lịch sử, từ thời Hai Bà Trưng, sau khi chiếm được huyện lỵ Dư Phát, Mã Viện đã đưa quân thuỷ bộ, ngược sông Lèn rồi theo đường sông Mã đến ngã ba đầu (Nơi hợp lưu của sông Mã và sông Chu) để tấn công Tư Phố (làng Giàng, Thiệu Dương) với ý đồ là tiêu diệt bằng được lực lượng quan trọng của nghĩa quân, nơi mà Cừ Suý Cửu Chân là Chu Bá đang đóng giữ, khi đến núi Bằng Trình, quân Mã Viện đã phải đương đầu với lực lượng chính của nghĩa quân tại núi này. Kết quả nghiên cứu khảo cổ về thời kỳ Hai Bà Trưng đã có kết luận về trận quyết chiến chiến lược này. Sưu tập hiện vật ở núi Bằng Trình khá phong phú với đủ các chất liệu như đồ đá, đồ đồng và đồ sắt. Đặc biệt đã tìm thấy 33 mũi tên đồng gồm hai loại, loại có họng và loại có chuôi, riêng loại có chuôi chiếm hơn 80% tổng số mũi tên được phân thành 3 nhóm với nhiều kiểu dáng và kích thước khác nhau, nhiều chiếc đã bị cong, bị sứt mũi hoặc gãy chuôi, tất cả đều nằm vùi cùng một hướng, rãi rác trên sườn phía Đông nam núi Bằng Trình. Như vậy một thực tế lịch sử, những mũi tên này được sản xuất từ nhiều vùng khác nhau của đất nước và đã theo chân các dân binh Lạc Việt vào trận đánh quan trọng này. Cũng ở địa điểm núi Bằng Trình, các nhà khảo cổ học còn tìm thấy rất nhiều tàn tích chiến tranh khác như mảnh xương sọ, xương ống chân, ống tay người... kết hợp với nhiều nguồn tư liệu khác như khảo cổ học, địa lý học, lịch sử, thư tịch cổ… nhiều nhà nghiên cứu đã có những nhận định thống nhất khi nói về trận này ở núi bằng trình“Lịch sử Thanh Hóa tập 2 NXB KHXH - Hà Nội 1994, tr30”.
Về Chùa Thái bình: Là ngôi chùa nổi tiếng được ghi chép trong các
sách địa chí trước đây như sách Lịch Triều Hiếng Chương Loại Chí (Tập 1) của Phan Huy Chú, sách Thanh Hóa Tỉnh chí, sách Đồng Khánh Địa Dư Chí của Quốc sử quán triều Nguyễn, sách Tự Điển Di Tích Văn Hóa Việt Nam của nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội 1993. Các sách đều thống nhất chép về ngôi chùa như sau: Chùa được xây dựng vào khoảng niên hiệu Chính Hoà (1680 - 1705) đời Lê Huy Tông trên Núi Bằng Trình thuộc làng Bằng Trình, huyện Thuỵ Nguyên, tỉnh Thanh Hóa. Chùa nhìn ra sông Lương, sau chùa có hang đá thông suốt từ Đông sang phía Tây, có sức chứa tới trên 500 người. Cạnh chùa có tháp Cửu Phẩm Liên Hoa nhưng đã bị sụp đổ. Về quy mô, ngoài chùa chính là nơi thờ Phật, chùa còn có cả tháp Cửu Phẩm Liên Hoa đây là một công trình quy mô to lớn. Hiện tại từ năm 2002 đến nay một phần nhỏ diện mạo được nhân dân địa phương trong vùng dựng lại cụ thể: Hậu cung chùa chính có diện tích 25,38m2, cấu trúc vì kèo đơn giản, không có gì đặc biệt, thờ có ba pho tượng tam thế, pho tượng Đức Phật Như Lai, pho tượng phật Thích Ca đứng trong tòa cửu long, pho tượng Quan Âm, pho tượng Đức Ông, bên cạnh hệ thống tượng Phật, trong chùa còn lưu giữ một số hiện vật quý giá như bát hương đồng cổ, niên đại có phong cách nhà Lê, bát hương gốm niên đại có lẽ là đầu thế kỷ XX, bát hương đá, đề tài trang trí, kiểu dáng cho biết có niên đại thời Lê. Nhà thờ mẫu: Có diện tích 24m2, có sân, tiền đường, hậu cung, tượng thờ có ba pho tượng Tam Tòa Thánh Mẫu. Các hệ thống bia đá, đá phiến, đá chân cột… đang được bảo quản riêng và chờ các nhà học giả nghiên cứu tiếp. Như vậy cho dù quy mô rất đơn sơ sau từ năm 2002 đến nay, chùa Thái Bình xưa không còn nữa, nhưng những gì trong sử sách, thi ca ghi chép và ca tụng về cảnh trí của khu vực này thì vẫn còn mãi mãi, ngôi chùa đã cùng với núi Bằng Trình thắng tích và lịch sử làm nên một “Khánh Bằng Liệt Chướng” một trong 10 cảnh đẹp của thắng cảnh Bàn A Sơn nổi tiếng. Và giờ đây hơn những gì nhân duyên đã đến, sư thầy cùng các cấp chính quyền, tỉnh hội phật giáo, các quý phật tử gần xa, đã và đang xây dựng lại ngôi chùa để đúng với tầm vóc vốn có, góp phần tô đẹp ngôi nhà phật giáo Việt Nam.
Ban Biên tập
KHÚC TIỄN ĐƯA
(Kính tặng các Chiến sỹ Công an Nhân dân)
Anh nằm xuống khi tóc vẫn còn xanh
Khúc quân hành chưa vẹn nguyên câu hát
Tuổi thanh xuân - những ước mơ bát ngát
Chưa trọn chữ tình, chữ hiếu... nỡ vội buông?
Anh nằm xuống một ngày nước mắt tuôn
Mẹ cha chết lặng, nước mắt không còn đủ để khóc...
Người yêu anh bần thần, ú ớ...
"Không tin được dù đó là sự thật".
Văn từ nào tả xiết hết bi thương!?
Anh nằm xuống trên mảnh đất quê hương
Giữa thời bình một mùa hè yên ả
Nào ai biết trước phong ba, địch, họa
Đổ xuống ngang trời...
Mưa rơi hay máu nóng anh ơi!?
Nén hương tàn, giây phút cuối tiễn đưa
Tiếc thương anh - thôi vẫy vùng trời bể
Cuộc đời ơi, mai này ai có kể
Chuyện về anh - ngườiChiến sĩ Công an.
Ban Biên tập

4ef5ad3b0fcbdcadsau.png

BẢN TIN NỘI BỘ THÁNG 7 NĂM 2023

Đăng lúc: 29/08/2023 (GMT+7)
100%

e73437c64b1d497dtrước.png
HƯỚNG DẪN - CHỈ ĐẠO
“TRÍCH” KẾT LUẬN SỐ 1110-KL/HU NGÀY 30/6/2023 CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ HUYỆN VỀ “ĐÁNH GIÁ SƠ KẾT GIỮA NHIỆM KỲ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN LẦN THỨ XX, NHIỆM KỲ 2020-2025”
Ngày 29/6/2023, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa XX đã tiến hành Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết Đại hội). Với tinh thần quyết tâm cao, nỗ lực lớn, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi toàn diện các mục tiêu Nghị quyết Đại hội, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện thống nhất kết luận:
I.Thông qua Báo cáo Sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020-2025 và Báo cáo kiểm điểm giữa nhiệm kỳ công tác của Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Huyện uỷ khóa XX, nhiệm kỳ 2020-2025. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện nhấn mạnh:
- Nửa nhiệm kỳ qua, nhiều khó khăn, thách thức tác động bất lợi đến quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội, song được sự giúp đỡ có hiệu quả của tỉnh, Đảng bộ và Nhân dân trong huyện đã đoàn kết, chủ động, quyết tâm cao, nỗ lực phấn đấu đạt kết quả toàn diện, nổi bật, thực hiện đạt và vượt15/27 chỉ tiêuvà có12/27 chỉ tiêuhoàn thành từ 50% trở lên so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội.
- Kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá; quy mô kinh tế tăng nhanh; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, đã có nhiều cách làm mới, sáng tạo, hiệu quả trên các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp; bài bản, rõ nét trong xây dựng các quy hoạch, thành lập các cụm công nghiệp và giải phóng mặt bằng, thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp, xây dựng hạ tầng. Tốc độ tăng giá trị sản xuất giai đoạn 2021-2023 ước đạt 6,27%. Sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, theo hướng sản xuất hàng hóa, quy mô lớn, công nghệ cao và đáp ứng yêu cầu của thị trường, tốc độ tăng trưởng đạt 4,19%. Sản xuất công nghiệp, xây dựng tăng trưởng 7,44%, là động lực cho tăng trưởng chung, một số công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm được triển khai khẩn trương, dần hoàn thành, tạo ra sức hấp dẫn mới trong thu hút đầu tư; công tác phát triển doanh nghiệp được quan tâm chú trọng. Tốc độ tăng giá trị sản xuất dịch vụ đạt 5,37%; các lĩnh vực thương mại, dịch vụ và tín dụng phát triển khá nhanh về quy mô, loại hình; chất lượng ngày càng tăng, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống Nhân dân. Huy động vốn đầu tư phát triển ước đạt 12.068 tỷ đồng, đạt 60,2% chỉ tiêu NQ. Thu ngân sách nhà nước ước đạt 2.296,6 tỷ đồng, gấp 2,32 lần dự toán tỉnh giao, vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội. Quy hoạch vùng huyện tầm nhìn đến năm 2045, Quy hoạch sử dụng đất huyện Thiệu Hóa thời kỳ 2021-2030 và các Quy hoạch đô thị quan trọng khác đã được phê duyệt. Văn hóa - xã hội chuyển biến tiến bộ, lan tỏa được truyền thống lịch sử, văn hóa tốt đẹp của đất và người Thiệu Hóa; các chính sách an sinh xã hội được thực hiện kịp thời, đúng quy định; thu nhập, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân ngày càng được nâng cao; dịch Covid-19 trên địa bàn huyện được kiểm soát tốt, tạo môi trường ổn định cho kinh tế - xã hội phát triển. Quốc phòng - an ninh được tăng cường vững chắc; tình hình an ninh chính trị, an ninh cơ sở, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị đạt được nhiều kết quả quan trọng: Nội bộ đoàn kết thống nhất, Nhân dân đồng thuận, tin tưởng, phấn khởi xây dựng Thiệu Hóa trở thành huyện nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; năng lực lãnh đạo của các cấp ủy đảng, đảng viên được nâng rõ rệt, theo hướng quyết liệt, cụ thể, thiết thực, hiệu quả và gắn với nhiệm vụ được giao; công tác chính trị tư tưởng có nhiều đổi mới; chất lượng, hiệu quả ngày càng được nâng lên, khơi dậy được tinh thần tự lực, tự cường của cán bộ, đảng viên và Nhân dân để vượt qua khó khăn, thử thách, xây dựng và phát triển Thiệu Hóa; công tác sắp xếp tổ chức, cán bộ được thực hiện khoa học, chặt chẽ, công tâm, khách quan, khơi dậy nhiệt huyết, phát huy năng lực sở trường cán bộ, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ; tích cực giải quyết cán bộ, công chức dôi dư; thực hiện mạnh mẽ luân chuyển cán bộ, bố trí 100% số xã, thị trấn có cán bộ chủ chốt không phải người địa phương; công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng được tăng cường, góp phần nâng cao uy tín của tổ chức Đảng và ổn định tình hình ở cơ sở; công tác dân vận được triển khai tích cực, góp phần tăng cường sự gắn bó mật thiết giữa cấp ủy, chính quyền với Nhân dân; công tác nội chính và phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực được chú trọng; công tác xây dựng, củng cố chính quyền được thực hiện thường xuyên; hiệu lực, hiệu quả hoạt động ngày càng được nâng lên; hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ngày càng đổi mới, thiết thực, hiệu quả.
- Năm 2021 và năm 2022, huyện hoàn thành và hoàn thành vượt mức 27/27 chỉ tiêu. Năm 2022, Đảng bộ huyện và Ban Thường vụ Huyện ủy là 01 trong 6 đơn vị được Ban Thường vụ Tỉnh ủy xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (6/31); Nhân dân và Cán bộ huyện Thiệu Hóa được tặng Cờ thi đua của UBND tỉnh vì đã có thành tích xuất sắc đẫn đầu phong trào thi đua yêu nước. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện từ đầu nhiệm kỳ đến nay còn có những khó khăn hạn chế, tồn tại nhất định như: Quy mô kinh tế vẫn còn nhỏ, số cơ sở sản xuất công nghiệp còn ít; trong nhiều năm chưa có thêm sản phẩm công nghiệp mới. Phong trào xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu, đô thị văn minh chưa đồng đều ở các địa phương; công tác quảng bá, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, các sản phẩm chủ lực chưa được quan tâm thường xuyên, đúng mức. Công tác chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng, triển khai thực hiện một số dự án đầu tư công, nhất là tiến độ chuẩn bị các mặt bằng khai thác quỹ đất còn chậm so với yêu cầu. Doanh nghiệp quy mô còn nhỏ và siêu nhỏ, sức cạnh tranh chưa cao, sử dụng lao động, đóng góp vào nguồn thu ngân sách trên địa bàn rất hạn chế. Quản lý, đấu tranh xử lý vi phạm trong khai thác cát có thời điểm chưa đáp ứng được yêu cầu. Nền nếp, kỷ cương trong giáo dục còn chưa được siết chặt. Công tác tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm còn nhiều khó khăn, hiệu quả chưa cao. Quản lý đảng viên đi làm ăn xa và chất lượng đảng viên ở nông thôn còn nhiều hạn chế. Hiệu lực, hiệu quả quản lý, chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp có việc, có thời điểm chưa cao. Hoạt động giám sát, phản biện xã hội của MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội cấp cơ sở chưa thường xuyên, chưa thực sự đổi mới, bắt nhịp với yêu cầu nhiệm vụ chung...
II.Với những kết quả đã được đánh giá tại Hội nghị sơ kết, để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX đã đề ra, các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể phải quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp, trong đó tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây:
1.Tiếp tục bám sát nhiệm vụ, giải pháp cụ thể mà Nghị quyết Đại hội đã đề ra, đồng thời gắn với các nhiệm vụ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX. Tập trung thực hiện đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các nhiệm vụ, giải pháp phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị hằng năm và cả nhiệm kỳ 2020-2025. Chú trọng khắc phục những hạn chế đã chỉ ra và triển khai thực hiện tốt những định hướng, giải pháp đã được bổ sung tại Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ, quyết tâm tổ chức thực hiện đạt được kết quả cao nhất.
2.Tập trung đổi mới toàn diện phương thức lãnh đạo của Đảng, theo tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 17/11/2022 tại Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, kịp thời nắm bắt diễn biến tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân; cảnh giác đấu tranh chống lại các luận điệu sai trái, chia rẽ của các thế lực thù địch, nhất là trên không gian mạng. Tập trung nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; quan tâm phát triển đảng viên. Tiếp tục đổi mới công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, điều động, luân chuyển cán bộ gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao nhằm tạo nguồn cho các nhiệm kỳ tiếp theo; tiếp tục thực hiện chủ trương bố trí Bí thư cấp ủy và Chủ tịch UBND cấp xã không phải người địa phương, phấn đấu đến năm 2025, hoàn thành 100% KH; thực hiện bố trí một số chức danh cán bộ, công chức cấp xã không phải là người địa phương; chú trọng sắp xếp, tinh gọn đội ngũ cán bộ và kiện toàn bộ máy. Rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ nhiệm kỳ, trên cơ sở đó đào tạo, bồi dưỡng để tạo nguồn cán bộ, chuẩn bị kỹ Phương án nhân sự cho Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030. Tiếp tục thực hiện tốt công khai, minh bạch, công bằng trong công tác cán bộ; kiên quyết không bố trí, sắp xếp cán bộ không có năng lực, phẩm chất đạo đức kém, tín nhiệm thấp tham gia cấp ủy khóa mới và phân công các chức vụ chủ chốt của các địa phương; kịp thời thay thế, điều chuyển cán bộ làm việc cầm chừng, năng lực hạn chế, né tránh công việc, chọn việc dễ, đùn đẩy việc khó, không gần dân, không sát dân. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, giữ gìn kỷ luật, kỷ cương trong Đảng, phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp.Đẩy mạnhthực hiện cóhiệu quả Nghị quyết số 04 khóa XII; Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa XIII gắn với Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị“về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, gắn với tự phê bình và phê bình với xây dựng, chỉnh đốn đảng. Làm tốt công tác dân vận của Đảng gắn với dân vận chính quyền, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, bảo đảm thực chất, hiệu quả.
3.Tập trung chỉ đạo, thực hiện tốt việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nhằm huy động nguồn lực ngoài nhà nước cho đầu tư hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo quy hoạch; chủ động giải quyết kịp thời, hiệu quả những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, giải quyết việc làm và thúc đẩy phát triển KTXH của huyện. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tạo chuyển biến mạnh hơn trong việc thực hiện các chương trình trọng tâm về phát triển nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới, khai thác lợi thế về đất đai tiếp tục khẳng định là một trong những huyện trọng điểm về sản xuất lương thực của tỉnh; tập trung tích tụ đất để sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất quy mô lớn, theo hướng hàng hóa; sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGap, sản phẩm sạch, chất lượng cao, gắn với tiêu thụ; kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp gắn với sản xuất, chế biến. Đẩy mạnh thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp gắn với phát triển đô thị và các khâu đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cơ bản đồng bộ, theo hướng hiện đại, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh và phát triển doanh nghiệp, tạo điều kiện để các làng nghề truyền thống công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp duy trì sản xuất và phát triển, thích ứng với yêu cầu của thị trường. Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn và hoàn thành giải ngân nguồn vốn đầu tư công. Thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng thu ngân sách, đáp ứng đủ nguồn lực cho đầu tư phát triển. Đẩy mạnh chuyển đổi số, gắn với quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên, khoáng sản, đất đai, quy hoạch, xây dựng và bảo vệ môi trường. Phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của huyện, phấn đấu là một trong những huyện đi đầu trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, đến năm 2025, huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 4 xã đạt chuẩn nông thôn kiểu mẫu trở lên; 12 xã đạt chuẩn NTM nâng cao trở lên; 60 thôn NTM kiểu mẫu; có 40 sản phẩm OCOP, trong đó có ít nhất 15 sản phẩm 4 sao và 1 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 5 sao; hoàn thành, bàn giao và đưa vào sử dụng một số dự án trọng điểm để chào mừng Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI và Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 như: Trung tâm Hành chính mới, Bệnh viện Đa khoa huyện Thiệu Hóa...
4.Quan tâm hơn nữa đến nhiệm vụ phát triển văn hóa, xã hội, hài hòa, ngang tầm với phát triển kinh tế; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả các Đề án, kế hoạch trong lĩnh vực văn hóa xã hội, gồm: Đề án củng cố, nâng cấp trường lớp học huyện Thiệu Hóa giai đoạn 2021-2025; Đề án xây dựng trường THCS thị trấn Vạn Hà thành trường trọng điểm chất lượng và Đề án phát triển du lịch huyện Thiệu Hóa giai đoạn 2022-2025; Đề án phát triển du lịch cộng đồng huyện Thiệu Hóa đến năm 2030... Phấn đấu đến năm 2025, 100% trường học đạt chuẩn quốc gia, 15 trường đạt chuẩn mức độ 2, 01 trường THPT đạt chuẩn mức độ 2; đôn đốc đẩy nhanh tiến độ để sớm hoàn thành đưa vào hoạt động Trường phổ thông liên cấp Nobel; tiếp tục kêu gọi xã hội hóa đầu tư các trường tư thục chất lượng cao, áp dụng phương pháp dạy học quốc tế; chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phấn đấu duy trì trong nhóm 5 địa phương dẫn đầu của tỉnh về thành tích thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia. Duy trì tổ chức Lễ hội Đền thờ Lê Văn Hưu, gắn với tổ chức các hoạt động xúc tiến quảng bá sản phẩm đúc đồng Trà Đông, các sản phẩm OCOP, sản phẩm chủ lực; quan tâm quy hoạch, đầu tư tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, di tích lịch sử cách mạng. Phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, các nhà nghiên cứu để đề xuất xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận Lê Văn Hưu là Danh nhân văn hóa thế giới. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội; không ngừng quan tâm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 85%; chuyển dịch mạnh lao động trong lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ có thu nhập cao hơn; phấn đấu đến hết nhiệm kỳ tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 0,5% và không còn hộ nghèo không có nhà ở hoặc ở nhà không bảo đảm quy định.
5.Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng trong quán triệt và triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về quốc phòng, an ninh. Chỉ đạo, thực hiện tốt các nhiệm vụ đảm bảo an ninh, quốc phòng và nhiệm vụ quân sự địa phương; tăng cường các hoạt động tuần tra, kiểm soát về an ninh trật tự; thường xuyên theo dõi, nắm chắc tình hình địa bàn, cơ sở, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống; quan tâm chỉ đạo, thực hiện tốt công tác tiếp công dân; chủ động rà soát, giải quyết kịp thời, dứt điểm các đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, không để vụ việc tồn đọng, kéo dài, diễn biến phức tạp. Huy động và phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong phòng ngừa tội phạm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường an toàn, ổn định để phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội. Phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ xã, thị trấn đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh trật tự đạt 85%. Tổ chức tốt cuộc diễn tập Khu vực phòng thủ huyện năm 2024, chỉ đạo diễn tập chiến đấu phòng thủ tại 6 xã còn lại trên địa bàn.
6.Nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành của chính quyền các cấp. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND, đại biểu HĐND; nâng cao chất lượng các kỳ họp, các hoạt động giám sát, tiếp xúc cử tri. Đẩy mạnh cải cách hành chính, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức về bản lĩnh chính trị, xây dựng đạo đức lối sống chuẩn mực cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành. Đẩy nhanh phát triển hạ tầng, ứng dụng công nghệ thông tin và thực hiện chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền thân thiện, vì Nhân dân phục vụ. Chỉ đạo xây dựng và triển khai phương án, đề án sắp xếp đơn vị hành chính trong giai đoạn 2023-2025 theo Kết luận số 48-KL/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị.
7.Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội theo hướng “gần dân, sát dân”, hướng trọng tâm vào địa bàn cơ sở. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ; thực hiện tốt công tác giám sát và phản biện xã hội, góp phần xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân tích cực thực hiện phong trào thi đua, cuộc vận động, nhất là các phong trào thi đua do Ban Thường vụ Huyện ủy lãnh đạo. Tập trung chỉ đạo tổ chức thành công Đại hội MTTQ Việt Nam huyện và cấp cơ sở, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Căn cứ Kết luận này, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy, Thường trực HĐND huyện, UBND huyện, Ủy ban MTTQ và các đoàn thể cấp huyện, các chi, đảng bộ trực thuộc huyện, các đơn vị, địa phương tổ chức triển khai thực hiện.
Ban Biên tập
TIN TỨC- SỰ KIỆN NỔI BẬT
TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI, CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNGVÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ THÁNG 7 NĂM 2023
1. Tình hình kinh tế - xã hội
Sản xuất nông nghiệp: Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác sản xuất vụ Mùa thu; toàn huyện đã gieo trồng được 8.650ha, đạt 99,4% so với kế hoạch, giảm 0,92% so với cùng kỳ, trong đó diện tích lúa 7.540ha, đạt 96,7% so với kế hoạch, giảm 3,35% so với cùng kỳ; cây ngô 280ha; đậu các loại 830ha. Chỉ đạo tổ chức thực hiện liên kết sản xuất vụ Thu mùa đạt 529ha với 12 doanh nghiệp trong và ngoài huyện; hướng dẫn các xã, thị trấn thực hiện đăng ký tích tụ tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao năm 2024 theo chính sách khuyến khích của tỉnh. Tổ chức kiểm tra công tác chuẩn bị vật tư và các điều kiện cần thiết phục vụ công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và tổ chức diễn tập tại các xã, thị trấn trên địa bàn năm 2023.
Công tác xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh và sản phẩm OCOP: Phối hợp với các sở, ngành thẩm định các tiêu chí xã NTM nâng cao cho xã Thiệu Viên, Thiệu Phúc; đôn đốc các ngành khẩn trương thẩm tra hồ sơ cho xã Thiệu Chính, Thiệu Ngọc. Đã vận động Nhân dân toàn huyện hiến hơn 1.377m2đất làm đường giao thông và các công trình phục vụ cộng đồng, nâng tổng số diện tích đất Nhân dân đã hiến 7 tháng đầu năm 2023 lên 16.505m2đạt 55,02% KH năm.
Hướng dẫn các chủ thể chuẩn bị sản phẩm tham gia đợt đánh giá xếp hạng sản phẩm OCOP đợt 2 năm 2023, gồm: Giò lụa, xã Thiệu Lý; nước tương, tỏi đen, nước mắm của thị trấn Thiệu Hóa; 02 sản phẩm ngũ cốc Lạc của xã Thiệu Ngọc, để Hội đồng xếp hạng OCOP huyện sẽ chấm trong tháng 8/2023.
Sản xuất công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại: Chỉ đạo hoàn thiện hồ sơ xin ý kiến các sở, ngành 01 đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu dân cư, khu đô thị mới; phê duyệt 03 đồ án quy hoạch chi tiết gồm: Khu dân cư mới phía Tây Bắc Quốc lộ 45, thị trấn Thiệu Hóa; điều chỉnh quy hoạch chi tiết, Khu dân cư Đồng Cửa, thôn Liên Minh, xã Thiệu Giao; Điểm dân cư Đồng Nẫn, xã Thiệu Vũ. Trình UBND tỉnh phê duyệt đồ án quy hoạch đô thị Giang Quang (sau ý khi có kiến của Bộ Xây dựng). Đẩy nhanh tiến độ thực hiện đầu tư hạ tầng các Cụm công nghiệp: Hậu Hiền, Ngọc Vũ và Vạn Hà số 2.
Hoạt động đầu tư, phát triển doanh nghiệp: Tiếp tục triển khai và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công, nhất là dự án giao thông trọng điểm và các dự án xây dựng hạ tầng đấu giá quyền sử dụng đất ở. Làm việc với Tập đoàn Huali và Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng 36 để giải quyết các tồn tại, khó khăn, vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Tập trung đẩy nhanh tiến độ 23 dự án đang thi công, chuyển tiếp; trong tháng, đã triển khai lựa chọn đơn tư vấn của 03 dự án; trình phê duyệt thẩm định 03 dự án; tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu xây lắp 08 dự án; hoàn thiện hồ sơ thiết kế 04 dự án và chuẩn bị bàn giao các mặt bằng quy hoạch đấu giá đất đã cơ bản hoàn thiện… Tính đến 20/7/2023, đã thực hiện giải ngân vốn đầu tư công ngân sách tỉnh quản lý 131,19 tỷ đồng (đạt 69,5%). Vốn bổ sung có mục tiêu ngân sách huyện quản lý (23 dự án): Đã giải ngân 38,7 tỷ đồng (đạt 23,3% tổng số vốn). Vốn đầu tư công ngân sách huyện từ nguồn thu tiền sử dụng đất: Đã thực hiện giải ngân 210,77 tỷ đồng, đạt 52,2% số vốn giao chi tiết.
Trong tháng, thành lập mới 05 doanh nghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp 7 tháng đầu năm lên 31 doanh nghiệp, đạt 38,75% KH cả năm. Lũy kế 7 tháng đầu năm đã cấp 300 giấy Đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện.
Công tác thu, chi ngân sách: Ước thu ngân sách tháng 7/2023 đạt 14,4 tỷ đồng; lũy kế 7 tháng đạt 153,1 tỷ đồng đạt 16% DT huyện giao, đạt 37% DT tỉnh giao. Chi ngân sách tháng tháng 7/2023 ước thực hiện 38,1 tỷ đồng lũy kế 7 tháng 647,3 tỷ đồng, đạt 79% KH tỉnh giao, 57% KH huyện giao.
Công tác quản lý tài nguyên, môi trường: Chỉ đạo hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 huyện Thiệu Hóa, được UBND tỉnh phê duyệt; thông báo thu hồi đất 03 dự án; phê duyệt giá đất cụ thể 04 dự án; triển khai thu hồi đất và phê duyệt Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 08 dự án, tổng diện tích 19,35ha. Đặc biệt trong tháng 7/2023 với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, đã vận động Nhân dân bàn giao sớm mặt bằng phục vụ thi công cầu Xuân Quang, một số như án quan trọng mặc dù chưa có quyết định thu hồi đất và phương án bồi thường nhưng đã được nhân dân ủng hộ bàn giao đất trước, như: Cụm CN Hậu Hiền, Cụm CN Ngọc Vũ, đường Quốc lộ 45 cải dịch, Trung tâm y tế huyện.
Văn hóa thông tin, thể dục thể thao: Tập trung tuyên truyền kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh Liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2023); 93 năm ngày thành lập chi bộ Đảng đầu tiên tại huyện Thiệu Hóa (10/7/1930 - 10/7/2023), 93 năm ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (29/7/1930 - 29/7/2023); Kỳ họp thứ 18 HĐND huyện... Phối hợp đăng cai tổ chức thành công giải Bóng đã Nhi đồng Cúp Báo Thanh Hóa lần thứ II, năm 2023 tại huyện.
Giáo dục và Đào tạo: Tổ chức tốt kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2023 - 2024, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 an toàn, đúng quy chế.
Thực hiện chính sách an sinh xã hội: Tổ chức thăm hỏi tặng quà của Chủ tịch nước, quà của tỉnh, của huyện, xã với 11.050 xuất quà cho người có công và thân nhân, kinh phí trên 3,37 tỷ đồng, nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2023). Triển khai tháng hành động vì trẻ em năm 2023. Động viên, hỗ trợ 28 hộ đồng bào sinh sống trên sông đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện và ổn định cuộc sống. Công tác giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động và đào tạo nghề cho lao động nông thôn tiếp tục được quan tâm. Tỷ lệ người dân tham gia BHYT đến hết tháng 7/2023 ước đạt 91,04%.
Y tế: Tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm mùa hè như: sốt xuất huyết, cúm A, bệnh tay chân miệng, sốt phát ban, bệnh do vi rút Zika, tiêu chảy cấp ở người. Chỉ đạo các cơ sở y tế thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân. Công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm được tăng cường, đã thẩm tra các tiêu chí xã ATTP nâng cao xã Thiệu Vũ đề nghị UBND tỉnh tổ chức thẩm định công nhận xã đạt các tiêu chí ATTP nâng cao năm 2023.
2. Tình hình công tác quốc phòng - an ninh:
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện cơ bản ổn định. Duy trì tốt các nền nếp trực sẵn sàng chiến đấu, trực phòng không, trực chỉ huy, trực ban các cấp. Chỉ đạo tổ chức diễn tập chiến đấu trong khu vực phòng thủ cho 6 xã: Thiệu Phúc, Thiệu Long, Thiệu Phú, Thiệu Nguyên, Thiệu Giang, Thiệu Vũ đạt mục đích yêu cầu đề ra, sát tình hình thực tiễn của địa phương.
Lực lượng công an từ huyện đến cơ sở tổ chức thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ, giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, an ninh nội bộ, an ninh nông thôn, an ninh tôn giáo, tăng cường các biện pháp nghiệp vụ trên lĩnh vực an ninh thông tin, văn hóa, tư tưởng. Tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn tăng cường hướng dẫn cài đặt, kích hoạt định danh điện tử mức 1, mức 2. Trong tháng, Công an huyện đã tiếp nhận xử lý 02 vụ về ANTT, xử phạt VPHC 08 đối tượng; tuần tra, xử lý 113 trường hợp vi phạm ATGT, tạm giữ 40 phương tiện, tước GPLX 17 trường hợp, cấp biển kiểm soát 198 phương tiện giao thông; kiểm tra PCCC 15 lượt cơ sở, xử lý vi phạm 01 cơ sở; tổng số tiền xử phạt VPHC trong tháng là 226,6 triệu đồng.
Các cơ quan khối nội chính: Công tác tiếp công dân định kỳ tại trụ sở Ban tiếp công dân huyện được thực hiện nghiêm túc, đúng thẩm quyền, trong tháng 7 lãnh đạo huyện, Ban tiếp công dân; Thanh tra huyện và các cơ quan đã tiếp 02 lượt công dân với 02 vụ việc, trong đó: 02 vụ việc liên quan đến lĩnh vực đất đai, hiện Chủ tịch UBND huyện đã giao có thời hạn cho các cơ quan, đơn vị giải quyết. Đang tiến hành 03 cuộc thanh tra theo thẩm quyền.
3. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể:
Công tác giáo dục chính trị tư tưởng: Ban Thường vụ Huyện ủy tổ chức dâng hương tại khu di tích lịch sử cách mạng (nhà thờ họ Vương và Trụ sở làm việc của cơ quan Tỉnh ủy - Thiệu Viên) nhân kỷ niệm 93 năm ngày truyền thống Đảng bộ huyện (10/7/1930 - 10/7/2023) và ngày truyền thống Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (29/7/1930 - 29/7/2023). Chỉ đạo triển khai và thu bài dự thi Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 3, năm 2023 gửi về Ban Chỉ đạo 35 cấp tỉnh. Biên tập, xuất bản cấp phát đầy đủ, kịp thời Bản tin nội bộ của huyện tháng 7/2023 theo quy định.
Công tác tổ chức, cán bộ: Ban Thường vụ Huyện ủy thống nhất giới thiệu ứng cử đối với các chức danh thuộc diện quản lý là 02 đồng chí; thỏa thuận bổ nhiệm 01 đồng chí. Chỉ đạo thực hiện quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chức vụ lãnh đạo, quản lý khối trường học và các chức danh lãnh đạo các phòng thuộc UBND huyện là 15 đồng chí. Chỉ đạo tổ chức Hội nghị bàn giao 76 đoàn viên ưu tú đã đi học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2023 từ Đảng bộ Trường THPT Thiệu Hóa, Đảng bộ Trường Lê Văn Hưu, Chi bộ Nguyễn Quán Nho, chi bộ Trung tâm GDNN-GDTX về đảng bộ các xã, thị trấn; kết nạp mới 08 đảng viên (lũy kế từ đầu năm đến nay, đã kết nạp được 182 đảng viên); hoàn thiện hồ sơ xét Huy hiệu Đảng đợt 02/9/2023 cho 210 đồng chí. Làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ và chính sách cán bộ.
Công tác kiểm tra, giám sát: Tổ chức giám sát thường xuyên theo quy định của Điều lệ Đảng và nhiệm vụ kiểm tra do cấp ủy giao; ban hành Quyết định thành lập Đoàn Giám sát công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng xã Nông thôn mới nâng cao và thôn nông thôn mới kiểu tại 04 đơn vị (Thiệu Hợp, Thiệu Nguyên, Thiệu Lý, Thiệu Giao). Thực hiện kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm tại Đảng bộ Thiệu Vũ, Thiệu Ngọc, Đảng bộ Chính quyền theo Quyết định đã ban hành.
Công tác dân vận: Phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy tổ chức giao ban Cụm thi đua số 02 năm 2023 về công tác Dân vận 6 tháng đầu năm 2023 tại huyện. Chỉ đạo xây dựng, ban hành báo cáo về sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 20/01/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XII) về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới. Ban hành Chỉ thị về lãnh đạo Đại hội MTTQ Việt Nam cấp cơ sở và Đại hội MTTQ Việt Nam huyện Thiệu Hóa lần thứ 6 nhiệm kỳ 2024-2029.
Hoạt động của HĐND - UBND huyện: Tổ chức thành công kỳ họp thứ 18; chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức kỳ họp HĐND đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023 và quyết định các nội dung quan trọng khác. Chỉ đạo chăm sóc cây trồng vụ Thu mùa; đẩy nhanh tiến độ GPMB, tiến độ xây dựng các công trình, dự án; quan tâm đối thoại, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân.
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội: Tập trung sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023, trọng tâm là đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên, Nhân dân tích cực thi đua lao động sản xuất, xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu; chú trọng phát triển kinh tế, xây dựng sản phẩm OCOP. Tiếp tục vận động Nhân dân hiến đất, huy động ngày công, nguồn lực đóng góp của Nhân dân để xây dựng các công trình công cộng, chỉnh trang cảnh quan môi trường… Tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa thiết thực nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2023). Đoàn thanh niên; Hội Cựu chiến binh huyện, triển khai nhiều hoạt động tri ân, thăm hỏi các đối tượng người có công nhân dịp 27/7; Huyện đoàn đã phối hợp với Chi đoàn Bệnh viện Đa khoa huyện, Bệnh viện Đa khoa Đại An tổ chức khám chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho các gia đình chính sách, người có công và người cao tuổi trên địa bàn 03 xã: Minh Tâm, Thiệu Toán và Thiệu Tiến. Hội Nông dân chỉ đạo, hỗ trợ chế phẩm sinh học xử lý rác thải trong sinh hoạt, chăn nuôi cho các đơn vị; ra mắt tổ hợp tác và tổ hội nghề nghiệp “Dịch vụ cơ giới hóa nông nghiệp” xã Thiệu Quang với 06 thành viên, vốn góp hơn 3 tỷ đồng. Liên đoàn lao động huyện tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2023-2028 thành công tốt đẹp; thành lập và ra mắt 03 tổ chức Công đoàn ngoài quốc doanh; tổ chức tọa đàm 94 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam. Hội Liên hiệp phụ huyện đã trồng thêm 0,5km đường hoa thay thế cỏ dại, xây dựng được 12 mô hình Nhà sạch - Vườn đẹp; vận động được 520 hộ mua thùng nhựa để phân loại rác sinh hoạt.
Trịnh Văn Đệ
HUV, Chánh Văn phòng Huyện ủy
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG,ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂMSAI TRÁI THÙ ĐỊCH
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU,BIÊN SOẠN, TUYÊN TRUYỀN LỊCH SỬ ĐẢNG,GÓP PHẦN BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNGCỦA ĐẢNG, ĐẤU TRANH, PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH
Trong bối cảnh công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế ngày càng đi vào chiều sâu, cùng với những thuận lợi cơ bản, những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử đã đạt được, đất nước ta cũng phải đối diện với những khó khăn và trở lực không nhỏ. Các thế lực thù địch trong nước và ngoài nước không ngừng thực hiện âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa bình” hòng gây bạo loạn, lật đổ, chống phá cách mạng Việt Nam. Một trong những thủ đoạn thâm độc, tinh vi của chúng là tấn công vào nền tảng lịch sử của Đảng, hòng xuyên tạc lịch sử cách mạng Việt Nam. Thông qua các bài viết, nhân danh cái gọi là các “công trình khoa học”, các diễn đàn, hội thảo,... viện lý do nghiên cứu làm rõ lịch sử, các thế lực thù địch, phản động ra sức tấn công vào lịch sử Đảng. Chúng xoáy vào một số sự kiện lịch sử, một số thời đoạn của lịch sử, với những đánh giá sai lệch, hoặc thổi phồng sai lầm, khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, bịa đặt, bôi nhọ các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử,... hòng phủ nhận những thành quả cách mạng của Đảng ta, nhân dân ta, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng.
Các thế lực thù địch, phản động ra rả mấy luận điệu mang tính chủ quan, khiên cưỡng, như Đảng Cộng sản Việt Nam dựa trên nền tảng tư tưởng “du nhập”, “vay mượn” từ bên ngoài; Việt Nam đã “độc lập từ tháng 3-1945”, những người cộng sản Việt Nam và Việt Minh “cướp công” trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945; thổi phồng những sai lầm của Đảng trong cải cách ruộng đất; đánh giá sai lệch về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968; phê phán Việt Nam đưa quân sang “xâm lược Cam-pu-chia” năm 1979...
Bên cạnh đó, cũng xuất hiện một số cách nhìn, nghiên cứu sai trái, thiển cận, cả những dấu hiệu của căn bệnh lười học tập, nghiên cứu lý luận, điển hình như biện luận rằng dân tộc Việt Nam không cần thiết tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước để giành nền độc lập trọn vẹn, tiến tới thống nhất đất nước, mà Việt Nam vẫn có thể thực hiện được sự thống nhất đất nước theo mô hình của Đức ở châu Âu...; có hiện tượng đáng ngại là xuất hiện những ý kiến “đánh giá lại lịch sử”; ngại viết, ngại nói về lịch sử Đảng, cho rằng viết về Đảng là “không khách quan”, “không khoa học”; đòi xem xét, đánh giá lại những vấn đề lịch sử, thậm chí còn hàm hồ cho rằng những nhân vật phản diện cũng là những “người yêu nước”... Những luận điệu xuyên tạc, những nhận định lệch lạc, sai lầm, ấu trĩ về lịch sử Đảng, lịch sử đấu tranh cách mạng, lịch sử dân tộc diễn ra liên tục, lặp đi lặp lại, kéo dài với nhiều hình thức, nhiều biểu hiện, vừa ráo riết, vừa âm thầm; đáng quan ngại nhất là được che đậy dưới chiêu bài “khách quan”, “khoa học”.
Hiện nay, tận dụng lợi thế của các phương tiện truyền thông xã hội có hiệu ứng rất lớn, rất nhanh; sự kiểm duyệt thông tin khó khăn; có thể thực hiện từ xa, ít bị định chế bởi các biên giới cứng, các thế lực phản động, thù địch, phần tử định kiến triệt để lợi dụng kênh thông tin này để phát tán, tuyên truyền sai sự thật nhiều vấn đề lịch sử hòng gây hoang mang, dao động, hoài nghi, ngả nghiêng trong nhận thức, tư tưởng; kích động sự hận thù giữa nhóm người này với nhóm người kia, phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nhận thức sâu sắc những vấn đề đó, trong giai đoạn hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam kịp thời đề ra đường lối, chủ trương và có sự chỉ đạo hành động đúng đắn, quyết liệt, là “kim chỉ nam” cho công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền lịch sử Đảng. Quan điểm của Đảng khẳng định rõ, việc củng cố, tăng cường nhận thức về lịch sử Đảng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân luôn là đòi hỏi thường xuyên, cấp bách, tất yếu trong công tác tư tưởng của Đảng; đồng thời, có vị trí rất quan trọng trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Chỉ thị số 15-CT/TW, ngày 28-8-2002 của Ban Bí thư, “Về tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam”, khẳng định:Nghiên cứu sâu sắc lịch sử Đảng là nhiệm vụ rất quan trọngnhằm làm rõ các chặng đường lịch sử và hoạt động đấu tranh của Đảng, tổng kết thực tiễn lịch sử dân tộc. Nghiên cứu lịch sử Đảng không chỉ nêu bậtnhững thắng lợi, những thành tựucủa cách mạng, mà còn phải chỉ ra, không tránh né, cảnhững sai lầm, khuyết điểm,làm sáng tỏ những bài học, những vấn đề lý luận của cách mạng Việt Nam, giáo dục truyền thống cách mạng của Đảng, bồi dưỡng tình cảm yêu nước, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳ đổi mới.
Trước tình hình mới, nhất là trong giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng và bối cảnh cuộc đấu tranh phê phán, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc lịch sử ngày càng quyết liệt, công tác nghiên cứu, tuyên truyền lịch sử Đảng đứng trước những yêu cầu, thử thách mới. Ngày 18-01-2018, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 20-CT/TW, “Về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng” với những yêu cầu mạnh mẽ, đặc biệt nhấn mạnh phải đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức, trước hết là của người đứng đầu, về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng; chủ động đấu tranh phê phán, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc lịch sử Đảng.
CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU, BIÊN SOẠN, TUYÊN TRUYỀNLỊCH SỬ ĐẢNG, GÓP PHẦN ĐẤU TRANH CHỐNG XUYÊN TẠCLỊCH SỬ, BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
Sau 15 năm thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW, các bộ, ban, ngành, các tỉnh, thành phố đã nghiên cứu, biên soạn, xuất bản 10.325 công trình khoa học lịch sử Đảng; trong đó có 865 công trình cấp tỉnh, 1.336 công trình cấp huyện; 6.385 công trình cấp xã; 1.371 công trình của các sở, ban, ngành, đoàn thể và 365 công trình do Viện Lịch sử Đảng biên soạn và xuất bản. Cùng với các công trình lịch sử Đảng bộ, các công trình lịch sử với nhiều thể loại, như lịch sử truyền thống cách mạng của các ban, ngành, đoàn thể, lịch sử công tác đảng, công tác chính trị trong lực lượng vũ trang, lực lượng công an,... được xuất bản. Đặc biệt, trong số 365 công trình của Viện Lịch sử Đảng, có những công trình tiêu biểu: Lịch sử Xứ ủy - Trung ương Cục miền Nam (1954 - 1975); Lịch sử công tác dân vận của Đảng (1930 - 2010); Lịch sử Chính phủ Việt Nam (1976 - 2005); Lịch sử phong trào Nông dân và Hội Nông dân Việt Nam (1930 - 2015); Lịch sử phong trào công nhân và Công đoàn Việt Nam (1986 - 2010)... Đảng ta khẳng định: “Sau 15 năm thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW của Ban Bí thư khóa IX, công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng đã đạt được kết quả quan trọng, góp phần tổng kết thực tiễn lịch sử cách mạng qua các thời kỳ, rút ra kinh nghiệm, bài học, quy luật của cách mạng Việt Nam do Đảng lãnh đạo; giáo dục truyền thống cách mạng, bồi đắp tinh thần yêu nước và nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng”.
Kết quả công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng đã góp phần quan trọng vào việc giáo dục truyền thống, bồi dưỡng tình cảm cách mạng, làm cho lịch sử Đảng và lịch sử truyền thống thấm sâu trong tâm trí mỗi cán bộ, đảng viên và đông đảo quần chúng nhân dân, giúp bạn bè quốc tế hiểu ngày càng đầy đủ, chân thực, sâu sắc hơn về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng thời, công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng góp phần đấu tranh chống các luận điệu sai trái và âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch, phản động hòng xuyên tạc lịch sử Đảng và lịch sử dân tộc, phủ nhận sự thật lịch sử và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Các công trình nghiên cứu còn tổng kết những kinh nghiệm phong phú của Đảng, góp phần phát triển lý luận, làm sáng tỏ và bổ sung đường lối, chính sách của Đảng.
Các công trình nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng là lợi khí sắc bén đấu tranh chống các luận điệu sai trái, xuyên tạc các sự kiện lịch sử. Ví dụ như, với những tư liệu lịch sử đáng tin cậy và phương pháp nghiên cứu khoa học hiện đại, lịch sử Đảng đã phản bác những luận điệu phản động, những ý kiến sai lệch về Cách mạng Tháng Tám năm 1945, khẳng định rằng: Cách mạng Tháng Tám là kết quả đấu tranh cách mạng lâu dài của nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cuộc cách mạng đó đã được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng thông qua các phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân, do Đảng Cộng sản lãnh đạo: 1930 - 1931; 1936 - 1939 và đặc biệt là cao trào 1939 - 1945. Đó là kết quả của sự thay đổi tư duy, phát triển lý luận về giải quyết mối quan hệ giữa nhiệm vụ dân tộc và dân chủ của Đảng, là nghệ thuật kết hợp xây dựng, chuẩn bị thực lực với chớp thời cơ, nghệ thuật phát động và lãnh đạo nhân dân nổi dậy... Thực tiễn lịch sử đó đã bác bỏ một cách đanh thép những luận điệu xuyên tạc rằng Cách mạng Tháng Tám là cuộc cách mạng “ăn may”.
Đối với sự kiện Tết Mậu Thân năm 1968, bằng các dữ kiện lịch sử, các công trình khoa học lịch sử Đảng, các cuộc hội thảo kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 được tổ chức ở nhiều địa phương trên cả nước đã làm rõ: cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 là thắng lợi mang tính quyết định, buộc Mỹ phải thay đổi chiến lược đối với Việt Nam, phải hạn chế và tiến tới chấm dứt hoàn toàn việc ném bom phá hoại miền Bắc, chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tiến tới rút dần quân Mỹ tham chiến ra khỏi miền Nam Việt Nam.
Đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giành lại nền độc lập dân tộc, tiến tới thống nhất đất nước trong những năm 1954 - 1975, các nhà khoa học lịch sử Đảng đã chỉ rõ rằng đây là thắng lợi vĩ đại của cả dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm dưới sự lãnh đạo của Đảng, là thắng lợi của sự sáng tạo lý luận và luận điểm khoa học, cách mạng, đường lối chiến tranh nhân dân đúng đắn, nhất quán một quyết tâm: để đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, đánh đổ chế độ do Mỹ dựng lên, ngoài con đường bạo lực cách mạng, nhân dân miền Nam không còn con đường lựa chọn nào khác. Khoa học lịch sử Đảng qua đó bác bỏ những luận điểm sai lạc cho rằng, còn có con đường thống nhất đất nước theo mô hình của Đức để giải phóng miền Nam.
Trên cơ sở nghiên cứu, các công trình Lịch sử Đảng đã tổng kết sâu sắc bài học kinh nghiệm trong hoạt động lãnh đạo của Đảng, khái quát thành những vấn đề lý luận, mang tính quy luật, đúc kết những truyền thống quý báu của Đảng, những tấm gương cộng sản kiên trung, bất khuất, xả thân, cống hiến cho Đảng, cho dân tộc... Các công trình nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng được xã hội hóa, đưa vào sử dụng trong các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong hệ thống giáo dục quốc dân... đã góp phần quan trọng trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, củng cố niềm tin, lòng tự hào của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, vào truyền thống quý báu, nâng cao ý thức trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân.
Thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “giữ chủ nghĩa cho vững”, góp phần đấu tranh phản bác những quan điểm sai trái, xuyên tạc lịch sử, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, khoa học lịch sử Đảng là một binh chủng trong đội quân lý luận, tư tưởng của Đảng. Bên cạnh đó, công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng cần khắc phục những hạn chế mà Ban Bí thư đã chỉ ra: “Chất lượng nghiên cứu, biên soạn một số công trình lịch sử Đảng chưa cao; công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là cho thế hệ trẻ chưa được chú trọng đúng tầm”. Công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền lịch sử Đảng cần phải tập trung bổ sung, hoàn thiện, nâng cao chất lượng, tính khách quan, khoa học của các công trình lịch sử Đảng ở các cấp; sưu tầm, khai thác bổ sung tư liệu lịch sử Đảng; đổi mới phương pháp nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng theo hướng gắn liền với nghiên cứu, phát triển và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và nghiên cứu lịch sử dân tộc; làm rõ những vấn đề tồn đọng, trên cơ sở đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền làm cho toàn Đảng, toàn dân hiểu biết rõ ràng và sâu sắc tất cả vấn đề lịch sử.
Ban Biên tập
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG,ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
TẤM GƯƠNG MỘT BÁC SỸ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO BÁC
Qua 3 năm kết luận thực hiện chỉ thị số 01 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách HCM, Đảng bộ chính quyền và nhân dân Huyện Thiệu Hóa đã đạt được những thành tựu quan trọng và toàn diện trên các lĩnh vực. Việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách HCM đã tạo chuyển biến rõ nét từ nhận thức đến hành động trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân, trở thành đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn và có sức lan tỏa mạnh mẽ. Trong quá trình thực hiện Kết luận 01-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XIII ngày 18/5/2021 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, trong huyện đã xuất hiện nhiều tập thể và cá nhân gương mẫu học tập và làm theo Bác; trong số đó, điển hình tiêu biểu tại Bệnh viên Đa khoa huyện Thiệu Hóa có Bác sỹ Lê Xuân Dũng - Phó Giám đốc bệnh viện, là một trong những tấm gương tiêu biểu.
Với vai trò là Phó Giám đốc bệnh viện, tổ trưởng tổ cải tiến chất lượng bệnh viện, ông đã cùng tổ lập kế hoạch khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quy trình khám chữa bệnh tại BVĐK Thiệu Hóa. Kết quả đánh giá chất lượng bệnh viện năm 2022 theo tiêu chí của Bộ Y tế, Bệnh viện Đa khoa Thiệu Hóa đã vươn lên xếp thứ 10 toàn ngành. Bằng những việc làm cụ thể, BS Lê Xuân Dũng đã góp phần tích cực nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của đơn vị. Ông đã tham gia và chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động khám chữa bệnh, triển khai bệnh án điện tử để quản lý hiệu quả. Trong điều kiện nguồn nhân lực và thiếu bị y tế còn thiếu, phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác, song ông vẫn không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học, giảng dạy và hướng dẫn cho cán bộ y tế tuyến xã đến thực tập tại bệnh viện.
Tâm sự về lòng nhiệt huyết với nghề, Bác sỹ Lê Xuân Dũng đã có những cảm xúc đặc biệt: “Sau khi được học tập và làm theo tương tưởng, đạo đức, phong cách HCM, bản thân tôi và cán bộ, nhân viên trong đơn vị luôn có lập trường tư tưởng vững vàng, yên tâm công tác. Mặc dù đặc thù công việc tại đơn vị khá bận rộn và áp lực nhưng chúng tôi vẫn cố gắng, hết lòng và có trách nhiệm cao đối với sức khỏe Nhân dân. Hằng năm, bệnh viên đa khoa huyện đã có hơn 30 đề tài và nhiều sáng kiến được Sở Y tế công nhận và ứng dụng ngay tại đơn vị”, trong đó có phần đóng góp không nhỏ của Bác sỹ Lê Xuân Dũng.
Bác sĩ Lê Xuân Dũng là một trong những tấm gương tiêu biểu, chân thực trong nghề y. Với tình yêu nghề, bác sĩ luôn hết lòng dốc sức vì sự nghiệp bảo vệ sức khỏe Nhân dân. Tại Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05 về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ngày 27/3/2023, BS Lê Xuân Dũng vinh dự được Chủ tịch UBND Huyện tặng “Giấy khen” vì đã có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách HCM, giai đoạn 2021 - 2023.
Ban Biên tập
THÔNG TIN - TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN THIỆU HÓA VỚI CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH, CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO NHÂN DÂN VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ
Thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Lương y như từ mẫu”, trong những năm qua, đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế từ tuyến huyện đến xã, thị trấn luôn cố gắng nỗ lực khắc phục khó khăn, từng bước nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân cũng như thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh nói chung, phòng chống dịch bệnh Covid-19 trong những năm qua, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.
Hiện nay, tổng số cán bộ, nhân viên y tế tại Trung tâm Y tế huyện là 44 người được chia về 02 phòng, 05 khoa, phòng lâm sàng; số lượng cán bộ tại Trạm Y tế các xã, thị trấn là 112 người. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do nguồn nhân lực, trang thiết bị chuyên môn cònthiếu, nhưng được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Sở Y tế, của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, đoàn thể từ huyện đến xã, thị trấn, công tác y tế trên địa bàn huyện đã đạt được những kết quả tích cực. Công tác quản lý, chỉ đạo điều hành được nâng cao, xây dựng kế hoạch sát với tình hình thực tế, hoạt động của các khoa, phòng và Trạm Y tế các xã, thị trấn ngày càng nề nếp. Hệ thống giám sát dịch được cũng cố, chủ động triển khai thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh và các chương trình y tế quốc gia nhằm làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe, khám, chữa bệnh cho Nhân dân.
Để hoàn thành tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân, sau khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, Trung tâm Y tế huyện đã xây dựng kế hoạch và triển khai đưa nhân lực, vật lực hỗ trợ các Trạm Y tế, khám bệnh, tư vấn sức khỏe sau nhiễm Covid-19 cho người dân. Trong 6 tháng đầu năm 2023, bệnh nhân đến khám tại các Trạm y tế xã, thị trấn là 37.120 lượt người, cao hơn 1.695 lượt so với cùng kỳ năm 2022 là 35.425 lượt. Tổng số lượt điều trị nội trú là 350 lượt, cao hơn 125 lượt so với cùng kỳ năm 2022 là 225 lượt người. Người bệnh đến khám được sơ cấp cứu kịp thời, chuyển tuyến các trường hợp ngoài khả năng chuyên môn, không để xảy ra biến chứng do chuyển tuyến chậm, đảm bảo an toàn người bệnh.
Trung tâm Y tế huyện luôn chủ động tham mưu cho huyện, đề cao và giám sát chặt chẽ công tác phòng, chống dịch, thực hiện chế độ báo cáo kịp thời khi có ổ dịch, không để dịch bệnh bùng phát, xảy ra trên địa bàn. Đặc biệt, vào thời điểm dịch Covid-19 đang còn diễn biến phức tạp, cùng với sự xuất hiện của các dịch bệnh theo mùa và các loại bệnh truyền nhiễm, như: Sốt xuất huyết, tiêu chảy, cúm, thủy đậu… TTYT đã chủ động xây dựng phương án phòng dịch, thường xuyên cập nhập thông tin, tình hình diễn biến dịch bệnh của Bộ Y tế; phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền; triển khai tập huấn chuyên môn kỹ thuật cho cán bộ làm công tác phòng dịch, y tế tuyến xã; chủ động phun hóa chất phòng, chống dịch chủ động tại các địa phương và tại các hộ gia đình; duy trì các đội phòng, chống dịch cơ động để sẵn sàng ứng phó, không để dịch phát sinh và bùng phát rộng ra cộng đồng; thực hiện tốt công tác giám sát, phát hiện dịch và báo cáo theo quy định; công tác vệ sinh môi trường, nước sạch, vệ sinh an toàn thực phẩm được quan tâm, chú trọng. Tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh là 42.372, đạt 93,0%; tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh là 100%... Công tác cấp phát thuốc Methadone thường xuyên; công tác phòng chống HIV/AIDS được đẩy mạnh, duy trì tốt các hoạt động quản lý, chăm sóc, tư vấn miễn phí cho người nhiễm HIV, điều trị bằng thuốc kháng vi rút (ARV) cho bệnh nhân AIDS; vận động người dân chủ động tiêm vắc-xin phòng bệnh, góp phần bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.
Tỷ lệ tiêm chủng các loại vắc-xin trên địa bàn huyện luôn đạt tỷ lệ cao, tiêm vắc-xin Covid-19: Tích lũy tiêm cho đối tượng từ 18 tuổi trở lên: Mũi 1 được 102.974 đạt 101%; mũi 2 được 98.073 đạt tỷ lệ 96,2%; mũi bổ sung được 8.132; mũi nhắc lại (lần 1) được 73,644 đạt 99,98%; mũi nhắc lại lần 2 là 34,879 đạt 145,14%. Tiêm cho trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi: Mũi cơ bản được 11.432/11/432, mũi nhắc lại lần 1 là 10,964 đạt 95,91%. Tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi: Mũi 1 được 17.248 đạt 99,52%; mũi 2 được 16,890 đạt tỉ lệ 97,46%. Số trẻ trên 01 tuổi được tiêm chủng đầy đủ đạt 96,01%; số trẻ tiêm vác xin BH- HG - UV - VGB - Hib mũi 03, OPV mũi 03 đạt 93,3%; trẻ được bảo vệ uốn ván sơ sinh đạt 100%...
Công tác Dân số và Phát triển luôn được cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở quan tâm, thực hiện nghiêm theo Kế hoạch số 105-KH/TU ngày 08/8/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Kế hoạch số 201/KH-UBND ngày 11/12/2018 của UBND tỉnh về triển khai Kế hoạch hành động số 105/KH-TU ngày 08/8/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Chỉ thị số 24-CT/TU ngày 20/02/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác dân số và phát triển trên địa bàn tỉnh trong tình hình mới. Tập trungvề công tác truyền thông, điều chỉnh mức sinh, tầm soát các dị dạng, bệnh tật trước sinh và sơ sinh, kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi… trên địa bàn huyện.
* Về quy mô dân số:
Kết quả(ước đến 30/6/2023):dân số toàn huyện là 166.510 người. Tổng số hộ: 44.289 hộ. Tổng số sinh 1.036 trẻ, so cùng kỳ giảm 12 cháu; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,32%, so cùng kỳ giảm 0,01%; số người sinh con thứ 3 trở lên là 124 cháu, so cùng kỳ giảm 03 cháu, tỷ lệ người sinh lần 3 trở lên 11,97%, so cùng kỳ giảm 0,15%.
* Về cơ cấu dân số:
- Số trẻ trai sinh ra là 623; số trẻ gái 415; tỷ số giới tính khi sinh là: 115 nam/100 nữ, so với cùng kỳ giảm 01 điểm %.
* Về nâng cao chất lượng dân số:
Đã phối hợp với Bệnh viện Đa khoa Thiệu Hóa triển khai Đề án sàng lọc sơ sinh, lấy mẫu máu gót chân trẻ sơ sinh để sàng lọc xét nghiệm và siêu âm, tầm soát các trẻ sinh ra phòng điều trị các bệnh nguy cơ dị tật xuống mức thấp nhất. Công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em luôn được chú trọng,100% bà mẹ mang thai được khám, lập sổ theo dõi; 100% ca sinh đẻ do cán bộ y tế đỡ; tỷ lệ trẻ trong độ tuổi từ 6 đến 60 tháng tuổi uống Vitamin A đạt tỷ lệ 97,6%; tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm xuống còn 9,8%; thể thấp còi còn 6,20%.
Thường xuyên nâng cao chất lượng truyền thông, viết các tin, bài về sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, phòng bệnh truyền nhiễm cho phụ nữ, phòng, chống suy dinh dưỡng cho trẻ em… thu hút đông đảo hàng nghìn lượt nhân dân tham gia và đã mang lại nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023 và nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân, Trung tâm Y tế huyện tiếp tục tham mưu Huyện ủy, HĐND - UBND huyện chú trọng nâng cao chất lượng chuyên môn, y đức, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế từ huyện đến cơ sở; triển khai thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, như: Thực hiện tiêm chủng an toàn, đầy đủ các loại vác xin cho trẻ trong độ tuổi quy định; bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em; các chương trình vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm; công tác dân số và phát triển; chuẩn bị đầy đủ, vật tư hóa chất, thuốc, nhân lực, kinh phí đảm bảo cho công tác phòng, chống các loại dịch bệnh, đáp ứng nhu cầu nâng cao sức khỏe cho Nhân dân trên địa bàn, góp phần vào hoàn thành tốt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội mà Đại hội đảng bộ huyện lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra.
Lê Ngọc Hồng
TP Dân số - TTGDSK, TTYT Thiệu Hóa
GƯƠNG PHỤ NỮ LÀM KINH TẾ GIỎI
Trong những năm qua, phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” đã lan tỏa sâu rộng trong cán bộ, hội viên phụ nữ trên địa bàn huyện Thiệu Hóa. Thông qua phong trào, đã xuất hiện nhiều tấm gương hội viên phụ nữ điển hình làm kinh tế giỏi, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, hạnh phúc; chị Nguyễn Thị Nga, Ủy viên BTV Hội LHPN xã Minh Tâm là một điển hình.
Trước đây, chị và gia đình tham gia sản xuất nông nghiệp thuần túy, đời sống kinh tế gia đình có nhiều khó khăn. Tuy nhiên, vốn xuất thân từ một gia đình thuần nông, vợ chồng chị luôn suy nghĩ, trăn trở quyết tâm không cam chịu kinh tế khó khăn; từ năm 2015, chị và gia đình đã quyết định phát triển nghề cá và làm giàu bằng nghề nuôi cá nước ngọt - nghề truyền thống của gia đình và địa phương.
Được các cấp Hội phụ nữ động viên, tuyên truyền về các chính sách hỗ trợ và khuyến khích phát triển sản xuất, cùng sự giúp đỡ của chính quyền địa phương và Hội phụ nữ xã Thiệu Tâm (cũ), hai vợ chồng chị đã nhiều lần đi tham quan, tìm hiểu, học tập thực tế tại các mô hình trang trại nuôi cá nước ngọt ở các huyện trong tỉnh. Kết hợp với kinh nghiệm nuôi cá truyền thống của gia đình. Bước đầu, vợ chồng chị đã đầu tư hơn 200 triệu đồng để nạo vét, kè ao với diện tích 3.500m2và xây hệ thống bể cá sinh sản, mua thức ăn. Nuôi 1,5 tấn cá bố mẹ các loại (Cá chim, cá trôi Trường Giang, Chép Đỏ và Trắm Cỏ), đây là những loại cá có thế mạnh về thị trường tiêu thụ, giá cả ổn định, hiệu quả kinh tế cao hơn so với các loại cá khác.
Nhờ thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, từ ao nuôi đến chọn con giống và chăm sóc cá bố mẹ ở từng giai đoạn khác nhau, nên cá sinh sản đạt tỉ lệ cao cả về số lượng và chất lượng. Hằng năm, gia đình chị sản xuất bán ra thị trường trong và ngoài tỉnh khoảng 2.000 cốc cá bột giống các loại. Tạo công ăn việc làm cho 3 lao động mùa vụ, mỗi tháng mức lương từ 3-5 triệu đồng/người. Sau khi trừ chi phí, mỗi năm chị có lãi khoảng 150 đến 200 triệu đồng từ việc sản xuất cá bột giống.
Trong những năm gần đây, thực hiên chủ chương của Đảng và nhà nước về xây dựng nông thôn mới, đã quy hoạch hình thành vùng kinh tế điểm, tập trung vào chuyển dịch cơ cấu cây trồng, được cấp ủy Đảng, chính quyền xã Minh Tâm quan tâm và sự hỗ trợ giúp đỡ của Hội Liên hiệp phụ nữ xã, nhằm duy trì và phát triển bền vững nghề cá truyền thống của địa phương, với mục tiêu tạo chuỗi liên kết trong sản xuất và dịch vụ cá giống từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Nhằm nâng cao nhận thức cho chị em về thay đổi phương thức nuôi cá nhỏ lẻ tự phát, sang phương thức sản xuất tập trung theo đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường, ngày 23/6/2018, chị đã cùng tập thể lãnh đạo xã vận động và thành lập “Hợp tác xã nghề cá xã Thiệu Tâm”; Chị Nga được xã viên tín nhiệm bầu là Giám đốc Hợp tác xã, đây là mô hình kinh tế tập thể ban đầu có 20 xã viên, đến nay 22 xã viên.
Sự ra đời của HTX nghề cá đã đáp ứng xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường hiện nay, đáp ứng nguyện vọng, tâm tư của nhiều hộ nuôi cá bột. Quá trình hoạt động của HTX, đã tạo ra được chuỗi sản xuất liên kết khép kín từ khâu sản xuất cá bột, ươm nuôi cá giống, nuôi cá thương phẩm, đến dịch vụ thu mua cá. Các thành viên trong HTX có điều kiện hỗ trợ nhau trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, và quảng bá được thương hiệu cá ra thị trường rộng lớn hơn. Thu nhập hàng năm của các thành viên trong HTX nghề cá khoảng từ 70 triệu đồng đến 250 triệu đồng, tùy từng loại cá nuôi và dịch vụ cá của thành viên. Ngoài ra, việc thành lập HTX nghề cá còn mang tính xã hội cao, đã góp phần tạo công ăn việc làm cho Nhân dân trong xã lúc nông nhàn, thay đổi được tập quán nuôi cá nhỏ lẻ, chưa đồng bộ, đặc biệt là HTX đã áp dụng KHKT vào sản xuất, tạo được những sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng.
Với vai trò là giám đốc hợp tác xã, bản thân chị luôn tìm tòi, sáng tạo trong việc chỉ đạo và điều hành các hoạt động của Hợp tác xã, khảo sát nhu cầu thị trường, nghiên cứu từng loại cá nuôi phù hợp với từng thời điểm, nhằm chỉ đạo nuôi những loại cá đáp ứng thị yếu giữa cung và cầu của thị trường, theo dõi về chất lượng đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Qua nghiên cứu, đánh giá tình hình hoạt động, những thuận lợi, khó khăn trong việc điều hành hoạt động HTX và tổ chức sản xuất, nhu cầu sản xuất dịch vụ của các thành viên và khả năng đáp ứng của HTX, Ban quản trị xây dựng phương án và kế hoạch sản xuất và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đồng chí trong ban quản trị theo dõi, quản lý các khâu trong sản xuất, phát hiện sớm dịch bệnh trên cá. Đồng thời, HTX cũng đã phối hợp với các cấp, các nghành có chuyên môn, trung tâm học tập cộng đồng xã tổ chức lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về nuôi cá, chăm sóc và dịch vụ cá cho các thành viên HTX, nhằm phát huy cao nhất tiềm năng và thế mạnh của địa phương, tạo sự chuyển biến rõ rệt trong tư duy và phương thức sản xuất của Nhân dân, mang lại thu nhập cao hơn cho các xã viên HTX. Song song với các hoạt động kinh doanh, dịch vụ, HTX đã tuân thủ việc bảo vệ môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm, với phương châm: “Gìn giữ, phát triển, nhân rộng, quảng bá thương hiệu cá, nhưng mang tính bền vững và an toàn cho người sử dụng”. Từ mô hình trong nghề nuôi cá của xã nhà, chị Nga muốn chia sể một số kinh nghiệm để nuôi cá có hiệu quả, đó là: Phải chọn giống cá tốt, có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh, không dị tật; Ao nuôi cá phải thoáng, sạch, chủ động nguồn nước ra vào; Hàng năm phải tháo cạn nước để vệ sinh ao sạch sẽ, xử lý ao bằng vôi bột xung quanh bờ ao và đáy ao, tránh cá bị nhiễm bệnh; Thức ăn cho cá là cám, tận dụng bờ ao trồng chuối, những diện tích đất kém hiệu quả có thể tận dụng trồng cỏ, thả bèo làm thức ăn cho cá. Nên cho cá ăn vào buổi sáng và chiều mát, kết hợp thức ăn tinh và thô để đủ chất dinh dưỡng cho cá.
Ngoài việc phát triển kinh tế, gia đình chị luôn gương mẫu trong việc thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương. Tích cực tham gia các hoạt động của các tổ chức chính trị, xã hội, kịp thời động viên, ủng hộ những gia đình có hoàn cảnh khóa khăn, tạo điều kiện để họ được phát triển sản xuất, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh. Chị Nguyễn Thị Nga thật xứng đáng là gương điển hình về người phụ nữ sản xuất kinh doanh giỏi, là gương sáng để chị em phụ nữ trong huyện học tập và làm theo.
Lê Thị Thảo
Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện
LỊCH SỬ - VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT
GIỚI THIỆU NÚI BẰNG TRÌNH VÀ CHÙA THÁI BÌNH
Núi Bằng Trình - Chùa Thái Bìnhnằm trong quần thể di tích thắng cảnh Bàn A Sơn nổi tiếng của xứ Thanh và cả nước. Đã có nhiều sách của người xưa của Việt Nam và Trung quốc chép về vùng đất này như là một miền hội tụ tiêu biểu của lịch sử, thắng tích vùng tam giác hạ lưu của châu thổ sông Mã, sông Chu. Sự phân bố của cụm di tích thắng cảnh trước đây ở xã Đại khánh (huyện Thiệu Hóa) ở hai bờ của sông Chu; Ngày nay nó thuộc địa phận hai xã Thiệu Khánh và Thiệu Hợp của huyện Thiệu Hóa. Từ năm 1990, thắng cảnh Bàn A Sơn đã được xếp hạng là di tích thắng cảnh. Di tích có tên gọi là núi Bằng Trình và chùa Thái Bình - Tên gọi thống nhất được chép trong sử sách ít nhất từ thời vua Lê Huy Tông (1680 - 1705).
Từ xa xưa, đã lưu truyền hai câu thơ nổi tiếng về Núi Bàn A:
Bàn A thắng cảnh thiên nhiên tạo
Bảo tự anh linh cổ đại tôn
Núi Bằng Trình là ngọn núi đá có hình thù và màu sắc rất đẹp nổi lên ở vùng đồng bằng hạ lưu sông Chu sông Mã, nó kết hợp với núi Vồm (còn gọi là núi Bàn A) ở xã Thiệu Khánh để tạo nên vùng thắng tích nổi tiếng đã được các bậc vua chúa và danh sĩ thời xưa cũng như ngày nay “Du ngoạn và nhã thú”. Vì vậy khi nói đến Bằng Trình không thể tách rời thắng cảnh Bàn A Sơn.
Sách Lịch triều Hiến Chương Loại Chí cũng như sách Đồng Khánh Địa Dư Chí khi viết về vùng này đều gọi quần thể di tích này làm một để tạo nên vùng thắng cảnh rộng lớn và hoàn chỉnh với mười cảnh đẹp.
Về núi Bàn A Sơn:Ở cửa sông Lương Giang thuộc xã Đại Khánh, nữa ngọn bên trái qua chỗ vách đá trên bờ sông làm thành núi Bằng Trình, nửa bên phải án ngữ trên bờ có tảng đá chắn ngang ra, dưới chân đá nước chảy sóng cuộn, trên ngọn cao vách dựng cheo leo. Cách mặt đất hơn một trượng có tảng đá vuông ngồi vừa một người. Vua Lê Hiến Tông từng lên chỗ đây, gọi là “Lâm tuyền ẩn thế” (Nơi ẩn của khách lâm tuyền). Cuối đời Lê, Hiến Sát Sừ (Thanh Hoa) Ngô Thì Sĩ khắc trên chỗ hõm ở bờ đối diện bên kia 3 chữ lớnBàn A Sơnđể gọi tên núi, lại đặt tên cho hõm đá đó là Quan Lan Sào (Cái tổ để ngồi xem sóng) và sáng tác Quan Lan Thập Vịnh (10 bài vịnh xem sóng) khắc vào vách đá. Tên 10 bài vịnh, gồm: 1. Khách Bằng Liệt Chướng (Núi Bằng Trình ở xã Đại Khánh dàn hang); 2. Lương Mã Sông Phàm (Hai cánh buồm trên sông Lương Giang và sông Mã ); 3. Thạch Tượng Dục Hà (Voi đá tắm sông); 4. Lĩnh Quy Xuất Thủy (Rùa đá nhô lên mặt nước); 5. Cổ Độ Kỳ Đình (Đình cờ bến cổ); 6. Viễn Sầm Yên Thụ (Cây mờ núi xa); 7. Cô Sơn Mao Xá (Nhà tranh núi vắng); 8. Cách Ngạn Thời Lâm (Rừng thiền cách sông); 9. Sơn Hạ Ngư Ky (Ghênh chài chín núi); 10. Giang Trung Mục Phố (Bãi tắm trâu giữa sông).
Phía dưới bên phải núi có ngôi chùa, gọi là chùa Đại Hùng (Còn gọi là chùa Vồm). Chùa này xếp đá làm vách, giữa có pho tượng Phật nét mặt uy nghiêm, thân phật lấp loáng khi ẩn khi hiện trước chùa và có bia khắc vào niên đại Quang Thuận (1460 - 1469) đời Lê Thánh Tông (Cách chúng ta hiện nay hơn 500 năm).
Mười cảnh đẹp nêu trên đã quy quần, hội tụ ở hai bờ sông Chu mà các sử gia và danh sĩ xưa đã gọi là Bàn A Sơn Thập Cảnh, và trong 10 cảnh đẹp đó có núi Bằng Trình được gọi là “Khánh Bằng Liệt Chướng ”.
Về núi Bằng Trình: Còn gọi là núi Thái Bình (Tên nôm gọi là núi Trịnh) thuộc làng Bằng Trình, huyện Thụy Nguyên là một ngọn núi đứng riêng bên phải dựa vào núi Bàn A, phía trước nhìn xuống dòng sông Mã, hình núi kì lạ đẹp đẽ, phong cảnh thật thanh nhã (Đồng Khánh địa dư chí). Còn sách lịch triều hiến chương loại chí thì lại chép: Núi Bàn A xã Đại Khánh, huyện Đông Sơn, núi rất cao mà lại cong co uốn éo, thâm nghiêm và rộng thoáng đáng ưa. Trông xuống thì sông Lương ở liền chân núi. Một dải núi bên dãy gọi là dãy Na Sơn, một giải núi huyện Thủy Nguyên chạy xuống là núi Thái Bình (Tên núi Bằng Trình), sông Mã chảy đến đây hợp lại. Hai sông chắn ở phía trước, hai núi ôm lại, cảnh trí rất thoáng rộng. Quan sát trên thực địa thấy núi Bằng Trình nằm bên Tả sông Chu, án ngữ những điểm nút, ngã ba của xã Thiệu Hợp, Thiệu Dương, Thiệu Khánh, ngã ba của sông Chu, sông Mã, hai con sông lớn nhất của tỉnh Thanh Hóa cùng với núi Vồm (Núi Bàn A), núi Đọ (Thiệu Tân) tạo ra thế chân kiềng vững chãi. Về mặt địa lý, núi Bằng Trình chiếm không gian không lớn, đường chân núi có hình e líp ngang dài gần 1km, nhưng có cấu tạo địa chất đặc biệt, theo các nhà địa chất thì cách đây 250 - 260 triệu năm (khoa học gọi là kỷ pecnic) một dòng dung nham trong lòng đất có nhiệt độ, áp suất rất lớn đã phun trào, dòng dung nham nguội đã tạo khối đá màu trắng, màu hồng, màu tím và màu vàng long lánh gần như đá quý rubi…. Núi Bằng Trình là một ngọn núi độc lập đứng bên tả ngạn của sông Chu. Dưới chân núi có chùa Thái Bình, cửa chùa trên đỉnh núi đối diện với núi Bàn A đã tạo nên cảnh đẹp khánh bằng liệt chướng. Khánh bằng liệt chướng là núi đá Bằng Trình giăng hàng, núi này đối diện với núi Vồm và cùng chung một dải, tạo nên cảnh hùng vĩ thơ mộng của thiên nhiên Bàn A Sơn. Về mặt lịch sử, từ thời Hai Bà Trưng, sau khi chiếm được huyện lỵ Dư Phát, Mã Viện đã đưa quân thuỷ bộ, ngược sông Lèn rồi theo đường sông Mã đến ngã ba đầu (Nơi hợp lưu của sông Mã và sông Chu) để tấn công Tư Phố (làng Giàng, Thiệu Dương) với ý đồ là tiêu diệt bằng được lực lượng quan trọng của nghĩa quân, nơi mà Cừ Suý Cửu Chân là Chu Bá đang đóng giữ, khi đến núi Bằng Trình, quân Mã Viện đã phải đương đầu với lực lượng chính của nghĩa quân tại núi này. Kết quả nghiên cứu khảo cổ về thời kỳ Hai Bà Trưng đã có kết luận về trận quyết chiến chiến lược này. Sưu tập hiện vật ở núi Bằng Trình khá phong phú với đủ các chất liệu như đồ đá, đồ đồng và đồ sắt. Đặc biệt đã tìm thấy 33 mũi tên đồng gồm hai loại, loại có họng và loại có chuôi, riêng loại có chuôi chiếm hơn 80% tổng số mũi tên được phân thành 3 nhóm với nhiều kiểu dáng và kích thước khác nhau, nhiều chiếc đã bị cong, bị sứt mũi hoặc gãy chuôi, tất cả đều nằm vùi cùng một hướng, rãi rác trên sườn phía Đông nam núi Bằng Trình. Như vậy một thực tế lịch sử, những mũi tên này được sản xuất từ nhiều vùng khác nhau của đất nước và đã theo chân các dân binh Lạc Việt vào trận đánh quan trọng này. Cũng ở địa điểm núi Bằng Trình, các nhà khảo cổ học còn tìm thấy rất nhiều tàn tích chiến tranh khác như mảnh xương sọ, xương ống chân, ống tay người... kết hợp với nhiều nguồn tư liệu khác như khảo cổ học, địa lý học, lịch sử, thư tịch cổ… nhiều nhà nghiên cứu đã có những nhận định thống nhất khi nói về trận này ở núi bằng trình“Lịch sử Thanh Hóa tập 2 NXB KHXH - Hà Nội 1994, tr30”.
Về Chùa Thái bình: Là ngôi chùa nổi tiếng được ghi chép trong các
sách địa chí trước đây như sách Lịch Triều Hiếng Chương Loại Chí (Tập 1) của Phan Huy Chú, sách Thanh Hóa Tỉnh chí, sách Đồng Khánh Địa Dư Chí của Quốc sử quán triều Nguyễn, sách Tự Điển Di Tích Văn Hóa Việt Nam của nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội 1993. Các sách đều thống nhất chép về ngôi chùa như sau: Chùa được xây dựng vào khoảng niên hiệu Chính Hoà (1680 - 1705) đời Lê Huy Tông trên Núi Bằng Trình thuộc làng Bằng Trình, huyện Thuỵ Nguyên, tỉnh Thanh Hóa. Chùa nhìn ra sông Lương, sau chùa có hang đá thông suốt từ Đông sang phía Tây, có sức chứa tới trên 500 người. Cạnh chùa có tháp Cửu Phẩm Liên Hoa nhưng đã bị sụp đổ. Về quy mô, ngoài chùa chính là nơi thờ Phật, chùa còn có cả tháp Cửu Phẩm Liên Hoa đây là một công trình quy mô to lớn. Hiện tại từ năm 2002 đến nay một phần nhỏ diện mạo được nhân dân địa phương trong vùng dựng lại cụ thể: Hậu cung chùa chính có diện tích 25,38m2, cấu trúc vì kèo đơn giản, không có gì đặc biệt, thờ có ba pho tượng tam thế, pho tượng Đức Phật Như Lai, pho tượng phật Thích Ca đứng trong tòa cửu long, pho tượng Quan Âm, pho tượng Đức Ông, bên cạnh hệ thống tượng Phật, trong chùa còn lưu giữ một số hiện vật quý giá như bát hương đồng cổ, niên đại có phong cách nhà Lê, bát hương gốm niên đại có lẽ là đầu thế kỷ XX, bát hương đá, đề tài trang trí, kiểu dáng cho biết có niên đại thời Lê. Nhà thờ mẫu: Có diện tích 24m2, có sân, tiền đường, hậu cung, tượng thờ có ba pho tượng Tam Tòa Thánh Mẫu. Các hệ thống bia đá, đá phiến, đá chân cột… đang được bảo quản riêng và chờ các nhà học giả nghiên cứu tiếp. Như vậy cho dù quy mô rất đơn sơ sau từ năm 2002 đến nay, chùa Thái Bình xưa không còn nữa, nhưng những gì trong sử sách, thi ca ghi chép và ca tụng về cảnh trí của khu vực này thì vẫn còn mãi mãi, ngôi chùa đã cùng với núi Bằng Trình thắng tích và lịch sử làm nên một “Khánh Bằng Liệt Chướng” một trong 10 cảnh đẹp của thắng cảnh Bàn A Sơn nổi tiếng. Và giờ đây hơn những gì nhân duyên đã đến, sư thầy cùng các cấp chính quyền, tỉnh hội phật giáo, các quý phật tử gần xa, đã và đang xây dựng lại ngôi chùa để đúng với tầm vóc vốn có, góp phần tô đẹp ngôi nhà phật giáo Việt Nam.
Ban Biên tập
KHÚC TIỄN ĐƯA
(Kính tặng các Chiến sỹ Công an Nhân dân)
Anh nằm xuống khi tóc vẫn còn xanh
Khúc quân hành chưa vẹn nguyên câu hát
Tuổi thanh xuân - những ước mơ bát ngát
Chưa trọn chữ tình, chữ hiếu... nỡ vội buông?
Anh nằm xuống một ngày nước mắt tuôn
Mẹ cha chết lặng, nước mắt không còn đủ để khóc...
Người yêu anh bần thần, ú ớ...
"Không tin được dù đó là sự thật".
Văn từ nào tả xiết hết bi thương!?
Anh nằm xuống trên mảnh đất quê hương
Giữa thời bình một mùa hè yên ả
Nào ai biết trước phong ba, địch, họa
Đổ xuống ngang trời...
Mưa rơi hay máu nóng anh ơi!?
Nén hương tàn, giây phút cuối tiễn đưa
Tiếc thương anh - thôi vẫy vùng trời bể
Cuộc đời ơi, mai này ai có kể
Chuyện về anh - ngườiChiến sĩ Công an.
Ban Biên tập

4ef5ad3b0fcbdcadsau.png
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT