Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
202282

BẢN TIN NỘI BỘ THÁNG 11 NĂM 2023

Đăng lúc: 20/12/2023 (GMT+7)
100%

BTNB11.jpg
HƯỚNG DẪN - CHỈ ĐẠO
TRÍCH: KẾ HOẠCH SỐ 162-KH/BCĐ, NGÀY 18 THÁNG 10NĂM 2023 CỦA BAN CHỈ ĐẠO CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA HUYỆN ỦY THIỆU HÓA VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO, NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP, SẢN PHẨM OCOP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NĂM 2024
Nhằm cụ thể các mục tiêu, chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới và phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện giai đoạn 2021 - 2025; Ban chỉ đạo các Chương trình MTQG huyện ban hành Kế hoạch xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và phát triển sản xuất nông nghiệp, sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện năm 2024, với các nội dung chủ yếu như sau:
VỀ MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU
1. Đối với xây dựng nông thôn mới:
(1). Phấn đấu đến hết năm 2024hoàn thành 09/09 tiêu chíhuyện nông thôn mới nâng cao.
(2). Có thêm 02 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu:Thiệu Viên và Thiệu Chính.
(3). Có thêm 06 xã đạt chuẩn NTM nâng cao gồm:Tân Châu, Thiệu Quang, Thiệu Toán, Thiệu Công, Thiệu Thành và Thiệu Vận.
(4). Không còn xã đạt dưới 15/19 tiêu chí xã NTM nâng cao.
(5). Có thêm 30 thôn đạt chuẩn thôn nông thôn mới kiểu mẫu; 04 thôn đạt thôn thông minh.
2. Đối với xây dựng Đô thị văn minh:
Thị trấn Thiệu Hóa đạt chuẩn Đô thị văn minh; Thị trấn Hậu Hiền sau khi được thành lập, đến cuối năm 2024 đạt 5/9 tiêu chí đô thị văn minh.
3. Đối với phát triển sản xuất nông nghiệp:
- Phấn đấu diện tích Lúa liên kết bao tiêu sản phẩm trên địa bàn huyện là 4.648 ha.
- Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt từ 106 nghìn tấn trở lên.
- Giá trị sản phẩm trên 01 ha canh tác đạt 145 triệu đồng.
- Diện tích tích tụ, tập trung đất đai đạt 130 ha trở lên.
4. Đối với phát triển sản phẩm OCOP:
Có thêm 15 sản phẩm được đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP. Trong đó: 01 sản phẩm 5 sao, 03 sản phẩm 4 sao và 11 sản phẩm 3 sao;đưa thêm ít nhất 10 sản phẩm OCOP hoặc sản phẩm lợi thế của huyện vào giới thiệu trong hệ thống cửa hàng tiện lợi, hoặc Siêu thị.
5. Một số phong trào chính:
(1). Vận động nhận dân hiến tối thiểu 20.000m2đất ở để mở rộng đường giao thông.
(2). Thảm nhựa Asphal kết hợp hệ thống thoát nước, chiếu sáng, cây xanh được khoảng 24.500m.
(3). Tường rào mẫu: 70.000m trở lên.
(4). Đường hoa trồng thêm được 14.000m trở lên, mỗi tuyến tối tiểu 500m.
(5). Tổng số hộ gia đình lắp đặt và sử dụng nước sạch tập trung trên địa bàn huyện đạt 51,8% trở lên.
(6). Có 74% số hộ thực hiện phân loại rác thải tại nguồn.
(7). Có 95,6% số hộ sử dụng thùng đựng rác thải theo quy định.
VỀ NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM
1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong thực hiện xây dựng NTM; thành lập các Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc để chỉ đạo hoàn thành các tiêu chí huyện NTM nâng cao cả về hồ sơ và hiện trạng.
- Nâng cao trách nhiệm cấp ủy, chính quyền các cấp, phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu; lấy kết quả thực hiện xây dựng NTM làm nội dung để đánh giá kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp;
- Tiếp tục duy trì các đoàn công tác của các đồng chí Lãnh đạo huyện cùng các phòng, ban, đơn vị liên quan trực tiếp đi kiểm tra thực tế và làm việc với BCĐ xây dựng NTM các xã, để kịp thời động viên, đôn đốc và hướng dẫn, tháo gỡ các khó khăn ngay tại cơ sở trong việc thực hiện các tiêu chí ở từng đơn vị.
2. Công tácthông tin,tuyên truyền
- Thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền về những thành quả, kết quả đạt được trong xây dựng nông thôn mới. Trong đó, trọng tâm là nhiệm vụ xây dựng huyện NTM nâng cao, các chủ trương, cơ chế chính sách, hỗ trợ mới trong xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, sản phẩm OCOP, tuyên truyền gương người tốt việc tốt, những điển hình cách làm hay, cách làm sáng tạo trong xây dựng NTM như: Phong trào hiến đất mở rộng đường giao thông; xã hội hóa kinh phí đầu tư cơ sở vật chất; xây dựng khu dân cư sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn...;
- Quán triệt phương châm, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong xây dựng nông thôn mới, đảm bảo thông suốt, hiệu lực, hiệu quả; đa dạng các hình thức, sử dụng nhiều công cụ tuyên truyền để tạo sự lan tỏa, hưởng ứng cao nhất từ các tầng lớp nhân dân trên địa bàn.
3.Thực hiện phát triển sản xuất, rà soát các cơ chế chính sách,huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực chosản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu
- Phát triển Chương trình OCOP, hướng tới tăng chất lượng, sản lượng, cải thiện bao bì, mở rộng thị trường, tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm OCOP của huyện; thực hiện ứng dụng chuyển đổi số, kinh tế số trong quảng bá, giới thiệu sản phẩm.
- Nghiên cứu, rà soát và ban hành các cơ chế hỗ trợ thiết thực, phù hợp, có hiệu quả cho chương trình, kế hoạch năm 2024, trong đó tập trung cho hạ tầng giao thông, điện chiếu sáng, cảnh quan môi trường, các thôn kiểu mẫu, thôn thông minh… theo hướng nâng cao chất lượng, đi vào chiều sâu và bền vững.
- Ưu tiên nguồn vốn ngân sách địa phương các cấp (tỉnh, huyện, xã) để bố trí cho xây dựng các tiêu chí huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Lồng ghép có hiệu quả nguồn vốn đầu tư của các Chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác trên địa bàn, tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trọng điểm.
- Đa dạng hóa các hình thức vận động xúc tiến, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh các hình thức xã hội hóa đầu tư. Tranh thủ tối đa các nguồn lực, nhất là nguồn lực xã hội hóa từ đóng góp tự nguyện của nhân dân, doanh nghiệp, con em xa quê trong xây dựng NTM.
4.Tiếp tục đẩy mạnhcác phong trào,cuộc vận độngnhư
Tiếp tục đẩy mạnh các phong trào hiến đất mở rộng đường giao thông, thảm nhựa Asphal, tường rào mẫu, đường hoa cây xanh, tạo chuyển biến rõ nét trong công tác bảo vệ môi trường nông thôn, nhất là nâng tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung và phân loại rác thải tại nguồn; xây dựng, nhân rộng mô hình thôn thông minh tại các địa phương
5.Tăng cường công tác kiểmtra, giám sát trong xây dựng NTM
- Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp, vai trò chủ thể của người dân trong kiểm tra, giám sát về kết quả xây dựng nông thôn mới ở cơ sở.
- Định kỳ tổ chức giao ban để nắm bắt tiến độ và chỉ đạo kịp thời một số nội dung liên quan đến xây dựng NTM, đô thị văn minh và phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn.
6. Thực hiện tốt các phong trào thi đua, biểu dương khen thưởng
Thường xuyên tổ chức sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm và kịp thời tôn vinh, khen thưởng những cá nhân, tập thể có nhiều đóng góp cho xây dựng nông thôn mới.
Tổ chức Hội nghị gặp mặt các đồng chí Bí thư chi bộ, Trưởng thôn, tiểu khu trên địa bàn huyện để biểu dương, khen thưởng và trao đổi kinh nghiệm trong thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Ban Biên tập
TIN TỨC- SỰ KIỆN NỔI BẬT
TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI, CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ THÁNG 10 NĂM 2023
1. Tình hình kinh tế - xã hội
Sản xuất nông nghiệptiếp tục được duy trì ổn định: Tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các xã, thị trấn vận động nhân dân tích cực sản xuất, chăm sóc cây vụ đông, đến ngày 23/10/2023, toàn huyện đã gieo trồng được 1.300 ha cây vụ đông, đạt 60,5% KH. Chăn nuôi phát triển ổn định, tập trung phát triển theo hướng an toàn sinh học. Chỉ đạo thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về phòng chống thiên tai, thủy lợi, đê điều; bàn giao được 07 cống tiêu dưới đê sông Mậu Khê, 05 tuyến kênh tiêu liên xã cho đơn vị Thủy nông Nam sông Mã quản lý, vận hành; xây dựng và triển khai kế hoạch thủy lợi mùa khô năm 2023.
Công tác xây dựng nông thôn mới và sản phẩm OCOPđược khẩn trương thực hiện: Chỉ đạo tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), đô thị văn minh, sản phẩm OCOP năm 2023, triển khai mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm năm 2024. Đến nay, 02 xã(Thiệu Nguyên, Thiệu Long)thực hiện tốt duy trì tốt các tiêu chí xã NTM nâng cao, cơ bản hoàn thành các tiêu chí nổi trội theo lĩnh vực; 2 xã Thiệu Phúc, Thiệu Viên đạt 19/19 tiêu chí NTM nâng cao, dự kiến Hội đồng thẩm định cấp tỉnh thông qua vào tháng 11/2023; xã Thiệu Chính đạt 15/19 tiêu chí, 3 xã(Thiệu Ngọc, Thiệu Lý, Thiệu Giao)đạt 14/19 tiêu chí NTM nâng cao; hướng dẫn 09 thôn hoàn thiện hồ sơ đề nghị thẩm định công nhận thôn NTM kiểu mẫu. Có thêm 06 sản phẩm được đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP 3 sao, nâng tổng số sản phẩm OCOP được xếp hạng toàn huyện lên 34 sản phẩm (07 sản phẩm 4 sao, 27 sản phẩm 3 sao).
Công tác Quy hoạch, Công nghiệp, Xây dựng và Dịch vụthương mại được đẩy nhanh tiến độ và tiếp tục phát triển:Tập trung đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án trọng điểm; hoàn thiện đồ án quy hoạch đô thị Ngọc Vũ theo ý kiến của Bộ Xây dựng trình UBND tỉnh phê duyệt; Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 các Khu dân cư, Khu đô thị mới. Thẩm định 12 dự án đầu tư xây dựng do Ban QLDA và UBND các xã, thị trấn làm Chủ đầu tư; cấp 10 giấy phép xây dựng cho các hộ gia đình thực hiện xây dựng nhà ở riêng lẻ. Kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành 02 công trình.
Các lĩnh vực Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp tiếp tục phát triển; Tiến độ thực hiện đầu tư hạ tầng Cụm công nghiệp Hậu Hiền, Ngọc Vũ và Vạn Hà số 2 được quan tâm chỉ đạo.
Hoạt động đầu tư được chú trọng:Tiếp tục tập trung và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công, nhất là dự án giao thông trọng điểm và các dự án xây dựng hạ tầng đấu giá quyền sử dụng đất ở như: Đường nối QL1 - QL45 (tiểu dự án 2) (tỷ lệ hoàn thành đạt 62% khối lượng); Đường giao thông từ QL45 đi Trung tâm hành chính mới (đạt 53%); Đường giao thông đoạn tránh Ngã Ba Chè từ xã Thiệu Trung đến thị trấn Thiệu Hóa (đạt 40%)…; triển khai lựa chọn các đơn vị tư vấn của 03 dự án (Khu dân cư Bái Đồng Gia, thôn Quyết Thắng, xã Thiệu Thịnh; Hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư Cổ Đô; Hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị Phú Hưng 1, Phú Hưng 2, Phú Hưng 4, thị trấn Thiệu Hóa); trình phê duyệt thẩm định 03 dự án; đã tổ chức xong lựa chọn nhà thầu trên hệ thống đấu thầu quốc gia 03 dự án; cơ bản đã hoàn thành và chuẩn bị hoàn thiện bàn giao 05 dự án (Điểm dân cư đấu giá thôn Minh Đức, xã Thiệu Long; Trường mầm non Thiệu Viên; Tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử cách mạng Trụ sở làm việc của Tỉnh uỷ Thanh Hóa tại xã Thiệu Viên; Xây dựng cơ sở vật chất Trường THPT Nguyễn Quán Nho; Kè chống sạt lở và hoàn thiện mặt cắt đê tả sông Mậu Khê, xã Thiệu Duy).
Công tác phát triển và hoạt động của doanh nghiệp được quan tâm và tập trung chỉ đạo:Trong tháng 10 thành lập mới 32 doanh nghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới 10 tháng đầu năm lên 90 doanh nghiệp (đạt 112,5% KH huyện giao, 180% KH tỉnh giao).
Công tác quản lý tài nguyên, môi trường:Trong tháng 10 đã thu hồi đất và phê duyệt Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 03 dự án, với diện tích 14.921,6m2, nâng tổng diện tích đã đo đạc, kiểm kê lên 174,3ha, bằng 193,96% KH, đã phê duyệt phương án bồi thường 163,3ha đất, bằng 181,8% KH, chi trả tiền bồi thường 118,23ha đất, bằng 131,6% KH; xây dựng danh mục đấu giá quyền sử dụng đất năm 2024; tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ở tại 05 khu đất (ở các xã: Minh Tâm, Thiệu Duy, Thiệu Phúc, Thiệu Toán, Thiệu Trung) với 62 lô, tổng diện tích 8.104m2, số tiền trúng đấu giá 25,662 tỷ đồng, tăng 5,363 tỷ đồng so với giá khởi điểm; lựa chọn đơn vị tổ chức đấu giá 2 khu đất với 44 lô, diện tích 5.595m2; lập phương án đấu giá quyền sử dụng đất 195 lô đất, diện tích 20.876,8m2khu đô thị Tây Bắc thị trấn Thiệu Hóa giai đoạn 2; cấp 89 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân; đính chính 48 giấy; chuyển mục đích sử dụng đất 05 trường hợp; miễn, giảm tiền sử dụng đất cho 02 hộ gia đình người có công.
Lĩnh vực Văn hóa thông tin, thể dục thể thao:Tập trung thông tin, tuyên truyền các ngày kỷ niệm, các nhiệm vụ chính trị của tỉnh và địa phương; tổ chức thành công giải Bóng bàn huyện Thiệu Hóa mở rộng năm 2023 với 350 vận động viên trong và ngoài tỉnh tham gia; phối hợp tổ chức hội thao Bóng chuyền hơi chào mừng ngày truyền thống các ban xây dựng đảng, MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội; chuẩn bị tốt công tác tổ chức thi đấu các môn trong chương trình Hội khỏe phù đổng huyện Thiệu Hóa lần thứ VII; thành lập đội tuyển tập luyện và tham dự giải Bóng đá tỉnh Thanh Hóa năm 2023.
Lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo tiếp tục được quan tâm: Tiếp tục chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ năm học 2023 - 2024, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn, tập trung chuẩn bị cho kỳ thi học sinh giỏi bậc THCS cấp tỉnh.
Lĩnh vực y tế:Đã khám bệnh cho 10.901 lượt người, đạt 139,2% so với kế hoạch, tăng 9,1% so với cùng kỳ; điều trị nội trú 2.261 người, 64,4% so với kế hoạch, tăng 7,3% so với cùng kỳ; thành lập đoàn kiểm tra tại 04 cơ sở hoạt động thẩm mỹ, mỹ phẩm, tham mưu xử lý 01 cơ sở không đủ điều kiện.
Lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội:Công tác đảm bảo an sinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa, các chế độ chính sách cho các đối tượng được thực hiện đầy đủ, kịp thời. Tổ chức Đêm hội trăng rằm, trao quà cho các cháu thiếu nhi trên địa bàn huyện; trong đó, huyện trao quà cho các cháu có hoàn cảnh khó khăn tại khu đồng bào thủy cơ Thôn Lam Đạt, xã Thiệu Vũ và các xã Thiệu Vận, Thiệu Hợp, Thiệu Vũ, Thiệu Phúc với tổng 90 xuất quà, trị giá 70 triệu đồng. Rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình năm 2023, sơ bộ kết quả dự kiến năm 2023 tỷ lệ hộ nghèo còn 0,76%, hộ cận nghèo còn 2,36%. Tỷ lệ người dân tham gia BHYT đến hết tháng 10/2023 ước đạt 91,47%.
2. Tình hình công tác quốc phòng - an ninh
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện ổn định, duy trì nghiêm chế độ trực từ huyện đến cơ sở; phối hợp với các lực lượng xử lý các sự cố trong mùa mưa bão; triển khai công tác tuyển quân 2024, chỉ đạo các địa phương rà soát công dân tạm hoãn, tạm miễn và tổ chức sơ tuyển sức khoẻ NVQS cho 25 xã, thị trấn, với 793/1181 công dân có mặt khám sơ tuyển, đạt chất lượng tốt.
Lực lượng Công an từ huyện đến cơ sở tổ chức thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ, giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, an ninh nội bộ, an ninh nông thôn, an ninh tôn giáo. Đến ngày 23/10/2023, lực lượng công an đã giải quyết 10 vụ liên quan đến ANTT (03 vụ gây thương tích, 01 vụ trộm cắp, 04 vụ tàng trữ ma tuý, 02 vụ mua bán trái phép ma tuý); kiểm tra 09 lượt cơ sở karaoke, 37 lượt cơ sở kinh doanh quán bi-a, quán nét; giải tán 27 nhóm tụ tập đông người có nguy cơ gây mất ANTT; tuần tra, xử lý 110 trường hợp vi phạm trật tự ATGT, phạt tiền 128,2 triệu đồng, tạm giữ 33 phương tiện, tước 14 giấy phép lái xe; xảy ra 01 vụ tai nạn giao thông, làm bị thương 02 người.
3.Công tác xây dựng Đảng,chính quyền, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội
Công tác chính trị tư tưởng: Tập trung tuyên truyền các ngày lễ lớn của đất nước và các hoạt động kỷ niệm ngày truyền thống các ban Đảng, Văn phòng cấp ủy, ngành Kiểm tra. Tiếp tục bổ sung hoàn thiện bản thảo lịch sử Đảng bộ huyện (1930 - 2020); biên tập, xuất bản Bản tin nội bộ của huyện tháng10/2023 theo quy định.Chỉ đạo tổ chức kiểm tra nhận thức đảng để kết nạp cho 40 quần chúng ưu tú; mở lớp nhận thức về Đảng cho 90 quần chúng ưu tú ở các cơ sở đảng.
Công tác tổ chức cán bộ: Thực hiện quy trình nhân sự bổ sung Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện; chỉ định ủy viên BCH Đảng bộ Bệnh viện Đa khoa huyện nhiệm kỳ 2020 - 2025, Chi bộ Viện Kiệm sát huyện; Quyết định giao phụ trách điều hành hoạt động của Ban Tuyên giáo Huyện ủy và Trung tâm chính trị huyện; điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chức danh lãnh đạo quản lý trường học đối với 13 đồng chí; tổ chức Lễ khai giảng lớp Bồi dưỡng cán bộ dự nguồn Ban Chấp hành đảng bộ huyện và các chức danh lãnh đạo chủ chốt huyện Thiệu Hóa cho 84 đồng chí; cử 30 đồng chí diện BTV Huyện ủy quản lý đi cập nhật, bồi dưỡng kiến thức mới tại Trường Chính trị tỉnh. Kết nạp mới 67 đảng viên, lũy kế từ đầu năm đến nay kết nạp được 285 đảng viên, đạt 91,9% KH; hoàn thiện hồ sơ xét Huy hiệu Đảng đợt 07/11/2023 cho 148 đồng chí. Làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ và chính sách cán bộ.
Công tác kiểm tra, giám sát được tăng cường, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ của cấp ủy theo chương trình, kế hoạch đề ra; trong tháng 10 đã chuẩn y kết quả bầu bổ sung ủy viên UBKT, chức danh Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm UBKT Đảng ủy Quân sự và Đảng ủy trường THPT Nguyễn Quán Nho.
Công tác dân vận luôn chủ động bám sát cơ sở, nắm bắt tình hình đời sống, sản xuất của nhân dân, các vấn đề tôn giáo trên địa bàn để tham mưu cho cấp ủy, chính quyền giải quyết các vấn đề phát sinh, nổi cộm; tiếp tục đẩy mạnh phong trào hiến đất mở rộng đường giao thông nông thôn, đô thị, xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Hoạt động của HĐND - UBNDhuyệntiếp tục phát huy hiệu lực, hiệu quả:Đôn đốc các ngành giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để chỉ đạo, điều hành nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền. Tăng cường các biện pháp chăm sóc phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng vụ Đông; quan tâm đối thoại, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân.
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục đẩy mạnhtổ chức thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua sản xuất, xây dựng nông thôn mới. MTTQ thực hiện tuyên truyền vận động Nhân dân hiến đất mở rộng đường giao thông nông thôn theo hướng hiện đại, văn minh, trong tháng đã vận động Nhân dân hiến gần 2.518m2đất, đóng góp 3,073 tỷ đồng, 1.857 ngày công, đổ bê tông 1.023m, Asphalt nhựa 1.249m dài đường giao thông, xây dựng và chỉnh trang 8.620m tường rào, lắp đặt 900 m dài đường điện chiếu sáng nông thôn.Đoànthanh niêntrong tháng tập trung vận động xây dựng được thêm 03 sân chơi cho thiếu nhi, lắp đặt các dụng cụ thể dục thể thao, vận động thể chất ngoài trời, nâng tổng số thôn có dụng cụ TDTT, vận động thể chất ngoài trời lên 155 thôn.Hội Cựu chiến binhtiếp tục vận động cán bộ, hội viên đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và tham gia tích cực vào phong trào xây dựng nông thôn mới.Hội Nông dânphối hợp với bưu điện huyện Thiệu Hóa tổ chức tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử tại 02 xã Thiệu Giao và Thiệu Lý.Liên đoàn lao độngchỉ đạo các CĐCS trường học tổ chức Hội nghị Viên chức đầu năm học, phối hợp với MTTQ huyện và các Tổ chức Chính trị - xã hội cấp huyện tổ chức giải Bóng chuyền hơi chào mừng ngày Truyền thống MTTQ và các đoàn thể.Hội Liên hiệp Phụnữphối hợp tổ chức thành công buổi gặp mặt, tọa đàm chào mừng 93 năm ngày Thành lập Hội LHPN Việt Nam; tham gia các hoạt động “Ngày phụ nữ sáng tạo” toàn tỉnh giới thiệu sản phẩm sáng tạo của phụ nữ huyện và các sản phẩm OCOP của huyện trong toàn tỉnh.
Nguồn:Văn phòng Huyện ủy
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG,
ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂMSAI TRÁI THÙ ĐỊCH
THIỆU HÓA NHIỀU GIẢI PHÁPBẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
Thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”, Huyện ủy Thiệu Hóa đã thành lập Ban Chỉ đạo (BCĐ) 35 và tổ thư ký để triển khai, thực hiện các nhiệm vụ của nghị quyết, góp phần nâng cao chất lượng công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên địa bàn.Facebook
Ban Tuyên giáo Huyện ủy là cơ quan Thường trực của BCĐ 35 cấp huyện đã thường xuyên tham mưu cho BCĐ 35 thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng, sát thực tiễn. Đó là đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về những sự kiện trọng đại của đất nước, của tỉnh và của địa phương; thành quả XDNTM nâng cao, NTM kiểu mẫu; triển khai thực hiện các chính sách đền ơn đáp nghĩa, an sinh xã hội, vận động ủng hộ nguồn lực làm nhà ở cho hộ nghèo, hỗ trợ kinh phí làm nhà cho 28 hộ đồng bào thủy cơ xã Thiệu Vũ. Đồng thời, tuyên truyền đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; thường xuyên tuyên truyền, chia sẻ các bài viết về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, định hướng hoạt động cho các thành viên và cộng tác viên BCĐ về đấu tranh, phản bác các luận điệu sai trái thù địch; duy trì giao ban với các thành viên và cộng tác viên BCĐ 35 để nắm bắt tình hình, đề ra nhiệm vụ thời gian tới; chỉ đạo các cơ quan chuyên môn như Phòng Văn hóa- Thông tin, Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch làm tốt công tác tuyên truyền, cổ động, góp phần nâng cao nhận thức và hành động, củng cố niềm tin, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, ổn định tình hình chính trị, giáo dục đạo đức lối sống cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân trên tinh thần lấy đẹp, dẹp cái xấu.
Trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng có vai trò quan trọng của lực lượng báo cáo viên (BCV), cộng tác viên (CTV) dư luận xã hội. Huyện có 56 BCV, tuyên truyền viên và 17 CTV dư luận xã hội cấp huyện. Nhiều đồng chí đã sâu sát cơ sở, kịp thời nắm bắt tình hình tư tưởng, tâm trạng của đảng viên, Nhân dân, kịp thời phản ánh, kiến nghị đề xuất với cấp ủy đảng, chính quyền các biện pháp xử lý, giải quyết, góp phần xây dựng, củng cố thống nhất tư tưởng, hành động trong tổ chức Đảng và sự đồng thuận của Nhân dân. Thông qua việc nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận xã hội từ lực lượng BCV, CTV đã giúp cho cấp ủy, chính quyền các cấp trong huyện xem xét, đề ra biện pháp giải quyết kịp thời.
Cùng với đó, Ban Tuyên giáo Huyện ủy đã tham mưu cho Ban Thường vụ Huyện ủy tổ chức Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái thù địch. Kết quả chọn được 10 bài chất lượng gửi về Ban tổ chức cuộc thi của tỉnh; Cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến “Tìm hiểu 93 năm ngày truyền thống Tuyên giáo của Đảng” có gần 10 ngàn lượt người tham gia cuộc thi.
Từ đầu năm đến nay, huyện Thiệu Hóa đã tổ chức 9 hội nghị BCV, CTV dư luận xã hội, cấp 13.950 cuốn bản tin nội bộ của tỉnh và thông tin nội bộ của huyện đến các đảng bộ, chi bộ trực thuộc trong huyện và một số cuốn tài liệu tham khảo đặc biệt (mỗi tháng cấp 700 cuốn/mỗi loại). Nội dung tuyên truyền tập trung những vấn đề thiết thực, dư luận quan tâm, bảo đảm cung cấp những thông tin chính thống, tính định hướng tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội, góp phần nâng cao chất lượng công tác tư tưởng trong tình hình mới.
Ngoài ra, có một số vấn đề phức tạp, nổi cộm được người dân quan tâm, Ban Tuyên giáo Huyện ủy đã chủ động triển khai, chỉ đạo đưa trước thông tin lên cổng, trang thông tin điện tử của huyện, đồng thời chỉ đạo các địa phương, đơn vị đồng loạt đăng tải, chia sẻ các bài viết trên các trang, nhóm, tài khoản mạng xã hội để định hướng dư luận, không để khoảng trống thông tin, tránh gây tâm lý hoang mang trong Nhân dân. Đặc biệt, fanpage tin tức Thiệu Hóa 24 giờ của BCĐ 35 huyện đã trở thành kênh thông tin để các địa phương, đơn vị khai thác, đăng tải, chia sẻ các bài viết tuyên truyền, đấu tranh với các thông tin xấu độc tạo hiệu ứng lan tỏa. Bình quân mỗi năm, huyện có khoảng 500 tin, bài, videoclip đăng tải, chia sẻ thu hút 2 triệu lượt người tiếp cận, hơn 500.000 lượt người tương tác và 16.000 người theo dõi.
Những kết quả trên đã góp phần đảm bảo tình hình an ninh chính trị, xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.
Ban Biên tập
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG,ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đội ngũ giáo viên luôn giữ một vị trí, vai trò vô cùng quan trọng, họ là người quyết định thành công công cuộc xây dựng và đổi mới nền giáo dục.Không có thầy giáo thì không có giáo dục”. Người còn khẳng định vai trò không thể thay thế của người giáo viên trong sứ mệnh đào tạo thế hệ trẻ. Trong bài phát biểu tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (10-1964), Bác đã nói:Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang. Nếu không có thầy giáo dạy dỗ cho con em nhân dân thì làm sao mà xây dựng chủ nghĩa xã hội được. Vì vậy, nghề thầy giáo rất là quan trọng, rất là vẻ vang; ai có ý kiến không đúng về nghề thầy giáo thì phải sữa chữa”.
Với Người, sự nghiệp trồng người - giáo dục, đào tạo được xác định rõ là sự nghiệp chung củaĐảng, Nhà nước và toàn xã hội, nhưng người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ là nhà giáo. Họ chính là lực lượng then chốt, quyết định chất lượng giáo dục, đào tạo. Vì lẽ đó, Bác đã dày công xây dựng hệ thống quan điểm về những tiêu chuẩn, phẩm chất cần có của đội ngũ nhà giáo dưới mái trường xã hội chủ nghĩa:
Thứ nhất,mỗi một thầy giáo cần phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện nhân cách, trau dồi đạo đức cách mạng.Suốt cuộc đời hoạt động của mình, Người đặc biệt chú trọng đến quá trình tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của Đảng, của từng cán bộ, đảng viên, trong đó có đội ngũ những người làm nghề giáo. Đó không chỉ là tư tưởng xuyên suốt, mà còn là nỗi bận tâm đau đáu của Người. Với Người, việc luôn trau dồi đạo đức cách mạng đã trở thành một nhiệm vụ tất yếu, tối quan trọng, là điều kiện “cần” và “đủ” mà tất cả thầy cô giáo đều phải hướng đến.
Thứ hai,nhà giáo phải luôn là tấm gương sáng ngời về tư tưởng, đạo đức và lối sống. Chủ tịch Hồ Chí Minhlà một người thầy - một nhà giáo dục vĩ đại, cả cuộc đời, Người đã giáo dục, đào tạo biết bao thế hệ cán bộ, những chiến sĩ ưu tú cho cách mạng... Sức mạnh giáo dục và cảm hóa của Người làm khuất phục cả những kẻ thù ở bên kia chiến tuyến, đưa họ trở về với chính nghĩa, với lương tri của con người. Để có được điều đó là do ở Bác hội tụ đầy đủ tri thức, bản lĩnh và một nhân cách cao đẹp về tư tưởng, đạo đức và lối sống, là một tấm gương cao cả để lớp lớp cán bộ học tập và noi theo. Bácthành công trong sự nghiệp giáo dục vĩ đại của mình là vì trước hết Bác là một con người chân chính, một người yêu nước, một người cộng sản, một nhà cách mạng, một nhà nhân văn đích thực, một con người xứng đáng nhất với danh hiệu con người.
Đối với đội ngũ nhà giáo, tài là sự am hiểu, vốn tri thức, vốn kinh nghiệm thực tiễn của người thầy, đức là tư cách, tình yêu thương, trách nhiệm của người thầy đối với nghề, với các em học sinh… Chính vì thế, Người nhắc các nhà giáo, dạy cũng như học đều phải biết chú trọng cả tài và đức. Học trò tốt hay xấu là do thầy giáo, cô giáo tốt hay xấu, vì vậy “thầy giáo phải gương mẫu, trực tiếp làm nhiệm vụ: Đào tạo những công dân tốt, những cán bộ tốt sau này, góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội”.
Thứ ba,thầy cô giáo phải thật sự yêu nghề, gắn bó với nghề; tất cả vì học sinh thân yêu.Trong tư tưởng, Bác đặc biệt nhấn mạnh sự “yêu nghề” trong hoạt động giáo dục: “Thầy cũng như trò, cán bộ cũng như nhân viên, phải thật thà yêu nghề mình. Có gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản?” Ngoài ra, Người đặc biệt chú trọng đến tinh thần trách nhiệm, dám đối mặt với khó khăn, thử thách, sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ mà xã hội, Đảng và nhân dân giao cho các thầy, cô giáo. Người luôn căn dặn: “Thầy và trò phải luôn luôn nâng cao tinh thần yêu Tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội, tăng cường tình cảm cách mạng đối với công nông, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng, triệt để tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sẵn sàng nhận bất kỳ nhiệm vụ nào mà Đảng và nhân dân giao cho”. Đó là tinh thần trách nhiệm dành cho sự nghiệp giáo dục, mang tri thức tới cho các em học sinh, các thế hệ sinh viên; là nghĩa cử cao đẹp và sự dấn thân vì mục tiêu “trăm năm trồng người”.
Thứ tư,quá trình giáo dục mỗi thầy giáo, cô giáo cần đặc biệt chú trọng tới nội dung và phương pháp truyền thụ. Theo Bác, quá trình giáo dục có ý nghĩa vô cùng quan trọng, tuy vậy Người đặc biệt chú trọng đến tác phong, tư duy, cách truyền đạt tri thức cho học trò, phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng. Đọc tài liệu thì phải đào sâu hiểu kỹ, không tin một cách mù quáng từng câu một trong sách, có vấn đề chưa thông suốt thì mạnh dạn đề ra và thảo luận cho vỡ lẽ. Đối với bất cứ vấn đề gì đều phải đặt câu hỏi “vì sao?”, đều phải suy nghĩ kỹ càng xem nó có hợp với thực tế không, có thật là đúng lý không, tuyệt đối không nên nhắm mắt tuân theo sách vở một cách xuôi chiều. Chất lượng và hiệu quả giáo dục không phải ở chỗ học nhiều, học vẹt, học thuộc lòng từng câu, từng chữ, mà là giáo dục người học trở nên “những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em”.
Quán triệt quan điểm, tư tưởng của Người về vai trò của người thầy trong sự nghiệp giáo dục, Đảng ta đặc biệt quan tâm đến giáo dục, đào tạo, luôn xác định là “quốc sách hàng đầu”, trở thành tư tưởng chỉ đạo mang tính chiến lược. Trong báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ XIII, Đảng đặt ra yêu cầu việc xây dựng đồng bộ thể chế, chính sách để thực hiện có hiệu quả chủ trương giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước. Văn kiện Đại hội cũng xác định cần: “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển con người”, trong đó nhấn mạnh: “Thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách và giải pháp để cái thiện mức sống, nâng cao trình độ và chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”.
Những quan điểm trên của Đảng chính là trở về với triết lý giáo dục của Người nhằm thực hiện thành công chiến lược trồng người - “những người hữu ích cho nước Việt Nam” như Bác Hồ kính yêu của chúng ta từng mong ước.
Ban Biên tập
CÔ GIÁOBÙI THỊ MINHTÂM “TRUYỀN LỬA”ĐAM MÊ HỌC TIẾNGANH CHO HỌC SINH
Cô giáo Bùi Thị Minh Tâm với dáng người nhỏ nhắn, nụ cười rạng rỡ, ánh mắt hiện lên ngọn lửa đam mê với nghề. 18 năm gắn bó cũng là ngần ấy năm cô Bùi Thị Minh Tâm, giáo viên Trường THCS Thiệu Thành cống hiến tuổi trẻ của mình để truyền ngọn lửa đam mê học tiếng Anh cho nhiều thế hệ học trò của mình. Ngay từ những ngày đầu ngồi trên nghế nhà trường được học môn Tiếng Anh với bao nhiêu bỡ ngỡ và khó khăn, Cô khẳng định đây là một môn học hoàn toàn mới lạ, nhiều thách thức. Bằng ý chí nỗ lực không ngừng, cô Tâm đã miệt mài học tập trong những năm là sinh viên Đại học sư phạm Huế. Thấu hiểu những khó khăn, thiệt thòi của trẻ em nông thôn đối với môn học này, ngay sau khi tốt nghiệp đại học, từ chối nhiều cơ hội làm việc ở những ngôi trường lớn, cô giáo trẻ Bùi Thị Minh Tâm đã về dạy học tại quê hương của mình. Tuy nhiên, khó khăn, áp lực mà cô giáo trẻ phải đối diện đó là khi ấy các bậc phụ huynh và học sinh vẫn còn xa lạ và chưa nhận thức được đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng của môn tiếng Anh. Những nét mặt ngơ ngác với từ vựng, những câu hỏi không có học sinh giơ tay trả lời... là tình trạng kéo dài suốt thời gian đầu khi cô mới về nhận công tác. Nhưng khó khăn nhiều, quyết tâm của cô lại càng cao hơn. Với quan điểm giáo viên như một người dẫn đường, định hướng, truyền cảm hứng cho các em học sinh nuôi dưỡng ước mơ, cô Tâm đã dành nhiều thời gian để tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp và hiệu quả. Xây dựng bài giảng hợp lý để giúp học sinh có học lực yếu, kém có thể tiếp cận với kiến thức căn bản và phát triển nâng cao. Cô giáo Tâm tâm sự: "Ngoại ngữ là môn học khá đặc biệt, vì vậy, thay vì bắt các em học từ mới bằng cách học thuộc, mỗi tiết học tôi đều cố gắng cho các em tiếp cận thông qua các clip ngắn, nghe nhạc... từ đó giúp ghi nhớ dễ dàng hơn. Với học sinh học chưa tốt, tôi sẽ đặt những câu hỏi đơn giản, phù hợp năng lực để các em mạnh dạn trả lời và dần yêu thích môn học hơn. Riêng học sinh khá, giỏi, tôi giúp các em phát huy năng lực qua những câu hỏi khó, mang tính tư duy, giúp các em vượt qua giới hạn bản thân ở môn tiếng Anh. Nhờ những cách làm đó, những học sinh còn yếu sẽ không có cảm giác bị “bỏ rơi” trong tiết học và học sinh giỏi không bị nhàm chán. Cuối mỗi tiết học, tôi thường soạn câu hỏi, lồng ghép vào các trò chơi nhằm củng cố bài học”.
Trong suốt nhiều năm đứng trên bục giảng, cô Tâm đã lan tỏa và “thắp lửa” đam mê cho nhiều thế hệ học sinh nông thôn đối với môn học tiếng Anh. Nhiều học sinh do cô bồi dưỡng đã đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp. Chia sẻ về những người học trò của mình, cô giáo Tâm không giấu được niềm tự hào khi nhắc đến em Ngô Thị Ngọc Hân, một trong những học sinh cô dành nhiều thời gian, tâm huyết đồng hành trong quá trình ôn luyện trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Do Ngọc Hân có hoàn cảnh gia đình khó khăn, ngoài thời gian học ở trường em còn phải lao động để kiếm tiền giúp đỡ bố mẹ. Vì vậy, ngoài giờ học chính, bất kỳ thời gian rảnh nào của Hân, cô Tâm đều tranh thủ đến nhà giúp Hân ôn tập. Công sức của cô trò đã được đền đáp khi Hân là một trong số ít học sinh của trường THCS Thiệu Thành được giải khuyến khích môn tiếng Anh cấp tỉnh năm học 2022-2023.
Nhiều năm cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”, cô Tâm đã đạt được nhiều thành tích như: Đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi THCS cấp huyện, năm học 2022-2023; giấy khen có thành tích xuất sắc trong “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, giai đoạn 2021-2023”; có nhiều sáng kiến, đề tài khoa học phục vụ cho công tác giảng dạy...
Trong những năm qua cô giáo Bùi Thị Minh Tâm đã được các thầy cô đồng nghiệp, bạn bè và các thế hệ học sinh quý mến, Cô là người sống hòa nhã, thân thiện với đồng nghiệp và mọi người xung quanh, tích cực trong công tác chuyên môn, năng nổ trong các hoạt động của nhà trường... Nhất là đạt nhiều thành tích trong giảng dạy. Thành tích của các em học sinh đã minh chứng cho nỗ lực và niềm đam mê, sáng tạo không ngừng của một giáo viên tài năng. Không chỉ chú trọng truyền thụ kiến thức, cô Tâm còn quan tâm đến việc bồi dưỡng nhân cách học sinh bằng những lời dạy bảo ân cần, nghiêm khắc nhưng đầy tình thương yêu. Ngay cả lối sống giản dị và tác phong của cô đã là một tấm gương đạo đức cho các em noi theo.
Nguyễn Thị Hà
Phó Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy
THÔNG TIN - TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM
NHIỀU HOẠT ĐỘNG HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNGVÌ NGƯỜI CAO TUỔI
Trong những năm qua, phong trào thi đua hưởng ứng Tháng hành động vì người cao tuổi đã được các cấp hội NCT huyện Thiệu Hóa quan tâm triển khai phù hợp với đặc thù NCT và điều kiện thực tế ở địa phương như việc thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII "Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh", phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; NCT thi đua làm kinh tế giỏi; tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở... Nhờ vậy, đã phát huy tinh thần gương mẫu trên nhiều lĩnh vực, nhiều NCT trở thành tấm gương sáng cho con cháu học tập, noi theo.
Để tạo điều kiện cho hội viên phát triển kinh tế gia đình, những năm qua, nhiều cơ sở hội đã vận động NCT giúp nhau kinh nghiệm sản xuất, tư vấn những mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện gia đình và điều kiện địa phương; đồng thời phối hợp với các tổ chức đoàn thể, cộng đồng dân cư, tạo nguồn vốn giúp đỡ những hộ NCT nghèo có vốn và phương tiện sản xuất. Với ý chí tự lực, tự cường, bằng những kiến thức và kinh nghiệm trong cuộc sống, NCT đã trực tiếp tham gia lao động sản xuất, động viên con cháu đẩy mạnh việc áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, kinh doanh, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao, góp phần ổn định và nâng cao đời sống gia đình.
Hiện nay toàn huyện có 73 Chủ nhiệm CLBLTHTGN, Qũy CS&PHVTNCT ở chi nhánh huyện hội duy trì và có số tiền là: 500.000.000đ; Năm 2023 Huyện Hội giao kế hoạch cho cơ sở nộp về huyện là: 261.800.000đ (trong đó QCS: 207.500.000đ, Hội phí Là 54.300000đ) đến tháng 9/2023 đã thu đạt trên 90% cả năm. Đối với các tổ chức cơ sở hội 100% đã có quỷ vốn hoạt động với tổng số tiền là 472.208.000đ (trong đó nhiều cơ sở đã xây dựng được qũy toàn dân CSNCT với số tiền là 311.057.000đ). Chân quỷ ở hội cơ sở và các chi hội đang quản lý số tiền là 16 tỷ 169.597.000đ (trong đó ở hội cơ sở quản lý là 1tỷ 908 triệu, các chi hội quản lý là 14 tỷ 261 triệu 367000đ) bình quân 631.378.000đ/hội viên, đang cho hội viên vay phát triển kinh tế. Đối với Vốn tăng thu nhập ở 73 Câu lạc bộ LTHTGN đã có số tiền là: 6 tỷ 391.595.978đ/4563 hội viên, bình quân 1.400.714.000 đ/hội viên.
Hằng năm bám sát kế hoạch của BTV Hội NCT Tỉnh về kế hoạch thực hiện “Tháng hành động vì người cao tuổi”, Ban thường vụ hội NCT Huyện đã phối hợp với Phòng lao động thương binh & xã hội huyện, ban công tác NCT Huyện tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện ban hành kế hoạch gửi các cơ quan chức năng và UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện; Đồng thời ban hành kế hoạch cụ thể của BTV Hội NCT Huyện gửi cơ sở hội để thực hiện, phân công 04 đồng chí trong Ban thường vụ NCT huyện phụ trách ở 04 cụm/ 25 tổ chức cơ sở hội, tập trung chỉ đạo triển khai tuyên truyền kế hoạch tháng hành động vì NCT và truyền thống ngày quốc tế NCT năm 2023, triển khai đồng loạt cho 25/25 cơ sở hội tổ chức khám sức khỏe, khám mắt, triển khai công tác làm thẻ, phôi, chụp ảnh chuẩn bị cho chúc thọ, mừng thọ xuân Giáp thìn 2024, làm việc với BTV Hội và đại diện Cấp ủy, chính quyền xã, thị trấn, đi kiểm tra 05 tổ chức cơ sở hội và các câu lạc bộ LTHTGN ở nơi được kiểm tra để nâng cao chất lượng sinh hoạt và chấn chỉnh thiếu sót trong quản lý vốn, quỹ. Ban thường vụ hội NCT huyện khuyến khích các cụm tổ chức giao lưu văn nghệ, dưỡng sinh, bóng chuyền hơi tạo không khí sôi nổi trước, trong và sau tháng hành động vì NCT (Tháng 10/2023). Triển khai giao chỉ tiêu cho cơ sở hội vận động, quyên góp, tài trợ tiền mỗi đơn vị bình quân 20 suất quà trở lên, thăm hỏi tặng quà cho các hội viên khó khăn 115 suất (Mỗi suất trị giá 300 nghì đồng); cơ sở từ 500 đến 1000 suất (mỗi suất 200 nghìn đồng). Qua số liệu báo cáo của cơ sở: Tổng số quà đi thăm hỏi trong “tháng hành động vì NCT” năm 2023 của hội NCT huyện Thiệu Hóa là 1065 suất với tổng số tiền là 224.500.000đ.
Bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực, cán bộ, hội viên NCT trong huyện đã có những đóng góp quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, góp phần xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh. Qua đó, NCT đã khẳng định vai trò, vị thế của mình, thực sự trở thành những tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo.
Lê Văn Ngọc
Chủ tịch Hội NCT huyện Thiệu Hóa
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG HUYỆN THIỆU HÓA CHỦ ĐỘNG, TÍCH CỰC TRONG CÔNG TÁC
KIỂM TRA, GIÁM SÁT NĂM 2023
Thực hiện chương trình công tác năm 2023, chương trình công tác kiểm tra, giám sát toàn khóa của Ban Chấp hành, Ủy Ban Kiểm tra LĐLĐ huyện Thiệu Hóa khóa VI, nhiệm kỳ 2023 - 2028, Liên đoàn Lao động huyện đã phối hợp với UB Mặt trận Tổ quốc, Phòng Lao động, Thương binh - Xã hội, Bảo hiểm xã hội huyện thành lập Đoàn giám sát tại 7 đơn vị, UBKT Liên đoàn Lao động huyện thành lập đoàn kiểm tra 15 CĐCS trực thuộc.
Với nội dung về thực hiện các chế độ chính sách cho CNLĐ như: Xây dựng thang bảng lương; BHXH, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, BNN, chế độ ốm đau, dưỡng sức, thai sản, việc thực hiện hợp đồng lao động, an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường tại nơi làm việc; thành lập tổ chức công đoàn; Kiểm tra kế hoạch hoạt động của công đoàn, Ban thanh tra ND, kiểm tra CĐ, Nữ công; Chương trình hoạt động toàn khóa của BCH Công đoàn; Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết nhiệm kỳ 2023 - 2028; kiểm tra việc chấp hành Điều lệ Công đoàn, kiểm tra chế độ sinh hoạt, chế độ báo cáo, xây dựng quy chế hoạt động của Ban chấp hành, quy chế phối hợp công tác giữa Ban chấp hành với thủ trưởng cơ quan, đơn vị, công tác phát triển kết nạp đoàn viên, chế độ thu, chi, sử dụng tài chính công đoàn, việc trích nạp 2% kinh phí công đoàn, xây dựng các loại quỹ, kiểm tra các nội dung công đoàn phối hợp với chuyên môn quan tâm đến đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ, CNVCLĐ, đoàn viên công đoàn và thực hiện quy chế dân chủ, tổ chức Hội nghị cán bộ công chức đầu năm ở cơ sở theo tinh thần Nghị định 149 của Chính phủ, kiểm tra việc thực hiện mô hình ‟vườn hoa công đoàn”, “Vườn rau công đoàn” do Liên đoàn Lao động huyện phát động.
Qua kiểm tra, giám sát các đơn vị đảm bảo các chế độ cho người lao động được thực hiện nghiêm túc như các quyền lợi thụ hưởng từ BHXH, xây dựng thang lương, bảng lương gửi về cơ quan có thẩm quyền; chấp hành tốt việc thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam, sau Đại hội nhiệm kỳ các đơn vị đã ban hành các Quy chế hoạt động theo hướng dẫn của Liên đoàn Lao động huyện, thiết lập các hồ sơ sổ sách Công đoàn, làm tốt công tác phát triển đoàn viên, mua và đọc Báo lao động theo đúng quy định, phát động tốt các phong trào thi đua tạo không khí phấn khởi trong CNVCLĐ góp phần vào thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, nâng cao vị thế của tổ chức Công đoàn trong hệ thống chính trị, đồng thời thông qua kiểm tra đoàn cũng chỉ ra những hạn chế giúp Công đoàn cơ sở khắc phục kịp thời, tìm ra những giải pháp hoạt động Công đoàn có hiệu quả hơn nhằm xây dựng và phát triển tổ chức công đoàn ngày càng vững mạnh xứng đáng với vai trò tiên phong của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt nam, là chỗ dựa tin cậy, vững chắc của người lao động.
Nguyễn Thị Hà
Phó Chủ tịch LĐLĐ huyện Thiệu Hóa
NGÀNH GIÁO DỤC THIỆU HÓA VỚI NHIỀU KHỞI SẮC TRONG NĂM HỌC 2022-2023
Năm học 2022-2023, Giáo dục Thiệu Hóa thực hiện nhiệm vụ với chủ đề“Đoàn kết, sáng tạo, ra sức phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ và mục tiêu đổi mới, củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”. Cùng với sự chỉ đạo sâu sát của các cấp, các ngành và sự cố gắng vươn lên của đội ngũ nhà giáo, các em học sinh, sự quan tâm các các bậc phụ huynh, ngành Giáo dục đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Nổi bật là: các nhà trường tiếp tục thực hiện tốt việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; đẩy mạnh xây dựng văn hóa học đường, chú trọng xây dựng văn hóa ứng xử lành mạnh, nêu cao tinh thần tương thân, tương ái, tạo sự đoàn kết, thống nhất trong toàn ngành; nhiều đơn vị đã thực hiện đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh thông qua các di tích lịch sử cách mạnh trên địa bàn huyện, phù hợp với chủ trương lãnh đạo của Đảng, đảm bảo kịp thời, sát thực tế và đúng quy định theo Kế hoạch số 84/KH-UBND ngày 04/4/2023 của UBND huyện Thiệu Hóa. Quy mô và chất lượng giáo dục từng bước được nâng cao; cơ sở vật chất, trang thiết bị trong các trường học được tăng cường, có thêm nhiều trường đạt chuẩn quốc gia; kỷ cương, nền nếp trong quản lý, đặc biệt là chất lượng giáo dục, đào tạo có chuyển biến tích cực. Bậc THCS đã vươn lên tốp đầu của tỉnh về chất lượng các kỳ thi, cuộc thi, đặc biệt là kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 đạt 74 giải, đạt tỷ lệ 74%, trong đó có 2 giải Nhất, 21 giải Nhì, 27 giải Ba và 24 giải Khuyến khích, xếp thứ 5/27 huyện, thị, thành phố tăng 6 bậc so với năm học 2021 - 2022; Mầm non đạt 10 giải Nhất đứng đầu toàn tỉnh.
Năm học có 11 em đậu vào trường chuyên Lam Sơn xếp thứ 7/27 huyện, thị thành phố, tiêu biểu là em Lê Minh Đức - Trường THCS TT Vạn Hà đạt 44.2 điểm, đậu thủ khoa chuyên Anh và là năm thứ 3 liên tiếp Thiệu Hóa có học sinh đậu thủ khoa trường chuyên Lam Sơn. Trường THCS thị trấn Vạn Hà trở thành trường trọng điểm về chất lượng đạt kết quả cao có nhiều chỉ tiêu vượt so với chỉ tiêu Đề án như chất lượng học sinh giỏi phấn đấu đến năm 2025 xếp thứ 5/27 huyện, thị (hoàn thành trước 3 năm); đã có 18 trường Tiểu học có học sinh đậu vào lớp chất lượng cao năm học 2023 - 2024; chất lượng đại trà có chuyển biến vượt bậc, điểm sàn bình quân vào lớp 10 THPT toàn huyện là 34.04 điểm, cao hơn năm trước 4.83 điểm; huyện xếp thứ 3 toàn tỉnh; tăng 4 bậc so với năm học 2021 - 2022.
Công tác xã hội hóa giáo dục được các cấp, các ngành quan tâm, Trung tâm học tập cộng đồng ở các xã, thị trấn tiếp tục hoạt động hiệu quả; công tác khuyến học, khuyến tài được duy trì và phát triển.
Phát huy kết quả đạt được, bước sang năm học 2023-2024, toàn ngành tiếp tục thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm như sau:
Đẩy mạnh chuyển đổi số, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục; thực hiện quản trị trường học dân chủ, kỷ cương, nền nếp, chất lượng và hiệu quả giáo dục trong các cơ sở giáo dục.
Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh; đa dạng hóa các hình thức giáo dục, đẩy mạnh các hoạt động trải nghiệm, giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục kỹ năng sống, nghiên cứu khoa học của học sinh; triển khai ứng dụng công nghệ số trong dạy và học.
Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non và chuyên đề “Xây dựng trường mầm non hạnh phúc, lấy trẻ làm trung tâm”. Phấn đấu huy động trẻ nhà trẻ đến trường đạt 27% trở lên, mẫu giáo đạt 98% trở lên; chất lượng trẻ được đánh giá đạt theo quy định của Bộ GDĐT là 99-100%.
Giáo dục Tiểu học thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học năm 2018, thay sách giáo khoa đối với lớp 1, 2, 3 và 4; Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học năm 2006 đối với lớp 5. Phấn đấu học sinh có năng lực tốt đạt 74-76%; học sinh có phẩm chất tốt đạt 77-79%. Số học sinh hoàn thành chương trình lớp học đạt 98,5% trở lên.
Giáo dục THCS phấn đấu tỷ lệ học sinh tốt, khá về phẩm chất đạt 99% trở lên, giỏi khá về năng lực đạt 61% trở lên. Học sinh tốt nghiệp THCS đạt 99-100%. Chất lượng các Kỳ thi, Cuộc thi phấn đấu xếp trong nhóm dẫn đầu toàn tỉnh.
Thường xuyên rà soát chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Thiệu Hóa lần thứ XX và Đề án hỗ trợ đầu tư củng cố, nâng cấp cơ sở vật chất trường, lớp học huyện Thiệu Hóa, giai đoạn 2021-2025 để tham mưu hiệu quả về xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và chất lượng mũi nhọn ở các cấp học, bậc học.
Nguyễn Lạnh Đông
Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo
LỊCH SỬ - VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT
CỤM DI TÍCHLỊCH SỬ CÁCH MẠNG YÊNLỘ
Làng Yên Lộ, xã Thiệu Vũ, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa còn có tên là làng An Lộ, hay làng Lỗ. Làng Yên Lộ nằm ở phía tả ngạn ven sông Chu, cách thành phố Thanh Hóa về phía Tây khoảng 27km.
Từ năm 1925, đồng chí Ngô Ngọc Toản, thanh niên đầu tiên của làng Yên Lộ đã được tiếp xúc với tư tưởng tiến bộ thông qua việc đọc sách báo, văn thơ đề cao tinh thần dân tộc, tham gia phong trào để tang cụ Phan Chu Trinh... Năm 1927, đồng chí là một trong số những hội viên thanh niên đầu tiên tham gia tổ chức Việt Nam cách mạng thanh niên ở huyện Thiệu Hóa. Đồng chí đã giác ngộ được một số người hoạt động và theo cách mạng, trong đó có đồng chí Lê Chủ.
Tháng 7 năm 1930, dưới sự chỉ đạo của Xứ ủy Bắc Kỳ, đồng chí Nguyễn Doãn Chấp, một đảng viên ở Đảng bộ Hà Nam (quê ở Hoằng Hóa) đã lên Thiệu Hóa liên lạc với các hội viên Việt Nam Cách mạng thanh niên để tiếp tục mở rộng cơ sở Đảng. Tại làng Phúc Lộc (Thiệu Tiến), ngày 10 tháng 7 năm 1930, Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của huyện Thiệu Hóa chính thức được thành lập, do đồng chí Vương Xuân Cát làm Bí thư; đồng chí Ngô Ngọc Toản, người đầu tiên của làng Yên Lộ đã vinh dự được kết nạp Đảng và tham gia trực tiếp trong buổi thành lập Chi bộ.
Tại Yên Lộ, một số cán bộ đảng viên còn sót lại như đồng chí Lê Chủ và một số đồng chí khác đã nhanh chóng rút lui vào hoạt động bí mật nhằm duy trì tổ chức, duy trì phong trào trong điều kiện bị kẻ thù lùng sục.
Tháng 2 năm 1932, các đồng chí: Lê Chủ, Hoàng Văn Mạch, Trịnh Khắc Sản,... đã tổ chức hội nghị đại biểu của 7 cơ sở cách mạng trong tỉnh tại làng Yên Lộ để thống nhất chủ trương hoạt động. Hội nghị đã đề ra phương hướng trước mắt là vẫn tiếp tục phát triển tổ chức Nông hội đỏ để làm nòng cốt trong các cuộc đấu tranh và tập hợp quần chúng vào các hội như: Đánh tranh, hội lợp nhà, hội đám ma,… để tăng cường sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong quần chúng để vượt qua những khó khăn hoạn nạn. Hội nghị đã thống nhất phải tìm mọi cách để nối lại liên lạc với Đảng, nhanh chóng củng cố lại Đảng bộ và các cơ sở Đảng nhằm thúc đẩy phong trào.
Cụm Di tích lịch sử cách mạng Yên Lộ được công nhận cấp tỉnh từ những năm 2000. Đây là cụm di tích gồm 3 hạng mục công trình: Đình, chùa, nghè Yên Lộ, có vai trò quan trọng đối với đời sống tâm linh, tín ngưỡng của nhân dân địa phương.
Đình Yên Lộ được xây dựng từ thời Lê, gồm 5 gian lợp tranh (không có tường đốc và chính tẩm). Đến năm 1935, dân làng đã tu sửa lại, lợp bằng ngói và xây thêm 3 gian chính tẩm.
Đình Yên Lộ ngoảnh mặt về hướng Tây, hai đốc mái có đắp mắt hổ phù. Toàn bộ cột, xà, kẻ, rui mè đều làm bằng gỗ xoan đào. Kẻ hiên có trạm trổ Long - Ly - Quy - Phượng. Trước đây, 3 gian chính tẩm là nơi thờ thần hoàng ‘Tản viên sơn thần”, trong đình có giá để chiêng trống và gươm giáo.
Hiện nay, đình vẫn còn kiến trúc cũ nhưng 3 gian chính tẩm không còn nữa, toàn bộ khuôn viên, sân, đường và 5 gian tiền đình vẫn còn giữ nguyên về kiến trúc cũ.
Nghè Yên Lộ ở chân núi Yên Lộ. Đây là một di tích kiến trúc nghệ thuật được xây dựng từ thời Lý, cách làng khoảng 300m. Theo dân gian kể lại và qua khảo sát thực tế ở nền móng cũ: Quy mô kiến trúc Nghè Yên Lộ gồm có 3 gian rộng, xung quanh xây tường gạch và mái lợp ngói mũi hài. Nghè có 1 gian chính tẩm được làm theo kiểu chuôi vồ, kiến trúc gỗ bên trong được chạm khắc tinh xảo; bên trong thờ “Tản viên sơn thần”. Trước đây, ở Nghè có hồ bán nguyệt và nhiều cây cổ thụ.
Nghè Yên Lộ là địa điểm liên lạc thường xuyên của các cán bộ, đảng viên trong suốt thời kỳ hoạt động bí mật nhiều cán bộ cốt cán của tỉnh, của huyện đã lợi dụng địa điểm kín đáo này để tuyên truyền các chủ trương của Đảng, tổ chức các cuộc họp bí mật...
Thời kỳ từ 1930-1945, Nghè Yên Lộ luôn là địa điểm hoạt động của các cán bộ cách mạng. Năm 1930, nơi đây là địa điểm tổ chức kết nạp hội viên nông hội đỏ. Năm 1934, Nghè là nơi đặt bàn in các tài liệu quan trọng của cách mạng.
Chùa Yên Lộ là ngôi chùa nhỏ, được xây dựng trên sườn ngọn núi đá cách làng 300m, gồm 3 gian lợp ngói, trong có các bệ thờ Phật. Trước đây, chùa ở trên núi và xung quanh chưa có nhiều cây cối. Hiện nay, chùa đã được trùng tu lại, bệ đá thờ Phật và toàn bộ nền chùa vẫn còn theo quy mô cũ.
Thời kỳ 1930-1945, chùa Yên Lộ là địa điểm hoạt động của các cán bộ cách mạng, Từ năm 1935 - 1936, nơi đây Tỉnh ủy Thanh Hóa đã nhiều lần tổ chức hội nghị củng cố tổ chức, phong trào; là địa điểm họp kín của các cán bộ cách mạng trong tỉnh, huyện, tổng.
Cụm Di tích lịch sử cách mạng Yên Lộ có giá trị về nhiều phương diện. Hiện tại cụm di tích đã và đang tích cực phát huy giá trị trong việc giáo dục truyền thống của cán bộ, đảng viên và Nhân dân huyện Thiệu Hóa nói riêng và Thanh Hóa nói chung.
Nguồn: Di tích Lịch sử cách mạng tỉnh Thanh Hóa
NXB Thanh Hóa - 2019
NGƯỜI THẦY RA TRẬN
Chiến tranh nay đã lùi xa
Em còn nhớ tiễn thầy ra chiến trường
Một ngày sáng sớm tinh sương
Sân đình nhộn nhịp trống trường điểm vang
Đoàn quân lấp lánh sao vàng
Quây quần hát khúc kết đoàn chia tay
Thầy ra đi giữa những ngày
Chiến tranh tàn khốc,chật đầy hờn căm
Đầu dơi, máu chảy xương tan
Miền Nam ơi! Chẳng bình an một giờ
Mái trường lớp học nhà thờ
Giặc Mỹ bắn phá bất ngờ dã man
Thầy đi giải phóng miền Nam
Gópchung tiếng súng diệt tan quân thù
Bao nhiêu gian khổ đói no
Vào sinh ra tử hẹn hò lập công
Vượt qua trăm núi ngàn sông
Quê hương yêu dấu vẫn không phai mờ
Mái trường lớp học em thơ
Bảng đen phấn trắng từng giờ đợi mong
Thầy về cờ mở trống dong
Đón thầy mừng cả chiến công của thầy
Ở đâu như đất nước này
Toàn dân đánh giặc người thầy tòng quân.
Ngọ Ngọc Thơ
Tiểu khu 5, thị trấn Thiệu Hóa
BTNB111.jpg

BẢN TIN NỘI BỘ THÁNG 11 NĂM 2023

Đăng lúc: 20/12/2023 (GMT+7)
100%

BTNB11.jpg
HƯỚNG DẪN - CHỈ ĐẠO
TRÍCH: KẾ HOẠCH SỐ 162-KH/BCĐ, NGÀY 18 THÁNG 10NĂM 2023 CỦA BAN CHỈ ĐẠO CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA HUYỆN ỦY THIỆU HÓA VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO, NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP, SẢN PHẨM OCOP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NĂM 2024
Nhằm cụ thể các mục tiêu, chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới và phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện giai đoạn 2021 - 2025; Ban chỉ đạo các Chương trình MTQG huyện ban hành Kế hoạch xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và phát triển sản xuất nông nghiệp, sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện năm 2024, với các nội dung chủ yếu như sau:
VỀ MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU
1. Đối với xây dựng nông thôn mới:
(1). Phấn đấu đến hết năm 2024hoàn thành 09/09 tiêu chíhuyện nông thôn mới nâng cao.
(2). Có thêm 02 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu:Thiệu Viên và Thiệu Chính.
(3). Có thêm 06 xã đạt chuẩn NTM nâng cao gồm:Tân Châu, Thiệu Quang, Thiệu Toán, Thiệu Công, Thiệu Thành và Thiệu Vận.
(4). Không còn xã đạt dưới 15/19 tiêu chí xã NTM nâng cao.
(5). Có thêm 30 thôn đạt chuẩn thôn nông thôn mới kiểu mẫu; 04 thôn đạt thôn thông minh.
2. Đối với xây dựng Đô thị văn minh:
Thị trấn Thiệu Hóa đạt chuẩn Đô thị văn minh; Thị trấn Hậu Hiền sau khi được thành lập, đến cuối năm 2024 đạt 5/9 tiêu chí đô thị văn minh.
3. Đối với phát triển sản xuất nông nghiệp:
- Phấn đấu diện tích Lúa liên kết bao tiêu sản phẩm trên địa bàn huyện là 4.648 ha.
- Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt từ 106 nghìn tấn trở lên.
- Giá trị sản phẩm trên 01 ha canh tác đạt 145 triệu đồng.
- Diện tích tích tụ, tập trung đất đai đạt 130 ha trở lên.
4. Đối với phát triển sản phẩm OCOP:
Có thêm 15 sản phẩm được đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP. Trong đó: 01 sản phẩm 5 sao, 03 sản phẩm 4 sao và 11 sản phẩm 3 sao;đưa thêm ít nhất 10 sản phẩm OCOP hoặc sản phẩm lợi thế của huyện vào giới thiệu trong hệ thống cửa hàng tiện lợi, hoặc Siêu thị.
5. Một số phong trào chính:
(1). Vận động nhận dân hiến tối thiểu 20.000m2đất ở để mở rộng đường giao thông.
(2). Thảm nhựa Asphal kết hợp hệ thống thoát nước, chiếu sáng, cây xanh được khoảng 24.500m.
(3). Tường rào mẫu: 70.000m trở lên.
(4). Đường hoa trồng thêm được 14.000m trở lên, mỗi tuyến tối tiểu 500m.
(5). Tổng số hộ gia đình lắp đặt và sử dụng nước sạch tập trung trên địa bàn huyện đạt 51,8% trở lên.
(6). Có 74% số hộ thực hiện phân loại rác thải tại nguồn.
(7). Có 95,6% số hộ sử dụng thùng đựng rác thải theo quy định.
VỀ NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM
1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong thực hiện xây dựng NTM; thành lập các Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc để chỉ đạo hoàn thành các tiêu chí huyện NTM nâng cao cả về hồ sơ và hiện trạng.
- Nâng cao trách nhiệm cấp ủy, chính quyền các cấp, phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu; lấy kết quả thực hiện xây dựng NTM làm nội dung để đánh giá kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp;
- Tiếp tục duy trì các đoàn công tác của các đồng chí Lãnh đạo huyện cùng các phòng, ban, đơn vị liên quan trực tiếp đi kiểm tra thực tế và làm việc với BCĐ xây dựng NTM các xã, để kịp thời động viên, đôn đốc và hướng dẫn, tháo gỡ các khó khăn ngay tại cơ sở trong việc thực hiện các tiêu chí ở từng đơn vị.
2. Công tácthông tin,tuyên truyền
- Thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền về những thành quả, kết quả đạt được trong xây dựng nông thôn mới. Trong đó, trọng tâm là nhiệm vụ xây dựng huyện NTM nâng cao, các chủ trương, cơ chế chính sách, hỗ trợ mới trong xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, sản phẩm OCOP, tuyên truyền gương người tốt việc tốt, những điển hình cách làm hay, cách làm sáng tạo trong xây dựng NTM như: Phong trào hiến đất mở rộng đường giao thông; xã hội hóa kinh phí đầu tư cơ sở vật chất; xây dựng khu dân cư sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn...;
- Quán triệt phương châm, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong xây dựng nông thôn mới, đảm bảo thông suốt, hiệu lực, hiệu quả; đa dạng các hình thức, sử dụng nhiều công cụ tuyên truyền để tạo sự lan tỏa, hưởng ứng cao nhất từ các tầng lớp nhân dân trên địa bàn.
3.Thực hiện phát triển sản xuất, rà soát các cơ chế chính sách,huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực chosản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu
- Phát triển Chương trình OCOP, hướng tới tăng chất lượng, sản lượng, cải thiện bao bì, mở rộng thị trường, tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm OCOP của huyện; thực hiện ứng dụng chuyển đổi số, kinh tế số trong quảng bá, giới thiệu sản phẩm.
- Nghiên cứu, rà soát và ban hành các cơ chế hỗ trợ thiết thực, phù hợp, có hiệu quả cho chương trình, kế hoạch năm 2024, trong đó tập trung cho hạ tầng giao thông, điện chiếu sáng, cảnh quan môi trường, các thôn kiểu mẫu, thôn thông minh… theo hướng nâng cao chất lượng, đi vào chiều sâu và bền vững.
- Ưu tiên nguồn vốn ngân sách địa phương các cấp (tỉnh, huyện, xã) để bố trí cho xây dựng các tiêu chí huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Lồng ghép có hiệu quả nguồn vốn đầu tư của các Chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác trên địa bàn, tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trọng điểm.
- Đa dạng hóa các hình thức vận động xúc tiến, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh các hình thức xã hội hóa đầu tư. Tranh thủ tối đa các nguồn lực, nhất là nguồn lực xã hội hóa từ đóng góp tự nguyện của nhân dân, doanh nghiệp, con em xa quê trong xây dựng NTM.
4.Tiếp tục đẩy mạnhcác phong trào,cuộc vận độngnhư
Tiếp tục đẩy mạnh các phong trào hiến đất mở rộng đường giao thông, thảm nhựa Asphal, tường rào mẫu, đường hoa cây xanh, tạo chuyển biến rõ nét trong công tác bảo vệ môi trường nông thôn, nhất là nâng tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung và phân loại rác thải tại nguồn; xây dựng, nhân rộng mô hình thôn thông minh tại các địa phương
5.Tăng cường công tác kiểmtra, giám sát trong xây dựng NTM
- Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp, vai trò chủ thể của người dân trong kiểm tra, giám sát về kết quả xây dựng nông thôn mới ở cơ sở.
- Định kỳ tổ chức giao ban để nắm bắt tiến độ và chỉ đạo kịp thời một số nội dung liên quan đến xây dựng NTM, đô thị văn minh và phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn.
6. Thực hiện tốt các phong trào thi đua, biểu dương khen thưởng
Thường xuyên tổ chức sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm và kịp thời tôn vinh, khen thưởng những cá nhân, tập thể có nhiều đóng góp cho xây dựng nông thôn mới.
Tổ chức Hội nghị gặp mặt các đồng chí Bí thư chi bộ, Trưởng thôn, tiểu khu trên địa bàn huyện để biểu dương, khen thưởng và trao đổi kinh nghiệm trong thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Ban Biên tập
TIN TỨC- SỰ KIỆN NỔI BẬT
TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI, CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ THÁNG 10 NĂM 2023
1. Tình hình kinh tế - xã hội
Sản xuất nông nghiệptiếp tục được duy trì ổn định: Tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các xã, thị trấn vận động nhân dân tích cực sản xuất, chăm sóc cây vụ đông, đến ngày 23/10/2023, toàn huyện đã gieo trồng được 1.300 ha cây vụ đông, đạt 60,5% KH. Chăn nuôi phát triển ổn định, tập trung phát triển theo hướng an toàn sinh học. Chỉ đạo thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về phòng chống thiên tai, thủy lợi, đê điều; bàn giao được 07 cống tiêu dưới đê sông Mậu Khê, 05 tuyến kênh tiêu liên xã cho đơn vị Thủy nông Nam sông Mã quản lý, vận hành; xây dựng và triển khai kế hoạch thủy lợi mùa khô năm 2023.
Công tác xây dựng nông thôn mới và sản phẩm OCOPđược khẩn trương thực hiện: Chỉ đạo tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), đô thị văn minh, sản phẩm OCOP năm 2023, triển khai mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm năm 2024. Đến nay, 02 xã(Thiệu Nguyên, Thiệu Long)thực hiện tốt duy trì tốt các tiêu chí xã NTM nâng cao, cơ bản hoàn thành các tiêu chí nổi trội theo lĩnh vực; 2 xã Thiệu Phúc, Thiệu Viên đạt 19/19 tiêu chí NTM nâng cao, dự kiến Hội đồng thẩm định cấp tỉnh thông qua vào tháng 11/2023; xã Thiệu Chính đạt 15/19 tiêu chí, 3 xã(Thiệu Ngọc, Thiệu Lý, Thiệu Giao)đạt 14/19 tiêu chí NTM nâng cao; hướng dẫn 09 thôn hoàn thiện hồ sơ đề nghị thẩm định công nhận thôn NTM kiểu mẫu. Có thêm 06 sản phẩm được đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP 3 sao, nâng tổng số sản phẩm OCOP được xếp hạng toàn huyện lên 34 sản phẩm (07 sản phẩm 4 sao, 27 sản phẩm 3 sao).
Công tác Quy hoạch, Công nghiệp, Xây dựng và Dịch vụthương mại được đẩy nhanh tiến độ và tiếp tục phát triển:Tập trung đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án trọng điểm; hoàn thiện đồ án quy hoạch đô thị Ngọc Vũ theo ý kiến của Bộ Xây dựng trình UBND tỉnh phê duyệt; Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 các Khu dân cư, Khu đô thị mới. Thẩm định 12 dự án đầu tư xây dựng do Ban QLDA và UBND các xã, thị trấn làm Chủ đầu tư; cấp 10 giấy phép xây dựng cho các hộ gia đình thực hiện xây dựng nhà ở riêng lẻ. Kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành 02 công trình.
Các lĩnh vực Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp tiếp tục phát triển; Tiến độ thực hiện đầu tư hạ tầng Cụm công nghiệp Hậu Hiền, Ngọc Vũ và Vạn Hà số 2 được quan tâm chỉ đạo.
Hoạt động đầu tư được chú trọng:Tiếp tục tập trung và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công, nhất là dự án giao thông trọng điểm và các dự án xây dựng hạ tầng đấu giá quyền sử dụng đất ở như: Đường nối QL1 - QL45 (tiểu dự án 2) (tỷ lệ hoàn thành đạt 62% khối lượng); Đường giao thông từ QL45 đi Trung tâm hành chính mới (đạt 53%); Đường giao thông đoạn tránh Ngã Ba Chè từ xã Thiệu Trung đến thị trấn Thiệu Hóa (đạt 40%)…; triển khai lựa chọn các đơn vị tư vấn của 03 dự án (Khu dân cư Bái Đồng Gia, thôn Quyết Thắng, xã Thiệu Thịnh; Hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư Cổ Đô; Hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị Phú Hưng 1, Phú Hưng 2, Phú Hưng 4, thị trấn Thiệu Hóa); trình phê duyệt thẩm định 03 dự án; đã tổ chức xong lựa chọn nhà thầu trên hệ thống đấu thầu quốc gia 03 dự án; cơ bản đã hoàn thành và chuẩn bị hoàn thiện bàn giao 05 dự án (Điểm dân cư đấu giá thôn Minh Đức, xã Thiệu Long; Trường mầm non Thiệu Viên; Tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử cách mạng Trụ sở làm việc của Tỉnh uỷ Thanh Hóa tại xã Thiệu Viên; Xây dựng cơ sở vật chất Trường THPT Nguyễn Quán Nho; Kè chống sạt lở và hoàn thiện mặt cắt đê tả sông Mậu Khê, xã Thiệu Duy).
Công tác phát triển và hoạt động của doanh nghiệp được quan tâm và tập trung chỉ đạo:Trong tháng 10 thành lập mới 32 doanh nghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới 10 tháng đầu năm lên 90 doanh nghiệp (đạt 112,5% KH huyện giao, 180% KH tỉnh giao).
Công tác quản lý tài nguyên, môi trường:Trong tháng 10 đã thu hồi đất và phê duyệt Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 03 dự án, với diện tích 14.921,6m2, nâng tổng diện tích đã đo đạc, kiểm kê lên 174,3ha, bằng 193,96% KH, đã phê duyệt phương án bồi thường 163,3ha đất, bằng 181,8% KH, chi trả tiền bồi thường 118,23ha đất, bằng 131,6% KH; xây dựng danh mục đấu giá quyền sử dụng đất năm 2024; tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ở tại 05 khu đất (ở các xã: Minh Tâm, Thiệu Duy, Thiệu Phúc, Thiệu Toán, Thiệu Trung) với 62 lô, tổng diện tích 8.104m2, số tiền trúng đấu giá 25,662 tỷ đồng, tăng 5,363 tỷ đồng so với giá khởi điểm; lựa chọn đơn vị tổ chức đấu giá 2 khu đất với 44 lô, diện tích 5.595m2; lập phương án đấu giá quyền sử dụng đất 195 lô đất, diện tích 20.876,8m2khu đô thị Tây Bắc thị trấn Thiệu Hóa giai đoạn 2; cấp 89 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân; đính chính 48 giấy; chuyển mục đích sử dụng đất 05 trường hợp; miễn, giảm tiền sử dụng đất cho 02 hộ gia đình người có công.
Lĩnh vực Văn hóa thông tin, thể dục thể thao:Tập trung thông tin, tuyên truyền các ngày kỷ niệm, các nhiệm vụ chính trị của tỉnh và địa phương; tổ chức thành công giải Bóng bàn huyện Thiệu Hóa mở rộng năm 2023 với 350 vận động viên trong và ngoài tỉnh tham gia; phối hợp tổ chức hội thao Bóng chuyền hơi chào mừng ngày truyền thống các ban xây dựng đảng, MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội; chuẩn bị tốt công tác tổ chức thi đấu các môn trong chương trình Hội khỏe phù đổng huyện Thiệu Hóa lần thứ VII; thành lập đội tuyển tập luyện và tham dự giải Bóng đá tỉnh Thanh Hóa năm 2023.
Lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo tiếp tục được quan tâm: Tiếp tục chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ năm học 2023 - 2024, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn, tập trung chuẩn bị cho kỳ thi học sinh giỏi bậc THCS cấp tỉnh.
Lĩnh vực y tế:Đã khám bệnh cho 10.901 lượt người, đạt 139,2% so với kế hoạch, tăng 9,1% so với cùng kỳ; điều trị nội trú 2.261 người, 64,4% so với kế hoạch, tăng 7,3% so với cùng kỳ; thành lập đoàn kiểm tra tại 04 cơ sở hoạt động thẩm mỹ, mỹ phẩm, tham mưu xử lý 01 cơ sở không đủ điều kiện.
Lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội:Công tác đảm bảo an sinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa, các chế độ chính sách cho các đối tượng được thực hiện đầy đủ, kịp thời. Tổ chức Đêm hội trăng rằm, trao quà cho các cháu thiếu nhi trên địa bàn huyện; trong đó, huyện trao quà cho các cháu có hoàn cảnh khó khăn tại khu đồng bào thủy cơ Thôn Lam Đạt, xã Thiệu Vũ và các xã Thiệu Vận, Thiệu Hợp, Thiệu Vũ, Thiệu Phúc với tổng 90 xuất quà, trị giá 70 triệu đồng. Rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình năm 2023, sơ bộ kết quả dự kiến năm 2023 tỷ lệ hộ nghèo còn 0,76%, hộ cận nghèo còn 2,36%. Tỷ lệ người dân tham gia BHYT đến hết tháng 10/2023 ước đạt 91,47%.
2. Tình hình công tác quốc phòng - an ninh
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện ổn định, duy trì nghiêm chế độ trực từ huyện đến cơ sở; phối hợp với các lực lượng xử lý các sự cố trong mùa mưa bão; triển khai công tác tuyển quân 2024, chỉ đạo các địa phương rà soát công dân tạm hoãn, tạm miễn và tổ chức sơ tuyển sức khoẻ NVQS cho 25 xã, thị trấn, với 793/1181 công dân có mặt khám sơ tuyển, đạt chất lượng tốt.
Lực lượng Công an từ huyện đến cơ sở tổ chức thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ, giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, an ninh nội bộ, an ninh nông thôn, an ninh tôn giáo. Đến ngày 23/10/2023, lực lượng công an đã giải quyết 10 vụ liên quan đến ANTT (03 vụ gây thương tích, 01 vụ trộm cắp, 04 vụ tàng trữ ma tuý, 02 vụ mua bán trái phép ma tuý); kiểm tra 09 lượt cơ sở karaoke, 37 lượt cơ sở kinh doanh quán bi-a, quán nét; giải tán 27 nhóm tụ tập đông người có nguy cơ gây mất ANTT; tuần tra, xử lý 110 trường hợp vi phạm trật tự ATGT, phạt tiền 128,2 triệu đồng, tạm giữ 33 phương tiện, tước 14 giấy phép lái xe; xảy ra 01 vụ tai nạn giao thông, làm bị thương 02 người.
3.Công tác xây dựng Đảng,chính quyền, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội
Công tác chính trị tư tưởng: Tập trung tuyên truyền các ngày lễ lớn của đất nước và các hoạt động kỷ niệm ngày truyền thống các ban Đảng, Văn phòng cấp ủy, ngành Kiểm tra. Tiếp tục bổ sung hoàn thiện bản thảo lịch sử Đảng bộ huyện (1930 - 2020); biên tập, xuất bản Bản tin nội bộ của huyện tháng10/2023 theo quy định.Chỉ đạo tổ chức kiểm tra nhận thức đảng để kết nạp cho 40 quần chúng ưu tú; mở lớp nhận thức về Đảng cho 90 quần chúng ưu tú ở các cơ sở đảng.
Công tác tổ chức cán bộ: Thực hiện quy trình nhân sự bổ sung Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện; chỉ định ủy viên BCH Đảng bộ Bệnh viện Đa khoa huyện nhiệm kỳ 2020 - 2025, Chi bộ Viện Kiệm sát huyện; Quyết định giao phụ trách điều hành hoạt động của Ban Tuyên giáo Huyện ủy và Trung tâm chính trị huyện; điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chức danh lãnh đạo quản lý trường học đối với 13 đồng chí; tổ chức Lễ khai giảng lớp Bồi dưỡng cán bộ dự nguồn Ban Chấp hành đảng bộ huyện và các chức danh lãnh đạo chủ chốt huyện Thiệu Hóa cho 84 đồng chí; cử 30 đồng chí diện BTV Huyện ủy quản lý đi cập nhật, bồi dưỡng kiến thức mới tại Trường Chính trị tỉnh. Kết nạp mới 67 đảng viên, lũy kế từ đầu năm đến nay kết nạp được 285 đảng viên, đạt 91,9% KH; hoàn thiện hồ sơ xét Huy hiệu Đảng đợt 07/11/2023 cho 148 đồng chí. Làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ và chính sách cán bộ.
Công tác kiểm tra, giám sát được tăng cường, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ của cấp ủy theo chương trình, kế hoạch đề ra; trong tháng 10 đã chuẩn y kết quả bầu bổ sung ủy viên UBKT, chức danh Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm UBKT Đảng ủy Quân sự và Đảng ủy trường THPT Nguyễn Quán Nho.
Công tác dân vận luôn chủ động bám sát cơ sở, nắm bắt tình hình đời sống, sản xuất của nhân dân, các vấn đề tôn giáo trên địa bàn để tham mưu cho cấp ủy, chính quyền giải quyết các vấn đề phát sinh, nổi cộm; tiếp tục đẩy mạnh phong trào hiến đất mở rộng đường giao thông nông thôn, đô thị, xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Hoạt động của HĐND - UBNDhuyệntiếp tục phát huy hiệu lực, hiệu quả:Đôn đốc các ngành giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để chỉ đạo, điều hành nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền. Tăng cường các biện pháp chăm sóc phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng vụ Đông; quan tâm đối thoại, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân.
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục đẩy mạnhtổ chức thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua sản xuất, xây dựng nông thôn mới. MTTQ thực hiện tuyên truyền vận động Nhân dân hiến đất mở rộng đường giao thông nông thôn theo hướng hiện đại, văn minh, trong tháng đã vận động Nhân dân hiến gần 2.518m2đất, đóng góp 3,073 tỷ đồng, 1.857 ngày công, đổ bê tông 1.023m, Asphalt nhựa 1.249m dài đường giao thông, xây dựng và chỉnh trang 8.620m tường rào, lắp đặt 900 m dài đường điện chiếu sáng nông thôn.Đoànthanh niêntrong tháng tập trung vận động xây dựng được thêm 03 sân chơi cho thiếu nhi, lắp đặt các dụng cụ thể dục thể thao, vận động thể chất ngoài trời, nâng tổng số thôn có dụng cụ TDTT, vận động thể chất ngoài trời lên 155 thôn.Hội Cựu chiến binhtiếp tục vận động cán bộ, hội viên đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và tham gia tích cực vào phong trào xây dựng nông thôn mới.Hội Nông dânphối hợp với bưu điện huyện Thiệu Hóa tổ chức tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử tại 02 xã Thiệu Giao và Thiệu Lý.Liên đoàn lao độngchỉ đạo các CĐCS trường học tổ chức Hội nghị Viên chức đầu năm học, phối hợp với MTTQ huyện và các Tổ chức Chính trị - xã hội cấp huyện tổ chức giải Bóng chuyền hơi chào mừng ngày Truyền thống MTTQ và các đoàn thể.Hội Liên hiệp Phụnữphối hợp tổ chức thành công buổi gặp mặt, tọa đàm chào mừng 93 năm ngày Thành lập Hội LHPN Việt Nam; tham gia các hoạt động “Ngày phụ nữ sáng tạo” toàn tỉnh giới thiệu sản phẩm sáng tạo của phụ nữ huyện và các sản phẩm OCOP của huyện trong toàn tỉnh.
Nguồn:Văn phòng Huyện ủy
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG,
ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂMSAI TRÁI THÙ ĐỊCH
THIỆU HÓA NHIỀU GIẢI PHÁPBẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
Thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”, Huyện ủy Thiệu Hóa đã thành lập Ban Chỉ đạo (BCĐ) 35 và tổ thư ký để triển khai, thực hiện các nhiệm vụ của nghị quyết, góp phần nâng cao chất lượng công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên địa bàn.Facebook
Ban Tuyên giáo Huyện ủy là cơ quan Thường trực của BCĐ 35 cấp huyện đã thường xuyên tham mưu cho BCĐ 35 thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng, sát thực tiễn. Đó là đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về những sự kiện trọng đại của đất nước, của tỉnh và của địa phương; thành quả XDNTM nâng cao, NTM kiểu mẫu; triển khai thực hiện các chính sách đền ơn đáp nghĩa, an sinh xã hội, vận động ủng hộ nguồn lực làm nhà ở cho hộ nghèo, hỗ trợ kinh phí làm nhà cho 28 hộ đồng bào thủy cơ xã Thiệu Vũ. Đồng thời, tuyên truyền đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; thường xuyên tuyên truyền, chia sẻ các bài viết về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, định hướng hoạt động cho các thành viên và cộng tác viên BCĐ về đấu tranh, phản bác các luận điệu sai trái thù địch; duy trì giao ban với các thành viên và cộng tác viên BCĐ 35 để nắm bắt tình hình, đề ra nhiệm vụ thời gian tới; chỉ đạo các cơ quan chuyên môn như Phòng Văn hóa- Thông tin, Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch làm tốt công tác tuyên truyền, cổ động, góp phần nâng cao nhận thức và hành động, củng cố niềm tin, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, ổn định tình hình chính trị, giáo dục đạo đức lối sống cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân trên tinh thần lấy đẹp, dẹp cái xấu.
Trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng có vai trò quan trọng của lực lượng báo cáo viên (BCV), cộng tác viên (CTV) dư luận xã hội. Huyện có 56 BCV, tuyên truyền viên và 17 CTV dư luận xã hội cấp huyện. Nhiều đồng chí đã sâu sát cơ sở, kịp thời nắm bắt tình hình tư tưởng, tâm trạng của đảng viên, Nhân dân, kịp thời phản ánh, kiến nghị đề xuất với cấp ủy đảng, chính quyền các biện pháp xử lý, giải quyết, góp phần xây dựng, củng cố thống nhất tư tưởng, hành động trong tổ chức Đảng và sự đồng thuận của Nhân dân. Thông qua việc nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận xã hội từ lực lượng BCV, CTV đã giúp cho cấp ủy, chính quyền các cấp trong huyện xem xét, đề ra biện pháp giải quyết kịp thời.
Cùng với đó, Ban Tuyên giáo Huyện ủy đã tham mưu cho Ban Thường vụ Huyện ủy tổ chức Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái thù địch. Kết quả chọn được 10 bài chất lượng gửi về Ban tổ chức cuộc thi của tỉnh; Cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến “Tìm hiểu 93 năm ngày truyền thống Tuyên giáo của Đảng” có gần 10 ngàn lượt người tham gia cuộc thi.
Từ đầu năm đến nay, huyện Thiệu Hóa đã tổ chức 9 hội nghị BCV, CTV dư luận xã hội, cấp 13.950 cuốn bản tin nội bộ của tỉnh và thông tin nội bộ của huyện đến các đảng bộ, chi bộ trực thuộc trong huyện và một số cuốn tài liệu tham khảo đặc biệt (mỗi tháng cấp 700 cuốn/mỗi loại). Nội dung tuyên truyền tập trung những vấn đề thiết thực, dư luận quan tâm, bảo đảm cung cấp những thông tin chính thống, tính định hướng tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội, góp phần nâng cao chất lượng công tác tư tưởng trong tình hình mới.
Ngoài ra, có một số vấn đề phức tạp, nổi cộm được người dân quan tâm, Ban Tuyên giáo Huyện ủy đã chủ động triển khai, chỉ đạo đưa trước thông tin lên cổng, trang thông tin điện tử của huyện, đồng thời chỉ đạo các địa phương, đơn vị đồng loạt đăng tải, chia sẻ các bài viết trên các trang, nhóm, tài khoản mạng xã hội để định hướng dư luận, không để khoảng trống thông tin, tránh gây tâm lý hoang mang trong Nhân dân. Đặc biệt, fanpage tin tức Thiệu Hóa 24 giờ của BCĐ 35 huyện đã trở thành kênh thông tin để các địa phương, đơn vị khai thác, đăng tải, chia sẻ các bài viết tuyên truyền, đấu tranh với các thông tin xấu độc tạo hiệu ứng lan tỏa. Bình quân mỗi năm, huyện có khoảng 500 tin, bài, videoclip đăng tải, chia sẻ thu hút 2 triệu lượt người tiếp cận, hơn 500.000 lượt người tương tác và 16.000 người theo dõi.
Những kết quả trên đã góp phần đảm bảo tình hình an ninh chính trị, xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.
Ban Biên tập
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG,ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đội ngũ giáo viên luôn giữ một vị trí, vai trò vô cùng quan trọng, họ là người quyết định thành công công cuộc xây dựng và đổi mới nền giáo dục.Không có thầy giáo thì không có giáo dục”. Người còn khẳng định vai trò không thể thay thế của người giáo viên trong sứ mệnh đào tạo thế hệ trẻ. Trong bài phát biểu tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (10-1964), Bác đã nói:Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang. Nếu không có thầy giáo dạy dỗ cho con em nhân dân thì làm sao mà xây dựng chủ nghĩa xã hội được. Vì vậy, nghề thầy giáo rất là quan trọng, rất là vẻ vang; ai có ý kiến không đúng về nghề thầy giáo thì phải sữa chữa”.
Với Người, sự nghiệp trồng người - giáo dục, đào tạo được xác định rõ là sự nghiệp chung củaĐảng, Nhà nước và toàn xã hội, nhưng người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ là nhà giáo. Họ chính là lực lượng then chốt, quyết định chất lượng giáo dục, đào tạo. Vì lẽ đó, Bác đã dày công xây dựng hệ thống quan điểm về những tiêu chuẩn, phẩm chất cần có của đội ngũ nhà giáo dưới mái trường xã hội chủ nghĩa:
Thứ nhất,mỗi một thầy giáo cần phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện nhân cách, trau dồi đạo đức cách mạng.Suốt cuộc đời hoạt động của mình, Người đặc biệt chú trọng đến quá trình tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của Đảng, của từng cán bộ, đảng viên, trong đó có đội ngũ những người làm nghề giáo. Đó không chỉ là tư tưởng xuyên suốt, mà còn là nỗi bận tâm đau đáu của Người. Với Người, việc luôn trau dồi đạo đức cách mạng đã trở thành một nhiệm vụ tất yếu, tối quan trọng, là điều kiện “cần” và “đủ” mà tất cả thầy cô giáo đều phải hướng đến.
Thứ hai,nhà giáo phải luôn là tấm gương sáng ngời về tư tưởng, đạo đức và lối sống. Chủ tịch Hồ Chí Minhlà một người thầy - một nhà giáo dục vĩ đại, cả cuộc đời, Người đã giáo dục, đào tạo biết bao thế hệ cán bộ, những chiến sĩ ưu tú cho cách mạng... Sức mạnh giáo dục và cảm hóa của Người làm khuất phục cả những kẻ thù ở bên kia chiến tuyến, đưa họ trở về với chính nghĩa, với lương tri của con người. Để có được điều đó là do ở Bác hội tụ đầy đủ tri thức, bản lĩnh và một nhân cách cao đẹp về tư tưởng, đạo đức và lối sống, là một tấm gương cao cả để lớp lớp cán bộ học tập và noi theo. Bácthành công trong sự nghiệp giáo dục vĩ đại của mình là vì trước hết Bác là một con người chân chính, một người yêu nước, một người cộng sản, một nhà cách mạng, một nhà nhân văn đích thực, một con người xứng đáng nhất với danh hiệu con người.
Đối với đội ngũ nhà giáo, tài là sự am hiểu, vốn tri thức, vốn kinh nghiệm thực tiễn của người thầy, đức là tư cách, tình yêu thương, trách nhiệm của người thầy đối với nghề, với các em học sinh… Chính vì thế, Người nhắc các nhà giáo, dạy cũng như học đều phải biết chú trọng cả tài và đức. Học trò tốt hay xấu là do thầy giáo, cô giáo tốt hay xấu, vì vậy “thầy giáo phải gương mẫu, trực tiếp làm nhiệm vụ: Đào tạo những công dân tốt, những cán bộ tốt sau này, góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội”.
Thứ ba,thầy cô giáo phải thật sự yêu nghề, gắn bó với nghề; tất cả vì học sinh thân yêu.Trong tư tưởng, Bác đặc biệt nhấn mạnh sự “yêu nghề” trong hoạt động giáo dục: “Thầy cũng như trò, cán bộ cũng như nhân viên, phải thật thà yêu nghề mình. Có gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản?” Ngoài ra, Người đặc biệt chú trọng đến tinh thần trách nhiệm, dám đối mặt với khó khăn, thử thách, sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ mà xã hội, Đảng và nhân dân giao cho các thầy, cô giáo. Người luôn căn dặn: “Thầy và trò phải luôn luôn nâng cao tinh thần yêu Tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội, tăng cường tình cảm cách mạng đối với công nông, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng, triệt để tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sẵn sàng nhận bất kỳ nhiệm vụ nào mà Đảng và nhân dân giao cho”. Đó là tinh thần trách nhiệm dành cho sự nghiệp giáo dục, mang tri thức tới cho các em học sinh, các thế hệ sinh viên; là nghĩa cử cao đẹp và sự dấn thân vì mục tiêu “trăm năm trồng người”.
Thứ tư,quá trình giáo dục mỗi thầy giáo, cô giáo cần đặc biệt chú trọng tới nội dung và phương pháp truyền thụ. Theo Bác, quá trình giáo dục có ý nghĩa vô cùng quan trọng, tuy vậy Người đặc biệt chú trọng đến tác phong, tư duy, cách truyền đạt tri thức cho học trò, phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng. Đọc tài liệu thì phải đào sâu hiểu kỹ, không tin một cách mù quáng từng câu một trong sách, có vấn đề chưa thông suốt thì mạnh dạn đề ra và thảo luận cho vỡ lẽ. Đối với bất cứ vấn đề gì đều phải đặt câu hỏi “vì sao?”, đều phải suy nghĩ kỹ càng xem nó có hợp với thực tế không, có thật là đúng lý không, tuyệt đối không nên nhắm mắt tuân theo sách vở một cách xuôi chiều. Chất lượng và hiệu quả giáo dục không phải ở chỗ học nhiều, học vẹt, học thuộc lòng từng câu, từng chữ, mà là giáo dục người học trở nên “những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em”.
Quán triệt quan điểm, tư tưởng của Người về vai trò của người thầy trong sự nghiệp giáo dục, Đảng ta đặc biệt quan tâm đến giáo dục, đào tạo, luôn xác định là “quốc sách hàng đầu”, trở thành tư tưởng chỉ đạo mang tính chiến lược. Trong báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ XIII, Đảng đặt ra yêu cầu việc xây dựng đồng bộ thể chế, chính sách để thực hiện có hiệu quả chủ trương giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước. Văn kiện Đại hội cũng xác định cần: “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển con người”, trong đó nhấn mạnh: “Thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách và giải pháp để cái thiện mức sống, nâng cao trình độ và chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”.
Những quan điểm trên của Đảng chính là trở về với triết lý giáo dục của Người nhằm thực hiện thành công chiến lược trồng người - “những người hữu ích cho nước Việt Nam” như Bác Hồ kính yêu của chúng ta từng mong ước.
Ban Biên tập
CÔ GIÁOBÙI THỊ MINHTÂM “TRUYỀN LỬA”ĐAM MÊ HỌC TIẾNGANH CHO HỌC SINH
Cô giáo Bùi Thị Minh Tâm với dáng người nhỏ nhắn, nụ cười rạng rỡ, ánh mắt hiện lên ngọn lửa đam mê với nghề. 18 năm gắn bó cũng là ngần ấy năm cô Bùi Thị Minh Tâm, giáo viên Trường THCS Thiệu Thành cống hiến tuổi trẻ của mình để truyền ngọn lửa đam mê học tiếng Anh cho nhiều thế hệ học trò của mình. Ngay từ những ngày đầu ngồi trên nghế nhà trường được học môn Tiếng Anh với bao nhiêu bỡ ngỡ và khó khăn, Cô khẳng định đây là một môn học hoàn toàn mới lạ, nhiều thách thức. Bằng ý chí nỗ lực không ngừng, cô Tâm đã miệt mài học tập trong những năm là sinh viên Đại học sư phạm Huế. Thấu hiểu những khó khăn, thiệt thòi của trẻ em nông thôn đối với môn học này, ngay sau khi tốt nghiệp đại học, từ chối nhiều cơ hội làm việc ở những ngôi trường lớn, cô giáo trẻ Bùi Thị Minh Tâm đã về dạy học tại quê hương của mình. Tuy nhiên, khó khăn, áp lực mà cô giáo trẻ phải đối diện đó là khi ấy các bậc phụ huynh và học sinh vẫn còn xa lạ và chưa nhận thức được đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng của môn tiếng Anh. Những nét mặt ngơ ngác với từ vựng, những câu hỏi không có học sinh giơ tay trả lời... là tình trạng kéo dài suốt thời gian đầu khi cô mới về nhận công tác. Nhưng khó khăn nhiều, quyết tâm của cô lại càng cao hơn. Với quan điểm giáo viên như một người dẫn đường, định hướng, truyền cảm hứng cho các em học sinh nuôi dưỡng ước mơ, cô Tâm đã dành nhiều thời gian để tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp và hiệu quả. Xây dựng bài giảng hợp lý để giúp học sinh có học lực yếu, kém có thể tiếp cận với kiến thức căn bản và phát triển nâng cao. Cô giáo Tâm tâm sự: "Ngoại ngữ là môn học khá đặc biệt, vì vậy, thay vì bắt các em học từ mới bằng cách học thuộc, mỗi tiết học tôi đều cố gắng cho các em tiếp cận thông qua các clip ngắn, nghe nhạc... từ đó giúp ghi nhớ dễ dàng hơn. Với học sinh học chưa tốt, tôi sẽ đặt những câu hỏi đơn giản, phù hợp năng lực để các em mạnh dạn trả lời và dần yêu thích môn học hơn. Riêng học sinh khá, giỏi, tôi giúp các em phát huy năng lực qua những câu hỏi khó, mang tính tư duy, giúp các em vượt qua giới hạn bản thân ở môn tiếng Anh. Nhờ những cách làm đó, những học sinh còn yếu sẽ không có cảm giác bị “bỏ rơi” trong tiết học và học sinh giỏi không bị nhàm chán. Cuối mỗi tiết học, tôi thường soạn câu hỏi, lồng ghép vào các trò chơi nhằm củng cố bài học”.
Trong suốt nhiều năm đứng trên bục giảng, cô Tâm đã lan tỏa và “thắp lửa” đam mê cho nhiều thế hệ học sinh nông thôn đối với môn học tiếng Anh. Nhiều học sinh do cô bồi dưỡng đã đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp. Chia sẻ về những người học trò của mình, cô giáo Tâm không giấu được niềm tự hào khi nhắc đến em Ngô Thị Ngọc Hân, một trong những học sinh cô dành nhiều thời gian, tâm huyết đồng hành trong quá trình ôn luyện trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Do Ngọc Hân có hoàn cảnh gia đình khó khăn, ngoài thời gian học ở trường em còn phải lao động để kiếm tiền giúp đỡ bố mẹ. Vì vậy, ngoài giờ học chính, bất kỳ thời gian rảnh nào của Hân, cô Tâm đều tranh thủ đến nhà giúp Hân ôn tập. Công sức của cô trò đã được đền đáp khi Hân là một trong số ít học sinh của trường THCS Thiệu Thành được giải khuyến khích môn tiếng Anh cấp tỉnh năm học 2022-2023.
Nhiều năm cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”, cô Tâm đã đạt được nhiều thành tích như: Đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi THCS cấp huyện, năm học 2022-2023; giấy khen có thành tích xuất sắc trong “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, giai đoạn 2021-2023”; có nhiều sáng kiến, đề tài khoa học phục vụ cho công tác giảng dạy...
Trong những năm qua cô giáo Bùi Thị Minh Tâm đã được các thầy cô đồng nghiệp, bạn bè và các thế hệ học sinh quý mến, Cô là người sống hòa nhã, thân thiện với đồng nghiệp và mọi người xung quanh, tích cực trong công tác chuyên môn, năng nổ trong các hoạt động của nhà trường... Nhất là đạt nhiều thành tích trong giảng dạy. Thành tích của các em học sinh đã minh chứng cho nỗ lực và niềm đam mê, sáng tạo không ngừng của một giáo viên tài năng. Không chỉ chú trọng truyền thụ kiến thức, cô Tâm còn quan tâm đến việc bồi dưỡng nhân cách học sinh bằng những lời dạy bảo ân cần, nghiêm khắc nhưng đầy tình thương yêu. Ngay cả lối sống giản dị và tác phong của cô đã là một tấm gương đạo đức cho các em noi theo.
Nguyễn Thị Hà
Phó Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy
THÔNG TIN - TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM
NHIỀU HOẠT ĐỘNG HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNGVÌ NGƯỜI CAO TUỔI
Trong những năm qua, phong trào thi đua hưởng ứng Tháng hành động vì người cao tuổi đã được các cấp hội NCT huyện Thiệu Hóa quan tâm triển khai phù hợp với đặc thù NCT và điều kiện thực tế ở địa phương như việc thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII "Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh", phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; NCT thi đua làm kinh tế giỏi; tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở... Nhờ vậy, đã phát huy tinh thần gương mẫu trên nhiều lĩnh vực, nhiều NCT trở thành tấm gương sáng cho con cháu học tập, noi theo.
Để tạo điều kiện cho hội viên phát triển kinh tế gia đình, những năm qua, nhiều cơ sở hội đã vận động NCT giúp nhau kinh nghiệm sản xuất, tư vấn những mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện gia đình và điều kiện địa phương; đồng thời phối hợp với các tổ chức đoàn thể, cộng đồng dân cư, tạo nguồn vốn giúp đỡ những hộ NCT nghèo có vốn và phương tiện sản xuất. Với ý chí tự lực, tự cường, bằng những kiến thức và kinh nghiệm trong cuộc sống, NCT đã trực tiếp tham gia lao động sản xuất, động viên con cháu đẩy mạnh việc áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, kinh doanh, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao, góp phần ổn định và nâng cao đời sống gia đình.
Hiện nay toàn huyện có 73 Chủ nhiệm CLBLTHTGN, Qũy CS&PHVTNCT ở chi nhánh huyện hội duy trì và có số tiền là: 500.000.000đ; Năm 2023 Huyện Hội giao kế hoạch cho cơ sở nộp về huyện là: 261.800.000đ (trong đó QCS: 207.500.000đ, Hội phí Là 54.300000đ) đến tháng 9/2023 đã thu đạt trên 90% cả năm. Đối với các tổ chức cơ sở hội 100% đã có quỷ vốn hoạt động với tổng số tiền là 472.208.000đ (trong đó nhiều cơ sở đã xây dựng được qũy toàn dân CSNCT với số tiền là 311.057.000đ). Chân quỷ ở hội cơ sở và các chi hội đang quản lý số tiền là 16 tỷ 169.597.000đ (trong đó ở hội cơ sở quản lý là 1tỷ 908 triệu, các chi hội quản lý là 14 tỷ 261 triệu 367000đ) bình quân 631.378.000đ/hội viên, đang cho hội viên vay phát triển kinh tế. Đối với Vốn tăng thu nhập ở 73 Câu lạc bộ LTHTGN đã có số tiền là: 6 tỷ 391.595.978đ/4563 hội viên, bình quân 1.400.714.000 đ/hội viên.
Hằng năm bám sát kế hoạch của BTV Hội NCT Tỉnh về kế hoạch thực hiện “Tháng hành động vì người cao tuổi”, Ban thường vụ hội NCT Huyện đã phối hợp với Phòng lao động thương binh & xã hội huyện, ban công tác NCT Huyện tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện ban hành kế hoạch gửi các cơ quan chức năng và UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện; Đồng thời ban hành kế hoạch cụ thể của BTV Hội NCT Huyện gửi cơ sở hội để thực hiện, phân công 04 đồng chí trong Ban thường vụ NCT huyện phụ trách ở 04 cụm/ 25 tổ chức cơ sở hội, tập trung chỉ đạo triển khai tuyên truyền kế hoạch tháng hành động vì NCT và truyền thống ngày quốc tế NCT năm 2023, triển khai đồng loạt cho 25/25 cơ sở hội tổ chức khám sức khỏe, khám mắt, triển khai công tác làm thẻ, phôi, chụp ảnh chuẩn bị cho chúc thọ, mừng thọ xuân Giáp thìn 2024, làm việc với BTV Hội và đại diện Cấp ủy, chính quyền xã, thị trấn, đi kiểm tra 05 tổ chức cơ sở hội và các câu lạc bộ LTHTGN ở nơi được kiểm tra để nâng cao chất lượng sinh hoạt và chấn chỉnh thiếu sót trong quản lý vốn, quỹ. Ban thường vụ hội NCT huyện khuyến khích các cụm tổ chức giao lưu văn nghệ, dưỡng sinh, bóng chuyền hơi tạo không khí sôi nổi trước, trong và sau tháng hành động vì NCT (Tháng 10/2023). Triển khai giao chỉ tiêu cho cơ sở hội vận động, quyên góp, tài trợ tiền mỗi đơn vị bình quân 20 suất quà trở lên, thăm hỏi tặng quà cho các hội viên khó khăn 115 suất (Mỗi suất trị giá 300 nghì đồng); cơ sở từ 500 đến 1000 suất (mỗi suất 200 nghìn đồng). Qua số liệu báo cáo của cơ sở: Tổng số quà đi thăm hỏi trong “tháng hành động vì NCT” năm 2023 của hội NCT huyện Thiệu Hóa là 1065 suất với tổng số tiền là 224.500.000đ.
Bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực, cán bộ, hội viên NCT trong huyện đã có những đóng góp quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, góp phần xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh. Qua đó, NCT đã khẳng định vai trò, vị thế của mình, thực sự trở thành những tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo.
Lê Văn Ngọc
Chủ tịch Hội NCT huyện Thiệu Hóa
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG HUYỆN THIỆU HÓA CHỦ ĐỘNG, TÍCH CỰC TRONG CÔNG TÁC
KIỂM TRA, GIÁM SÁT NĂM 2023
Thực hiện chương trình công tác năm 2023, chương trình công tác kiểm tra, giám sát toàn khóa của Ban Chấp hành, Ủy Ban Kiểm tra LĐLĐ huyện Thiệu Hóa khóa VI, nhiệm kỳ 2023 - 2028, Liên đoàn Lao động huyện đã phối hợp với UB Mặt trận Tổ quốc, Phòng Lao động, Thương binh - Xã hội, Bảo hiểm xã hội huyện thành lập Đoàn giám sát tại 7 đơn vị, UBKT Liên đoàn Lao động huyện thành lập đoàn kiểm tra 15 CĐCS trực thuộc.
Với nội dung về thực hiện các chế độ chính sách cho CNLĐ như: Xây dựng thang bảng lương; BHXH, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, BNN, chế độ ốm đau, dưỡng sức, thai sản, việc thực hiện hợp đồng lao động, an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường tại nơi làm việc; thành lập tổ chức công đoàn; Kiểm tra kế hoạch hoạt động của công đoàn, Ban thanh tra ND, kiểm tra CĐ, Nữ công; Chương trình hoạt động toàn khóa của BCH Công đoàn; Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết nhiệm kỳ 2023 - 2028; kiểm tra việc chấp hành Điều lệ Công đoàn, kiểm tra chế độ sinh hoạt, chế độ báo cáo, xây dựng quy chế hoạt động của Ban chấp hành, quy chế phối hợp công tác giữa Ban chấp hành với thủ trưởng cơ quan, đơn vị, công tác phát triển kết nạp đoàn viên, chế độ thu, chi, sử dụng tài chính công đoàn, việc trích nạp 2% kinh phí công đoàn, xây dựng các loại quỹ, kiểm tra các nội dung công đoàn phối hợp với chuyên môn quan tâm đến đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ, CNVCLĐ, đoàn viên công đoàn và thực hiện quy chế dân chủ, tổ chức Hội nghị cán bộ công chức đầu năm ở cơ sở theo tinh thần Nghị định 149 của Chính phủ, kiểm tra việc thực hiện mô hình ‟vườn hoa công đoàn”, “Vườn rau công đoàn” do Liên đoàn Lao động huyện phát động.
Qua kiểm tra, giám sát các đơn vị đảm bảo các chế độ cho người lao động được thực hiện nghiêm túc như các quyền lợi thụ hưởng từ BHXH, xây dựng thang lương, bảng lương gửi về cơ quan có thẩm quyền; chấp hành tốt việc thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam, sau Đại hội nhiệm kỳ các đơn vị đã ban hành các Quy chế hoạt động theo hướng dẫn của Liên đoàn Lao động huyện, thiết lập các hồ sơ sổ sách Công đoàn, làm tốt công tác phát triển đoàn viên, mua và đọc Báo lao động theo đúng quy định, phát động tốt các phong trào thi đua tạo không khí phấn khởi trong CNVCLĐ góp phần vào thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, nâng cao vị thế của tổ chức Công đoàn trong hệ thống chính trị, đồng thời thông qua kiểm tra đoàn cũng chỉ ra những hạn chế giúp Công đoàn cơ sở khắc phục kịp thời, tìm ra những giải pháp hoạt động Công đoàn có hiệu quả hơn nhằm xây dựng và phát triển tổ chức công đoàn ngày càng vững mạnh xứng đáng với vai trò tiên phong của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt nam, là chỗ dựa tin cậy, vững chắc của người lao động.
Nguyễn Thị Hà
Phó Chủ tịch LĐLĐ huyện Thiệu Hóa
NGÀNH GIÁO DỤC THIỆU HÓA VỚI NHIỀU KHỞI SẮC TRONG NĂM HỌC 2022-2023
Năm học 2022-2023, Giáo dục Thiệu Hóa thực hiện nhiệm vụ với chủ đề“Đoàn kết, sáng tạo, ra sức phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ và mục tiêu đổi mới, củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”. Cùng với sự chỉ đạo sâu sát của các cấp, các ngành và sự cố gắng vươn lên của đội ngũ nhà giáo, các em học sinh, sự quan tâm các các bậc phụ huynh, ngành Giáo dục đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Nổi bật là: các nhà trường tiếp tục thực hiện tốt việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; đẩy mạnh xây dựng văn hóa học đường, chú trọng xây dựng văn hóa ứng xử lành mạnh, nêu cao tinh thần tương thân, tương ái, tạo sự đoàn kết, thống nhất trong toàn ngành; nhiều đơn vị đã thực hiện đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh thông qua các di tích lịch sử cách mạnh trên địa bàn huyện, phù hợp với chủ trương lãnh đạo của Đảng, đảm bảo kịp thời, sát thực tế và đúng quy định theo Kế hoạch số 84/KH-UBND ngày 04/4/2023 của UBND huyện Thiệu Hóa. Quy mô và chất lượng giáo dục từng bước được nâng cao; cơ sở vật chất, trang thiết bị trong các trường học được tăng cường, có thêm nhiều trường đạt chuẩn quốc gia; kỷ cương, nền nếp trong quản lý, đặc biệt là chất lượng giáo dục, đào tạo có chuyển biến tích cực. Bậc THCS đã vươn lên tốp đầu của tỉnh về chất lượng các kỳ thi, cuộc thi, đặc biệt là kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 đạt 74 giải, đạt tỷ lệ 74%, trong đó có 2 giải Nhất, 21 giải Nhì, 27 giải Ba và 24 giải Khuyến khích, xếp thứ 5/27 huyện, thị, thành phố tăng 6 bậc so với năm học 2021 - 2022; Mầm non đạt 10 giải Nhất đứng đầu toàn tỉnh.
Năm học có 11 em đậu vào trường chuyên Lam Sơn xếp thứ 7/27 huyện, thị thành phố, tiêu biểu là em Lê Minh Đức - Trường THCS TT Vạn Hà đạt 44.2 điểm, đậu thủ khoa chuyên Anh và là năm thứ 3 liên tiếp Thiệu Hóa có học sinh đậu thủ khoa trường chuyên Lam Sơn. Trường THCS thị trấn Vạn Hà trở thành trường trọng điểm về chất lượng đạt kết quả cao có nhiều chỉ tiêu vượt so với chỉ tiêu Đề án như chất lượng học sinh giỏi phấn đấu đến năm 2025 xếp thứ 5/27 huyện, thị (hoàn thành trước 3 năm); đã có 18 trường Tiểu học có học sinh đậu vào lớp chất lượng cao năm học 2023 - 2024; chất lượng đại trà có chuyển biến vượt bậc, điểm sàn bình quân vào lớp 10 THPT toàn huyện là 34.04 điểm, cao hơn năm trước 4.83 điểm; huyện xếp thứ 3 toàn tỉnh; tăng 4 bậc so với năm học 2021 - 2022.
Công tác xã hội hóa giáo dục được các cấp, các ngành quan tâm, Trung tâm học tập cộng đồng ở các xã, thị trấn tiếp tục hoạt động hiệu quả; công tác khuyến học, khuyến tài được duy trì và phát triển.
Phát huy kết quả đạt được, bước sang năm học 2023-2024, toàn ngành tiếp tục thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm như sau:
Đẩy mạnh chuyển đổi số, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục; thực hiện quản trị trường học dân chủ, kỷ cương, nền nếp, chất lượng và hiệu quả giáo dục trong các cơ sở giáo dục.
Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh; đa dạng hóa các hình thức giáo dục, đẩy mạnh các hoạt động trải nghiệm, giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục kỹ năng sống, nghiên cứu khoa học của học sinh; triển khai ứng dụng công nghệ số trong dạy và học.
Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non và chuyên đề “Xây dựng trường mầm non hạnh phúc, lấy trẻ làm trung tâm”. Phấn đấu huy động trẻ nhà trẻ đến trường đạt 27% trở lên, mẫu giáo đạt 98% trở lên; chất lượng trẻ được đánh giá đạt theo quy định của Bộ GDĐT là 99-100%.
Giáo dục Tiểu học thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học năm 2018, thay sách giáo khoa đối với lớp 1, 2, 3 và 4; Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học năm 2006 đối với lớp 5. Phấn đấu học sinh có năng lực tốt đạt 74-76%; học sinh có phẩm chất tốt đạt 77-79%. Số học sinh hoàn thành chương trình lớp học đạt 98,5% trở lên.
Giáo dục THCS phấn đấu tỷ lệ học sinh tốt, khá về phẩm chất đạt 99% trở lên, giỏi khá về năng lực đạt 61% trở lên. Học sinh tốt nghiệp THCS đạt 99-100%. Chất lượng các Kỳ thi, Cuộc thi phấn đấu xếp trong nhóm dẫn đầu toàn tỉnh.
Thường xuyên rà soát chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Thiệu Hóa lần thứ XX và Đề án hỗ trợ đầu tư củng cố, nâng cấp cơ sở vật chất trường, lớp học huyện Thiệu Hóa, giai đoạn 2021-2025 để tham mưu hiệu quả về xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và chất lượng mũi nhọn ở các cấp học, bậc học.
Nguyễn Lạnh Đông
Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo
LỊCH SỬ - VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT
CỤM DI TÍCHLỊCH SỬ CÁCH MẠNG YÊNLỘ
Làng Yên Lộ, xã Thiệu Vũ, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa còn có tên là làng An Lộ, hay làng Lỗ. Làng Yên Lộ nằm ở phía tả ngạn ven sông Chu, cách thành phố Thanh Hóa về phía Tây khoảng 27km.
Từ năm 1925, đồng chí Ngô Ngọc Toản, thanh niên đầu tiên của làng Yên Lộ đã được tiếp xúc với tư tưởng tiến bộ thông qua việc đọc sách báo, văn thơ đề cao tinh thần dân tộc, tham gia phong trào để tang cụ Phan Chu Trinh... Năm 1927, đồng chí là một trong số những hội viên thanh niên đầu tiên tham gia tổ chức Việt Nam cách mạng thanh niên ở huyện Thiệu Hóa. Đồng chí đã giác ngộ được một số người hoạt động và theo cách mạng, trong đó có đồng chí Lê Chủ.
Tháng 7 năm 1930, dưới sự chỉ đạo của Xứ ủy Bắc Kỳ, đồng chí Nguyễn Doãn Chấp, một đảng viên ở Đảng bộ Hà Nam (quê ở Hoằng Hóa) đã lên Thiệu Hóa liên lạc với các hội viên Việt Nam Cách mạng thanh niên để tiếp tục mở rộng cơ sở Đảng. Tại làng Phúc Lộc (Thiệu Tiến), ngày 10 tháng 7 năm 1930, Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của huyện Thiệu Hóa chính thức được thành lập, do đồng chí Vương Xuân Cát làm Bí thư; đồng chí Ngô Ngọc Toản, người đầu tiên của làng Yên Lộ đã vinh dự được kết nạp Đảng và tham gia trực tiếp trong buổi thành lập Chi bộ.
Tại Yên Lộ, một số cán bộ đảng viên còn sót lại như đồng chí Lê Chủ và một số đồng chí khác đã nhanh chóng rút lui vào hoạt động bí mật nhằm duy trì tổ chức, duy trì phong trào trong điều kiện bị kẻ thù lùng sục.
Tháng 2 năm 1932, các đồng chí: Lê Chủ, Hoàng Văn Mạch, Trịnh Khắc Sản,... đã tổ chức hội nghị đại biểu của 7 cơ sở cách mạng trong tỉnh tại làng Yên Lộ để thống nhất chủ trương hoạt động. Hội nghị đã đề ra phương hướng trước mắt là vẫn tiếp tục phát triển tổ chức Nông hội đỏ để làm nòng cốt trong các cuộc đấu tranh và tập hợp quần chúng vào các hội như: Đánh tranh, hội lợp nhà, hội đám ma,… để tăng cường sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong quần chúng để vượt qua những khó khăn hoạn nạn. Hội nghị đã thống nhất phải tìm mọi cách để nối lại liên lạc với Đảng, nhanh chóng củng cố lại Đảng bộ và các cơ sở Đảng nhằm thúc đẩy phong trào.
Cụm Di tích lịch sử cách mạng Yên Lộ được công nhận cấp tỉnh từ những năm 2000. Đây là cụm di tích gồm 3 hạng mục công trình: Đình, chùa, nghè Yên Lộ, có vai trò quan trọng đối với đời sống tâm linh, tín ngưỡng của nhân dân địa phương.
Đình Yên Lộ được xây dựng từ thời Lê, gồm 5 gian lợp tranh (không có tường đốc và chính tẩm). Đến năm 1935, dân làng đã tu sửa lại, lợp bằng ngói và xây thêm 3 gian chính tẩm.
Đình Yên Lộ ngoảnh mặt về hướng Tây, hai đốc mái có đắp mắt hổ phù. Toàn bộ cột, xà, kẻ, rui mè đều làm bằng gỗ xoan đào. Kẻ hiên có trạm trổ Long - Ly - Quy - Phượng. Trước đây, 3 gian chính tẩm là nơi thờ thần hoàng ‘Tản viên sơn thần”, trong đình có giá để chiêng trống và gươm giáo.
Hiện nay, đình vẫn còn kiến trúc cũ nhưng 3 gian chính tẩm không còn nữa, toàn bộ khuôn viên, sân, đường và 5 gian tiền đình vẫn còn giữ nguyên về kiến trúc cũ.
Nghè Yên Lộ ở chân núi Yên Lộ. Đây là một di tích kiến trúc nghệ thuật được xây dựng từ thời Lý, cách làng khoảng 300m. Theo dân gian kể lại và qua khảo sát thực tế ở nền móng cũ: Quy mô kiến trúc Nghè Yên Lộ gồm có 3 gian rộng, xung quanh xây tường gạch và mái lợp ngói mũi hài. Nghè có 1 gian chính tẩm được làm theo kiểu chuôi vồ, kiến trúc gỗ bên trong được chạm khắc tinh xảo; bên trong thờ “Tản viên sơn thần”. Trước đây, ở Nghè có hồ bán nguyệt và nhiều cây cổ thụ.
Nghè Yên Lộ là địa điểm liên lạc thường xuyên của các cán bộ, đảng viên trong suốt thời kỳ hoạt động bí mật nhiều cán bộ cốt cán của tỉnh, của huyện đã lợi dụng địa điểm kín đáo này để tuyên truyền các chủ trương của Đảng, tổ chức các cuộc họp bí mật...
Thời kỳ từ 1930-1945, Nghè Yên Lộ luôn là địa điểm hoạt động của các cán bộ cách mạng. Năm 1930, nơi đây là địa điểm tổ chức kết nạp hội viên nông hội đỏ. Năm 1934, Nghè là nơi đặt bàn in các tài liệu quan trọng của cách mạng.
Chùa Yên Lộ là ngôi chùa nhỏ, được xây dựng trên sườn ngọn núi đá cách làng 300m, gồm 3 gian lợp ngói, trong có các bệ thờ Phật. Trước đây, chùa ở trên núi và xung quanh chưa có nhiều cây cối. Hiện nay, chùa đã được trùng tu lại, bệ đá thờ Phật và toàn bộ nền chùa vẫn còn theo quy mô cũ.
Thời kỳ 1930-1945, chùa Yên Lộ là địa điểm hoạt động của các cán bộ cách mạng, Từ năm 1935 - 1936, nơi đây Tỉnh ủy Thanh Hóa đã nhiều lần tổ chức hội nghị củng cố tổ chức, phong trào; là địa điểm họp kín của các cán bộ cách mạng trong tỉnh, huyện, tổng.
Cụm Di tích lịch sử cách mạng Yên Lộ có giá trị về nhiều phương diện. Hiện tại cụm di tích đã và đang tích cực phát huy giá trị trong việc giáo dục truyền thống của cán bộ, đảng viên và Nhân dân huyện Thiệu Hóa nói riêng và Thanh Hóa nói chung.
Nguồn: Di tích Lịch sử cách mạng tỉnh Thanh Hóa
NXB Thanh Hóa - 2019
NGƯỜI THẦY RA TRẬN
Chiến tranh nay đã lùi xa
Em còn nhớ tiễn thầy ra chiến trường
Một ngày sáng sớm tinh sương
Sân đình nhộn nhịp trống trường điểm vang
Đoàn quân lấp lánh sao vàng
Quây quần hát khúc kết đoàn chia tay
Thầy ra đi giữa những ngày
Chiến tranh tàn khốc,chật đầy hờn căm
Đầu dơi, máu chảy xương tan
Miền Nam ơi! Chẳng bình an một giờ
Mái trường lớp học nhà thờ
Giặc Mỹ bắn phá bất ngờ dã man
Thầy đi giải phóng miền Nam
Gópchung tiếng súng diệt tan quân thù
Bao nhiêu gian khổ đói no
Vào sinh ra tử hẹn hò lập công
Vượt qua trăm núi ngàn sông
Quê hương yêu dấu vẫn không phai mờ
Mái trường lớp học em thơ
Bảng đen phấn trắng từng giờ đợi mong
Thầy về cờ mở trống dong
Đón thầy mừng cả chiến công của thầy
Ở đâu như đất nước này
Toàn dân đánh giặc người thầy tòng quân.
Ngọ Ngọc Thơ
Tiểu khu 5, thị trấn Thiệu Hóa
BTNB111.jpg
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT