Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
202282

BẢN TIN NỘI BỘ THÁNG 8 NĂM 2023

Đăng lúc: 20/12/2023 (GMT+7)
100%

799ed1b6dd3eb4cdT8a.jpg
HƯỚNG DẪN - CHỈ ĐẠO
“TRÍCH” KẾ HOẠCH SỐ 148-KH/HU NGÀY 05/6/2023 CỦA BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN ỦY VỀTHỰC HIỆN KẾT LUẬNSỐ 48-KL/TWCỦA BỘ CHÍNH TRỊ VÀ KẾ HOẠCH SỐ 130 -KH/TUCỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY VỀ VIỆC SẮP XẾP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNHGIAI ĐOẠN 2023-2030, TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THIỆU HÓA
Căn cứ Kết luận số 48-KL/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã, giai đoạn 2023 - 2030 và Kế hoạch số 130-KH/TU ngày 31/3/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Kết luận số 48-KL/TW; ngày 05/6/2023, Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành Kế hoạch số 148-KH/HU về việc thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023-2030, trên địa bàn huyện Thiệu Hóa với một số nội dung chủ yếu như sau:
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
1.1. Quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Kết luận số 48-KL/TW, góp phần hoàn thiện thể chế về đơn vị hành chính, bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; phát huy tốt các nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, giữ vững an ninh và trật tự an toàn xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân.
1.2. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc sắp xếp đơn vị hành chính. Tổ chức các đơn vị hành chính trên địa bàn huyện phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển trong giai đoạn mới, khả năng quản lý của chính quyền địa phương.
2. Yêu cầu:
2.1. Bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất của cấp ủy đảng trong quán triệt, triển khai, tổ chức thực hiện Kết luận số 48-KL/TW; tạo được sự đồng thuận, thống nhất cao trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân. Gắn việc sắp xếp đơn vị hành chính với đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; giải quyết kịp thời các chế độ, chính sách theo quy định.
2.2. Các cấp ủy đảng, chính quyền và người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải xác định việc thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính là nhiệm vụ quan trọng, trọng tâm, xuyên suốt trong giai đoạn 2023-2030. Thực hiện đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và cấp có thẩm quyền. Xây dựng các phương án, đề án nêu rõ mục tiêu, lộ trình sắp xếp, thời gian hoàn thành; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cấp, các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị; xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính trong từng giai đoạn cho phù hợp.
2.3. Sắp xếp đơn vị hành chính cân nhắc kỹ các yếu tố đặc thù về lịch sử, truyền thống, văn hóa, phong tục, tập quán, điều kiện địa lý - tự nhiên, cộng đồng dân cư và yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội. Không bắt buộc sắp xếp đối với các đơn vị hành chính đã thực hiện sắp xếp trong giai đoạn trước, những đơn vị đã ổn định từ lâu, có vị trí biệt lập, có các yếu tố đặc thù và các đơn vị hành chính nông thôn đã được quy hoạch thành đơn vị hành chính đô thị.
II. NHIỆM VỤ, LỘ TRÌNH SẮP XẾP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH, GIAI ĐOẠN 2023 - 2030
1. Nhiệm vụ sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2030:
Từ kết quả rà soát hiện trạng diện tích tự nhiên, quy mô dân số các xã, thị trấn(chi tiết tại Phụ lục kèm theo Kế hoạch này), đối chiếu quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (sau đây gọi là Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính) và nhiệm vụ sáp nhập được quy định tại Kết luận số 48-KL/TW, xác định nhiệm vụ sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Thiệu Hóa giai đoạn 2023 - 2030 như sau:
1.1. Không sắp xếp 3 đơn vị giai đoạn 2023 - 2030, gồm:
(1) Thị trấn Thiệu Hóa đạt 76,43% quy định về diện tích tự nhiên và đạt 239,71% quy định về quy mô dân số; (2) Xã Minh Tâm đạt 34,67% quy định về diện tích tự nhiên và đạt 150,76% quy định về quy mô dân số và đã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2019 - 2021; (3) Xã Tân Châu đã thực hiện sắp xếp trong giai đoạn 2019 - 2021.
1.2. Giai đoạn 2023 - 2025:
10 xãcó tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên dưới 20% quy định và có tiêu chuẩn về quy mô dân số dưới 300% quy định là: Thiệu Chính, Thiệu Viên, Thiệu Lý, Thiệu Vận, Thiệu Trung, Thiệu Giao, Thiệu Tiến, Thiệu Thành, Thiệu Phúc, Thiệu Thịnh.
Tuy nhiên, khi xây dựng Phương án, Đề án sắp xếp, cần tính đến các đơn vị có vị trí biệt lập, có các yếu tố đặc thù, đơn vị hành chính nông thôn đã được quy hoạch thành đơn vị hành chính đô thị gồm: xã Thiệu Giao (có vị trí biệt lập, chỉ giáp ranh với xã Tân Châu, đã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2019 - 2021 và thành phố Thanh Hóa); xã Thiệu Viên cùng với xã Minh Tâm (xã đã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2019 - 2021) được quy hoạch đô thị thuộc quy hoạch chung đô thị Hậu Hiền đã được phê duyệt.
1.3.Giai đoạn 2026 - 2030:
Trong12 xãcòn lại: có4 xã(Thiệu Công, Thiệu Phú, Thiệu Nguyên, Thiệu Duy) có quy mô dân số trên 100% nhưng chưa đủ 300% quy định và diện tích trên 20% nhưng chưa đủ 30% quy định;8 xã(Thiệu Toán, Thiệu Hòa, Thiệu Ngọc, Thiệu Vũ, Thiệu Long, Thiệu Quang, Thiệu Giang, Thiệu Hợp) có đồng thời cả 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 100% quy định.
Tuy nhiên, khi xây dựng Phương án, Đề án sáp nhập xã cần lưu ý đến các xã: đã có Đề án sáp nhập vào thị trấn Thiệu Hóa đang trình Trung ương thẩm định, quyết định (xã Thiệu Phú); xã thuộc quy hoạch chung đô thị Giang Quang (Thiệu Quang, Thiệu Giang và Thiệu Duy); một số xã chỉ giáp ranh với đơn vị đã thực hiện sắp xếp giai đoạn trước.
2. Lộ trình thực hiện:
2.1. UBND huyện tham mưu cho Ban Thường vụ Huyện ủy: Ban hành Kế hoạch, Chỉ thị về việc lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện, theo tinh thần Kết luận số 48-KL/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị (khóa XIII) và Kế hoạch số 130-KH/TU ngày 31/3/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện, giai đoạn 2023 - 2030.
2.2. Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai các nội dung công việc sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn huyện, giai đoạn 2023 - 2030.
2.3. Xây dựng Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện: UBND huyện giao Phòng Nội vụ chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương có liên quan tham mưu xây dựng Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện, trình Ban Thường vụ Huyện ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện cho ý kiến trước khi trình UBND tỉnh phê duyệt.
2.4. Xây dựng Đề án chi tiết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện: Trên cơ sở Phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh, UBND huyện giao Phòng Nội vụ chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương có liên quan tham mưu xây dựng Đề án chi tiết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện, trình Ban Thường vụ Huyện ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện cho ý kiến trước khi triển khai thực hiện các bước tiếp theo theo quy định pháp luật và trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
2.5. Tổ chức lấy ý kiến cử tri về Đề án chi tiết sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn huyện: UBND huyện xây dựng Kế hoạch lấy ý kiến cử tri; tổ chức tập huấn; chỉ đạo UBND cấp xã thuộc phạm vi sắp xếp đơn vị hành chính xây dựng Kế hoạch lấy ý kiến cử tri, lập, niêm yết danh sách cử tri, hướng dẫn các thôn tổ chức lấy ý kiến cử tri; tổng hợp kết quả lấy ý kiến cử tri và báo cáo cơ quan có thẩm quyền.
2.6. Tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân các cấp:
- Sau khi lấy ý kiến cử tri, UBND cấp xã có liên quan trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thảo luận thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính; tổng hợp trình UBND huyện kết quả thực hiện.
- Sau khi có kết quả lấy ý kiến cử tri, kết quả biểu quyết của Hội đồng nhân dân ở các đơn vị hành chính cấp xã có liên quan, UBND huyện tổng hợp trình Hội đồng nhân dân huyện thảo luận thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện.
2.7. Hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục, Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện, báo cáo cấp có thẩm quyền: Ủy ban nhân dân huyện hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục, Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện, trình Ban Thường vụ Huyện ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện cho ý kiến trước khi báo cáo UBND tỉnh trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
2.8. Công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị sau khi sắp xếp đơn vị hành chính: Chậm nhất không quá 30 ngày, sau khi có Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, UBND huyện xây dựng, báo cáo Ban Thường vụ Huyện ủy cho ý kiến và thực hiện kế hoạch tổ chức công bố Nghị quyết; kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy, tài sản công, tài chính ngân sách các cơ quan của đơn vị hành chính mới.
2.9. Sơ kết, tổng kết việc sắp xếp đơn vị hành chính: Năm 2025, tiến hành sơ kết việc sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn huyện giai đoạn 2023-2025; năm 2030, tiến hành tổng kết việc sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn huyện giai đoạn 2023-2030.
(Ban hành kèm theoPHỤ LỤC:Kết quả rà soát hiện trạng về diện tích tự nhiên, dân số các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thiệu Hóa).
PHỤ LỤC: Kết quả rà soát hiện trạng về diện tích tự nhiên, dân số các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thiệu Hóa
(Kèm theo Kế hoạch số 148-KH/HU ngày 05/6/2023 của Ban Thường vụ Huyện ủy)
TT
Đơn vị
Diện tích tự nhiên (km2)
Quy mô dân số (người)
Phân loại
ĐV hành chính
So với tiêu chuẩn
Tổng
Thực tế thường trú
Tạm trú quy đổi
Diện tích (%)
Dân số (%)
Huyện
159,9
185.845
183.899
1.946
35,53
154,87
1
TT Thiệu Hóa
10,7
19.177
18.787
390
I
76,43
239,71
2
Minh Tâm
10,4
12.061
11.970
91
II
34,67
150,76
3
Tân Châu
7,4
8.210
8.071
139
II
24,67
102,63
4
Thiệu Công
6,7
8.035
7.963
72
III
22,33
100,44
5
Thiệu Phú
6,5
9.175
9.075
100
II
21,67
114,69
6
Thiệu Nguyên
6,6
9.303
9.222
81
II
22,00
116,29
7
Thiệu Duy
8,8
8.735
8.615
120
II
29,33
109,19
8
Thiệu Toán
6,3
6.025
6.010
15
III
21,00
75,31
9
Thiệu Hòa
6,6
6.512
6.480
32
III
22,00
81,40
11
Thiệu Ngọc
7,5
6.208
6.179
29
III
25,00
77,60
10
Thiệu Vũ
6,1
6.497
6.426
71
III
20,33
81,21
12
Thiệu Long
7,7
7.847
7.812
35
III
25,67
98,09
13
Thiệu Quang
6,9
6.109
6.078
31
III
23,00
76,36
14
Thiệu Giang
7,5
7.423
7.382
41
II
25,00
92,79
15
Thiệu Hợp
7,1
7.526
7.481
45
II
23,67
94,08
16
Thiệu Chính
5,1
5.444
5.388
56
III
17,00
68,05
17
Thiệu Viên
4,9
6.011
5.967
44
III
16,33
75,14
18
Thiệu Lý
4,1
5.715
5.696
19
III
13,67
71,44
19
Thiệu Vận
3,7
4.947
4.831
116
III
12,33
61,84
20
Thiệu Trung
3,9
6.187
6.104
83
III
13,00
77,34
21
Thiệu Giao
5,8
6.696
6.528
168
III
19,33
83,70
22
Thiệu Tiến
4,6
6.614
6.583
31
III
15,33
82,68
23
Thiệu Thành
5,5
6.030
5.966
64
III
18,33
75,38
24
Thiệu Phúc
4,6
5.364
5.292
72
III
15,33
67,05
25
Thiệu Thịnh
4,9
3.994
3.993
01
III
16,33
49,93
Ban Biên tập
TIN TỨC- SỰ KIỆN NỔI BẬT
TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI, CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ THÁNG 8 NĂM 2023
1. Tình hình kinh tế - xã hội:
- Sản xuất nông nghiệp:Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh bảo vệ cây trồng vụ Thu mùa năm 2023; đến nay, lúa đã trổ đạt 60% tổng diện tích. Chỉ đạo xây dựng, triển khai Phương án sản xuất vụ Đông 2023 - 2024, xây dựng kế hoạch sản xuất ngành trồng trọt năm 2024. Chỉ đạo các xã, thị trấn phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, đảm bảo an toàn phòng dịch và nguồn cung thực phẩm. Chỉ đạo, hướng dẫn các xã hoàn thiện phương án PCTT - TKCN năm 2023, xây dựng kịch bản ứng phó với các tình huống khi có thiên tai xảy ra trên địa bàn.
- Công tác xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh và sản phẩm OCOP:Tập trung chỉ đạo các xã trong kế hoạch rà soát, hoàn thiện hồ sơ, đẩy nhanh tiến độ thẩm tra, thẩm định các tiêu chí xây dựng xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu; đã thẩm định, công nhận 04 thôn đạt thôn NTM kiểu mẫu, chỉ đạo 09 thôn hoàn thiện hồ sơ trình các ngành cấp huyện thẩm định. Tăng cường công tác tuyên truyền, tiếp tục đẩy mạnh phong trào xây dựng NTM. Trong tháng, đã vận động Nhân dân toàn huyện hiến hơn 1.178m2đất làm đường giao thông và các công trình phục vụ cộng đồng, nâng tổng số diện tích đất Nhân dân đã hiến 8 tháng đầu năm 2023 lên17.683m2đạt 58,94% KH năm. Tăng cường chỉ đạo, triển khai đợt cao điểm việc ra quân, chấn chỉnh, xử lý dứt điểm tình trạng lấn chiếm lòng, lề đường, vỉa hè và hành lang an toàn giao thông tuyến Quốc lộ 45 và các đường tỉnh đoạn qua địa bàn huyện.
Hướng dẫn các chủ thể hoàn thiện hồ sơ và chấm cho 05 sản phẩm: Nước tương Chí Vân, tỏi đen Suzin thị trấn Thiệu Hoá; giò lụa Bốn Hào xã Thiệu Lý; Ngũ cốc Dinh dưỡng Lạc Lạc, Ngũ Cao Bầu Lạc Lạc xã Thiệu Ngọc. Phối hợp tổ chức ký kết đưa 09 sản phẩm OCOP và sản phẩm lợi thế của huyện Thiệu Hóa vào hệ thống siêu thị The City, tạo chuỗi liên kết bền vững, mở rộng thị trường, nâng cao giá trị thương hiệu sản phẩm.
-Sản xuất công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại:Chỉ đạo hoàn thiện hồ sơ xin ý kiến các sở, ngành 01 đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu dân cư, tái định cư xã Thiệu Trung. Được UBND tỉnh phê duyệt đồ án quy hoạch đô thị Giang Quang; phối hợp xin ý kiến thỏa thuận Bộ Xây dựng về đồ án quy hoạch đô thị Ngọc Vũ. Thẩm định cho 13 dự án đầu tư xây dựng do Ban QLDA và UBND các xã, thị trấn làm Chủ đầu tư. Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện đầu tư hạ tầng các Cụm công nghiệp: Hậu Hiền, Ngọc Vũ và Vạn Hà số 2.
-Hoạt động đầu tư, phát triển doanh nghiệp:Tiếp tục chỉ đạo triển khai và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công, nhất là dự án giao thông trọng điểm và các dự án xây dựng hạ tầng đấu giá quyền sử dụng đất ở. Phối hợp với Tập đoàn Huali tổ chức Lễ khởi công Dự án Nhà máy sản xuất, gia công giầy dép xuất khẩu Alivia, với quy mô vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng, dự kiến thu hút khoảng 8.000 lao động. Tập trung đẩy nhanh tiến độ 31 dự án đang thi công, chuyển tiếp. Đã triển khai, lựa chọn đơn vị tư vấn của 08 dự án; trình phê duyệt thẩm định 07 dự án; tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu xây lắp 05 dự án; hoàn thiện hồ sơ thiết kế 04 dự án và chuẩn bị bàn giao các mặt bằng quy hoạch đấu giá đất… Đã thực hiện giải ngân vốn đầu tư công ngân sách tỉnh quản lý 145,5 tỷ đồng, đạt 67,9% (tỷ lệ giảm do tỉnh bổ sung vốn cho các dự án đợt 2 năm 2023). Vốn bổ sung có mục tiêu ngân sách huyện quản lý (23 dự án) đã giải ngân 74,863 tỷ đồng, đạt 45,1% tổng số vốn. Vốn đầu tư công ngân sách huyện từ nguồn thu tiền sử dụng đất đã thực hiện giải ngân 213,84 tỷ đồng, đạt 52,9% số vốn giao chi tiết.
Trong tháng 8, đã thành lập mới 10 doanh nghiệp, nâng số doanh nghiệp thành lập mới từ đầu năm đến nay lên 38 doanh nghiệp, đạt 48% KH cả năm. Lũy kế 8 tháng đầu năm đã cấp 365 giấy Đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện.
-Công tác thu, chi ngân sách:Ước thu ngân sách tháng 8 đạt 19 tỷ đồng; lũy kế 8 tháng đạt 176,64 tỷ đồng, đạt 19% DT huyện giao, đạt 43% DT tỉnh giao. Chi ngân sách tháng tháng 8 ước thực hiện 38,4 tỷ đồng lũy kế 8 tháng 719,6 tỷ đồng, đạt 88% KH tỉnh giao, 63% KH huyện giao.
- Công tác quản lý tài nguyên, môi trường:Đã trình và được UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, Kế hoạch sử dụng đất năm 2023. Chỉ đạo xây dựng Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 theo quy định. Thu hồi đất và phê duyệt Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 07 dự án với tổng diện tích 28,4 ha; phê duyệt giá đất phục vụ công tác GPMB 03 dự án; thông báo thu hồi đất thực hiện dự án Cụm công nghiệp Ngọc Vũ. Tổ chức đấu giá 15 lô đất tại khu đô thị phía Bắc thị trấn Thiệu Hóa và khu tái định cư đồng Ao Kho, xã Tân Châu với tổng số tiền trúng đấu giá 18,126 tỷ đồng, tăng 71,62 triệu đồng so với giá khởi điểm. Đã cấp được 72 Giấy chứng nhận QSDĐ, trong đó diện tồn đọng luỹ kế 8 tháng là 221/350 giấy, đạt 63,14% KH. Công tác quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện tiếp tục thực hiện chặt chẽ, công tác bảo vệ môi trường được đẩy mạnh.
- Văn hóa thông tin, thể dục thể thao:Tập trung tuyên truyền kỷ niệm 78 năm cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9; kỷ niệm 78 năm ngày truyền thống Công an Nhân dân; tổ chức Ngày Hội toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc năm 2023. Tổ chức thành công giải Cầu lông các Câu lạc bộ mở rộng; phối hợp với Đoàn thanh niên Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và các đơn vị tổ chức Chương trình thiện nguyện, nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9 và 78 năm Ngày truyền thống ngành Văn hóa tại huyện. Chỉ đạo hoàn thiện hồ sơ tu bổ tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa các di tích cách mạng trên địa bàn.
-Giáo dục và Đào tạo:Chỉ đạo tổng kết năm học 2022-2023, triển khai nhiệm vụ năm học 2023-2024. Xây dựng kế hoạch điều động, luân chuyển, bố trí, sắp xếp cán bộ quản lý, giáo viên các cấp phù hợp với điều kiện thực tiễn; xây dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức ngành giáo dục năm học 2023 - 2024. Rà soát, kiểm tra chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ năm học mới. Tăng cường bồi dưỡng học sinh giỏi các môn văn hóa cấp tỉnh. Thực hiện chủ trương thành lập trường Tiểu học và THCS Thiệu Vận trên cơ sở ghép trường Tiểu học và trường THCS Thiệu Vận.
-Lao động - TBXH:Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách đối với người có công và đối tượng xã hội. Thực hiện đánh giá giữa kỳ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021-2025. Công tác giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động và đào tạo nghề cho lao động nông thôn tiếp tục được quan tâm; triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, giải quyết việc làm, tạo sinh kế, đảm bảo đời sống bền vững cho các hộ dân sau khi lên bờ định cư tại xã Thiệu Vũ. Tỷ lệ người dân tham gia BHYT đến hết tháng 8 ước đạt 91,37%.
- Y tế:Chỉ đạo các cơ sở y tế thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân. Trong tháng, đã khám 10.925 lượt người, tăng 39,5% so với kế hoạch, tăng 10,9% so với CK; điều trị 2.416 người, tăng 75,7% so với kế hoạch, tăng 4,9% so với CK. Đã thẩm tra các tiêu chí xã ATTP nâng cao xã Thiệu Trung, Thiệu Tiến đề nghị UBND tỉnh tổ chức thẩm định công nhận xã đạt các tiêu chí ATTP nâng cao năm 2023.
2. Công tác quốc phòng - an ninh:
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện cơ bản ổn định. Duy trì nề nếp trực các cấp; tổ chức huấn luyện và bắn đạn thật cho 11 đơn vị tự vệ; mở các lớp bồi dưỡng quốc phòng, an ninh cho 240 đối tượng 4 cấp huyện. Duy trì các lực lượng sẵn sàng xử lý các tình huống trong mùa mưa bão.
Lực lượng công an từ huyện đến cơ sở tổ chức thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ, giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, an ninh nội bộ, an ninh nông thôn, an ninh tôn giáo, tăng cường các biện pháp nghiệp vụ trên lĩnh vực an ninh thông tin, văn hóa, tư tưởng. Tham mưu cho Ban chỉ đạo 138 huyện, BCĐ an ninh trật tự xã tổ chức thành công Ngày Hội “Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc” năm 2023.
Công tác thanh tra, kiểm tra được triển khai thực hiện theo kế hoạch. Công tác tiếp công dân định kỳ tại trụ sở Ban tiếp công dân huyện được thực hiện nghiêm túc, đúng thẩm quyền. Trong tháng 8, lãnh đạo huyện, Ban tiếp công dân, Thanh tra huyện và các cơ quan đã tiếp 02 lượt công dân với 02 vụ việc.
3. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị:
-Công tác giáo dục chính trị tư tưởng: Tập trung chỉ đạo, định hướng tuyên truyền các ngày Lễ lớn của đất nước và các hoạt động kỷ niệm 93 năm ngày truyền thống Tuyên giáo (01/8/1930 - 01/8/2023). Chỉ đạo, tổ chức tốt Cuộc thi trắc nghiệm “tìm hiểu 93 năm truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng”; kết quả có gần 10 ngàn lượt người tham gia Cuộc thi. Tham dự Hội nghị tập huấn kiến thức, kỹ năng tuyên truyền và tham gia xử lý điểm nóng về dân tộc, tôn giáo do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức tại tỉnh. Phối hợp, chỉ đạohoàn thiện bản thảo lần 1cuốn Lịch sử đảng bộ huyện (1930 -2020).Biên tập, xuất bản 700 cuốn Bản tin nội bộ của huyện cấp kịp thời đến các tổ chức cơ sở Đảng.Chỉ đạo tổ chức 03 lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng cho 280 quần chúng ưu tú; mở 01 lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cho 96 đảng viên mới.
-Công tác tổ chức,cán bộ: Ban Thường vụ Huyện ủy thống nhất giới thiệu ứng cử đối với các chức danh thuộc diện quản lý là 02 đồng chí; thỏa thuận bổ nhiệm 01 đồng chí; giới thiệu nhân sự tham gia BCH Liên đoàn Lao động tỉnh. Chỉ đạo thực hiện quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chức vụ lãnh đạo, quản lý khối trường học 09 đồng chí. Chỉ đạo thực hiện giải thể chi bộ trường THPT Nguyễn Quán Nho để thành lập Đảng bộ trường THPT Nguyễn Quán Nho và chỉ định nhân sự tham gia BCH, Bí thư, Phó bí thư Đảng bộ trường THPT Nguyễn Quán Nho. Thực hiện báo cáo kết quả rà soát, đề nghị đưa cán bộ không đảm bảo tiêu chuẩn ra khỏi quy hoạch diện Ban thường vụ Tỉnh uỷ theo quy định. Xem xét cử cán bộ đi học lớp trung cấp lý luận chính trị hệ tập trung năm 2023 đối với 07 đồng chí. Kết nạp mới 31 đảng viên (lũy kế từ đầu năm đến nay, đã kết nạp được 212 đảng viên); hoàn thiện hồ sơ xét Huy hiệu Đảng đợt 02/9/2023 cho 210 đồng chí. Làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ và chính sách cán bộ.
-Công tác kiểm tra, giám sát: Hoàn thành kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng đối với Đảng ủy và UBKT Đảng ủy xã Thiệu Phúc, Thiệu Long, Thiệu Viên, Thiệu Giang; ban hành Thông báo kết luận giám sát Công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng xã Nông thôn mới nâng cao và thôn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023 đối với Đảng ủy: Thiệu Lý, Thiệu Giao, Thiệu Nguyên, Thiệu Hợp. Tiếp tục thực hiện kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm tại Đảng bộ Thiệu Vũ, Thiệu Ngọc, Đảng bộ Chính quyền theo Quyết định đã ban hành. Tiến hành thẩm định nhân sự các chức danh thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý để thực hiện quy trình trong công tác cán bộ theo quy định. Tiếp tục chỉ đạo việc xem xét, giải quyết đơn thư theo thẩm quyền.
- Công tác dân vận:Tập trung nắm tình hình, tâm tư nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và quần chúng Nhân dân, tình hình tôn giáo trên địa bàn huyện. Phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy mở lớp tập huấn công tác dân vận năm 2023 cho các đối tượng là bí thư trưởng thôn ở các xã. Chuẩn bị tốt các điều kiện góp phần tổ chức thành công Lễ hoàn thành Kế hoạch cấp đất, hỗ trợ kinh phí và làm nhà ở cho 28 hộ là đồng bào sinh sống trên sông trên địa bàn.
-Hoạt động của HĐND - UBNDhuyện:Đôn đốc các ngành giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung điều hành quyết liệt, bám sát các mục tiêu, chỉ tiêu theo kế hoạch. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để chỉ đạo, điều hành nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền. Đẩy mạnh công tác chăm sóc phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng vụ Thu mùa; đẩy nhanh tiến độ GPMB, tiến độ xây dựng các công trình, dự án; quan tâm đối thoại, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân.
- Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội:Đẩy mạnh các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước; trong tháng đã hướng dẫn 02 xã Thiệu Chính và Thiệu Ngọc lấy phiếu đánh giá hài lòng của người dân về xây dựng nông thôn mới nâng cao. Tiến hành hiệp thương, kiện toàn Ban Thường trực Ủy ban MTTQ huyện, nhiệm kỳ 2019-2024 theo quy định.Đoànthanh niênphối hợp với UBND huyện, Đoàn Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Chương trình thiện nguyện kỷ niệm 78 năm ngày truyền thống ngành Văn hóa (28/8/1945 – 28/8/2023); chỉ đạo Đoàn các xã, thị trấn tổ chức tổng kết hoạt động hè 2023.Hội cựu chiến binhhuyện vận động hỗ trợ hội viên gặp khó khăn về nhà ở với 03 nhà, số tiền 51 triệu đồng.Hội Nông dânphối hợp với Hội Nông dân tỉnh, Sở Tài nguyên và môi trường tập huấn công tác bảo vệ môi trường và hướng dẫn phân loại rác thải, xử lý rác thải hữu cơ thành phân bón với sự tham gia 150 hội viên xã Thiệu Chính.Liên đoàn lao độnghuyện tập trung xây dựng, triển khai kế hoạch hành động, chương trình, quy chế hoạt động toàn khóa sớm thực hiện nghị quyết đại hội đề ra; vận động thành lập 02 công đoàn ngoài quốc doanh.Hội Liên hiệp Phụnữhuyện đã trồng thêm 02 km đường hoa thay thế cỏ dại, xây dựng được 05 mô hình Nhà sạch - Vườn đẹp; vận động được 365 hộ mua thùng nhựa để phân loại rác sinh hoạt; trao 01 Bê vàng trị giá 12 triệu cho hội viên nghèo.
Nguồn:Văn phòng Huyện ủy
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG,ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂMSAI TRÁI THÙ ĐỊCH
PHỦ ĐỊNH NHỮNG LUẬN ĐIỆU SAI TRÁI CỦA THẾ LỰC THÙ ĐỊCH VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
Nhận diện một số luận điểm sai trái về phát triển kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam:
Thứ nhất, thế lực thù địch đưa luận điệu sai trái về những quy luật cốt lõi trong hệ thống học thuyết của kinh tế chính trị Mác-Lênin nhằm khẳng định vị trí của chủ nghĩa tư bản và đồng nhất kinh tế thị trường với chủ nghĩa tư bản
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của nền sản xuất hàng hóa mà đỉnh cao là nền kinh tế thị trường. Những kẻ chống phá chủ nghĩa Mác - Lênin muốn phủ định quy luật giá trị khi đưa ra những hiện tượng, sự vật cá biệt để chứng minh quy luật này sai, không còn ý nghĩa và giá trị khoa học trong thời đại ngày nay. Những kẻ tự cho mình hiểu học thuyết Mác - Lênin đã sử dụng những ví dụ cũ rích và đã sai ngay từ phương pháp tiếp cận khi lấy một sự vật, hiện tượng cá biệt nằm ngoài quy luật kinh tế trong hệ thống học thuyết Mác để phủ nhận giá trị khoa học trong những nghiên cứu của ông. Họ dựa vào những hình thái của hàng hóa trong xã hội hiện đại, đánh đồng giữa trí tuệ nhân tạo với máy móc để khẳng định máy móc cũng tạo ra giá trị thặng dư - từ đó cổ vũ cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, chỉ trích chủ nghĩa Mác đã lỗi thời, lạc hậu, xóa nhòa đi ý nghĩa to lớn của quy luật sản xuất giá trị thặng dư mà Mác đã dày công nghiên cứu, phát hiện. Những thế lực thù địch còn đề cập đến những nội dung xoay quanh vấn đề sở hữu tư liệu sản xuất, dùng những thứ dân chủ giả hiệu để phê phán sở hữu của chủ nghĩa xã hội. Chúng cho rằng, chủ nghĩa xã hội sẽ cướp đi quyền sở hữu của con người, cổ súy cho việc dùng quyền sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất để nô dịch lao động của người khác; khẳng định sự điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản sẽ xóa bỏ bóc lột thông qua việc đề cập đến những chính sách ưu đãi công nhân, người lao động của các tập đoàn tư bản lớn.
Cố tình hạ thấp, thậm chí phủ nhận giá trị khoa học của quy luật giá trị, quy luật sản xuất giá trị thặng dư, thế lực thù địch muốn khẳng định sự tồn tại vĩnh cửu của chủ nghĩa tư bản, đánh đồng kinh tế thị trường và chủ nghĩa tư bản. Chúng coi kinh tế thị trường là riêng có của chủ nghĩa tư bản, và cả chủ nghĩa tư bản cũng như kinh tế thị trường của chủ nghĩa tư bản là xu hướng tất yếu và duy nhất của nhân loại. Chúng cho rằng sẽ không cần và không có một mô hình kinh tế thị trường nào khác kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Từ đó, chúng đưa ra quan điểm phủ nhận chủ nghĩa xã hội, phủ nhận kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Thứ hai, dùng những quan điểm phi khoa học để khẳng định sự mâu thuẫn giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa, cho rằng bản chất của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không dựa trên nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Chỉ ra sự tên gọi riêng có của mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, những kẻ chống phá cách mạng Việt Nam đã vội vàng phủ định mô hình kinh tế thị trường này. Chúng dùng những quan điểm phi khoa học khẳng định sự mâu thuẫn của kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa. Chúng "lớn miệng" cho rằng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam không dựa trên nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh mà là mô hình được xây dựng theo ý chí chủ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chúng cho rằng đây là một mô hình non trẻ, không có học thuyết kinh tế trên thế giới nào nghiên cứu và công nhận.
Với những luận điệu xuyên tạc, phi khoa học trên, những thế lực thù địch âm mưu phá hoại tôn chỉ hoạt động của Đảng ta là lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm cốt, chúng muốn làm lung lay lòng tin của cán bộ, đảng viên, nhân dân về sự kiên định với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thứ ba, xoáy sâu, thổi phồng những hạn chế, bất cập của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm hạ thấp uy tín, danh dự của Đảng, từ đó đưa ra yêu sách thay thế vị trí lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Từ những mặt trái của quá trình vận hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thế lực thù địch đã xuyên tạc về năng lực lãnh đạo nền kinh tế đất nước của Đảng. Chúng thổi phồng khuyết điểm của Đảng, từ những cá nhân cán bộ, đảng viên sai phạm trong các vụ án kinh tế lớn, chúng quy chụp thành bản chất của đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Những kẻ chống phá cách mạng Việt Nam đã dùng mọi thủ đoạn để hạ thấp uy tín của Đảng, làm xói mòn niềm tin của cán bộ, đảng viên, nhân dân với Đảng. Mục đích của chúng là muốn phá hoại khối đoàn kết dân tộc, muốn thay thế vị trí lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Những giá trị khoa học của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh phủ định những quan điểm sai trái, âm mưu của các thế lực thù địch:
Một là, chủ nghĩa tư bản chắc chắn sẽ bị thay thế bởi chủ nghĩa xã hội, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế thị trường hiện đại, là phương thức để Việt Nam xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho xã hội xã hội chủ nghĩa.
Những người cộng sản chân chính, những học sinh, sinh viên, trí thức hay những người đã từng đọc, từng nghiên cứu một cách nghiêm túc học thuyết kinh tế của Mác đều sẽ nắm được phương pháp nghiên cứu trừu tượng hóa khoa học - là gạt bỏ những cái không phổ biến, không làm ảnh hưởng đến quy luật chung khỏi quá trình kinh tế được nghiên cứu. Nhân loại bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trí tuệ nhân tạo, máy móc hiện đại có thể thay thế người lao động trong nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhưng không thể xóa bỏ được nền tảng cũng như khuôn khổ của chủ nghĩa tư bản - bóc lột lao động làm thuê. Những người cho rằng học thuyết của Mác về nguồn gốc giá trị thặng dư là lỗi thời thì họ đã mâu thuẫn ngay trong chính luận điểm của mình khi tách trí tuệ nhân tạo, khoa học công nghệ ra khỏi giá trị sử dụng hàng hóa sức lao động.
Những kẻ không thực sự hiểu quy luật sản xuất giá trị thặng dư, luôn tung hô cho những thứ dân chủ giả hiệu, gieo rắc những ý hiểu sai trái khi cho rằng chủ nghĩa xã hội sẽ xóa bỏ quyền sở hữu của con người. Nhưng họ đã cố tình hiểu sai, hoặc chưa nghiên cứu đủ kỹ để biết rằng, từ năm 1848, trong Tuyên ngôn Đảng Cộng sản, Mác đã viết “Chủ nghĩa cộng sản không tước bỏ của ai cái khả năng chiếm hữu những sản phẩm xã hội cả. Chủ nghĩa cộng sản chỉ tước bỏ quyền dùng sự chiếm hữu ấy để nô dịch lao động của người khác”.
Dùng quyền sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất để chiếm đoạt giá trị thặng dư, bóc lột sức lao động của người lao động là bản chất của chủ nghĩa tư bản. Dù chủ nghĩa tư bản phát triển, tiến bộ và có liên tục điều chỉnh thì cũng sẽ không khi nào thay đổi được quan hệ người bóc lột người trong mỗi hoạt động của nền sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa. Mác đã phát hiện ra bản chất cốt lõi này của chủ nghĩa tư bản, và dự đoán về sự diệt vong, bị thay thế của xã hội tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, với sự phát triển của các công ty cổ phần, những thương vụ IPO diễn ra trên phạm vi toàn cầu, những người chống lại chủ nghĩa Mác đề cao quan điểm công nhân là chủ của chính mình (khi được sở hữu cổ phiếu của công ty), và từ đó đưa ra kết luận phi logic, thiếu thuyết phục: trong chủ nghĩa tư bản không còn tình trạng người bóc lột người. Ngay cả khi người công nhân có thể sở hữu cổ phiếu của công ty, bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản vẫn không thay đổi, bởi đa số cổ phiếu nằm trong tay chủ tư bản (chế độ ủy nhiệm thể hiện rõ điều này). Do đó, quyền quyết định hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là quyền phân phối giá trị thặng dư vẫn không thuộc về người lao động.
Mặt khác, kinh tế thị trường không phải sản phẩm riêng có của chủ nghĩa tư bản, mà là sản phẩm của văn minh nhân loại được phát triển đỉnh cao trong xã hội tư bản chủ nghĩa. “Không “xuyên qua” kinh tế thị trường thì loài người không thể thoát khỏi vòng luẩn quẩn tự cấp tự túc; không thể vượt qua những giới hạn lịch sử chật hẹp của xã hội chiếm hữu nô lệ, xã hội phong kiến; cũng không thể kiến tạo được xã hội tư bản và cũng không thể tạo lập được những điều kiện, tiền đề để xây dựng một chế độ xã hội mới tốt đẹp hơn trong tương lại - xã hội xã hội chủ nghĩa”. Hãy nhìn lại các mô hình kinh tế thị trường trên thế giới: dù trong cùng một mô hình kinh tế thị trường tự do mới, nhưng kinh tế thị trường ở Anh và Mỹ cũng luôn tồn tại những điểm khác biệt; kinh tế thị trường xã hội ở các nước (điển hình là các nước Bắc Âu) cũng không giống nhau y hệt; hay kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa mang đặc sắc Trung Quốc đã giúp đất nước này vươn lên vị trí thứ hai trong nền kinh tế thế giới…. Sự khác biệt giữa các mô hình kinh tế thị trường nêu trên do yếu tố thể chế, hay do "mức độ, liều lượng" nhà nước can thiệp vào thị trường tạo nên. Và trong thế giới đương đại, dù là mô hình kinh tế thị trường nào cũng cần phải có sự quản lý của nhà nước nhằm khắc phục những khuyết tật cố hữu của kinh tế thị trường.
Hai là,phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một đột phá lý luận rất cơ bản và sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa không hề tồn tại tính mâu thuẫn đối kháng, ngược lại còn bổ trợ, thống nhất với nhau. Mục tiêu lớn nhất của kinh tế thị trường là lợi nhuận, lợi ích kinh tế, còn mục tiêu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là xây dựng tiền đề vật chất cho chủ nghĩa xã hội. Mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội có thể tồn tại những mâu thuẫn trong ngắn hạn, nhưng không phải là những mâu thuẫn loại trừ nhau. Với Việt Nam, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chính là biến mục tiêu lợi nhuận (trong kinh tế thị trường) thành phương tiện, công cụ để đạt được mục tiêu xã hội (đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa). Do đó kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nghĩa là một mô hình kinh tế phát huy được hết sức mạnh của các nguồn lực, đảm bảo lợi ích kinh tế được đặt trong mối quan hệ sâu sắc với tính định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không phải là một phép cộng đơn thuần mà là mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế thị trường và tính định hướng xã hội chủ nghĩa. Nếu chỉ chú trọng đến lợi ích kinh tế mà bỏ quên hoặc xem nhẹ các mục tiêu xã hội thì bất bình đẳng, phân hóa giàu nghèo và hàng loạt những vấn đề kinh tế xã hội khác sẽ nảy sinh, chúng ta có thể sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn trong xử lý mối quan hệ giữa kinh tế và xã hội như nhiều nước tư bản lớn hiện nay đang phải đối mặt.
Thứ ba, trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta đã thẳng thắn đối diện với các tồn tại, hạn chế, quyết tâm thực hiện khát vọng xây dựng một Việt Nam thịnh vượng.
Trước những thất bại khi không đủ luận cứ khoa học phản bác tính cấp thiết, tính ưu việt của mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, những kẻ chống phá cách mạng Việt Nam lại quay sang tấn công vào những khuyết điểm, hạn chế của quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hòng làm mất uy tín, danh dự của Đảng. Chúng nhân danh những người yêu nước, nhân danh sự dân chủ, tự do để kích động quần chúng nhân dân, lôi kéo một bộ phận nhỏ đảng viên, trí thức chống lại Đảng, Nhà nước.
Thực tế, quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là quá trình đan xen giữa sự thay thế của cái mới và cái cũ, của tính hiện đại với tính lạc hậu, của một nền sản xuất tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và một nền sản xuất nhỏ lẻ, manh mún. Mặc dù còn những hạn chế xuất phát từ cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, nhưng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta ngày càng được hoàn thiện và thu được những kết quả đáng ghi nhận. Thành tựu phát triển kinh tế Việt Nam hôm nay là những minh chứng không thể phủ nhận về sự đúng đắn, sáng tạo trong lãnh đạo phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Không những tấn công vào nền tảng tư tưởng của Đảng, thế lực thù địch còn tập trung tấn công vào hạt nhân của Đảng - cán bộ, đảng viên. Chúng dẫn chứng những vụ án kinh tế lớn để bình luận, phân tích những cán bộ, đảng viên sai phạm, suy thoái đạo đức đã bị xử lý kỷ luật và quy chụp họ là đại diện cho đa số đảng viên. Những luận điểm thiếu tính thuyết phục này chỉ làm dao động một bộ phận nhỏ những người không nắm vững lý luận cách mạng của Đảng, sa sút về phẩm chất chính trị, không tôn trọng và biết ơn lịch sử. Còn lại, đại đa số nhân dân, cán bộ, đảng viên đều đồng lòng, ủng hộ sự quyết tâm của Đảng trong rèn luyện, xử lý cán bộ, xây dựng đảng trong sạch vững mạnh. Dám thẳng thắn thừa nhận và kiên quyết xử lý, khắc phục hạn chế của mình, Đảng ngày càng củng cố vững chắc niềm tin trong nhân dân, cán bộ đảng viên. Do đó, lấy sai phạm của một vài cá nhân để bôi nhọ danh dự của một Đảng, một đất nước là một hành động sai cả về lý luận và thực tiễn. Những kẻ cố tình không thừa nhận lý luận khoa học và xuyên tạc sự thật thì không thể đáng tin và càng không thể mang lại những điều tốt đẹp cho một dân tộc.
Sau hơn 35 năm đổi mới, tên gọi Việt Nam đã ngày càng trở nên quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu, trong bản đồ kinh tế khu vực và thế giới. Với vị trí là một trong 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế, xây dựng quan hệ ngoại giao với 189 quốc gia và vùng lãnh thổ; … dân tộc Việt Nam có niềm tin, có khát vọng về một Việt Nam hùng cường thịnh vượng. Và niềm tin ấy luôn gắn liền cùng sự kiên định với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, gắn liền với niềm tin vào vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ban Biên tập
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG,ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
BỔ SUNG, HOÀN THIỆN CÁC CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG
CỦA CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN PHÙ HỢP VỚI GIAI ĐOẠN MỚI
Trong quá trình hoạt động lý luận và thực tiễn, C.Mác và Ph.Ăngghen luôn đặc biệt coi trọng việc xây dựng và thực hiện chuẩn mực đạo đức cách mạng. Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, “sống, chiến đấu cho lý tưởng cộng sản là phẩm chất cách mạng hàng đầu của người cộng sản; tiếp theo là đoàn kết trong Đảng, đoàn kết quốc tế, đấu tranh đến cùng cho thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản. “Kế thừa, vận dụng và phát triển sáng tạo quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I. Lênin đã xác định 10 chuẩn mực đạo đức cách mạng cơ bản của cán bộ, đảng viên, trong đó, 3 chuẩn mực đầu tiên là: (1) Tuyệt đối trung thành với Đảng, hy sinh quên mình vì chủ nghĩa xã hội; (2) Giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng và đoàn kết quốc tế; (3) Tận tụy, hết lòng với công việc, không tham ô, hối lộ. V.I.Lênin còn nhấn mạnh: “Khiêm tốn, không kiêu ngạo cộng sản”. “Không tự cao, tự đại”.
Vì sao? Vì, theo V.I.Lênin, trong bối cảnh cách mạng Nga thời bấy giờ, tính kiêu ngạo cộng sản thực sự là “kẻ thù nội xâm” đầu tiên mà những người cộng sản Nga phải kiên quyết đấu tranh tiêu diệt. Lênin nói: “Không có gì nguy hại và tai hại đối với chủ nghĩa cộng sản bằng thói lên mặt ta đây là cộng sản - Tự ta ta thu xếp được”. “Chỉ trông vào bàn tay của những người cộng sản để xây dựng xã hội cộng sản, đó là một tư tưởng hết sức ngây thơ. Những người cộng sản chỉ là một giọt nước trong đại dương, một giọt nước trong đại dương nhân dân... Họ chỉ có thể lãnh đạo nhân dân đi theo con đường của mình với điều kiện là họ vạch ra được con đường đó cho đúng, không những chỉ đúng theo hướng đi của lịch sử thế giới mà thôi”.
Với Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bác Hồ vô vàn kính yêu của toàn Đảng, toàn dân ta, vừa là lãnh tụ tối cao anh minh, ngọn cờ chính trị, tư tưởng kiệt xuất, vừa là tấm gương ngời sáng của đạo đức cách mạng. Người từng nói: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì?”
Bác Hồ còn chỉ rõ: “Người cán bộ cách mạng phải có đạo đức cách mạng. Phải giữ vững đạo đức cách mạng mới là người cách mạng chân chính. Đạo đức cách mạng có thể nói tóm tắt là:
Nhận rõ phải trái. Giữ vững lập trường.
Tận trung với nước. Tận hiếu với dân.
Mọi việc thành hay bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng hay không.
Vì vậy, Đảng phải nuôi dạy cán bộ như người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu. Phải trọng nhân tài, trọng cán bộ, trọng mỗi người có ích cho công việc chung của chúng ta”.
Rất đúng khi nói rằng, chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên là nội dung cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng. Các chuẩn mực này được Bác khẳng định trong nhiều tác phẩm, nhiều bài nói, bài viết trong những bối cảnh khác nhau, bao gồm những chuẩn mực cơ bản sau: (1) Suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng, đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên trên hết, trước hết; (2) Trung với nước, hiếu với dân; (3) Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; (4) Nhân, Nghĩa, Dũng, Trí, Tín; (5) Thương yêu con người, sống có tình nghĩa; (6) Giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất; (7) Kỷ luật nghiêm minh; (8) Tinh thần quốc tế trong sáng; (9) Chống chủ nghĩa cá nhân; (10) Học tập suốt đời.
Mỗi chuẩn mực cơ bản ấy đều được Bác trình bày, diễn giải một cách mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu, bình dị nhưng rất sâu sắc, dễ đi vào lòng người. Thí dụ: Về chống chủ nghĩa cá nhân, Bác nói: “Chủ nghĩa cá nhân trái ngược với đạo đức cách mạng, nếu còn lại trong mình, dù là ít thôi, thì nó sẽ chờ dịp để phát triển, để che lấp đạo đức cách mạng, để ngăn trở ta một lòng một dạ đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng... Chủ nghĩa cá nhân sinh ra nhiều bệnh, phạm nhiều sai lầm khuyết điểm. Do cá nhân chủ nghĩa mà ngại gian khổ, khó khăn, sa vào tham ô, hủ hóa, lãng phí, xa hoa. Họ tham danh trục lợi, thích địa vị, quyền hành. Họ tự cao tự đại, coi thường tập thể, xem khinh quần chúng, độc đoán chuyên quyền. “Họ xa rời quần chúng, xa rời thực tế, mắc bệnh quan liêu, mệnh lệnh. Họ không có tinh thần cố gắng vươn lên, không chịu học tập để tiến bộ.”
Về chuẩn mực “Học tập suốt đời”, Bác chỉ rõ: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Vì vậy, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng... Cán bộ, đảng viên phải cố gắng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ hiểu biết để làm tốt nhiệm vụ. Học để làm việc. Học để làm người. Học để làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể. Học để phụng sự giai cấp và nhân dân. Học để phụng sự Tổ quốc và nhân loại. Muốn đạt mục đích thì phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.” Và “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải gắn liền lý luận với công tác thực tế. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày nay đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân”.
Theo Bác, “Đạo đức cách mạng không phải tự trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ, hàng ngày mà phát triển và củng cố”.
Đại hội lần thứ XIII của Đảng nêu rõ:Về nhiệm vụ xây dựng Đảng, Đại hội nêu lên hai điều cần tập trung là: (1) Tập trung xây dựng Đảng về đạo đức; (2) Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược và người đứng đầu.
Về xây dựng Đảng về đạo đức, Đại hội chủ trương: Nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện các chuẩn mực đạo đức cách mạng phù hợp với điều kiện mới và truyền thống tốt đẹp của dân tộc để làm cơ sở cho cán bộ, đảng viên tự giác tu dưỡng, tự điều chỉnh hành vi ứng xử trong công tác hằng ngày.
Về bổ sung, hoàn thiện các chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên, Ban Tuyên giáo Trung ương đề xuất hai phương án.
Phương án 1:Nêu các chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên đồng thời xác định các thành tố tạo thành nội hàm, tiêu chuẩn của từng chuẩn mực. Đó là:
(1) Trung thành với Đảng, với nước;
(2) Phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân;
(3) Bản lĩnh, kiên định, tận tụy, sáng tạo;
(4) Dân chủ, kỷ cương;
(5) Tự cường, kiên quyết;
(6) Nghĩa tình, đoàn kết;
(7) Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư;
(8) Tiên phong, gương mẫu;
(9) Học tập, rèn luyện suốt đời.
Phương án 2:Quy định của Đảng, chỉ nêu các chuẩn mực, bảo đảm ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thuộc. Thành tố của các chuẩn mực nêu trong văn bản hướng dẫn để xác định rõ nội hàm, bảo đảm dễ thực hiện, dễ kiểm tra, đánh giá. Cụ thể:
(1) Tận trung với Đảng, tận hiếu với dân;
(2) Tận tụy với công việc, nhân nghĩa với người;
(3) Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư;
(4) Giữ gìn danh dự, đoàn kết, kỷ cương;
(5) Bản lĩnh, kiên định, trí, dũng, tự cường;
(6) Trách nhiệm, trung thực, tiền phong, kiên quyết;
(7) Tu dưỡng, nêu gương, tự soi, tự sửa;
(8) Nói đi đôi với làm, xây đi đôi với chống;
(9) Không ngừng học tập, suốt đời phấn đấu.
Trong thời gian tới, Ban Tuyên giáo Trung ương kiến nghị Bộ Chính trị ban hành “Quy định về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới” theo một trong hai phương án nêu trên, làm chuẩn mực chung để các ban, bộ, ngành, địa phương cụ thể hóa. Qui định này sẽ là một luồng gió mới thổi mạnh vào phong trào “Học tập và làm theo tư tưởng, phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh” đang phát triển và ngày càng có chiều hướng phát triển hơn nữa.
Ban Biên tập
CHỊ NGUYỄN THỊ HƯƠNG - CHỦ TỊCH HỘI LIÊN HIỆPPHỤ NỮ XÃ THIỆU NGUYÊN HỌC TẬP VÀ VÀ LÀM THEO BÁC
Xác định việc học và làm theo Bác là việc làm thường xuyên, liên tục của mỗi cán bộ, đảng viên, hội viên phụ nữ. Với cương vị là Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã, chị Nguyễn Thị Hương đã cùng Ban chấp hành (BCH) Hội cụ thể hóa Chỉ thị 05 về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thành các nội dung để các chi hội thực hiện, cụ thể như: Xây dựng và nhân rộng mô hình mới, cách làm hiệu quả, sáng tạo, điển hình tiên tiến; gắn việc học và làm theo Bác với thực hiện nhiệm vụ chính trị và các phong trào thi đua, các cuộc vận động do tổ chức Hội phát động, như: “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; “Rèn luyện phẩm chất đạo đức: Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang”, “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, “Chi hội kiểu mẫu 5 có, 3 sạch”, “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế”, “Phụ nữ chung tay xây dựng nông thôn mới (NTM)” v.v...
Chị Hương chia sẻ: “Qua học tập tấm gương đạo đức, phong cách của Bác, tôi ấn tượng sâu sắc nhất là đức tính gần dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, hết lòng hết sức phụng sự Nhân dân của Bác. Tôi cố gắng cụ thể hóa từng nhiệm vụ được giao theo kế hoạch thi đua hàng năm sát với tình hình thực tế của địa phương, thành lập và duy trì được các mô hình phù hợp với hội viên để ngày càng thu hút chị em tham gia vào tổ chức Hội”. Với trăn trở, suy nghĩ như vậy, chị Hương đã chỉ đạo các chi hội thành lập được các mô hình tiết kiệm, như: “Tiết kiệm mua thẻ bảo hiểm y tế (BHYT)”, “Tổ tiết kiệm”, Quỹ “Vì phụ nữ nghèo”... Đến nay, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Thiệu Nguyên có 5 tổ phụ nữ tiết kiệm mua thẻ BHYT với 123 thành viên tham gia, tiết kiệm được trên 136 triệu đồng mua thẻ BHYT. Triển khai mô hình “Tổ tiết kiệm” (50.000đ/tháng/1 hội viên), với 494 hội viên tham gia với số tiền 395 triệu đồng; xây dựng Quỹ “Vì phụ nữ nghèo” với với tổng số tiền quỹ 95 triệu đồng, hỗ trợ cho phụ nữ nghèo, phụ nữ khó khăn, khó khăn đột xuất; vận động hội viên đóng quỹ hội được 700 triệu đồng cho 60 hội viên vay; vận động nguồn lực hỗ trợ công tác phòng chống dịch được 22.500.000đ: ủng hộ Hội LHPN tỉnh Hải Dương bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 với tổng trị giá 1.000.000đ; ủng hộ 75 cháu bị dịch bệnh Covid-19 phải đi cách li tập trung. Đồng thời, hưởng ứng lời kêu gọi của UBMTTQ tỉnh, năm 2021 và đầu năm 2022, chị đã cùng Hội LHPN xã vận động cán bộ, hội viên phụ nữ quyên góp, ủng hộ số lượng lớn nhu yếu phẩm thiết yếu cho các tỉnh phía nam bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 và ủng hộ công tác phòng chống dịch Covid-19 của huyện: 600kg gạo, 120kg lạc, 15 thùng mỳ tôm và nhiều nhu yếu phẩm khác. Chị Hương đã kêu gọi, kết nối các ban, ngành, đoàn thể, mạnh thường quân ủng hộ xây dựng, sửa chữa nhà “Mái ấm tình thương” cho 8 hội viên có hoàn cảnh khó khăn với số tiền 30 triệu đồng.
Ngoài các hoạt động thiện nguyện, chị còn động viên chị em phát triển kinh tế, từ đó xây dựng gia đình hạnh phúc, ấm no, chị Hương đã cùng với Hội Phụ nữ xã xây dựng kế hoạch khảo sát giúp đỡ phụ nữ nghèo, phụ nữ nghèo là chủ hộ; hỗ trợ chị em vay vốn tín chấp, phối hợp tổ chức các lớp học nghề… Mỗi năm Hội Phụ nữ xã giúp ít nhất 2 phụ nữ nghèo là chủ hộ thoát nghèo. Đến nay, Hội Phụ nữ xã Thiệu Nguyên đang quản lý trên 9 tỷ đồng cho 395 hội viên vay vốn để phát triển kinh tế gia đình. Nhằm giúp chị em phụ nữ có thêm thu nhập trong lúc nông nhàn, chị Hương còn chủ động đề xuất chương trình phối hợp giữa Hội Phụ nữ xã với TT HTCĐ xã mở 01 lớp thủ công Mỹ nghệ cho 30 hội viên; Hội phụ nữ xã đã thành lập được mô hình liên kết sản xuất làm mây tre đan cho 60 hội viên; 01 tổ liên kết làm lông mi giả cho 35 hội viên... với thu nhập bình quân là 2.000.000 đ - 3.000.000đ/người/tháng.
Để thực hiện hiệu quả phong trào “Phụ nữ chung tay xây dựng NTM và đô thị văn minh”, chị cùng với BCH Hội Phụ nữ xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên thực hiện tốt phong trào hiến đất mở rộng đường giao thông nông thôn theo hướng hiện đại, văn minh (đã hiến được 64m2đất). Chỉ đạo các chi hội duy trì, chăm sóc tuyến đường hoa dài 4,7km (từ nguồn vận động các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp và con em đang sinh sống khắp mọi miền Tổ quốc hỗ trợ xây dựng tuyến đường hoa kiểu mẫu dọc kênh nam với số tiền 175 triệu đồng); tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ và nhân dân thực hiện việc phân loại rác thải tại nguồn; vận động bà con nhân dân mua 1.590 thùng rác, xây 244 bể xử lý rác hữu cơ tại hộ gia đình; vận động chị em tham gia tổng dọn vệ sinh môi trường hàng tuần…
Bằng nhiệt huyết, tinh thần trách nhiệm và những kết quả đạt được trong công tác Hội Phụ nữ, chị Nguyễn Thị Hương luôn được hội viên phụ nữ và Nhân dân tin yêu, tín nhiệm; được cấp ủy, chính quyền địa phương ghi nhận, Hội cấp trên đánh giá cao. Chị xứng đáng là tấm gương tiêu biểu trong việc học tập và làm theo Bác. Ghi nhận những đóng góp của chị Nguyễn Thị Hương, Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp, Tại Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị, biểu dương các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo Bác, chị Nguyễn Thị Hương đã được Chủ tịch UBND huyện tặng “Giấy khen” vì đã đạt thành tích xuất sắc trong 3 năm học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Ban Biên tập
THÔNG TIN - TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM
MÔ HÌNH GIẢM NGHÈO, LÀM GIÀUCỦA HỘI NÔNG DÂN XÃ THIỆU HÒA
Trong thực hiện nhiệm vụ giúp hội viên phát triển kinh tế, Hội Nông dân xã Thiệu Hòa đã phối hợp tuyên truyền, vận động hội viên tăng cường chăm sóc cây trồng, vật nuôi; trao đổi kinh nghiệm, đưa cây, con giống mới có năng suất, giá trị kinh tế cao vào sản xuất...Hội Nông dân xã Thiệu Hòa đã phát huy vai trò cầu nối, là lực lượng nòng cốt trong việc giúp hội viên phát triển kinh tế, giảm nghèo, thực hiện có hiệu quả phong trào xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Thời gian qua, Hội Nông dân xã Thiệu Hòa đã có nhiều đổi mới trong đổi mới phương thức hoạt động, xây dựng kế hoạch và triển khai nhiệm vụ thông qua những việc làm cụ thể, thiết thực gắn với đặc điểm tình hình địa phương, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho hội viên nông dân trong xã. Tiêu biểu như mô hình trồng hoa, cây cảnh của gia đình anh Lê Đình Vọng, thôn Thái Khang, xã Thiệu Hòa. Từ những năm 1987, anh Vọng tham gia công tác đoàn xã và Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, đến năm 1997, sau khi xây dựng gia đình, anh xin nghỉ công tác để tập trung phát triển kinh tế gia đình.Với vài sào ruộng khoán quanh năm không đủ ăn, anh đã trăn trở, tìm kiếm việc làm để tăng thêm thu nhập cho gia đình.Năm 2019, gia đình anh đã đầu tư vốn trồng hoa, trồng cây cảnh phục vụ nhu cầu của Nhân dân. Đến nay, trong vườn nhà anh có trên 60 chủng loại hoa và cây cảnh, với trên 2 nghìn cây cảnh dáng thế khác nhau. Với tình yêu thiên nhiên, nên anh đã dành nhiều thời gian để chăm bón, cắt tỉa để có nhiều cây hoa đẹp nở đúng dịp, những dáng cây độc lạ để thu hút khách mua, mở rộng thị trường.Gia đình anh bán hoa và cây cảnh quanh năm, nhưng chủ yếu vẫn là dịp cuối năm và tết nguyên đán. Trong thời gian qua, với giá cả hợp lý nên nhiều người đã tìm đến mua, hàng năm ngoài chi phí, gia đình anh có thu nhập từ việc trông cây hoa, cây cảnh 170 triệu đồng. Không dừng lại ở đó, anh Vọng còn đầu tư trồng dưa Kim Hoàng hậu trên 2.000m2đất, mỗi năm, anh thu hoạch 3 lứa dưa, mỗi lứa năng xuất trên 10 tấn, trước kia bán cho Công ty Zigam (huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa), nay dưa của gia đình thu hoạch đến đâu hết đến đó.Ngoài việc tự tay gieo trồng, chăm sóc dưa, anh còn thuê thêm 2 nhân công làm việc thời vụ, trừ chi phí mỗi năm, thu về 160 triệu đồng từ trồng dưa. Hiện anh Vọngđang đề nghị UBND xã tạo điều kiện để được thuê đất để tiếp tục mở rộng việc trồng dưa, dự kiến khoảng trên 1.000m2nữa.
Cùng với mô hình phát triển kinh tế của gia đình anh Vọng, mô hình trang trại của gia đình anh Lê Đình Nguyện, thôn Thái Hòa cũng là một trong những gia đình hội viên nông dân phát triển kinh tế cho thu nhâp khá cao từ chăn nuôi thỏ. Trước kia, gia đình cũng rất khó khăn, để có tiền trang trải cuộc sống, anh đã vào Nam ra Bắc rồi tìm việc làm nhưng cũng không thay đổi được hoàn cảnh.Với quyết tâm làm giàu ngay trên quê hương mình, ban đầu có một số vốn, gia đình anh đã quyết định xây dựng trang trại nuôi thỏ với 200m2, trang trại của anh luôn duy trì 1.800 con thỏ, trong đó có gần 200 thỏ nái, còn lại là thỏ đực và thỏ thương phẩm.Mỗi tháng xuất ra thị trường 700kg thỏ thịt, gia đình anh đã thu lãi bình quân trên 20 triệu đồng/tháng.
Thực hiệnphong trào “Nông dân thi đua SXKD giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, hằng năm, Hội Nông dân xã Thiệu Hòa đã tổ chức cho hội viên đăng ký danh hiệu hộ sản xuất kinh doanh giỏi ngay từ đầu năm.Tuy số hộ đạt chưa cao nhưng phong trào thi đua đã góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao đời sống của người nông dân, nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo trở thành những hộ khá, giàu. Để tạo điều kiện cho hội viên có vồn sản xuất, Hội Nông dân xã Thiệu Hòa đã phối hợp, nhận ủy thác của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thiệu Hóa để đầu tư cho hội viên nông dân vay vốn. Tổng dư nợ do Hội Nông dân xã nhận ủy thác với Ngân hàng Chính sách - xã hội và nhận tín chấp với Ngân hàng Nông nghiệp là trên 41,7 tỷ đồng, với 385 hộ hội viên vay phát triển sản xuất kinh doanh.
Cùng với những việc làm trên, Hội đã phối hợp với các tổ chức và các ngành chức năng của huyện mở các lớp kỹ thuật tiêm phòng và điều trị một số bệnh thường gặp trên vật nuôi. Qua đó, giúp hội viên có thêm kiến thức trong chăm sóc vật nuôi, đạt hiệu quả.Cùng với hoạt động giúp hội viên phát triển kinh tế, Hội đã tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, kiến thức cho cán bộ, hội viên, nông dân về mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng nông thôn mới; vai trò chủ thể của nông dân, trách nhiệm của tổ chức Hội trong xây dựng nông thôn mới. Với những kết quả đã đạt được, ngày càng khẳng định vị thế và vai trò nòng cốt của Hội Nông dân xã Thiệu Hòa trong phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Phát huy thành tích, kết quả đã đạt được, trong thời gian tới, Hội Nông dân xã Thiệu Hòa tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau giảm nghèo bền vững”, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động hội viên nông dân tham gia xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế có hiệu quả, tích cực tham gia xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, góp phần xây dựng quê hương Thiệu Hòa ngày càng phát triển, giàu đẹp.
Nguyễn Thị Hà
Phó Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy
LỊCH SỬ - VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT
NGUYỄN MINH KHÔNG - ĐỜI THỰC VÀ TRUYỀN THUYẾT
Có những nhân vật lịch sử mà cuộc đời và tài năng gần với truyền thuyết nên dân gian đã đưa họ bước vào thế giới huyền thoại rồi phong thánh để tỏa thêm những ánh sáng mới. Nguyễn Minh Không (1065-1141) là một trường hợp như vậy.
Ông người làng Đàm Xá, huyện Đại Hoàng (nay là xã Gia Tiến, Gia Thắng, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình) trước hết là một thầy thuốc nổi tiếng, sau nữa là vị Thiền sư tài năng. Tên thật của ông là Nguyễn Chí Thành, pháp hiệu Nguyễn Minh Không. Cha là Nguyễn Sùng, mẹ là Dương Thị Mỹ, quê ở Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Lịch sử ghi nhận ông là nhà chính trị có nhiều công lao đối với nước Đại Việt thời Lý. Được phong là Quốc sư chứng tỏ vị thế, tầm quan trọng của nhân vật tên tuổi trong lịch sử Phật giáo Việt Nam cũng đồng thời cho thấy ông là một chính khách tài năng.
"Đại Việt sử ký toàn thư" - cuốn sử đáng tin cậy còn ghi chép lại năm 1131, triều đình nhà Lý dựng nhà cho Đại sư Minh Không; năm 1136, sư chữa khỏi bệnh cho vua Lý Thần Tông, được phong làm Quốc sư; tiết thu, tháng 8, năm Đại Định thứ 2 (1141) Đại sư viên tịch. Hiện nay ở nhiều địa phương vẫn còn thờ Quốc sư như Phật, như Tiên, như Thánh, nhiều hơn cả là ở Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Nam Hà, Thanh Hóa... Đền thờ ông tại xã Thiệu Trung (Thiệu Hóa) là thờ ông tổ nghề đúc đồng Khổng Minh Không.
Riêng tỉnh Bắc Ninh - quê mẹ Quốc sư, 3 huyện có di tích Phật giáo thờ Thiền sư Minh Không. Không gian thờ cũng thật đa dạng, ở chùa, ở đình, ở đền, có nơi ở cả trong cụm đền chùa, có nơi có lễ hội gắn liền với biểu tượng Nguyễn Minh Không. Trong truyền thuyết, bóng dáng Nguyễn Minh Không ẩn trong hình tượng ông Khổng Lồ có sức mạnh phi thường, có thể dời non, lấp biển, hô phong hoán vũ... Ông còn được coi là ông tổ y dược và ông tổ nghề đúc đồng. Điều này cho thấy nhân vật mang tính thiêng rất cao, phổ biến, có sức ảnh hưởng mạnh, rộng rãi trong dân gian. Đến nay vẫn còn những câu đồng dao ở vùng đồng bằng Bắc Bộ nói về việc Minh Không chữa bệnh "hóa hổ" cho vua Lý Thần Tông: "Tập tầm vông/ Có ông Nguyễn Minh Không/ Chữa cho vua khỏi có/ Tập tầm vó/ Muốn chữa cho vua khỏi có/ Có ông Nguyễn Minh Không"...
Sử chép mặc dù gia cảnh rất nghèo nhưng hai ông bà Sùng luôn hết mình làm việc thiện. Khi bà sinh hạ được một người con trai ông liền đặt tên là Nguyễn Chí Thành. Cha mẹ mất từ khi còn rất nhỏ, gia cảnh nghèo nên cậu bé Chí Thành đã sớm phải tự lập thân. Gặp thời Phật giáo đang ở giai đoạn cực thịnh có ảnh hưởng lớn tới mọi mặt của đời sống, Chí Thành quyết chí tu hành học đạo. Truyền thuyết kể Minh Không và Từ Đạo Hạnh là bạn thân từ nhỏ và cùng xuất gia cùng (với Giác Hải) đi Tây Thiên tầm sư học đạo. Giữa đường đi gặp cụ già chèo thuyền bèn hỏi đường. Cụ già bèn cho luôn con thuyền và cây gậy rồi chỉ đường sang Tây Thiên. Nói rồi cụ già liền đọc một bài kệ. Kệ đọc xong cũng là lúc họ cập bến Tây Thiên. Ba người học được nhiều phép lạ. Đắc đạo, họ kết nghĩa anh em cùng trở về truyền bá Phật pháp. Sau này Từ Đạo Hạnh đầu thai chuyển kiếp thành vua Lý Thần Tông rồi mắc phải bệnh "hóa hổ", danh y nào cũng bó tay, chỉ Minh Không chữa được.
Lai lịch câu chuyện được truyền thuyết hóa thế này: trước khi "hóa" Đạo Hạnh đem thuốc và thần chú đưa cho Minh Không và dặn 20 năm sau khi Quốc Vương bệnh nặng thì đến... Đạo Hạnh đầu thai là Dương Hoán, được Vua Nhân Tông lập làm Hoàng Thái tử và trao quyền kế vị với quốc hiệu Lý Thần Tông hoàng đế. Lên ngôi không được bao lâu, tháng 3 năm 1136 Vua Lý Thần Tông bệnh nặng, mình mọc đầy lông lá, tiếng như hổ gầm, mọi người vô cùng sợ hãi...
Đang trụ trì ở một ngôi chùa ở Bái Đính, ông được vời về Kinh đô chữa bệnh cho nhà vua. Các bậc danh y nổi tiếng nhìn ông nghi ngờ, có người còn tỏ thái độ coi thường ra mặt kẻ nhà quê biết gì đến thuốc men nơi cung cấm. Trước nhiều thái độ có vẻ xấc xược, Nguyễn Minh Không liền lấy một cái đinh dài hơn 5 tấc rồi nắm tay lại thành búa đóng sâu vào chiếc cột lim và nói: "Ai rút được chiếc đinh này thì người đó sẽ chữa được bệnh cho Hoàng Thượng".
Các danh y tranh nhau trổ tài, tất nhiên không thể nào rút được đinh. Cuối cùng Nguyễn Minh Không dùng hai ngón tay kẹp lại nhẹ nhàng nhổ chiếc đinh ra khỏi cột như người rút cọng rơm khỏi ổ. Mọi người kinh sợ liền cúi vái lạy bậc Tiên, bậc Thánh. Ông sai lấy một vạc dầu lớn cho đun sôi, thả vào một trăm chiếc kim rồi hỏi có ai tay không lấy chúng ra không. Tất cả nín thở lè lưỡi khi thấy ông thò tay móc lên đủ số cây kim đã bỏ. Tiếp đó, Nguyễn Minh Không dùng nước dầu sôi tắm cho nhà vua, giội đến đâu lông hổ trôi đến đó. Long thể nhà vua trở về bình thường. Ông bèn lấy kim châm vào các huyệt. Cơ thể nhà vua như phát sáng...
Trước đó ít người biết Nguyễn Minh Không đã tự tay trồng cả một rừng thuốc Nam với muôn vàn cây thuốc quý. Thế là ông vừa tu hành vừa bốc thuốc cứu người, vừa là Thiền sư vừa là Danh y. Tất cả đều thống nhất trong con người ông hướng về cái đích cứu độ chúng sinh theo giáo lý Phật pháp.
Nguyễn Minh Không còn được coi là ông tổ nghề đúc đồng. Tương truyền ông là người góp phần xây dựng, kiến tạo nên "Tứ đại khí" Đại Việt nổi tiếng thời Lý là Tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền, tượng Phật Quỳnh Lâm, vạc Phổ Minh. Tiếng lành đồn xa. Nghe tiếng ông là đại danh y, vua Trung Quốc mời ông sang chữa bệnh cho Hoàng Thái tử. Thái tử khỏi bệnh, nhà vua cả mừng bèn thưởng cho nhiều vàng, bạc, châu báu.
Nguyễn Minh Không khẳng khái nói Đại Việt đã có nhiều bạc vàng, nếu nhà vua cho thì chỉ xin một ít đồng đựng vào túi ba gang. Nhà vua thấy chiếc túi bé nhỏ liền đồng ý ngay và cho phép ông vào kho tự lấy. Đúng là phép thần thông quảng đại, cả mười kho đồng mà vẫn chưa đủ đầy cái túi ba gang ấy. Khi lên thuyền về nước, không chiếc thuyền nào chịu nổi sức nặng của một người xứ Nam bé nhỏ cùng cái túi ba gang ấy. Ông bèn cưỡi nón tu lờ bay về phương Nam thân yêu...
Nguyễn Minh Không đã mang lượng đồng ấy đúc thành "Tứ đại khí"... Từ đó dân gian tôn ông là ông Tổ nghề đúc đồng!
Gần gũi với chi tiết "chiếc túi ba gang" mà chứa hết mười kho đồng là chuyện ông chỉ thổi một nồi cơm nhỏ mà đủ cho hàng trăm người ăn. Chả là vì khi đúc đồng cần rất nhiều nhân lực, mà chuyện nấu nướng thì mất rất nhiều thời gian. Ông bèn lấy cái niêu của mình nấu cơm. Lạ thay cái niêu nhỏ cứ xới hết cơm lại tự đầy. Y như niêu cơm Thạch Sanh vậy. Trước đó là chuyện ông đưa thợ từ Thanh Hóa, Ninh Bình ra Thăng Long chỉ nội trong một đêm. Hàng trăm người thợ được đưa lên thuyền chuẩn bị ra Kinh đô. Đêm đến họ ngủ say nhưng sáng ra ai cũng tưởng mình đang trong mơ vì đã ở giữa đất Kinh kỳ. Thì ra ông đã hóa phép "rút đường"...
Gạt những lớp vỏ huyền thoại ta thấy lộ ra những lớp nghĩa duy vật: Đó là khát vọng cháy bỏng của con người có phép mầu để đạt được những điều không tưởng. Đó là ước ao rất nhân văn con người không bị đói, không mất thời gian đi lại để tập trung làm những việc có ích, thiết thực. Đó là niềm tôn kính những người tài có lý tưởng vị tha tốt đẹp... Từ chi tiết nồi cơm nhỏ ăn hết lại đầy ta thấy xu hướng "Thạch Sanh hóa" nhân vật Nguyễn Minh Không của tác giả dân gian là rất rõ. Điều này cho thấy sức hấp dẫn lớn của nhân vật ngoài đời.
Một số truyền thuyết vùng Ninh Bình, Thanh Hóa còn "khổng lồ hóa" nhân vật bằng cách "biến" Minh Không thành ông Khổng Lồ có công khai sơn phá thạch vùng Ninh Bình. Chính ông là người có công xếp đặt lại vị trí các quả núi để Ninh Bình có thắng cảnh như hiện tại. Huyền thoại về Minh Không vẫn còn gắn với một số địa danh như núi Đồng Cân (Hoa Lư), hòn Nẹ (Kim Sơn)… Ông còn dạy dân cách trồng cấy vùng bán sơn địa, dạy dân đánh cá, nhất là truyền nghề trồng nhiều cây thuốc quý và cách sao thuốc, bốc thuốc, khám bệnh... Như vậy, trong cảm quan truyền thuyết Minh Không như vị thần mang tính khởi nguyên cho một vùng văn hóa.
Nhưng vai trò chính của ông vẫn là Thiền sư dạy dân tu tập thực hành giáo lý. Trong ông vẫn còn có một vị Tiên của Đạo giáo biết biến hóa thần thông, có nón tu lờ, có gậy thần của đạo sĩ. Ông lại là nhà chính trị tham gia chính sự. Có thể khẳng định: ở Nguyễn Minh Không là hình tượng tập trung nhất, đẹp nhất của "Tam giáo đồng nguyên". Điều chắc chắn thì Minh Không là nhà văn hóa lớn thời Lý tỏa sáng mãi cùng văn hóa Việt.
Hiện nay, đền thờ Khổng Minh Không tại làng Trà Đông xã Thiệu Trung huyện Thiệu Hóa là di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng cấp quốc gia. Nhận rõ ý nghĩa, tầm vóc, ảnh hưởng lớn lao của thánh Nguyễn Minh Không đối với sự tín ngưỡng của các tầng lớp Nhân dân, huyện Thiệu Hóa đã lập dự án mở rộng, đầu tư, tôn tạo, nâng cấp khu vực di tích đền thờ Khổng Minh Không, nhằm đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân và tôn vinh nghề đúc đồng truyền thống làng Trà Đông xã Thiệu Trung.
Ban Biên tập
HƯƠNG THƠM TỎA XUỐNG DÒNG SÔNG
Bốn mùa: Xuân - Hạ - Thu - Đông
Lênh đênh mặt nước với dòng sông Chu
Quăng chài thả lưới sớm trưa
Giông tố, bão táp nắng mưa đã từng.
Bây giờ mới được tin mừng
Đảng và Nhà nước tỏa lừng hương thơm
Lo cho manh áo bát cơm
Lo cho nhà ở người trên sông này.
Ta về Thiệu Vũ hôm nay
Tai nghe mắt thấy còn tay đã sờ
Bao ngày bao tháng ước mơ
Hôm nay mới được ngày giờ thật vui.
Không còn chống ngược chèo xuôi
Đêm hôm lặn mọ ngậm ngùi thở than
Giông tố bão táp thôi bàn
Không lo không sợ vui tràn cung mây.
Vạn Chài có được hôm nay
Là nhờ các cấp chung tay chung tình
Đảng và Nhà nước chúng mình
Chăm lo cuộc sống mưu sinh cho đời.
Chúng tôi xin có đôi lời:
Ơn Đảng Nhà nước muôn đời không quên
Cảm ơn các cấp chính quyền
Chung tay góp sức bỏ thuyền lênh đênh.
Cảm ơn các sở, ban, ngành
Quan tâm giúp đỡ đồng hành chúng tôi
Chúng tôi xin hứa đôi lời:
Làm tròn trách nhiệm của người công dân
Lao động sản xuất chuyên cần
Tốt đời, đẹp đạo mười phân vẹn mười
Kính chúc quý vị đôi lời:
Luôn luôn mạnh khỏe giúp đời nở hoa.
Nguyễn Trường Sinh
46acdb8eb610977dT8b.jpg

BẢN TIN NỘI BỘ THÁNG 8 NĂM 2023

Đăng lúc: 20/12/2023 (GMT+7)
100%

799ed1b6dd3eb4cdT8a.jpg
HƯỚNG DẪN - CHỈ ĐẠO
“TRÍCH” KẾ HOẠCH SỐ 148-KH/HU NGÀY 05/6/2023 CỦA BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN ỦY VỀTHỰC HIỆN KẾT LUẬNSỐ 48-KL/TWCỦA BỘ CHÍNH TRỊ VÀ KẾ HOẠCH SỐ 130 -KH/TUCỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY VỀ VIỆC SẮP XẾP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNHGIAI ĐOẠN 2023-2030, TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THIỆU HÓA
Căn cứ Kết luận số 48-KL/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã, giai đoạn 2023 - 2030 và Kế hoạch số 130-KH/TU ngày 31/3/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Kết luận số 48-KL/TW; ngày 05/6/2023, Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành Kế hoạch số 148-KH/HU về việc thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023-2030, trên địa bàn huyện Thiệu Hóa với một số nội dung chủ yếu như sau:
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
1.1. Quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Kết luận số 48-KL/TW, góp phần hoàn thiện thể chế về đơn vị hành chính, bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; phát huy tốt các nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, giữ vững an ninh và trật tự an toàn xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân.
1.2. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc sắp xếp đơn vị hành chính. Tổ chức các đơn vị hành chính trên địa bàn huyện phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển trong giai đoạn mới, khả năng quản lý của chính quyền địa phương.
2. Yêu cầu:
2.1. Bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất của cấp ủy đảng trong quán triệt, triển khai, tổ chức thực hiện Kết luận số 48-KL/TW; tạo được sự đồng thuận, thống nhất cao trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân. Gắn việc sắp xếp đơn vị hành chính với đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; giải quyết kịp thời các chế độ, chính sách theo quy định.
2.2. Các cấp ủy đảng, chính quyền và người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải xác định việc thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính là nhiệm vụ quan trọng, trọng tâm, xuyên suốt trong giai đoạn 2023-2030. Thực hiện đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và cấp có thẩm quyền. Xây dựng các phương án, đề án nêu rõ mục tiêu, lộ trình sắp xếp, thời gian hoàn thành; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cấp, các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị; xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính trong từng giai đoạn cho phù hợp.
2.3. Sắp xếp đơn vị hành chính cân nhắc kỹ các yếu tố đặc thù về lịch sử, truyền thống, văn hóa, phong tục, tập quán, điều kiện địa lý - tự nhiên, cộng đồng dân cư và yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội. Không bắt buộc sắp xếp đối với các đơn vị hành chính đã thực hiện sắp xếp trong giai đoạn trước, những đơn vị đã ổn định từ lâu, có vị trí biệt lập, có các yếu tố đặc thù và các đơn vị hành chính nông thôn đã được quy hoạch thành đơn vị hành chính đô thị.
II. NHIỆM VỤ, LỘ TRÌNH SẮP XẾP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH, GIAI ĐOẠN 2023 - 2030
1. Nhiệm vụ sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2030:
Từ kết quả rà soát hiện trạng diện tích tự nhiên, quy mô dân số các xã, thị trấn(chi tiết tại Phụ lục kèm theo Kế hoạch này), đối chiếu quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (sau đây gọi là Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính) và nhiệm vụ sáp nhập được quy định tại Kết luận số 48-KL/TW, xác định nhiệm vụ sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Thiệu Hóa giai đoạn 2023 - 2030 như sau:
1.1. Không sắp xếp 3 đơn vị giai đoạn 2023 - 2030, gồm:
(1) Thị trấn Thiệu Hóa đạt 76,43% quy định về diện tích tự nhiên và đạt 239,71% quy định về quy mô dân số; (2) Xã Minh Tâm đạt 34,67% quy định về diện tích tự nhiên và đạt 150,76% quy định về quy mô dân số và đã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2019 - 2021; (3) Xã Tân Châu đã thực hiện sắp xếp trong giai đoạn 2019 - 2021.
1.2. Giai đoạn 2023 - 2025:
10 xãcó tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên dưới 20% quy định và có tiêu chuẩn về quy mô dân số dưới 300% quy định là: Thiệu Chính, Thiệu Viên, Thiệu Lý, Thiệu Vận, Thiệu Trung, Thiệu Giao, Thiệu Tiến, Thiệu Thành, Thiệu Phúc, Thiệu Thịnh.
Tuy nhiên, khi xây dựng Phương án, Đề án sắp xếp, cần tính đến các đơn vị có vị trí biệt lập, có các yếu tố đặc thù, đơn vị hành chính nông thôn đã được quy hoạch thành đơn vị hành chính đô thị gồm: xã Thiệu Giao (có vị trí biệt lập, chỉ giáp ranh với xã Tân Châu, đã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2019 - 2021 và thành phố Thanh Hóa); xã Thiệu Viên cùng với xã Minh Tâm (xã đã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2019 - 2021) được quy hoạch đô thị thuộc quy hoạch chung đô thị Hậu Hiền đã được phê duyệt.
1.3.Giai đoạn 2026 - 2030:
Trong12 xãcòn lại: có4 xã(Thiệu Công, Thiệu Phú, Thiệu Nguyên, Thiệu Duy) có quy mô dân số trên 100% nhưng chưa đủ 300% quy định và diện tích trên 20% nhưng chưa đủ 30% quy định;8 xã(Thiệu Toán, Thiệu Hòa, Thiệu Ngọc, Thiệu Vũ, Thiệu Long, Thiệu Quang, Thiệu Giang, Thiệu Hợp) có đồng thời cả 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 100% quy định.
Tuy nhiên, khi xây dựng Phương án, Đề án sáp nhập xã cần lưu ý đến các xã: đã có Đề án sáp nhập vào thị trấn Thiệu Hóa đang trình Trung ương thẩm định, quyết định (xã Thiệu Phú); xã thuộc quy hoạch chung đô thị Giang Quang (Thiệu Quang, Thiệu Giang và Thiệu Duy); một số xã chỉ giáp ranh với đơn vị đã thực hiện sắp xếp giai đoạn trước.
2. Lộ trình thực hiện:
2.1. UBND huyện tham mưu cho Ban Thường vụ Huyện ủy: Ban hành Kế hoạch, Chỉ thị về việc lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện, theo tinh thần Kết luận số 48-KL/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị (khóa XIII) và Kế hoạch số 130-KH/TU ngày 31/3/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện, giai đoạn 2023 - 2030.
2.2. Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai các nội dung công việc sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn huyện, giai đoạn 2023 - 2030.
2.3. Xây dựng Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện: UBND huyện giao Phòng Nội vụ chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương có liên quan tham mưu xây dựng Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện, trình Ban Thường vụ Huyện ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện cho ý kiến trước khi trình UBND tỉnh phê duyệt.
2.4. Xây dựng Đề án chi tiết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện: Trên cơ sở Phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh, UBND huyện giao Phòng Nội vụ chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương có liên quan tham mưu xây dựng Đề án chi tiết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện, trình Ban Thường vụ Huyện ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện cho ý kiến trước khi triển khai thực hiện các bước tiếp theo theo quy định pháp luật và trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
2.5. Tổ chức lấy ý kiến cử tri về Đề án chi tiết sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn huyện: UBND huyện xây dựng Kế hoạch lấy ý kiến cử tri; tổ chức tập huấn; chỉ đạo UBND cấp xã thuộc phạm vi sắp xếp đơn vị hành chính xây dựng Kế hoạch lấy ý kiến cử tri, lập, niêm yết danh sách cử tri, hướng dẫn các thôn tổ chức lấy ý kiến cử tri; tổng hợp kết quả lấy ý kiến cử tri và báo cáo cơ quan có thẩm quyền.
2.6. Tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân các cấp:
- Sau khi lấy ý kiến cử tri, UBND cấp xã có liên quan trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thảo luận thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính; tổng hợp trình UBND huyện kết quả thực hiện.
- Sau khi có kết quả lấy ý kiến cử tri, kết quả biểu quyết của Hội đồng nhân dân ở các đơn vị hành chính cấp xã có liên quan, UBND huyện tổng hợp trình Hội đồng nhân dân huyện thảo luận thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện.
2.7. Hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục, Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện, báo cáo cấp có thẩm quyền: Ủy ban nhân dân huyện hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục, Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện, trình Ban Thường vụ Huyện ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện cho ý kiến trước khi báo cáo UBND tỉnh trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
2.8. Công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị sau khi sắp xếp đơn vị hành chính: Chậm nhất không quá 30 ngày, sau khi có Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, UBND huyện xây dựng, báo cáo Ban Thường vụ Huyện ủy cho ý kiến và thực hiện kế hoạch tổ chức công bố Nghị quyết; kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy, tài sản công, tài chính ngân sách các cơ quan của đơn vị hành chính mới.
2.9. Sơ kết, tổng kết việc sắp xếp đơn vị hành chính: Năm 2025, tiến hành sơ kết việc sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn huyện giai đoạn 2023-2025; năm 2030, tiến hành tổng kết việc sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn huyện giai đoạn 2023-2030.
(Ban hành kèm theoPHỤ LỤC:Kết quả rà soát hiện trạng về diện tích tự nhiên, dân số các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thiệu Hóa).
PHỤ LỤC: Kết quả rà soát hiện trạng về diện tích tự nhiên, dân số các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thiệu Hóa
(Kèm theo Kế hoạch số 148-KH/HU ngày 05/6/2023 của Ban Thường vụ Huyện ủy)
TT
Đơn vị
Diện tích tự nhiên (km2)
Quy mô dân số (người)
Phân loại
ĐV hành chính
So với tiêu chuẩn
Tổng
Thực tế thường trú
Tạm trú quy đổi
Diện tích (%)
Dân số (%)
Huyện
159,9
185.845
183.899
1.946
35,53
154,87
1
TT Thiệu Hóa
10,7
19.177
18.787
390
I
76,43
239,71
2
Minh Tâm
10,4
12.061
11.970
91
II
34,67
150,76
3
Tân Châu
7,4
8.210
8.071
139
II
24,67
102,63
4
Thiệu Công
6,7
8.035
7.963
72
III
22,33
100,44
5
Thiệu Phú
6,5
9.175
9.075
100
II
21,67
114,69
6
Thiệu Nguyên
6,6
9.303
9.222
81
II
22,00
116,29
7
Thiệu Duy
8,8
8.735
8.615
120
II
29,33
109,19
8
Thiệu Toán
6,3
6.025
6.010
15
III
21,00
75,31
9
Thiệu Hòa
6,6
6.512
6.480
32
III
22,00
81,40
11
Thiệu Ngọc
7,5
6.208
6.179
29
III
25,00
77,60
10
Thiệu Vũ
6,1
6.497
6.426
71
III
20,33
81,21
12
Thiệu Long
7,7
7.847
7.812
35
III
25,67
98,09
13
Thiệu Quang
6,9
6.109
6.078
31
III
23,00
76,36
14
Thiệu Giang
7,5
7.423
7.382
41
II
25,00
92,79
15
Thiệu Hợp
7,1
7.526
7.481
45
II
23,67
94,08
16
Thiệu Chính
5,1
5.444
5.388
56
III
17,00
68,05
17
Thiệu Viên
4,9
6.011
5.967
44
III
16,33
75,14
18
Thiệu Lý
4,1
5.715
5.696
19
III
13,67
71,44
19
Thiệu Vận
3,7
4.947
4.831
116
III
12,33
61,84
20
Thiệu Trung
3,9
6.187
6.104
83
III
13,00
77,34
21
Thiệu Giao
5,8
6.696
6.528
168
III
19,33
83,70
22
Thiệu Tiến
4,6
6.614
6.583
31
III
15,33
82,68
23
Thiệu Thành
5,5
6.030
5.966
64
III
18,33
75,38
24
Thiệu Phúc
4,6
5.364
5.292
72
III
15,33
67,05
25
Thiệu Thịnh
4,9
3.994
3.993
01
III
16,33
49,93
Ban Biên tập
TIN TỨC- SỰ KIỆN NỔI BẬT
TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI, CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ THÁNG 8 NĂM 2023
1. Tình hình kinh tế - xã hội:
- Sản xuất nông nghiệp:Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh bảo vệ cây trồng vụ Thu mùa năm 2023; đến nay, lúa đã trổ đạt 60% tổng diện tích. Chỉ đạo xây dựng, triển khai Phương án sản xuất vụ Đông 2023 - 2024, xây dựng kế hoạch sản xuất ngành trồng trọt năm 2024. Chỉ đạo các xã, thị trấn phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, đảm bảo an toàn phòng dịch và nguồn cung thực phẩm. Chỉ đạo, hướng dẫn các xã hoàn thiện phương án PCTT - TKCN năm 2023, xây dựng kịch bản ứng phó với các tình huống khi có thiên tai xảy ra trên địa bàn.
- Công tác xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh và sản phẩm OCOP:Tập trung chỉ đạo các xã trong kế hoạch rà soát, hoàn thiện hồ sơ, đẩy nhanh tiến độ thẩm tra, thẩm định các tiêu chí xây dựng xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu; đã thẩm định, công nhận 04 thôn đạt thôn NTM kiểu mẫu, chỉ đạo 09 thôn hoàn thiện hồ sơ trình các ngành cấp huyện thẩm định. Tăng cường công tác tuyên truyền, tiếp tục đẩy mạnh phong trào xây dựng NTM. Trong tháng, đã vận động Nhân dân toàn huyện hiến hơn 1.178m2đất làm đường giao thông và các công trình phục vụ cộng đồng, nâng tổng số diện tích đất Nhân dân đã hiến 8 tháng đầu năm 2023 lên17.683m2đạt 58,94% KH năm. Tăng cường chỉ đạo, triển khai đợt cao điểm việc ra quân, chấn chỉnh, xử lý dứt điểm tình trạng lấn chiếm lòng, lề đường, vỉa hè và hành lang an toàn giao thông tuyến Quốc lộ 45 và các đường tỉnh đoạn qua địa bàn huyện.
Hướng dẫn các chủ thể hoàn thiện hồ sơ và chấm cho 05 sản phẩm: Nước tương Chí Vân, tỏi đen Suzin thị trấn Thiệu Hoá; giò lụa Bốn Hào xã Thiệu Lý; Ngũ cốc Dinh dưỡng Lạc Lạc, Ngũ Cao Bầu Lạc Lạc xã Thiệu Ngọc. Phối hợp tổ chức ký kết đưa 09 sản phẩm OCOP và sản phẩm lợi thế của huyện Thiệu Hóa vào hệ thống siêu thị The City, tạo chuỗi liên kết bền vững, mở rộng thị trường, nâng cao giá trị thương hiệu sản phẩm.
-Sản xuất công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại:Chỉ đạo hoàn thiện hồ sơ xin ý kiến các sở, ngành 01 đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu dân cư, tái định cư xã Thiệu Trung. Được UBND tỉnh phê duyệt đồ án quy hoạch đô thị Giang Quang; phối hợp xin ý kiến thỏa thuận Bộ Xây dựng về đồ án quy hoạch đô thị Ngọc Vũ. Thẩm định cho 13 dự án đầu tư xây dựng do Ban QLDA và UBND các xã, thị trấn làm Chủ đầu tư. Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện đầu tư hạ tầng các Cụm công nghiệp: Hậu Hiền, Ngọc Vũ và Vạn Hà số 2.
-Hoạt động đầu tư, phát triển doanh nghiệp:Tiếp tục chỉ đạo triển khai và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công, nhất là dự án giao thông trọng điểm và các dự án xây dựng hạ tầng đấu giá quyền sử dụng đất ở. Phối hợp với Tập đoàn Huali tổ chức Lễ khởi công Dự án Nhà máy sản xuất, gia công giầy dép xuất khẩu Alivia, với quy mô vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng, dự kiến thu hút khoảng 8.000 lao động. Tập trung đẩy nhanh tiến độ 31 dự án đang thi công, chuyển tiếp. Đã triển khai, lựa chọn đơn vị tư vấn của 08 dự án; trình phê duyệt thẩm định 07 dự án; tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu xây lắp 05 dự án; hoàn thiện hồ sơ thiết kế 04 dự án và chuẩn bị bàn giao các mặt bằng quy hoạch đấu giá đất… Đã thực hiện giải ngân vốn đầu tư công ngân sách tỉnh quản lý 145,5 tỷ đồng, đạt 67,9% (tỷ lệ giảm do tỉnh bổ sung vốn cho các dự án đợt 2 năm 2023). Vốn bổ sung có mục tiêu ngân sách huyện quản lý (23 dự án) đã giải ngân 74,863 tỷ đồng, đạt 45,1% tổng số vốn. Vốn đầu tư công ngân sách huyện từ nguồn thu tiền sử dụng đất đã thực hiện giải ngân 213,84 tỷ đồng, đạt 52,9% số vốn giao chi tiết.
Trong tháng 8, đã thành lập mới 10 doanh nghiệp, nâng số doanh nghiệp thành lập mới từ đầu năm đến nay lên 38 doanh nghiệp, đạt 48% KH cả năm. Lũy kế 8 tháng đầu năm đã cấp 365 giấy Đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện.
-Công tác thu, chi ngân sách:Ước thu ngân sách tháng 8 đạt 19 tỷ đồng; lũy kế 8 tháng đạt 176,64 tỷ đồng, đạt 19% DT huyện giao, đạt 43% DT tỉnh giao. Chi ngân sách tháng tháng 8 ước thực hiện 38,4 tỷ đồng lũy kế 8 tháng 719,6 tỷ đồng, đạt 88% KH tỉnh giao, 63% KH huyện giao.
- Công tác quản lý tài nguyên, môi trường:Đã trình và được UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, Kế hoạch sử dụng đất năm 2023. Chỉ đạo xây dựng Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 theo quy định. Thu hồi đất và phê duyệt Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 07 dự án với tổng diện tích 28,4 ha; phê duyệt giá đất phục vụ công tác GPMB 03 dự án; thông báo thu hồi đất thực hiện dự án Cụm công nghiệp Ngọc Vũ. Tổ chức đấu giá 15 lô đất tại khu đô thị phía Bắc thị trấn Thiệu Hóa và khu tái định cư đồng Ao Kho, xã Tân Châu với tổng số tiền trúng đấu giá 18,126 tỷ đồng, tăng 71,62 triệu đồng so với giá khởi điểm. Đã cấp được 72 Giấy chứng nhận QSDĐ, trong đó diện tồn đọng luỹ kế 8 tháng là 221/350 giấy, đạt 63,14% KH. Công tác quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện tiếp tục thực hiện chặt chẽ, công tác bảo vệ môi trường được đẩy mạnh.
- Văn hóa thông tin, thể dục thể thao:Tập trung tuyên truyền kỷ niệm 78 năm cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9; kỷ niệm 78 năm ngày truyền thống Công an Nhân dân; tổ chức Ngày Hội toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc năm 2023. Tổ chức thành công giải Cầu lông các Câu lạc bộ mở rộng; phối hợp với Đoàn thanh niên Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và các đơn vị tổ chức Chương trình thiện nguyện, nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9 và 78 năm Ngày truyền thống ngành Văn hóa tại huyện. Chỉ đạo hoàn thiện hồ sơ tu bổ tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa các di tích cách mạng trên địa bàn.
-Giáo dục và Đào tạo:Chỉ đạo tổng kết năm học 2022-2023, triển khai nhiệm vụ năm học 2023-2024. Xây dựng kế hoạch điều động, luân chuyển, bố trí, sắp xếp cán bộ quản lý, giáo viên các cấp phù hợp với điều kiện thực tiễn; xây dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức ngành giáo dục năm học 2023 - 2024. Rà soát, kiểm tra chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ năm học mới. Tăng cường bồi dưỡng học sinh giỏi các môn văn hóa cấp tỉnh. Thực hiện chủ trương thành lập trường Tiểu học và THCS Thiệu Vận trên cơ sở ghép trường Tiểu học và trường THCS Thiệu Vận.
-Lao động - TBXH:Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách đối với người có công và đối tượng xã hội. Thực hiện đánh giá giữa kỳ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021-2025. Công tác giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động và đào tạo nghề cho lao động nông thôn tiếp tục được quan tâm; triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, giải quyết việc làm, tạo sinh kế, đảm bảo đời sống bền vững cho các hộ dân sau khi lên bờ định cư tại xã Thiệu Vũ. Tỷ lệ người dân tham gia BHYT đến hết tháng 8 ước đạt 91,37%.
- Y tế:Chỉ đạo các cơ sở y tế thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân. Trong tháng, đã khám 10.925 lượt người, tăng 39,5% so với kế hoạch, tăng 10,9% so với CK; điều trị 2.416 người, tăng 75,7% so với kế hoạch, tăng 4,9% so với CK. Đã thẩm tra các tiêu chí xã ATTP nâng cao xã Thiệu Trung, Thiệu Tiến đề nghị UBND tỉnh tổ chức thẩm định công nhận xã đạt các tiêu chí ATTP nâng cao năm 2023.
2. Công tác quốc phòng - an ninh:
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện cơ bản ổn định. Duy trì nề nếp trực các cấp; tổ chức huấn luyện và bắn đạn thật cho 11 đơn vị tự vệ; mở các lớp bồi dưỡng quốc phòng, an ninh cho 240 đối tượng 4 cấp huyện. Duy trì các lực lượng sẵn sàng xử lý các tình huống trong mùa mưa bão.
Lực lượng công an từ huyện đến cơ sở tổ chức thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ, giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, an ninh nội bộ, an ninh nông thôn, an ninh tôn giáo, tăng cường các biện pháp nghiệp vụ trên lĩnh vực an ninh thông tin, văn hóa, tư tưởng. Tham mưu cho Ban chỉ đạo 138 huyện, BCĐ an ninh trật tự xã tổ chức thành công Ngày Hội “Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc” năm 2023.
Công tác thanh tra, kiểm tra được triển khai thực hiện theo kế hoạch. Công tác tiếp công dân định kỳ tại trụ sở Ban tiếp công dân huyện được thực hiện nghiêm túc, đúng thẩm quyền. Trong tháng 8, lãnh đạo huyện, Ban tiếp công dân, Thanh tra huyện và các cơ quan đã tiếp 02 lượt công dân với 02 vụ việc.
3. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị:
-Công tác giáo dục chính trị tư tưởng: Tập trung chỉ đạo, định hướng tuyên truyền các ngày Lễ lớn của đất nước và các hoạt động kỷ niệm 93 năm ngày truyền thống Tuyên giáo (01/8/1930 - 01/8/2023). Chỉ đạo, tổ chức tốt Cuộc thi trắc nghiệm “tìm hiểu 93 năm truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng”; kết quả có gần 10 ngàn lượt người tham gia Cuộc thi. Tham dự Hội nghị tập huấn kiến thức, kỹ năng tuyên truyền và tham gia xử lý điểm nóng về dân tộc, tôn giáo do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức tại tỉnh. Phối hợp, chỉ đạohoàn thiện bản thảo lần 1cuốn Lịch sử đảng bộ huyện (1930 -2020).Biên tập, xuất bản 700 cuốn Bản tin nội bộ của huyện cấp kịp thời đến các tổ chức cơ sở Đảng.Chỉ đạo tổ chức 03 lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng cho 280 quần chúng ưu tú; mở 01 lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cho 96 đảng viên mới.
-Công tác tổ chức,cán bộ: Ban Thường vụ Huyện ủy thống nhất giới thiệu ứng cử đối với các chức danh thuộc diện quản lý là 02 đồng chí; thỏa thuận bổ nhiệm 01 đồng chí; giới thiệu nhân sự tham gia BCH Liên đoàn Lao động tỉnh. Chỉ đạo thực hiện quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chức vụ lãnh đạo, quản lý khối trường học 09 đồng chí. Chỉ đạo thực hiện giải thể chi bộ trường THPT Nguyễn Quán Nho để thành lập Đảng bộ trường THPT Nguyễn Quán Nho và chỉ định nhân sự tham gia BCH, Bí thư, Phó bí thư Đảng bộ trường THPT Nguyễn Quán Nho. Thực hiện báo cáo kết quả rà soát, đề nghị đưa cán bộ không đảm bảo tiêu chuẩn ra khỏi quy hoạch diện Ban thường vụ Tỉnh uỷ theo quy định. Xem xét cử cán bộ đi học lớp trung cấp lý luận chính trị hệ tập trung năm 2023 đối với 07 đồng chí. Kết nạp mới 31 đảng viên (lũy kế từ đầu năm đến nay, đã kết nạp được 212 đảng viên); hoàn thiện hồ sơ xét Huy hiệu Đảng đợt 02/9/2023 cho 210 đồng chí. Làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ và chính sách cán bộ.
-Công tác kiểm tra, giám sát: Hoàn thành kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng đối với Đảng ủy và UBKT Đảng ủy xã Thiệu Phúc, Thiệu Long, Thiệu Viên, Thiệu Giang; ban hành Thông báo kết luận giám sát Công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng xã Nông thôn mới nâng cao và thôn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023 đối với Đảng ủy: Thiệu Lý, Thiệu Giao, Thiệu Nguyên, Thiệu Hợp. Tiếp tục thực hiện kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm tại Đảng bộ Thiệu Vũ, Thiệu Ngọc, Đảng bộ Chính quyền theo Quyết định đã ban hành. Tiến hành thẩm định nhân sự các chức danh thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý để thực hiện quy trình trong công tác cán bộ theo quy định. Tiếp tục chỉ đạo việc xem xét, giải quyết đơn thư theo thẩm quyền.
- Công tác dân vận:Tập trung nắm tình hình, tâm tư nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và quần chúng Nhân dân, tình hình tôn giáo trên địa bàn huyện. Phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy mở lớp tập huấn công tác dân vận năm 2023 cho các đối tượng là bí thư trưởng thôn ở các xã. Chuẩn bị tốt các điều kiện góp phần tổ chức thành công Lễ hoàn thành Kế hoạch cấp đất, hỗ trợ kinh phí và làm nhà ở cho 28 hộ là đồng bào sinh sống trên sông trên địa bàn.
-Hoạt động của HĐND - UBNDhuyện:Đôn đốc các ngành giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung điều hành quyết liệt, bám sát các mục tiêu, chỉ tiêu theo kế hoạch. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để chỉ đạo, điều hành nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền. Đẩy mạnh công tác chăm sóc phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng vụ Thu mùa; đẩy nhanh tiến độ GPMB, tiến độ xây dựng các công trình, dự án; quan tâm đối thoại, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân.
- Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội:Đẩy mạnh các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước; trong tháng đã hướng dẫn 02 xã Thiệu Chính và Thiệu Ngọc lấy phiếu đánh giá hài lòng của người dân về xây dựng nông thôn mới nâng cao. Tiến hành hiệp thương, kiện toàn Ban Thường trực Ủy ban MTTQ huyện, nhiệm kỳ 2019-2024 theo quy định.Đoànthanh niênphối hợp với UBND huyện, Đoàn Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Chương trình thiện nguyện kỷ niệm 78 năm ngày truyền thống ngành Văn hóa (28/8/1945 – 28/8/2023); chỉ đạo Đoàn các xã, thị trấn tổ chức tổng kết hoạt động hè 2023.Hội cựu chiến binhhuyện vận động hỗ trợ hội viên gặp khó khăn về nhà ở với 03 nhà, số tiền 51 triệu đồng.Hội Nông dânphối hợp với Hội Nông dân tỉnh, Sở Tài nguyên và môi trường tập huấn công tác bảo vệ môi trường và hướng dẫn phân loại rác thải, xử lý rác thải hữu cơ thành phân bón với sự tham gia 150 hội viên xã Thiệu Chính.Liên đoàn lao độnghuyện tập trung xây dựng, triển khai kế hoạch hành động, chương trình, quy chế hoạt động toàn khóa sớm thực hiện nghị quyết đại hội đề ra; vận động thành lập 02 công đoàn ngoài quốc doanh.Hội Liên hiệp Phụnữhuyện đã trồng thêm 02 km đường hoa thay thế cỏ dại, xây dựng được 05 mô hình Nhà sạch - Vườn đẹp; vận động được 365 hộ mua thùng nhựa để phân loại rác sinh hoạt; trao 01 Bê vàng trị giá 12 triệu cho hội viên nghèo.
Nguồn:Văn phòng Huyện ủy
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG,ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂMSAI TRÁI THÙ ĐỊCH
PHỦ ĐỊNH NHỮNG LUẬN ĐIỆU SAI TRÁI CỦA THẾ LỰC THÙ ĐỊCH VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
Nhận diện một số luận điểm sai trái về phát triển kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam:
Thứ nhất, thế lực thù địch đưa luận điệu sai trái về những quy luật cốt lõi trong hệ thống học thuyết của kinh tế chính trị Mác-Lênin nhằm khẳng định vị trí của chủ nghĩa tư bản và đồng nhất kinh tế thị trường với chủ nghĩa tư bản
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của nền sản xuất hàng hóa mà đỉnh cao là nền kinh tế thị trường. Những kẻ chống phá chủ nghĩa Mác - Lênin muốn phủ định quy luật giá trị khi đưa ra những hiện tượng, sự vật cá biệt để chứng minh quy luật này sai, không còn ý nghĩa và giá trị khoa học trong thời đại ngày nay. Những kẻ tự cho mình hiểu học thuyết Mác - Lênin đã sử dụng những ví dụ cũ rích và đã sai ngay từ phương pháp tiếp cận khi lấy một sự vật, hiện tượng cá biệt nằm ngoài quy luật kinh tế trong hệ thống học thuyết Mác để phủ nhận giá trị khoa học trong những nghiên cứu của ông. Họ dựa vào những hình thái của hàng hóa trong xã hội hiện đại, đánh đồng giữa trí tuệ nhân tạo với máy móc để khẳng định máy móc cũng tạo ra giá trị thặng dư - từ đó cổ vũ cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, chỉ trích chủ nghĩa Mác đã lỗi thời, lạc hậu, xóa nhòa đi ý nghĩa to lớn của quy luật sản xuất giá trị thặng dư mà Mác đã dày công nghiên cứu, phát hiện. Những thế lực thù địch còn đề cập đến những nội dung xoay quanh vấn đề sở hữu tư liệu sản xuất, dùng những thứ dân chủ giả hiệu để phê phán sở hữu của chủ nghĩa xã hội. Chúng cho rằng, chủ nghĩa xã hội sẽ cướp đi quyền sở hữu của con người, cổ súy cho việc dùng quyền sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất để nô dịch lao động của người khác; khẳng định sự điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản sẽ xóa bỏ bóc lột thông qua việc đề cập đến những chính sách ưu đãi công nhân, người lao động của các tập đoàn tư bản lớn.
Cố tình hạ thấp, thậm chí phủ nhận giá trị khoa học của quy luật giá trị, quy luật sản xuất giá trị thặng dư, thế lực thù địch muốn khẳng định sự tồn tại vĩnh cửu của chủ nghĩa tư bản, đánh đồng kinh tế thị trường và chủ nghĩa tư bản. Chúng coi kinh tế thị trường là riêng có của chủ nghĩa tư bản, và cả chủ nghĩa tư bản cũng như kinh tế thị trường của chủ nghĩa tư bản là xu hướng tất yếu và duy nhất của nhân loại. Chúng cho rằng sẽ không cần và không có một mô hình kinh tế thị trường nào khác kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Từ đó, chúng đưa ra quan điểm phủ nhận chủ nghĩa xã hội, phủ nhận kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Thứ hai, dùng những quan điểm phi khoa học để khẳng định sự mâu thuẫn giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa, cho rằng bản chất của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không dựa trên nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Chỉ ra sự tên gọi riêng có của mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, những kẻ chống phá cách mạng Việt Nam đã vội vàng phủ định mô hình kinh tế thị trường này. Chúng dùng những quan điểm phi khoa học khẳng định sự mâu thuẫn của kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa. Chúng "lớn miệng" cho rằng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam không dựa trên nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh mà là mô hình được xây dựng theo ý chí chủ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chúng cho rằng đây là một mô hình non trẻ, không có học thuyết kinh tế trên thế giới nào nghiên cứu và công nhận.
Với những luận điệu xuyên tạc, phi khoa học trên, những thế lực thù địch âm mưu phá hoại tôn chỉ hoạt động của Đảng ta là lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm cốt, chúng muốn làm lung lay lòng tin của cán bộ, đảng viên, nhân dân về sự kiên định với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thứ ba, xoáy sâu, thổi phồng những hạn chế, bất cập của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm hạ thấp uy tín, danh dự của Đảng, từ đó đưa ra yêu sách thay thế vị trí lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Từ những mặt trái của quá trình vận hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thế lực thù địch đã xuyên tạc về năng lực lãnh đạo nền kinh tế đất nước của Đảng. Chúng thổi phồng khuyết điểm của Đảng, từ những cá nhân cán bộ, đảng viên sai phạm trong các vụ án kinh tế lớn, chúng quy chụp thành bản chất của đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Những kẻ chống phá cách mạng Việt Nam đã dùng mọi thủ đoạn để hạ thấp uy tín của Đảng, làm xói mòn niềm tin của cán bộ, đảng viên, nhân dân với Đảng. Mục đích của chúng là muốn phá hoại khối đoàn kết dân tộc, muốn thay thế vị trí lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Những giá trị khoa học của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh phủ định những quan điểm sai trái, âm mưu của các thế lực thù địch:
Một là, chủ nghĩa tư bản chắc chắn sẽ bị thay thế bởi chủ nghĩa xã hội, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế thị trường hiện đại, là phương thức để Việt Nam xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho xã hội xã hội chủ nghĩa.
Những người cộng sản chân chính, những học sinh, sinh viên, trí thức hay những người đã từng đọc, từng nghiên cứu một cách nghiêm túc học thuyết kinh tế của Mác đều sẽ nắm được phương pháp nghiên cứu trừu tượng hóa khoa học - là gạt bỏ những cái không phổ biến, không làm ảnh hưởng đến quy luật chung khỏi quá trình kinh tế được nghiên cứu. Nhân loại bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trí tuệ nhân tạo, máy móc hiện đại có thể thay thế người lao động trong nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhưng không thể xóa bỏ được nền tảng cũng như khuôn khổ của chủ nghĩa tư bản - bóc lột lao động làm thuê. Những người cho rằng học thuyết của Mác về nguồn gốc giá trị thặng dư là lỗi thời thì họ đã mâu thuẫn ngay trong chính luận điểm của mình khi tách trí tuệ nhân tạo, khoa học công nghệ ra khỏi giá trị sử dụng hàng hóa sức lao động.
Những kẻ không thực sự hiểu quy luật sản xuất giá trị thặng dư, luôn tung hô cho những thứ dân chủ giả hiệu, gieo rắc những ý hiểu sai trái khi cho rằng chủ nghĩa xã hội sẽ xóa bỏ quyền sở hữu của con người. Nhưng họ đã cố tình hiểu sai, hoặc chưa nghiên cứu đủ kỹ để biết rằng, từ năm 1848, trong Tuyên ngôn Đảng Cộng sản, Mác đã viết “Chủ nghĩa cộng sản không tước bỏ của ai cái khả năng chiếm hữu những sản phẩm xã hội cả. Chủ nghĩa cộng sản chỉ tước bỏ quyền dùng sự chiếm hữu ấy để nô dịch lao động của người khác”.
Dùng quyền sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất để chiếm đoạt giá trị thặng dư, bóc lột sức lao động của người lao động là bản chất của chủ nghĩa tư bản. Dù chủ nghĩa tư bản phát triển, tiến bộ và có liên tục điều chỉnh thì cũng sẽ không khi nào thay đổi được quan hệ người bóc lột người trong mỗi hoạt động của nền sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa. Mác đã phát hiện ra bản chất cốt lõi này của chủ nghĩa tư bản, và dự đoán về sự diệt vong, bị thay thế của xã hội tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, với sự phát triển của các công ty cổ phần, những thương vụ IPO diễn ra trên phạm vi toàn cầu, những người chống lại chủ nghĩa Mác đề cao quan điểm công nhân là chủ của chính mình (khi được sở hữu cổ phiếu của công ty), và từ đó đưa ra kết luận phi logic, thiếu thuyết phục: trong chủ nghĩa tư bản không còn tình trạng người bóc lột người. Ngay cả khi người công nhân có thể sở hữu cổ phiếu của công ty, bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản vẫn không thay đổi, bởi đa số cổ phiếu nằm trong tay chủ tư bản (chế độ ủy nhiệm thể hiện rõ điều này). Do đó, quyền quyết định hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là quyền phân phối giá trị thặng dư vẫn không thuộc về người lao động.
Mặt khác, kinh tế thị trường không phải sản phẩm riêng có của chủ nghĩa tư bản, mà là sản phẩm của văn minh nhân loại được phát triển đỉnh cao trong xã hội tư bản chủ nghĩa. “Không “xuyên qua” kinh tế thị trường thì loài người không thể thoát khỏi vòng luẩn quẩn tự cấp tự túc; không thể vượt qua những giới hạn lịch sử chật hẹp của xã hội chiếm hữu nô lệ, xã hội phong kiến; cũng không thể kiến tạo được xã hội tư bản và cũng không thể tạo lập được những điều kiện, tiền đề để xây dựng một chế độ xã hội mới tốt đẹp hơn trong tương lại - xã hội xã hội chủ nghĩa”. Hãy nhìn lại các mô hình kinh tế thị trường trên thế giới: dù trong cùng một mô hình kinh tế thị trường tự do mới, nhưng kinh tế thị trường ở Anh và Mỹ cũng luôn tồn tại những điểm khác biệt; kinh tế thị trường xã hội ở các nước (điển hình là các nước Bắc Âu) cũng không giống nhau y hệt; hay kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa mang đặc sắc Trung Quốc đã giúp đất nước này vươn lên vị trí thứ hai trong nền kinh tế thế giới…. Sự khác biệt giữa các mô hình kinh tế thị trường nêu trên do yếu tố thể chế, hay do "mức độ, liều lượng" nhà nước can thiệp vào thị trường tạo nên. Và trong thế giới đương đại, dù là mô hình kinh tế thị trường nào cũng cần phải có sự quản lý của nhà nước nhằm khắc phục những khuyết tật cố hữu của kinh tế thị trường.
Hai là,phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một đột phá lý luận rất cơ bản và sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa không hề tồn tại tính mâu thuẫn đối kháng, ngược lại còn bổ trợ, thống nhất với nhau. Mục tiêu lớn nhất của kinh tế thị trường là lợi nhuận, lợi ích kinh tế, còn mục tiêu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là xây dựng tiền đề vật chất cho chủ nghĩa xã hội. Mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội có thể tồn tại những mâu thuẫn trong ngắn hạn, nhưng không phải là những mâu thuẫn loại trừ nhau. Với Việt Nam, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chính là biến mục tiêu lợi nhuận (trong kinh tế thị trường) thành phương tiện, công cụ để đạt được mục tiêu xã hội (đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa). Do đó kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nghĩa là một mô hình kinh tế phát huy được hết sức mạnh của các nguồn lực, đảm bảo lợi ích kinh tế được đặt trong mối quan hệ sâu sắc với tính định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không phải là một phép cộng đơn thuần mà là mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế thị trường và tính định hướng xã hội chủ nghĩa. Nếu chỉ chú trọng đến lợi ích kinh tế mà bỏ quên hoặc xem nhẹ các mục tiêu xã hội thì bất bình đẳng, phân hóa giàu nghèo và hàng loạt những vấn đề kinh tế xã hội khác sẽ nảy sinh, chúng ta có thể sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn trong xử lý mối quan hệ giữa kinh tế và xã hội như nhiều nước tư bản lớn hiện nay đang phải đối mặt.
Thứ ba, trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta đã thẳng thắn đối diện với các tồn tại, hạn chế, quyết tâm thực hiện khát vọng xây dựng một Việt Nam thịnh vượng.
Trước những thất bại khi không đủ luận cứ khoa học phản bác tính cấp thiết, tính ưu việt của mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, những kẻ chống phá cách mạng Việt Nam lại quay sang tấn công vào những khuyết điểm, hạn chế của quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hòng làm mất uy tín, danh dự của Đảng. Chúng nhân danh những người yêu nước, nhân danh sự dân chủ, tự do để kích động quần chúng nhân dân, lôi kéo một bộ phận nhỏ đảng viên, trí thức chống lại Đảng, Nhà nước.
Thực tế, quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là quá trình đan xen giữa sự thay thế của cái mới và cái cũ, của tính hiện đại với tính lạc hậu, của một nền sản xuất tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và một nền sản xuất nhỏ lẻ, manh mún. Mặc dù còn những hạn chế xuất phát từ cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, nhưng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta ngày càng được hoàn thiện và thu được những kết quả đáng ghi nhận. Thành tựu phát triển kinh tế Việt Nam hôm nay là những minh chứng không thể phủ nhận về sự đúng đắn, sáng tạo trong lãnh đạo phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Không những tấn công vào nền tảng tư tưởng của Đảng, thế lực thù địch còn tập trung tấn công vào hạt nhân của Đảng - cán bộ, đảng viên. Chúng dẫn chứng những vụ án kinh tế lớn để bình luận, phân tích những cán bộ, đảng viên sai phạm, suy thoái đạo đức đã bị xử lý kỷ luật và quy chụp họ là đại diện cho đa số đảng viên. Những luận điểm thiếu tính thuyết phục này chỉ làm dao động một bộ phận nhỏ những người không nắm vững lý luận cách mạng của Đảng, sa sút về phẩm chất chính trị, không tôn trọng và biết ơn lịch sử. Còn lại, đại đa số nhân dân, cán bộ, đảng viên đều đồng lòng, ủng hộ sự quyết tâm của Đảng trong rèn luyện, xử lý cán bộ, xây dựng đảng trong sạch vững mạnh. Dám thẳng thắn thừa nhận và kiên quyết xử lý, khắc phục hạn chế của mình, Đảng ngày càng củng cố vững chắc niềm tin trong nhân dân, cán bộ đảng viên. Do đó, lấy sai phạm của một vài cá nhân để bôi nhọ danh dự của một Đảng, một đất nước là một hành động sai cả về lý luận và thực tiễn. Những kẻ cố tình không thừa nhận lý luận khoa học và xuyên tạc sự thật thì không thể đáng tin và càng không thể mang lại những điều tốt đẹp cho một dân tộc.
Sau hơn 35 năm đổi mới, tên gọi Việt Nam đã ngày càng trở nên quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu, trong bản đồ kinh tế khu vực và thế giới. Với vị trí là một trong 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế, xây dựng quan hệ ngoại giao với 189 quốc gia và vùng lãnh thổ; … dân tộc Việt Nam có niềm tin, có khát vọng về một Việt Nam hùng cường thịnh vượng. Và niềm tin ấy luôn gắn liền cùng sự kiên định với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, gắn liền với niềm tin vào vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ban Biên tập
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG,ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
BỔ SUNG, HOÀN THIỆN CÁC CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG
CỦA CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN PHÙ HỢP VỚI GIAI ĐOẠN MỚI
Trong quá trình hoạt động lý luận và thực tiễn, C.Mác và Ph.Ăngghen luôn đặc biệt coi trọng việc xây dựng và thực hiện chuẩn mực đạo đức cách mạng. Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, “sống, chiến đấu cho lý tưởng cộng sản là phẩm chất cách mạng hàng đầu của người cộng sản; tiếp theo là đoàn kết trong Đảng, đoàn kết quốc tế, đấu tranh đến cùng cho thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản. “Kế thừa, vận dụng và phát triển sáng tạo quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I. Lênin đã xác định 10 chuẩn mực đạo đức cách mạng cơ bản của cán bộ, đảng viên, trong đó, 3 chuẩn mực đầu tiên là: (1) Tuyệt đối trung thành với Đảng, hy sinh quên mình vì chủ nghĩa xã hội; (2) Giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng và đoàn kết quốc tế; (3) Tận tụy, hết lòng với công việc, không tham ô, hối lộ. V.I.Lênin còn nhấn mạnh: “Khiêm tốn, không kiêu ngạo cộng sản”. “Không tự cao, tự đại”.
Vì sao? Vì, theo V.I.Lênin, trong bối cảnh cách mạng Nga thời bấy giờ, tính kiêu ngạo cộng sản thực sự là “kẻ thù nội xâm” đầu tiên mà những người cộng sản Nga phải kiên quyết đấu tranh tiêu diệt. Lênin nói: “Không có gì nguy hại và tai hại đối với chủ nghĩa cộng sản bằng thói lên mặt ta đây là cộng sản - Tự ta ta thu xếp được”. “Chỉ trông vào bàn tay của những người cộng sản để xây dựng xã hội cộng sản, đó là một tư tưởng hết sức ngây thơ. Những người cộng sản chỉ là một giọt nước trong đại dương, một giọt nước trong đại dương nhân dân... Họ chỉ có thể lãnh đạo nhân dân đi theo con đường của mình với điều kiện là họ vạch ra được con đường đó cho đúng, không những chỉ đúng theo hướng đi của lịch sử thế giới mà thôi”.
Với Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bác Hồ vô vàn kính yêu của toàn Đảng, toàn dân ta, vừa là lãnh tụ tối cao anh minh, ngọn cờ chính trị, tư tưởng kiệt xuất, vừa là tấm gương ngời sáng của đạo đức cách mạng. Người từng nói: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì?”
Bác Hồ còn chỉ rõ: “Người cán bộ cách mạng phải có đạo đức cách mạng. Phải giữ vững đạo đức cách mạng mới là người cách mạng chân chính. Đạo đức cách mạng có thể nói tóm tắt là:
Nhận rõ phải trái. Giữ vững lập trường.
Tận trung với nước. Tận hiếu với dân.
Mọi việc thành hay bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng hay không.
Vì vậy, Đảng phải nuôi dạy cán bộ như người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu. Phải trọng nhân tài, trọng cán bộ, trọng mỗi người có ích cho công việc chung của chúng ta”.
Rất đúng khi nói rằng, chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên là nội dung cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng. Các chuẩn mực này được Bác khẳng định trong nhiều tác phẩm, nhiều bài nói, bài viết trong những bối cảnh khác nhau, bao gồm những chuẩn mực cơ bản sau: (1) Suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng, đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên trên hết, trước hết; (2) Trung với nước, hiếu với dân; (3) Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; (4) Nhân, Nghĩa, Dũng, Trí, Tín; (5) Thương yêu con người, sống có tình nghĩa; (6) Giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất; (7) Kỷ luật nghiêm minh; (8) Tinh thần quốc tế trong sáng; (9) Chống chủ nghĩa cá nhân; (10) Học tập suốt đời.
Mỗi chuẩn mực cơ bản ấy đều được Bác trình bày, diễn giải một cách mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu, bình dị nhưng rất sâu sắc, dễ đi vào lòng người. Thí dụ: Về chống chủ nghĩa cá nhân, Bác nói: “Chủ nghĩa cá nhân trái ngược với đạo đức cách mạng, nếu còn lại trong mình, dù là ít thôi, thì nó sẽ chờ dịp để phát triển, để che lấp đạo đức cách mạng, để ngăn trở ta một lòng một dạ đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng... Chủ nghĩa cá nhân sinh ra nhiều bệnh, phạm nhiều sai lầm khuyết điểm. Do cá nhân chủ nghĩa mà ngại gian khổ, khó khăn, sa vào tham ô, hủ hóa, lãng phí, xa hoa. Họ tham danh trục lợi, thích địa vị, quyền hành. Họ tự cao tự đại, coi thường tập thể, xem khinh quần chúng, độc đoán chuyên quyền. “Họ xa rời quần chúng, xa rời thực tế, mắc bệnh quan liêu, mệnh lệnh. Họ không có tinh thần cố gắng vươn lên, không chịu học tập để tiến bộ.”
Về chuẩn mực “Học tập suốt đời”, Bác chỉ rõ: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Vì vậy, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng... Cán bộ, đảng viên phải cố gắng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ hiểu biết để làm tốt nhiệm vụ. Học để làm việc. Học để làm người. Học để làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể. Học để phụng sự giai cấp và nhân dân. Học để phụng sự Tổ quốc và nhân loại. Muốn đạt mục đích thì phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.” Và “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải gắn liền lý luận với công tác thực tế. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày nay đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân”.
Theo Bác, “Đạo đức cách mạng không phải tự trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ, hàng ngày mà phát triển và củng cố”.
Đại hội lần thứ XIII của Đảng nêu rõ:Về nhiệm vụ xây dựng Đảng, Đại hội nêu lên hai điều cần tập trung là: (1) Tập trung xây dựng Đảng về đạo đức; (2) Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược và người đứng đầu.
Về xây dựng Đảng về đạo đức, Đại hội chủ trương: Nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện các chuẩn mực đạo đức cách mạng phù hợp với điều kiện mới và truyền thống tốt đẹp của dân tộc để làm cơ sở cho cán bộ, đảng viên tự giác tu dưỡng, tự điều chỉnh hành vi ứng xử trong công tác hằng ngày.
Về bổ sung, hoàn thiện các chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên, Ban Tuyên giáo Trung ương đề xuất hai phương án.
Phương án 1:Nêu các chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên đồng thời xác định các thành tố tạo thành nội hàm, tiêu chuẩn của từng chuẩn mực. Đó là:
(1) Trung thành với Đảng, với nước;
(2) Phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân;
(3) Bản lĩnh, kiên định, tận tụy, sáng tạo;
(4) Dân chủ, kỷ cương;
(5) Tự cường, kiên quyết;
(6) Nghĩa tình, đoàn kết;
(7) Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư;
(8) Tiên phong, gương mẫu;
(9) Học tập, rèn luyện suốt đời.
Phương án 2:Quy định của Đảng, chỉ nêu các chuẩn mực, bảo đảm ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thuộc. Thành tố của các chuẩn mực nêu trong văn bản hướng dẫn để xác định rõ nội hàm, bảo đảm dễ thực hiện, dễ kiểm tra, đánh giá. Cụ thể:
(1) Tận trung với Đảng, tận hiếu với dân;
(2) Tận tụy với công việc, nhân nghĩa với người;
(3) Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư;
(4) Giữ gìn danh dự, đoàn kết, kỷ cương;
(5) Bản lĩnh, kiên định, trí, dũng, tự cường;
(6) Trách nhiệm, trung thực, tiền phong, kiên quyết;
(7) Tu dưỡng, nêu gương, tự soi, tự sửa;
(8) Nói đi đôi với làm, xây đi đôi với chống;
(9) Không ngừng học tập, suốt đời phấn đấu.
Trong thời gian tới, Ban Tuyên giáo Trung ương kiến nghị Bộ Chính trị ban hành “Quy định về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới” theo một trong hai phương án nêu trên, làm chuẩn mực chung để các ban, bộ, ngành, địa phương cụ thể hóa. Qui định này sẽ là một luồng gió mới thổi mạnh vào phong trào “Học tập và làm theo tư tưởng, phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh” đang phát triển và ngày càng có chiều hướng phát triển hơn nữa.
Ban Biên tập
CHỊ NGUYỄN THỊ HƯƠNG - CHỦ TỊCH HỘI LIÊN HIỆPPHỤ NỮ XÃ THIỆU NGUYÊN HỌC TẬP VÀ VÀ LÀM THEO BÁC
Xác định việc học và làm theo Bác là việc làm thường xuyên, liên tục của mỗi cán bộ, đảng viên, hội viên phụ nữ. Với cương vị là Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã, chị Nguyễn Thị Hương đã cùng Ban chấp hành (BCH) Hội cụ thể hóa Chỉ thị 05 về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thành các nội dung để các chi hội thực hiện, cụ thể như: Xây dựng và nhân rộng mô hình mới, cách làm hiệu quả, sáng tạo, điển hình tiên tiến; gắn việc học và làm theo Bác với thực hiện nhiệm vụ chính trị và các phong trào thi đua, các cuộc vận động do tổ chức Hội phát động, như: “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; “Rèn luyện phẩm chất đạo đức: Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang”, “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, “Chi hội kiểu mẫu 5 có, 3 sạch”, “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế”, “Phụ nữ chung tay xây dựng nông thôn mới (NTM)” v.v...
Chị Hương chia sẻ: “Qua học tập tấm gương đạo đức, phong cách của Bác, tôi ấn tượng sâu sắc nhất là đức tính gần dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, hết lòng hết sức phụng sự Nhân dân của Bác. Tôi cố gắng cụ thể hóa từng nhiệm vụ được giao theo kế hoạch thi đua hàng năm sát với tình hình thực tế của địa phương, thành lập và duy trì được các mô hình phù hợp với hội viên để ngày càng thu hút chị em tham gia vào tổ chức Hội”. Với trăn trở, suy nghĩ như vậy, chị Hương đã chỉ đạo các chi hội thành lập được các mô hình tiết kiệm, như: “Tiết kiệm mua thẻ bảo hiểm y tế (BHYT)”, “Tổ tiết kiệm”, Quỹ “Vì phụ nữ nghèo”... Đến nay, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Thiệu Nguyên có 5 tổ phụ nữ tiết kiệm mua thẻ BHYT với 123 thành viên tham gia, tiết kiệm được trên 136 triệu đồng mua thẻ BHYT. Triển khai mô hình “Tổ tiết kiệm” (50.000đ/tháng/1 hội viên), với 494 hội viên tham gia với số tiền 395 triệu đồng; xây dựng Quỹ “Vì phụ nữ nghèo” với với tổng số tiền quỹ 95 triệu đồng, hỗ trợ cho phụ nữ nghèo, phụ nữ khó khăn, khó khăn đột xuất; vận động hội viên đóng quỹ hội được 700 triệu đồng cho 60 hội viên vay; vận động nguồn lực hỗ trợ công tác phòng chống dịch được 22.500.000đ: ủng hộ Hội LHPN tỉnh Hải Dương bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 với tổng trị giá 1.000.000đ; ủng hộ 75 cháu bị dịch bệnh Covid-19 phải đi cách li tập trung. Đồng thời, hưởng ứng lời kêu gọi của UBMTTQ tỉnh, năm 2021 và đầu năm 2022, chị đã cùng Hội LHPN xã vận động cán bộ, hội viên phụ nữ quyên góp, ủng hộ số lượng lớn nhu yếu phẩm thiết yếu cho các tỉnh phía nam bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 và ủng hộ công tác phòng chống dịch Covid-19 của huyện: 600kg gạo, 120kg lạc, 15 thùng mỳ tôm và nhiều nhu yếu phẩm khác. Chị Hương đã kêu gọi, kết nối các ban, ngành, đoàn thể, mạnh thường quân ủng hộ xây dựng, sửa chữa nhà “Mái ấm tình thương” cho 8 hội viên có hoàn cảnh khó khăn với số tiền 30 triệu đồng.
Ngoài các hoạt động thiện nguyện, chị còn động viên chị em phát triển kinh tế, từ đó xây dựng gia đình hạnh phúc, ấm no, chị Hương đã cùng với Hội Phụ nữ xã xây dựng kế hoạch khảo sát giúp đỡ phụ nữ nghèo, phụ nữ nghèo là chủ hộ; hỗ trợ chị em vay vốn tín chấp, phối hợp tổ chức các lớp học nghề… Mỗi năm Hội Phụ nữ xã giúp ít nhất 2 phụ nữ nghèo là chủ hộ thoát nghèo. Đến nay, Hội Phụ nữ xã Thiệu Nguyên đang quản lý trên 9 tỷ đồng cho 395 hội viên vay vốn để phát triển kinh tế gia đình. Nhằm giúp chị em phụ nữ có thêm thu nhập trong lúc nông nhàn, chị Hương còn chủ động đề xuất chương trình phối hợp giữa Hội Phụ nữ xã với TT HTCĐ xã mở 01 lớp thủ công Mỹ nghệ cho 30 hội viên; Hội phụ nữ xã đã thành lập được mô hình liên kết sản xuất làm mây tre đan cho 60 hội viên; 01 tổ liên kết làm lông mi giả cho 35 hội viên... với thu nhập bình quân là 2.000.000 đ - 3.000.000đ/người/tháng.
Để thực hiện hiệu quả phong trào “Phụ nữ chung tay xây dựng NTM và đô thị văn minh”, chị cùng với BCH Hội Phụ nữ xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên thực hiện tốt phong trào hiến đất mở rộng đường giao thông nông thôn theo hướng hiện đại, văn minh (đã hiến được 64m2đất). Chỉ đạo các chi hội duy trì, chăm sóc tuyến đường hoa dài 4,7km (từ nguồn vận động các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp và con em đang sinh sống khắp mọi miền Tổ quốc hỗ trợ xây dựng tuyến đường hoa kiểu mẫu dọc kênh nam với số tiền 175 triệu đồng); tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ và nhân dân thực hiện việc phân loại rác thải tại nguồn; vận động bà con nhân dân mua 1.590 thùng rác, xây 244 bể xử lý rác hữu cơ tại hộ gia đình; vận động chị em tham gia tổng dọn vệ sinh môi trường hàng tuần…
Bằng nhiệt huyết, tinh thần trách nhiệm và những kết quả đạt được trong công tác Hội Phụ nữ, chị Nguyễn Thị Hương luôn được hội viên phụ nữ và Nhân dân tin yêu, tín nhiệm; được cấp ủy, chính quyền địa phương ghi nhận, Hội cấp trên đánh giá cao. Chị xứng đáng là tấm gương tiêu biểu trong việc học tập và làm theo Bác. Ghi nhận những đóng góp của chị Nguyễn Thị Hương, Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp, Tại Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị, biểu dương các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo Bác, chị Nguyễn Thị Hương đã được Chủ tịch UBND huyện tặng “Giấy khen” vì đã đạt thành tích xuất sắc trong 3 năm học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Ban Biên tập
THÔNG TIN - TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM
MÔ HÌNH GIẢM NGHÈO, LÀM GIÀUCỦA HỘI NÔNG DÂN XÃ THIỆU HÒA
Trong thực hiện nhiệm vụ giúp hội viên phát triển kinh tế, Hội Nông dân xã Thiệu Hòa đã phối hợp tuyên truyền, vận động hội viên tăng cường chăm sóc cây trồng, vật nuôi; trao đổi kinh nghiệm, đưa cây, con giống mới có năng suất, giá trị kinh tế cao vào sản xuất...Hội Nông dân xã Thiệu Hòa đã phát huy vai trò cầu nối, là lực lượng nòng cốt trong việc giúp hội viên phát triển kinh tế, giảm nghèo, thực hiện có hiệu quả phong trào xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Thời gian qua, Hội Nông dân xã Thiệu Hòa đã có nhiều đổi mới trong đổi mới phương thức hoạt động, xây dựng kế hoạch và triển khai nhiệm vụ thông qua những việc làm cụ thể, thiết thực gắn với đặc điểm tình hình địa phương, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho hội viên nông dân trong xã. Tiêu biểu như mô hình trồng hoa, cây cảnh của gia đình anh Lê Đình Vọng, thôn Thái Khang, xã Thiệu Hòa. Từ những năm 1987, anh Vọng tham gia công tác đoàn xã và Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, đến năm 1997, sau khi xây dựng gia đình, anh xin nghỉ công tác để tập trung phát triển kinh tế gia đình.Với vài sào ruộng khoán quanh năm không đủ ăn, anh đã trăn trở, tìm kiếm việc làm để tăng thêm thu nhập cho gia đình.Năm 2019, gia đình anh đã đầu tư vốn trồng hoa, trồng cây cảnh phục vụ nhu cầu của Nhân dân. Đến nay, trong vườn nhà anh có trên 60 chủng loại hoa và cây cảnh, với trên 2 nghìn cây cảnh dáng thế khác nhau. Với tình yêu thiên nhiên, nên anh đã dành nhiều thời gian để chăm bón, cắt tỉa để có nhiều cây hoa đẹp nở đúng dịp, những dáng cây độc lạ để thu hút khách mua, mở rộng thị trường.Gia đình anh bán hoa và cây cảnh quanh năm, nhưng chủ yếu vẫn là dịp cuối năm và tết nguyên đán. Trong thời gian qua, với giá cả hợp lý nên nhiều người đã tìm đến mua, hàng năm ngoài chi phí, gia đình anh có thu nhập từ việc trông cây hoa, cây cảnh 170 triệu đồng. Không dừng lại ở đó, anh Vọng còn đầu tư trồng dưa Kim Hoàng hậu trên 2.000m2đất, mỗi năm, anh thu hoạch 3 lứa dưa, mỗi lứa năng xuất trên 10 tấn, trước kia bán cho Công ty Zigam (huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa), nay dưa của gia đình thu hoạch đến đâu hết đến đó.Ngoài việc tự tay gieo trồng, chăm sóc dưa, anh còn thuê thêm 2 nhân công làm việc thời vụ, trừ chi phí mỗi năm, thu về 160 triệu đồng từ trồng dưa. Hiện anh Vọngđang đề nghị UBND xã tạo điều kiện để được thuê đất để tiếp tục mở rộng việc trồng dưa, dự kiến khoảng trên 1.000m2nữa.
Cùng với mô hình phát triển kinh tế của gia đình anh Vọng, mô hình trang trại của gia đình anh Lê Đình Nguyện, thôn Thái Hòa cũng là một trong những gia đình hội viên nông dân phát triển kinh tế cho thu nhâp khá cao từ chăn nuôi thỏ. Trước kia, gia đình cũng rất khó khăn, để có tiền trang trải cuộc sống, anh đã vào Nam ra Bắc rồi tìm việc làm nhưng cũng không thay đổi được hoàn cảnh.Với quyết tâm làm giàu ngay trên quê hương mình, ban đầu có một số vốn, gia đình anh đã quyết định xây dựng trang trại nuôi thỏ với 200m2, trang trại của anh luôn duy trì 1.800 con thỏ, trong đó có gần 200 thỏ nái, còn lại là thỏ đực và thỏ thương phẩm.Mỗi tháng xuất ra thị trường 700kg thỏ thịt, gia đình anh đã thu lãi bình quân trên 20 triệu đồng/tháng.
Thực hiệnphong trào “Nông dân thi đua SXKD giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, hằng năm, Hội Nông dân xã Thiệu Hòa đã tổ chức cho hội viên đăng ký danh hiệu hộ sản xuất kinh doanh giỏi ngay từ đầu năm.Tuy số hộ đạt chưa cao nhưng phong trào thi đua đã góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao đời sống của người nông dân, nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo trở thành những hộ khá, giàu. Để tạo điều kiện cho hội viên có vồn sản xuất, Hội Nông dân xã Thiệu Hòa đã phối hợp, nhận ủy thác của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thiệu Hóa để đầu tư cho hội viên nông dân vay vốn. Tổng dư nợ do Hội Nông dân xã nhận ủy thác với Ngân hàng Chính sách - xã hội và nhận tín chấp với Ngân hàng Nông nghiệp là trên 41,7 tỷ đồng, với 385 hộ hội viên vay phát triển sản xuất kinh doanh.
Cùng với những việc làm trên, Hội đã phối hợp với các tổ chức và các ngành chức năng của huyện mở các lớp kỹ thuật tiêm phòng và điều trị một số bệnh thường gặp trên vật nuôi. Qua đó, giúp hội viên có thêm kiến thức trong chăm sóc vật nuôi, đạt hiệu quả.Cùng với hoạt động giúp hội viên phát triển kinh tế, Hội đã tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, kiến thức cho cán bộ, hội viên, nông dân về mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng nông thôn mới; vai trò chủ thể của nông dân, trách nhiệm của tổ chức Hội trong xây dựng nông thôn mới. Với những kết quả đã đạt được, ngày càng khẳng định vị thế và vai trò nòng cốt của Hội Nông dân xã Thiệu Hòa trong phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Phát huy thành tích, kết quả đã đạt được, trong thời gian tới, Hội Nông dân xã Thiệu Hòa tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau giảm nghèo bền vững”, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động hội viên nông dân tham gia xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế có hiệu quả, tích cực tham gia xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, góp phần xây dựng quê hương Thiệu Hòa ngày càng phát triển, giàu đẹp.
Nguyễn Thị Hà
Phó Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy
LỊCH SỬ - VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT
NGUYỄN MINH KHÔNG - ĐỜI THỰC VÀ TRUYỀN THUYẾT
Có những nhân vật lịch sử mà cuộc đời và tài năng gần với truyền thuyết nên dân gian đã đưa họ bước vào thế giới huyền thoại rồi phong thánh để tỏa thêm những ánh sáng mới. Nguyễn Minh Không (1065-1141) là một trường hợp như vậy.
Ông người làng Đàm Xá, huyện Đại Hoàng (nay là xã Gia Tiến, Gia Thắng, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình) trước hết là một thầy thuốc nổi tiếng, sau nữa là vị Thiền sư tài năng. Tên thật của ông là Nguyễn Chí Thành, pháp hiệu Nguyễn Minh Không. Cha là Nguyễn Sùng, mẹ là Dương Thị Mỹ, quê ở Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Lịch sử ghi nhận ông là nhà chính trị có nhiều công lao đối với nước Đại Việt thời Lý. Được phong là Quốc sư chứng tỏ vị thế, tầm quan trọng của nhân vật tên tuổi trong lịch sử Phật giáo Việt Nam cũng đồng thời cho thấy ông là một chính khách tài năng.
"Đại Việt sử ký toàn thư" - cuốn sử đáng tin cậy còn ghi chép lại năm 1131, triều đình nhà Lý dựng nhà cho Đại sư Minh Không; năm 1136, sư chữa khỏi bệnh cho vua Lý Thần Tông, được phong làm Quốc sư; tiết thu, tháng 8, năm Đại Định thứ 2 (1141) Đại sư viên tịch. Hiện nay ở nhiều địa phương vẫn còn thờ Quốc sư như Phật, như Tiên, như Thánh, nhiều hơn cả là ở Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Nam Hà, Thanh Hóa... Đền thờ ông tại xã Thiệu Trung (Thiệu Hóa) là thờ ông tổ nghề đúc đồng Khổng Minh Không.
Riêng tỉnh Bắc Ninh - quê mẹ Quốc sư, 3 huyện có di tích Phật giáo thờ Thiền sư Minh Không. Không gian thờ cũng thật đa dạng, ở chùa, ở đình, ở đền, có nơi ở cả trong cụm đền chùa, có nơi có lễ hội gắn liền với biểu tượng Nguyễn Minh Không. Trong truyền thuyết, bóng dáng Nguyễn Minh Không ẩn trong hình tượng ông Khổng Lồ có sức mạnh phi thường, có thể dời non, lấp biển, hô phong hoán vũ... Ông còn được coi là ông tổ y dược và ông tổ nghề đúc đồng. Điều này cho thấy nhân vật mang tính thiêng rất cao, phổ biến, có sức ảnh hưởng mạnh, rộng rãi trong dân gian. Đến nay vẫn còn những câu đồng dao ở vùng đồng bằng Bắc Bộ nói về việc Minh Không chữa bệnh "hóa hổ" cho vua Lý Thần Tông: "Tập tầm vông/ Có ông Nguyễn Minh Không/ Chữa cho vua khỏi có/ Tập tầm vó/ Muốn chữa cho vua khỏi có/ Có ông Nguyễn Minh Không"...
Sử chép mặc dù gia cảnh rất nghèo nhưng hai ông bà Sùng luôn hết mình làm việc thiện. Khi bà sinh hạ được một người con trai ông liền đặt tên là Nguyễn Chí Thành. Cha mẹ mất từ khi còn rất nhỏ, gia cảnh nghèo nên cậu bé Chí Thành đã sớm phải tự lập thân. Gặp thời Phật giáo đang ở giai đoạn cực thịnh có ảnh hưởng lớn tới mọi mặt của đời sống, Chí Thành quyết chí tu hành học đạo. Truyền thuyết kể Minh Không và Từ Đạo Hạnh là bạn thân từ nhỏ và cùng xuất gia cùng (với Giác Hải) đi Tây Thiên tầm sư học đạo. Giữa đường đi gặp cụ già chèo thuyền bèn hỏi đường. Cụ già bèn cho luôn con thuyền và cây gậy rồi chỉ đường sang Tây Thiên. Nói rồi cụ già liền đọc một bài kệ. Kệ đọc xong cũng là lúc họ cập bến Tây Thiên. Ba người học được nhiều phép lạ. Đắc đạo, họ kết nghĩa anh em cùng trở về truyền bá Phật pháp. Sau này Từ Đạo Hạnh đầu thai chuyển kiếp thành vua Lý Thần Tông rồi mắc phải bệnh "hóa hổ", danh y nào cũng bó tay, chỉ Minh Không chữa được.
Lai lịch câu chuyện được truyền thuyết hóa thế này: trước khi "hóa" Đạo Hạnh đem thuốc và thần chú đưa cho Minh Không và dặn 20 năm sau khi Quốc Vương bệnh nặng thì đến... Đạo Hạnh đầu thai là Dương Hoán, được Vua Nhân Tông lập làm Hoàng Thái tử và trao quyền kế vị với quốc hiệu Lý Thần Tông hoàng đế. Lên ngôi không được bao lâu, tháng 3 năm 1136 Vua Lý Thần Tông bệnh nặng, mình mọc đầy lông lá, tiếng như hổ gầm, mọi người vô cùng sợ hãi...
Đang trụ trì ở một ngôi chùa ở Bái Đính, ông được vời về Kinh đô chữa bệnh cho nhà vua. Các bậc danh y nổi tiếng nhìn ông nghi ngờ, có người còn tỏ thái độ coi thường ra mặt kẻ nhà quê biết gì đến thuốc men nơi cung cấm. Trước nhiều thái độ có vẻ xấc xược, Nguyễn Minh Không liền lấy một cái đinh dài hơn 5 tấc rồi nắm tay lại thành búa đóng sâu vào chiếc cột lim và nói: "Ai rút được chiếc đinh này thì người đó sẽ chữa được bệnh cho Hoàng Thượng".
Các danh y tranh nhau trổ tài, tất nhiên không thể nào rút được đinh. Cuối cùng Nguyễn Minh Không dùng hai ngón tay kẹp lại nhẹ nhàng nhổ chiếc đinh ra khỏi cột như người rút cọng rơm khỏi ổ. Mọi người kinh sợ liền cúi vái lạy bậc Tiên, bậc Thánh. Ông sai lấy một vạc dầu lớn cho đun sôi, thả vào một trăm chiếc kim rồi hỏi có ai tay không lấy chúng ra không. Tất cả nín thở lè lưỡi khi thấy ông thò tay móc lên đủ số cây kim đã bỏ. Tiếp đó, Nguyễn Minh Không dùng nước dầu sôi tắm cho nhà vua, giội đến đâu lông hổ trôi đến đó. Long thể nhà vua trở về bình thường. Ông bèn lấy kim châm vào các huyệt. Cơ thể nhà vua như phát sáng...
Trước đó ít người biết Nguyễn Minh Không đã tự tay trồng cả một rừng thuốc Nam với muôn vàn cây thuốc quý. Thế là ông vừa tu hành vừa bốc thuốc cứu người, vừa là Thiền sư vừa là Danh y. Tất cả đều thống nhất trong con người ông hướng về cái đích cứu độ chúng sinh theo giáo lý Phật pháp.
Nguyễn Minh Không còn được coi là ông tổ nghề đúc đồng. Tương truyền ông là người góp phần xây dựng, kiến tạo nên "Tứ đại khí" Đại Việt nổi tiếng thời Lý là Tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền, tượng Phật Quỳnh Lâm, vạc Phổ Minh. Tiếng lành đồn xa. Nghe tiếng ông là đại danh y, vua Trung Quốc mời ông sang chữa bệnh cho Hoàng Thái tử. Thái tử khỏi bệnh, nhà vua cả mừng bèn thưởng cho nhiều vàng, bạc, châu báu.
Nguyễn Minh Không khẳng khái nói Đại Việt đã có nhiều bạc vàng, nếu nhà vua cho thì chỉ xin một ít đồng đựng vào túi ba gang. Nhà vua thấy chiếc túi bé nhỏ liền đồng ý ngay và cho phép ông vào kho tự lấy. Đúng là phép thần thông quảng đại, cả mười kho đồng mà vẫn chưa đủ đầy cái túi ba gang ấy. Khi lên thuyền về nước, không chiếc thuyền nào chịu nổi sức nặng của một người xứ Nam bé nhỏ cùng cái túi ba gang ấy. Ông bèn cưỡi nón tu lờ bay về phương Nam thân yêu...
Nguyễn Minh Không đã mang lượng đồng ấy đúc thành "Tứ đại khí"... Từ đó dân gian tôn ông là ông Tổ nghề đúc đồng!
Gần gũi với chi tiết "chiếc túi ba gang" mà chứa hết mười kho đồng là chuyện ông chỉ thổi một nồi cơm nhỏ mà đủ cho hàng trăm người ăn. Chả là vì khi đúc đồng cần rất nhiều nhân lực, mà chuyện nấu nướng thì mất rất nhiều thời gian. Ông bèn lấy cái niêu của mình nấu cơm. Lạ thay cái niêu nhỏ cứ xới hết cơm lại tự đầy. Y như niêu cơm Thạch Sanh vậy. Trước đó là chuyện ông đưa thợ từ Thanh Hóa, Ninh Bình ra Thăng Long chỉ nội trong một đêm. Hàng trăm người thợ được đưa lên thuyền chuẩn bị ra Kinh đô. Đêm đến họ ngủ say nhưng sáng ra ai cũng tưởng mình đang trong mơ vì đã ở giữa đất Kinh kỳ. Thì ra ông đã hóa phép "rút đường"...
Gạt những lớp vỏ huyền thoại ta thấy lộ ra những lớp nghĩa duy vật: Đó là khát vọng cháy bỏng của con người có phép mầu để đạt được những điều không tưởng. Đó là ước ao rất nhân văn con người không bị đói, không mất thời gian đi lại để tập trung làm những việc có ích, thiết thực. Đó là niềm tôn kính những người tài có lý tưởng vị tha tốt đẹp... Từ chi tiết nồi cơm nhỏ ăn hết lại đầy ta thấy xu hướng "Thạch Sanh hóa" nhân vật Nguyễn Minh Không của tác giả dân gian là rất rõ. Điều này cho thấy sức hấp dẫn lớn của nhân vật ngoài đời.
Một số truyền thuyết vùng Ninh Bình, Thanh Hóa còn "khổng lồ hóa" nhân vật bằng cách "biến" Minh Không thành ông Khổng Lồ có công khai sơn phá thạch vùng Ninh Bình. Chính ông là người có công xếp đặt lại vị trí các quả núi để Ninh Bình có thắng cảnh như hiện tại. Huyền thoại về Minh Không vẫn còn gắn với một số địa danh như núi Đồng Cân (Hoa Lư), hòn Nẹ (Kim Sơn)… Ông còn dạy dân cách trồng cấy vùng bán sơn địa, dạy dân đánh cá, nhất là truyền nghề trồng nhiều cây thuốc quý và cách sao thuốc, bốc thuốc, khám bệnh... Như vậy, trong cảm quan truyền thuyết Minh Không như vị thần mang tính khởi nguyên cho một vùng văn hóa.
Nhưng vai trò chính của ông vẫn là Thiền sư dạy dân tu tập thực hành giáo lý. Trong ông vẫn còn có một vị Tiên của Đạo giáo biết biến hóa thần thông, có nón tu lờ, có gậy thần của đạo sĩ. Ông lại là nhà chính trị tham gia chính sự. Có thể khẳng định: ở Nguyễn Minh Không là hình tượng tập trung nhất, đẹp nhất của "Tam giáo đồng nguyên". Điều chắc chắn thì Minh Không là nhà văn hóa lớn thời Lý tỏa sáng mãi cùng văn hóa Việt.
Hiện nay, đền thờ Khổng Minh Không tại làng Trà Đông xã Thiệu Trung huyện Thiệu Hóa là di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng cấp quốc gia. Nhận rõ ý nghĩa, tầm vóc, ảnh hưởng lớn lao của thánh Nguyễn Minh Không đối với sự tín ngưỡng của các tầng lớp Nhân dân, huyện Thiệu Hóa đã lập dự án mở rộng, đầu tư, tôn tạo, nâng cấp khu vực di tích đền thờ Khổng Minh Không, nhằm đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân và tôn vinh nghề đúc đồng truyền thống làng Trà Đông xã Thiệu Trung.
Ban Biên tập
HƯƠNG THƠM TỎA XUỐNG DÒNG SÔNG
Bốn mùa: Xuân - Hạ - Thu - Đông
Lênh đênh mặt nước với dòng sông Chu
Quăng chài thả lưới sớm trưa
Giông tố, bão táp nắng mưa đã từng.
Bây giờ mới được tin mừng
Đảng và Nhà nước tỏa lừng hương thơm
Lo cho manh áo bát cơm
Lo cho nhà ở người trên sông này.
Ta về Thiệu Vũ hôm nay
Tai nghe mắt thấy còn tay đã sờ
Bao ngày bao tháng ước mơ
Hôm nay mới được ngày giờ thật vui.
Không còn chống ngược chèo xuôi
Đêm hôm lặn mọ ngậm ngùi thở than
Giông tố bão táp thôi bàn
Không lo không sợ vui tràn cung mây.
Vạn Chài có được hôm nay
Là nhờ các cấp chung tay chung tình
Đảng và Nhà nước chúng mình
Chăm lo cuộc sống mưu sinh cho đời.
Chúng tôi xin có đôi lời:
Ơn Đảng Nhà nước muôn đời không quên
Cảm ơn các cấp chính quyền
Chung tay góp sức bỏ thuyền lênh đênh.
Cảm ơn các sở, ban, ngành
Quan tâm giúp đỡ đồng hành chúng tôi
Chúng tôi xin hứa đôi lời:
Làm tròn trách nhiệm của người công dân
Lao động sản xuất chuyên cần
Tốt đời, đẹp đạo mười phân vẹn mười
Kính chúc quý vị đôi lời:
Luôn luôn mạnh khỏe giúp đời nở hoa.
Nguyễn Trường Sinh
46acdb8eb610977dT8b.jpg
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT