Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
202282

BẢN TIN NỘI BỘ THÁNG 9 NĂM 2023

Đăng lúc: 20/12/2023 (GMT+7)
100%

BTNB9.jpg

HƯỚNG DẪN - CHỈ ĐẠO
“Trích”CHỈ THỊ SỐ 18-CT/HU NGÀY 12/7/2023 CỦA BAN THƯỜNG VỤHUYỆN ỦY “VỀ LÃNH ĐẠO ĐẠI HỘI MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAMCẤP CƠ SỞ VÀ ĐẠI HỘI MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAMHUYỆN THIỆU HÓALẦN THỨ VI, NHIỆM KỲ 2024-2029

Ngày 12/7/2023, Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành Chỉ thị số 18-CT/HU “Về lãnh đạo Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp cơ sở và Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Thiệu Hóa lần thứ VI, nhiệm kỳ 2024- 2029”; nội dung như sau:
Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp cơ sở và Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Thiệu Hóa lần thứ VI, nhiệm kỳ 2024-2029, là sự kiện chính trị quan trọng đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tầng lớp Nhân dân trong huyện. Để Đại hội thành công tốt đẹp, Ban Thường vụ Huyện ủy yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các ban, ngành liên quan, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt các nội dung sau:
1.Đẩy mạnh quán triệt, tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 25/5/2023 của Ban Bí thư về lãnh đạo Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029; Chỉ thị số 17-CT/TU ngày 28/6/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc lãnh đạo tổ chức Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thanh Hóa lần thứ XV, nhiệm kỳ 2024-2029, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân trong công tác chuẩn bị và tổ chức thành công Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp cơ sở và Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Thiệu Hóa lần thứ VI, nhiệm kỳ 2024-2029; chú trọng truyên truyền, quán triệt về vai trò nòng cốt chính trị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức Đại hội cần gắn với đánh giá kết quả thực hiện Kết luận số 610-KL/TU ngày 20/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “Về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh Thanh Hóa”; đổi mới tổ chức bộ máy của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; mở rộng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức, các ban tư vấn, tổ tư vấn, cán bộ không chuyên trách, cộng tác viên của Mặt trận Tổ quốc; bảo đảm chế độ, chính sách, điều kiện hoạt động để phát huy vai trò, trách nhiệm, tạo chuyển biến tích cực, nâng cao hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ huyện đến cơ sở.
2. Lãnh đạo, chỉ đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội bảo đảm chất lượng, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Báo cáo chính trị cần đánh giá đúng, khách quan tình hình Nhân dân và khối đại đoàn kết toàn dân; nêu rõ kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhiệm kỳ 2019 - 2024, những mô hình hay, cách làm mới, nhân tố điển hình; chỉ rõ những hạn chế, khuyết điểm, nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm. Phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2024 - 2029 cần tiếp tục cụ thể hóa nội dung xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân và công tác Mặt trận theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị “Về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, Nghị quyết Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025; phân tích bối cảnh tình hình, dự báo thuận lợi, khó khăn, những vấn đề mới trong nhiệm kỳ tới; trên cơ sở đó, xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, thiết thực, khả thi nhằm khắc phục hạn chế, khuyết điểm trong nhiệm kỳ qua và phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong việc tập hợp, đoàn kết các tầng lớp Nhân dân, huy động sức mạnh của toàn dân, tăng cường đồng thuận xã hội, củng cố niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của chính quyền, tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ nghị quyết Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra.
Việc góp ý sửa đổi, bổ sung Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phải phù hợp với chủ trương của Đảng, quy định của Hiến pháp, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và yêu cầu, nhiệm vụ công tác Mặt trận trong giai đoạn mới.
3. Lãnh đạo chuẩn bị tốt công tác nhân sự Đại hội, bảo đảm đúng nguyên tắc, quy trình, quy định của Đảng, Nhà nước và Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Xây dựng Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp nhiệm kỳ 2024 - 2029 có số lượng, cơ cấu hợp lý, có tỷ lệ người ngoài Đảng phù hợp, coi trọng tính thiết thực, tính tiêu biểu và tính đại diện để Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực sự là biểu tượng của khối đại đoàn kết toàn dân. Chú trọng phát hiện, giới thiệu người có năng lực, uy tín, tâm huyết, trách nhiệm cao với địa phương và công tác Mặt trận để tham gia Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp; có thể mở rộng thành phần, số lượng tổ chức thành viên, cá nhân tiêu biểu đại diện cho các thành phần, dân tộc, tôn giáo có đủ điều kiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Cấp ủy phân công, giới thiệu đồng chí Bí thư hoặc đồng chí Phó Bí thư cấp ủy tham gia Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp; phân công, giới thiệu đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ cấp ủy hoặc đồng chí cấp ủy viên đủ uy tín, năng lực, có độ tuổi bảo đảm theo quy định để Đại hội hiệp thương bầu giữ chức Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, trong đó:
Đối với cấp huyện: Tiếp tục thực hiện chủ trương đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy đồng thời là Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, theo tinh thần Kế hoạch số 73-KH/TU ngày 30/01/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; trường hợp đặc biệt báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét, quyết định.
Đối với cấp xã: Đảng bộ xã, thị trấn có 05 Ủy viên Ban Thường vụ đảng ủy thì phân công, giới thiệu 01 đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ cấp ủy để Đại hội hiệp thương bầu giữ chức Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, thị trấn; đảng bộ xã có dưới 05 Ủy viên Ban Thường vụ đảng ủy thì phân công, giới thiệu 01 đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành đảng bộ xã để Đại hội hiệp thương bầu giữ chức Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã.
Giao Ban Tổ chức Huyện ủy chủ trì, phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện hướng dẫn công tác nhân sự Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp cơ sở để tổ chức thực hiện thống nhất trong toàn huyện; tham mưu nhân sự diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý để giới thiệu ứng cử vào Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
4. Đại biểu tham dự Đại hội phải thực sự tiêu biểu về phẩm chất, năng lực, uy tín, đại diện cho các tầng lớp Nhân dân, có khả năng đóng góp ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, góp phần vào thành công của Đại hội. Số lượng đại biểu tham dự Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp nhiệm kỳ 2024 - 2029 có thể tăng nhưng không vượt quá 10% so với Đại hội trước.
5.Ban Tuyên giáo Huyện ủy phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện chỉ đạo, hướng dẫn tuyên truyền sâu rộng trước, trong và sau Đại hội, thiết thực chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp cơ sở và Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Thiệu Hóa lần thứ VI, nhiệm kỳ 2024-2029, để Đại hội trở thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân về công tác Mặt trận Tổ quốc, tích cực tham gia xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân; thường xuyên đưa tin, bài phản ánh về kết quả Đại hội và các phong trào thi đua, các cuộc vận động do MTTQ Việt Nam các cấp phát động, tạo sự lan tỏa sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân trong huyện.
6.Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo các phòng, ngành chức năng, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn bố trí kinh phí và phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi để Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức Đại hội bảo đảm trang trọng, tiết kiệm, thiết thực, hiệu quả, đúng tiến độ.
7. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã xây dựng kế hoạch và tổ chức Đại hội theo đúng tinh thần Chỉ thị số 22-CT/TW của Ban Bí thư, Chỉ thị số 17-CT/TU ngày 28/6/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Chỉ thị này; phát động sâu rộng các phong trào thi đua yêu nước thiết thực, hiệu quả để chào mừng Đại hội, trọng tâm là Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh giai đoạn 2021 - 2025”, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Lựa chọn và chỉ đạo tổ chức Đại hội điểm cấp xã để rút kinh nghiệm vào đầu tháng 01 năm 2024. Thời gian tiến hành Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp cơ sở hoàn thành trong quý I năm 2024; cấp huyện hoàn thành trong tháng 5 năm 2024.
8.Giao Ban Dân vận Huyện ủy chủ trì, phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện và các đơn vị liên quan thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị này, định kỳ báo cáo Ban Thường vụ Huyện ủy kết quả thực hiện.
Chỉ thị này được phổ biến đến chi bộ.
Ban Biên tập
MỘT SỐ KẾT QUẢ NỔI BẬT VỀ CÔNG TÁC TUYỂN QUÂNCỦA HUYỆN THIỆU HÓA NĂM 2023
Công tác tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ năm 2023 luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong huyện và sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của Bộ CHQS tỉnh. Quán triệt sâu sắc Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, Thông tư liên tịch số 50/2016/TTLT-BQP-BCA ngày 15/4/2016 của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; Thông tư liên tịch số 16/TTLT-BYT-BQP ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế- Bộ Quốc phòng; Thông tư 148/2018/TT-BQP ngày 04/10/2018 của Bộ Quốc phòng và các văn bản hướng dẫn của cấp trên về công tác tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ hằng năm. Cơ quan quân sự các cấp đã phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, MTTQ, đoàn thể tham mưu cho Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành Chỉ thị số 12-CT/HU ngày 03/10/2022 về thực hiện nhiệm vụ tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ năm 2023; UBND huyện xây dựng triển khai Kế hoạch số 199/KH-UBND ngày 22/9/2022 về việc tuyển chọn và gọi nhập ngũ năm 2023, Hội đồng NVQS huyện căn cứ vào kế hoạch UBND huyện để xây dựng triển khai thực hiện Kế hoạch số 100/KH-HĐNVQS ngày 26/9/2022 về việc chỉ đạo công tác sơ tuyển NVQS, công an tại các xã, thị trấn; Ban Chỉ huy Quân sự huyện đã ban hành các công văn, hướng dẫn triển khai thực hiện công tác tuyển quân năm 2023 đến tất cả các xã, thị trấn, các ban, ngành, đơn vị trong huyện để tổ chức thực hiện.
Hội đồng NVQS các cấp được kiện toàn đủ về số lượng, với cơ cấu thành phần hợp lý; thường xuyên chủ động làm tốt vai trò tham mưu giúp UBND các cấp chỉ đạo công tác tuyển quân, bảo đảm dân chủ, công khai, công bằng và đúng Luật. Các thành viên Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra và giúp đỡ các xã, thị trấn hoàn thành nhiệm vụ tuyển quân. Sau giao quân các xã, thị trấn đã tiến hành tổng kết đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ, kịp thời biểu dương khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tuyển quân, đồng thời phê bình, xử lý các tập thể, cá nhân chưa thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ được giao và các trường hợp có biểu hiện vi phạm Luật Nghĩa vụ quân sự.
Ban Chỉ huy Quân sự huyện đã thường xuyên Phối hợp với Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 và các văn bản Pháp luật hiện hành; việc tuyên truyền được tiến hành sâu rộng, thường xuyên, đổi mới nội dung, đa dạng hình thức trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong các hội nghị từ huyện đến xã, đến thôn, đã giúp cho Nhân dân, thanh niên trong độ tuổi nhập ngũ nhận thức rõ nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong việc chấp hành thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.
Công tác đăng ký nghĩa vụ quân sự là khâu quan trọng để quản lý công dân trong độ tuổi gọi nhập ngũ; vì vậy, các xã, thị trấn đã tích cực, chủ động lập kế hoạch, tiến hành rà soát, phúc tra nắm chắc nguồn thanh niên trong độ tuổi; tổ chức đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân đúng quy định, làm tốt công tác quản lý số lượng, chất lượng công dân sẵn sàng nhập ngũ, nhất là công dân đang đi làm ăn xa; nhiều địa phương có hình thức, phương pháp quản lý khoa học, hiệu quả, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng đối tượng, tạo điều kiện cho công dân đi làm ăn nhưng vẫn thực hiện được trách nhiệm nghĩa vụ của mình. Thông qua việc quản lý chặt chẽ, nắm chắc tình hình cơ sở, đã giúp HĐNVQS xã, thị trấn phát hiện những thanh niên không đủ tiêu chuẩn, đưa ra khỏi danh sách nhập ngũ.
Hội đồng nghĩa vụ quân sự xã, thị trấn đã thực hiện tốt công tác sơ tuyển, xét duyệt, phân loại ở cơ sở; lập kế hoạch điều động, gọi khám sức khỏe với số lượng hợp lý. Hội đồng khám sức khỏe cấp huyện được kiện toàn đủ về số lượng, các thành viên tham gia khám sức khỏe có trình độ chuyên môn và trách nhiệm cao, được tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức khám và kết luận sức khỏe từng công dân theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế - Bộ Quốc phòng quy định về việc khám sức khỏe thực hiện Nghĩa vụ quân sự. Trong quá trình điều động khám bảo đảm chặt chẽ, nghiêm túc, đúng luật, hoàn thành nhiệm vụ sơ tuyển theo đúng kế hoạch của huyện. Kết quả khám sức khỏe tại huyện năm 2023 đối với 636 thanh niên. Trong đó: Loại 1 có 35; Loại 2 có 102; Loại 3 có 83; Loại 4, 5, 6 có 416. Số trúng tuyển đạt 220 thanh niên (Loại 1 có 35; Loại 2 có 102; Loại 3 có 83). Xét nghiệm HIV/AIDS và ma túy cho 220 thanh niên bảo đảm đủ tiêu chuẩn.
Thực hiện Thông tư 140/2015/TT-BQP ngày 16/12/2015 của Bộ Quốc phòng về việc quy định tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ hàng năm, theo phương châm “Tuyển người nào, chắc người đó”, Hội đồng NVQS huyện trực tiếp theo dõi, chỉ đạo điều hành công tác tuyển quân và phân công thành viên bám sát chỉ đạo cơ sở. Cấp xã là cấp trực tiếp tuyển chọn thông qua các bước ở cơ sở, phát huy dân chủ, công khai từ thôn, xóm và chịu trách nhiệm về chất lượng, chỉ tiêu giao quân. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Hội đồng NVQS huyện, cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn đã tập trung lãnh đạo các cơ sở nắm chắc tình hình tư tưởng của thanh niên và điều kiện hoàn cảnh gia đình, thanh niên nhập ngũ sát với tình hình thực tế của từng cơ sở.
Hội đồng NVQS huyện đã giao cho Ban chỉ huy Quân sự huyện phối hợp với các đơn vị nhận quân, tổ chức hiệp đồng theo đúng quy định. Thông qua Hội nghị hiệp đồng hai bên đã thống nhất ký biên bản thực hiện theo đúng quy định của cấp trên về số lượng, chất lượng, địa điểm giao nhận và thời gian thực hiện. Trong quá trình tuyển chọn, Ban CHQS huyện và đơn vị nhận quân thường xuyên giữ mối liên hệ, kịp thời trao đổi thông tin, thông báo cho nhau và thống nhất giải quyết các trường hợp phát sinh ngay tại cơ sở, đảm bảo nhanh gọn, tạo điều kiện cho huyện và đơn vị cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Chỉ đạo Hội đồng NVQS các xã, thị trấn phát lệnh đến tận tay công dân nhập ngũ theo đúng quy định.
HĐNVQS xã, thị trấn đã có biện pháp quản lý tốt quân số sau phát lệnh. Sau khi phát lệnh, các xã, thị trấn trong toàn huyện đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, như: Tổ chức giao lưu văn hóa, văn nghệ, trồng cây lưu niệm, viếng nghĩa trang Liệt sỹ, tổ chức giao lưu giữa thanh niên chuẩn bị nhập ngũ với quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương, tổ chức các hoạt động theo phương châm“Liên hoan tại nhà, tiễn đưa tại xã, giao quân tại huyện”; thăm hỏi, động viên, tặng quà, tặng sổ tiết kiệm cho công dân nhập ngũ và gia đình có hoàn cảnh khó khăn; tặng quà của cấp huyện. Các xã, thị trấn đã làm tốt công tác chính sách, động viên thăm hỏi, tặng quà, mỗi thanh niên nhập ngũ đã được trao tặng quà bình quân từ 2 triệu đến 2,5 triệu đồng. Điển hình thực hiện nội dung trên có các xã: Thiệu Lý 4.000.000đ/1thanh niên, Thiệu Vũ 3.000.000đ/ 1 thanh niên, đây là việc làm thiết thực, từ đó đã kịp thời động viên, khích lệ cổ vũ tinh thần thanh niên sẵn sàng lên đường nhập ngũ.
Lễ giao - nhận quân được tổ chức thực hiện theo quy định của Bộ Tổng Tham mưu về việc ban hành quy định tổ chức Nghi lễ trong Quân đội. Thực hiện nội dung buổi lễ theo hướng dẫn của Quân khu 4 và Bộ CHQS tỉnh. Ban CHQS huyện đã làm tốt công tác tham mưu cho Hội đồng NVQS tổ chức Hội nghị giao nhiệm vụ và hiệp đồng, thống nhất thực hiện trong toàn huyện ngày giao-nhận quân. Lễ giao - nhận quân được tổ chức đúng quy định, đảm bảo trang trọng, an toàn, tiết kiệm, thực sự là ngày Hội tòng quân của toàn dân, ngày hội của tuổi trẻ lên đường làm nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Kết quả toàn huyện năm 2023 đã giao đủ 184/184 chỉ tiêu tuyển quân trong năm, đạt 100% kế hoạch trên giao (trong đó 170 nam thanh niên vào các đơn vị quân đội, 14 thanh niên vào Công an).
Cùng với công tác tuyển quân năm 2023, Ban Chỉ huy Quân sự huyện đã tham mưu tổ chức đón nhận 175 quân nhân hoàn thành nghĩa vụ trở về; đã tổ chức Lễ đón nhận quân nhân hoàn thành nghĩa vụ trở về địa phương theo đúng hướng dẫn của Bộ Quốc phòng và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Cùng với việc hoàn thành chỉ tiêu tuyển quân, Ban Chỉ huy quân sự huyện đã phối hợp với Công an huyện tham mưu xử phạt 48/57 trường hợp vi phạm Luật Nghĩa vụ quân sự (mức phạt 11.000.000đ/01 thanh niên), đặc biệt đã xử phạt 02 thanh niên chống đối, không nhận lệnh gọi nhập ngũ (mức phạt 35.000.000đ/01 thanh niên).
Với những kết quả, thành tích đạt được trong công tác tuyển quân năm 2023, Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen cho 01 tập thể (Nhân dân, cán bộ, LLVT huyện Thiệu Hóa) và 01 cá nhân (đồng chí Thượng tá Lê Vinh, Chỉ huy trưởng, Ban CHQS huyện); Chủ tịch UBND huyện tặng Giấy khen cho 13 tập thể và 13 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2023.
Thiếu táNguyễn Minh Tuấn
Trợ lý chính trị Ban CHQS huyện
CÔNG TY LƯƠNG THỰC THUẦN DŨNGĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH, QUAN TÂM LÀM TỐT CÔNG TÁC NHÂN ĐẠO, TỪ THIỆN
Sinh ra và lớn lên tại thôn Vĩ Thôn, xã Thiệu Phúc, Anh Lê Văn Thẩn luôn gắn bó với ruộng đồng nên anh luôn trăn trở làm sao để nâng cao giá trị hạt lúa, vừa phát triển kinh tế gia đình vừa hỗ trợ bà con nông dân nâng cao thu nhập. Năm 2007, anh đã mở cửa hàng nhỏ chuyên thu mua, sơ chế lúa gạo. Nhận thấy tiềm năng sản xuất lúa gạo cũng như những khó khăn trong việc bảo quản lúa sau thu hoạch, năm 2015, anh đã mạnh dạn đầu tư nhà xưởng để thu mua và sơ chế lúa gạo cho bà con trong huyện. Đến năm 2018, được chính quyền địa phương tạo điều kiện về mặt bằng, anh đã thành lập Công ty TNHH lương thực Thuần Dũng.
Để có những sản phẩm gạo sạch và chất lượng, Công ty TNHH lương thực Thuần Dũng thu mua các loại lúa có chất lượng tốt trên các vùng miền cả nước. Liên kết với UBND xã Thiệu Phúc xây dựng vùng nguyên liệu lúa chất lượng cao với diện tích 20ha theo hình thức liên kết, doanh nghiệp đầu tư giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giám sát quy trình sản xuất và thu mua bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân.
Đến nay, Công ty Lương thực Thuần Dũng đã đầu tư gần 30 tỷ đồng mua sắm phương tiện, máy móc phục vụ sản xuất, kinh doanh. Hiện nay, Công ty có 3 dây chuyền xay xát, nghiền với công nghệ hiện đại của Nhật Bản, công suất từ 30 - 35 nghìn tấn gạo thành phẩm mỗi năm; một xưởng sấy lúa có công xuất 100 tấn một mẻ xấy; 7 xe vận tải, trong đó có 4 xe đầu kéo. Công ty đã giải quyết cho 10 lao động thường xuyên, thu nhập hàng tháng bình quân từ 7 đến 9 triệu đồng; tạo việc làm từ 20 - 25 lao động thời vụ. Hằng năm, trừ chi phí, lợi nhuận thu được từ 900 triệu đến 1,5 tỷ đồng.
Để có được sản phẩm gạo sạch và chất lượng, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng, Công ty đã dành nhiều thời gian, tổ chức đi tham quan, học tập quy trình sản xuất, chế biến gạo hiện đại ở các doanh nghiệp chế biến lúa gạo lớn tại các tỉnh phía Nam; đồng thời, tìm nơi thu mua lúa chất lượng cao ở một số tỉnh phía Bắc và nhiều địa phương trong tỉnh. Bên cạnh đó, anh đã liên kết sản xuất hỗ trợ người dân lựa chọn các loại giống có năng suất, chất lượng cao, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học... Từ đó góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp của địa phương.
Ngoài mở rộng sản xuất phát triển kinh tế, liên kết giúp người nông dân nâng cao thu nhập, hằng năm, Công ty Thuần Dũng còn tích cực tham gia công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng nông thôn mới của địa phương với kinh phí đã đóng góp năm 2023 là 165 triệu đồng. Trong thời gian qua, Công ty đã ủng hộ kinh phí cho thôn mua sắm đầu tư các trang triết bị, thiết chế Nhà văn hóa thôn phục vụ đời sống và sinh hoạt của Nhân dân. Tích cực tham gia các cuộc vận động do Mặt trận Tổ quốc các cấp kêu gọi, làm tốt công tác đền ơn, đáp nghĩa, đóng góp kinh phí đầu tư xây dựng 3 trường học tại địa phương, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn. Anh còn tham gia hỗ trợ vận chuyển hàng trăm tấn hàng hóa của MTTQ để hỗ trợ Nhân dân phía nam phòng, chống dịch Covid-19, ủng hộ đoàn viên công đoàn có hoàn cảnh khó khăn, ủng hộ đồng bào miền Trung bị lũ lụt, tài trợ giải bóng chuyền Bông lúa vàng toàn huyện v.v… Hằng năm, gia đình anh đã giúp đỡ từ 7 đến 10 hộ nhân dân trong thôn vật chất cũng như kiến thức về sản xuất kinh doanh, giúp đỡ một số các hộ nghèo vươn lên, phát triển kinh tế thoát nghèo.
Ban Biên tập
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG,ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂMSAI TRÁI THÙ ĐỊCH
RÀ SOÁT, SÀNG LỌC ĐẢNG VIÊN GÓP PHẦN NÂNG CAO
NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO, SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA TCCSĐ
RÀ SOÁT, SÀNG LỌC ĐẢNG VIÊN - NHIỆM VỤ CẤP THIẾTTRONG TÌNH HÌNH MỚI
Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng nêu rõ:“Tăng cường công tác giáo dục, rèn luyện, quản lý đảng viên; thường xuyên rà soát, sàng lọc, kiên quyết đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng. Thường xuyên rà soát, đơn giản hóa quy trình, thủ tục và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đảng viên”.Nghị quyếtsố 21-NQ/TW Trung ương 5 khóa XIII về tăng cường củng cố, xây dựng TCCSĐ và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong giai đoạn mới đặt ra mục tiêu:“Tỉ lệ kết nạp đảng viên mới hằng năm trong giai đoạn 2020-2025 đạt 3 - 4% tổng số đảng viên”;đồng thời, đưa ragiải pháp:“Thường xuyên rà soát, sàng lọc, kiên quyết đưa đảng viên không đủ tư cách ra khỏi Đảng; kịp thời chấn chỉnh đối với đảng viên không hoàn thành nhiệm vụ, đảng viên không thực hiện đúng quy định về chuyển sinh hoạt đảng; đảng viên bi phạm kỷ luật đảng, pháp luật nhà nước; đảng viên thiếu gương mẫu, uy tín thấp…”.Đây là tiền đề, cơ sở để công tác đảng viên nói chung và việc rà soát, sàng lọc đảng viên triển khai sâu rộng và mạnh mẽ hơn nữa trong toàn Đảng và hệ thống chính trị.
Công tác rà soát, sàng lọc,đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng có vai trò quan trọng trong việc kịp thời phát hiện những đảng viên không thực hiện đúng quy định của Đảng, sàng lọc những đảng viên yếu kém, làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của Đảng, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng, chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên.Đó là yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn đảng, là do một số nguyên nhân chủ yếu sau: (1) Một bộ phận đảng viên thiếu gương mẫu, thiếu bản lĩnh, bị cám dỗ bởi lợi ích cá nhân, suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; có việc làm, phát ngôn sai nguyên tắc, trái với Cương lĩnh, đường lối, Điều lệ Đảng; (2) Công tác rà soát, sàng lọc đảng viên thời gian qua chưa đáp ứng yêu cầu; việc kết nạp người chưa đủ tiêu chuẩn, điều kiện, có động cơ không đúng đắn vào Đảng còn diễn ra ở nhiều nơi; (3) Yêu cầu, quy luật khách quan của mọi đảng cầm quyền để quyền lực được sử dụng đúng, phục vụ mục tiêu chính trị của chính đảng.
Những kết quả bước đầu
Từ Đại hội XI đến năm 2019, thực hiện các quy định, hướng dẫn của Trung ương, nhất là Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI “một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về “tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”, các cấp ủy đảng nhìn chúng đã tập trung siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng; công tác rà soát, sàng lọc đảng viên được tăng cường, qua đó, phát hiện những đảng viên không còn đủ tư cách bằng các hình thức phù hợp.
Ngay sau khi Trung ương ban hànhChỉ thị 28-CT/TW, các cấp ủy, tổ chức đảng đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện việc rà soát, sàng lọc đội ngũ đảng viên cơ bản đảm bảo đúng quy trình, quy định. Có 51/63 địa phương triển khai việc cụ thể hóa Quy định và Hướng dẫn của Trung ương với nhiều hình thức khác nhau: 33 địa phương ban hành kế hoạch; 2 địa phương ban hành quy định; 2 địa phương ban hành thông báo hoặc thông tri; 2 địa phương ban hành chỉ thị; 25 địa phương ban hành hướng dẫn; 28 địa phương ban hành công văn.Các cấp ủy đã nhận thức rõ hơn, cụ thể hơn, phân biệt rõ hơn giữa công tác rà soát sàng lọc đảng viên với công tác xử lý kỷ luật đảng viên theo Điều lệ Đảng; việc nhận diện đối tượng cần được giáo dục, sàng lọc được cụ thể hơn; trách nhiệm của cấp ủy các cấp, của đảng viên được nêu cụ thể rõ ràng hơn; các bước triển khai theo quy trình rà soát, sàng lọc gắn với công tác đánh giá, xếp loại đảng viên hàng năm được các cấp ủy, tổ chức đảng quan tâm hơn, thực hiện dần đi vào nề nếp.
Từ ngày 1-6-2019 đến ngày 15-12-2021, các cấp ủy, tổ chức đảng đã triển khai một đợt rà soát 32.129 đảng viên theo Chỉ thị 28-CT/TW của Ban Bí thư.Qua rà soát, giúp cấp ủy, tổ chức đảng các cấp nắm vững thực trạng công tác quản lý đảng viên; việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của đảng viên; kịp thời rà soát, sàng lọc, đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng.
Công tác giáo dục, rèn luyện, giúp đỡ đảng viên được quan tâm thực hiện, nhiều đảng viên vi phạm qua quá trình giáo dục, giúp đỡ của tổ chức đảng đã được công nhận sự tiến bộ. Đồng thời, kịp thời chấn chỉnh những đảng viên có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ; từng bước nâng cao ý thức, tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, thiếu gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ. Kết quả bước đầu đã góp phần sàng lọc, loại bỏ những đảng viên không đủ tiêu chuẩn, điều kiện, làm trong sạch đội ngũ đảng viên, nâng cao uy tín của Đảng.Riêng trong năm 2022, có 6.335 đảng viên được các chi bộ đưa vào danh sách giáo dục, giúp đỡ, trong đó, 1.951 đảng viên được công nhận sự tiến bộ, 1.854 đảng viên cần được tiếp tục giáo dục, giúp đỡ, 2.530 trường hợp bị đưa ra khỏi Đảng bằng hình thức khai trừ hoặc xóa tên.Việc rà soát, sàng lọc đảng viên đã góp phần thực hiện chủ trương của Đảng về đẩy mạnh, xây dựng chỉnh đốn Đảng, kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Rà soát, sàng lọc đảng viên - khó nhưng không thể không làm
Đảng như một cơ thể sống, mỗi đảng viên là một tế bào củaĐảng. Tế bào khỏe mạnh thìĐảng phát triển, tế bào hư hỏng thìĐảng ốm yếu, vì thế phải đào thải tế bào hư hỏng, tránh để lâu trong đảng sẽ “di căn” sang tế bào khác. Trong quá trình hoạt động của mình, Đảng phải thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng và kết nạp vào Đảng những nhân tố mới là những quần chúng tích cực, có phẩm chất, năng lực, trí tuệ và uy tín; đồng thời, cũng phải thường xuyên rà soát, sàng lọc, đưa những người không còn đủ tư cách đảng viên ra khỏi Đảng để làm trong sạch Đảng.Để làm tốt công tác rà soát, sàng lọc, đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng nhằm góp phần nâng cao chất lượng đảng viên, các cấp ủy, tổ chức đảng cần tập trung một số nhiệm vụ sau:
Một là,nâng cao nhận thức của cấp ủy, tổ chức đảng về tầm quan trọng của công tác kết nạp, sàng lọc đảng viên. Nâng cao nhận thức không chỉ bằng lời nói, bằng văn bản mà quan trọng là được chuyển thành ý thức tự giác, danh dự tự giác, động cơ tự giác, trách nhiệm tự giác, làm cơ sở cho hành động tự giác được thể hiện trong mỗi TCCSĐ và đảng viên. Chỉ khi các cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên nhận thức những “đảng viên không còn đủ tư cách” là những cá thể có nguy cơ đe dọa đối với tập thể, cá nhân, đối với sự tồn vong của Đảng thì mới tự giác nghiêm túc thực hiện. Bên cạnh đó, phát huy vai trò và trách nhiệm nêu gương trong thực hiện chuẩn mực đạo đức và thực hiện nhiệm vụ được giao của cán bộ, đảng viên, nhất là những người đứng đầu cấp ủy, đơn vị; đưa việc nêu gương trở thành nhiệm vụ thường xuyên của cán bộ, đảng viên trong toàn hệ thống chính trị cũng là giải pháp rất quan trọng.
Hai là,nâng cao chất lượng kết nạp đảng viên để Đảng ta có nhiều đảng viên có chất lượng, đủ sức đấu tranh, ngăn chặn loại bỏ những đảng viên suy thoái, biến chất. Để thực hiện tốt nội dung này của cấp ủy, tổ chức đảng cần thực hiện chặt chẽ, đúng quy định các bước trong công tác kết nạp đảng viên; thực hiện đúng, đủ, công khai, minh bạch quy trình, từ khâu phát hiện, lựa chọn những quần chúng ưu tú để đưa vào nguồn kết nạp, bồi dưỡng, giúp đỡ đến khâu thẩm tra, xác minh và xem xét kết nạp vào Đảng. Thực hiện nghiêm túc quy định thẩm tra lý lịch và lấy ý kiến nhận xét của tổ chức chính trị - xã hội đối với người được xem xét kết nạp vào Đảng. Kiểm soát tốt “đầu vào” cũng chính là bước sàng lọc đầu tiên để đảm bảo chất lượng đảng viên đáp ứng yêu cầu của Đảng.Phát triển đội ngũ đảng viên phải luôn đi đôi với củng cố tổ chức đảng, coi trọng chất lượng hơn số lượng.
Ba là, tăng cường công tác quản lý đảng viên.Các cấp ủy, tổ chức đảng thường xuyên giáo dục chính trị tư tưởng và nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đảng viên; thường xuyên kiểm tra chi bộ, đảng viên thực hiện chế độ sinh hoạt đảng. Nắm chắc những biểu hiện về đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, kịp thời pháthiện những đảng viên suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” theo 27 biểu hiện. Quản lý việc lập và sử dụng các trang thông tin trên Internet, mạng xã hội, đảng viên ở ngoài nước và đảng viên ra nước ngoài công tác, học tập, lao động… Thực hiện nghiêm Quy định số 213-QĐ/TW của Bộ Chính trị về việc “Đảng viên đang công tác ở các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp thường xuyên giữ mối liên hệ với chi ủy, đảng ủy cơ sở và gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú”.Triển khai thực hiện nghiêm việc đảng viên xây dựng cam kết tu dưỡng, rèn luyện, thực hiện các nghị quyết, quy định của Đảng (nhất là Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, XII, Kết luận số 21-KL/TW của Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII, trách nhiệm nêu gương theo Quy định 08-QĐ/TW, Quy định số 37-QĐ/TW về những điều đảng viên không được làm).Nghiên cứu giải pháp phù hợp tạo thuận lợi trong việc chuyển sinh hoạt đảng cho đảng viên là sinh viên sau khi tốt nghiệp, đảng viên đi làm ăn xa…
Bốn là,làm tốt công tác đánh giá cán bộ, đảng viênđể có căn cứ sàng lọc, loại bỏ cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất. Cấp ủy các cấp nâng cao nhận thức cho các tổ chức đảng, đảng viên về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác đánh giá, phân loại chất lượng tổ chức đảng, đảng viên, tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thẩm định chặt chẽ việc thực hiện, đảm bảo dân chủ, khách quan, đúng thực chất; khắc phục triệt để tình trạng nể nang, né tránh, bệnh thành tích trong kiểm điểm tự phê bình và phê bình, đánh giá, xếp loại đảng viên. Việc đánh giá đúng đảng viên sẽ khắc phục được tâm lý “duy tình”, ngại phê bình, là nhân tố cản trở việc rà soát, sàng lọc đã chỉ ra ở trên. Đồng thời, cần phải đề cao tính kỷ luật, kỷ cương của Đảng, tính chiến đấu, tự phê bình, phê bình và nâng cao trách nhiệm đảng viên trong sinh hoạt chi bộ tập trung củng cố các tổ chức đảng yếu kém, có biện pháp giúp đỡ, giáo dục đảng viên không hoàn thành nhiệm vụ; xây dựng lộ trình sửa chữa, khắc phục khuyết điểm sau kiểm điểm tự phê bình và phêbình.
Năm là,thường xuyên rà soát, đơn giản hoá quy trình, thủ tục và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đảng viên. Xây dựng, hoàn thiện quy định, thể chế về công tác đảng viên và quản lý đảng viên; nhất là các quy định liên quan đến rà sóat, sàng lọc và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong tình hình mới.Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý đảng viên, bảo đảm đồng bộ, liên thông trong toàn đảng bộ. Nghiên cứu triển khai, nhân rộng mô hình“Sổ tay đảng viên điện tử”ở những nơi có đủ điều kiện để kịp thời cung cấp thông tin, học tập các nghị quyết, quy định, chỉ thị, kết luận của Đảng; hỗ trợ các tính năng sinh hoạt chi bộ; giúp cấp ủy, tổ chức đảng tiếp nhận và phản hồi các ý kiến của đảng viên…
Sáu là,xây dựng tiêu chuẩn cụ thể đối với đảng viên.Xác định đúng tiêu chuẩn của người đảng viên tạo điều kiện cho mỗi đảng viên phấn đấu để giữ gìn hình ảnh người đảng viên cộng sản, giữ gìn uy tín cho Đảng. Ngoài việc xây dựng tiêu chuẩn chung, các cấp ủy, tổ chức đảng cần cụ thể hóa tiêu chuẩn đảng viên trong một số lĩnh vực như: đối với đảng viên là công nhân; đối với đảng viên ở nông thôn; đối với đảng viên trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp; đối với đảng viên là thanh niên, học sinh, sinh viên và trí thức; đối với đảng viên trong lực lượng vũ trang…
Bảy là,cấp ủy cấp trên tăng cường kiểm tra công tác đảng viên, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát; tập trung kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên trong việc chấp hành chỉ thị, nghị quyết của Đảng, nhất là những quy định về đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, quy định về nêu gương và đề cao tính tiền phong, gương mẫu, trách nhiệm đối với người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị... thực hiện việc sơ, tổng kết, phát huy các đơn vị điển hình thực hiện tốt, uốn nắn những nơi làm chưa tốt công tác đảng viên; kiên quyết xóa tên những đảng viên không còn thiết tha với Đảng. Kịp thời phát hiện, biểu dương, khen thưởng, nhân rộng những tấm gương đảng viên tiêu biểu; đồng thời, phê bình, xử lý tổ chức đảng, đảng viên vi phạm.
Tám là, phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dânđối với việc tu dưỡng, rèn luyện, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên; phát hiện những đảng viên suy thoái về đạo đức, lối sống, có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Tạo điều kiện để các tổ chức tham gia đóng góp ý kiến, giám sát việc rà soát, sàng lọc đảng viên; nhất là những đảng viên thuộc diện đưa vào danh sách để chi bộ giáo dục, giúp đỡ, cần lấy thêm ý kiến của chi bộ nơi cư trú để làm căn cứ đánh giá kết quả tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu của đảng viên.
Ban Biên tập
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG,ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta. Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng, Người luôn chăm lo đến công tác xây dựng Đảng, trong đó giáo dục, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống của người cán bộ, đảng viên là cơ sở, nền tảng để xây dựng Đảng,nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, người cán bộ, đảng viên có phẩm chất đạo đức tốt, có đời sống vật chất tinh thần lành mạnh, trước hết, phải là người có lập trường kiên định, vững vàng trước mọi thử thách, luôn nói và làm theo nghị quyết của Đảng. Là người biết lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng, biết tôn trọng quyền làm chủ tập thể của quần chúng nhân dân. Họ là những người có ý thức tổ chức kỷ luật, nói đi đôi với làm, có ý thức phê bình và tự phê bình, tác phong giản dị, lối sống trong sạch, lành mạnh. Trong cuộc sống gia đình, họ là những người biết lo toan, tổ chức một gia đình hạnh phúc.
Trong công tác xây dựng Đảng, Đảng ta đã nhiều lần chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm chưa được khắc phục triệt để trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đó là một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Có những cán bộ, đảng viên, kể cả một số cán bộ chủ chốt các cấp yếu kém về phẩm chất, năng lực, thiếu tính chiến đấu, giảm sút ý chí, lòng tin, phai nhạt lý tưởng. Một số ít có biểu hiện bất mãn, nói và làm trái với quan điểm, đường lối của Đảng, vi phạm nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, vi phạm pháp luật Nhà nước. Bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân trong một bộ phận cán bộ, đảng viên có chiều hướng gia tăng, làm giảm sút lòng tin, uy tín, thanh danh của Đảng, tổn thương mối quan hệ giữa Đảng với Nhân dân, hạ thấp sức chiến đấu và vai trò lãnh đạo của Đảng. Đó là một nguy cơ lớn liên quan đến sự sống còn của Đảng, của chế độ.
Thực tế những năm gần đây cho thấy, một số chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước chậm đổi mới, hoặc đổi mới chưa đồng bộ đã tạo ra những kẽ hở cho căn bệnh chủ nghĩa cá nhân sinh sôi, nảy nở. Mặt trái của cơ chế thị trường chưa được ngăn chặn, đẩy lùi đã kích thích lòng ham muốn cá nhân, tiền tài, địa vị, lối sống thực dụng, hưởng thụ trong đội ngũ cán bộ, đảng viên… Trong khi đó các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước luôn tận dụng triệt để mọi sai lầm, khuyết điểm, dùng mọi thủ đoạn tinh vi, nham hiểm để lôi kéo làm tha hóa, biến chất đội ngũ cán bộ, đảng viên. Từ những biểu hiện suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của “một bộ phận không nhỏ” này đã làm ảnh hưởng đến uy tín, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng.
Đất nước ta đã bước sang một giai đoạn cách mạng mới, giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây là cuộc cách mạng toàn diện nhất, sâu sắc nhất và triệt để nhất, diễn ra trên tất cả các lĩnh vực, đòi hỏi cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý, bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Để làm theo lời Bác, mỗi cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên cần thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản sau:
Một là, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị đối với công tác bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Đây là giải pháp cơ bản, quan trọng hàng đầu giữ vai trò quyết định đến nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Bởi mọi hoạt động của con người đều bắt đầu từ nhận thức, trên cơ sở nhận thức, chỉ có nhận thức đúng mới có cơ sở cho hành động đúng. Do vậy,cấp ủy, tổ chức đảng các cấp, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị cần tổ chức quán triệt, giáo dục, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức cho mọi tổ chức, mọi lực lượng. Thường xuyên đổi mới nội dung, phương pháp trong bồi dưỡng, giáo dục, định hướng tư tưởng, nhận thức và hành động, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Để thực hiện có hiệu quả, chất lượng công tác này, cần phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Đồng thời, cần có những biện pháp kịp thời khắc phục triệt để những tư tưởng, nhận thức và hành động chưa đúng, chưa đầy đủ, trách nhiệm chưa cao trong công tác này.
Hai là, thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức phương pháp bồi dưỡng, giáo dục, rèn luyện nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Mục đích cao nhất của việc đổi mới nội dung bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ, đảng viên là hướng vào nâng cao nhận thức cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Cần làm cho họ có động cơ phấn đấu rèn luyện đúng đắn, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và Nhân dân; trung thành với Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có trách nhiệm cao với công việc, với đơn vị và bản thân. Do vậy, nội dung bồi dưỡng, rèn luyện cần hướng trọng tâm vào nâng cao năng lực quán triệt và tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng; thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của đảng viên.
Tổ chức tốt hoạt động thực tiễn gắn với thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị; đưa đội ngũ đảng viên vào hoạt động thực tiễn để thử thách, rèn luyện và đánh giá kết quả khách quan, chính xác. Cùng với đó đội ngũ cán bộ chủ chốt, bí thư cấp ủy và những đảng viên lâu năm có uy tín trong đơn vị thường xuyên gần gũi, động viên, giáo dục, thuyết phục đội ngũ đảng viên khắc phục khó khăn, phấn đấu vươn lên hoàn thành nhiệm vụ. Lấy gương người tốt, việc tốt hằng ngày, những điển hình tiên tiến trong đội ngũ đảng viên để giáo dục lẫn nhau. Duy trì thực hiện nghiêm các nền nếp chế độ sinh hoạt, nhất là sinh hoạt tự phê bình và phê bình; thực hiện tốt việc phân loại đánh giá chất lượng tổ chức đảng và đảng viên hằng năm. Thông qua đó các cấp ủy, cán bộ chủ trì cơ quan chức năng nắm chắc điểm mạnh, điểm yếu, kết quả phấn đấu rèn luyện của từng tổ chức đảng và đảng viên; chỉ ra được nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót, đề ra nội dung biện pháp, giúp tổ chức đảng và từng đảng viên khắc phục hạn chế, khuyết điểm kịp thời góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên.
Ba là, mỗi cán bộ, đảng viên cần nêu cao tính tự giác, tích cực chủ động trong tự bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống.
Tự bồi dưỡng, rèn luyện là nhân tố bên trong đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc củng cố, hoàn thiện và phát triển phẩm chất đạo đức, nhân cách của người cán bộ, đảng viên. Trong thực tiễn công tác cán bộ, đảng viên vừa là đối tượng, vừa là chủ thể của quá trình bồi dưỡng, giáo dục, rèn luyện. Với tư cách là chủ thể của quá trình đó, đòi hỏi từng cán bộ, đảng viên phải xác định đúng động cơ, đề cao tính tự giác, tích cực chủ động trong tự học tập, tu dưỡng rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức, lối sống, năng lực, phương pháp, tác phong công tác. Mỗi cán bộ, đảng viên phải tự nhận thức, phân tích, đánh giá đúng, khách quan, toàn diện về bản thân, nhất là những hạn chế, khuyết điểm để khắc phục kịp thời, không ngừng phấn đấu vươn lên; gương mẫu trong học tập, rèn luyện, có sức đề kháng với những tác động tiêu cực nảy sinh từ mặt trái xã hội; luôn tiếp nhận thông tin, tri thức, kinh nghiệm chuyên môn, nghiệp vụ, tu dưỡng rèn luyện, chấp hành nghiêm kỷ luật Đảng, pháp luật Nhà nước, quy định của đơn vị; chống bệnh chủ nghĩa cá nhân. Thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, vận động quần chúng, trước hết là động viên mọi người trong gia đình, người thân thực hiện nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Bốn là, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Mọi cấp ủy, tổ chức đảng phải thường xuyên quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; Kết luận số 21-KL/TW ngày 25-10-2021 Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; Quy định số 37-QĐ/TW về những điều đảng viên không được làm. Đồng thời, gắn kết chặt chẽ việc thực hiện các nghị quyết của Trung ương với đẩy mạnh thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Mỗi đảng viên cần quán triệt sâu sắc và nhận diện đúng sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; tích cực, chủ động, thực hiện có hiệu quả quan điểm, phương châm, chủ trương, giải pháp của Đảng về đấu tranh khắc phục tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên hiện nay.
Từng cán bộ, đảng viên cần có thái độ kiên quyết trong đấu tranh với những biểu hiện vi phạm; đề cao tính tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng, trong công tác và trong cuộc sống hằng ngày; kết hợp chặt chẽ đấu tranh khắc phục tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” với đấu tranh phòng, chống âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, góp phần xây dựng trận địa tư tưởng vững chắc trong đơn vị, xây dựng các tổ chức đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức.
Năm là, thực hiện tốt việc kiểm tra, giám sát và phân tích đánh giá chất lượng đảng viên.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”4. Thực tiễn cho thấy, có làm tốt việc kiểm tra đảng viên thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, cấp ủy, chi bộ mới xem xét, đánh giá, phân tích, kết luận chính xác về trình độ, năng lực của cán bộ, đảng viên. Thông qua kiểm tra, giám sát là biện pháp giáo dục, góp phần chủ động ngăn ngừa vi phạm và cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe đối với mọi cán bộ, đảng viên; ngăn ngừa, hạn chế vi phạm kỷ luật đảng, làm trong sạch đội ngũ. Chính vì thế, công tác này có ý nghĩa hết sức quan trọng, phải được tiến hành thường xuyên, công tâm, khách quan, gắn với thi hành kỷ luật đảng.
Trong bối cảnh hiện nay, đạo đức con người đang chịu những ảnh hưởng to lớn bởi các lợi ích kinh tế, lợi ích cá nhân. Vấn đề đặt ra đối với các cấp ủy, tổ chức đảng phải thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra, sàng lọc, kiên quyết đưa ra khỏi Đảng, xử lý nghiêm minh những đảng viên thoái hóa về tư tưởng chính trị, vi phạm đạo đức, lối sống, tham nhũng, cố tình vi phạm Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đây được coi là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, tạo nền tảng cho việc bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng đối với cán bộ, đảng viên hiện nay, góp phần xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện.
Ban Biên tập
GƯƠNG MỘT CÁN BỘ THÔN TẬN TỤY VỚI CÔNG VIỆC;GƯƠNG SÁNG TRONG HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
Thôn Nguyên Hưng là một trong 9 thôn thuộc xã Thiệu Nguyên, thôn có 203 hộ với 785 nhân khẩu. Bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ xây dựng thôn NTM kiểu mẫu gặp không ít khó khăn: Kết cấu hạ tầng trong thôn như nhà văn hóa, đường giao thông, hệ thống tiêu thoát nước đã xuống cấp, các thiết chế nhà văn hóa còn thiếu nhiều, tấm đậy rãnh chưa đồng bộ; nhà ở dân cư chưa được sắp xếp ngăn nắp... Song, với tinh thần vượt khó đi lên, chi bộ và Nhân dân trong thôn đã nỗ lực phấn đấu không biết mệt mỏi. Đến nay, theo kết quả tự đánh giá, thôn Nguyên Hưng đã hoàn thành 13/15 tiêu chí thôn NTM kiểu mẫu; 02 tiêu chí còn lại cũng đã đạt 70-90%, dự kiến hết tháng 7/2023 sẽ hoàn thành và đề nghị huyện về kiểm tra công nhận thôn NTM kiểu mẫu, thôn thông minh.
Có được kết quả trên, bên cạnh việc nỗ lực phấn đấu của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong thôn, không thể không nói đến vai trò của đồng chí Đinh Thị Năm, một nữ bí thư chi bộ - trưởng thôn, một tấm gương sáng trong học tập và làm theo Bác.
Nhớ lại từ đầu năm 2020, đang là cán bộ xã, đồng chí được Đảng ủy điều động về làm Bí thư chi bộ - trưởng thôn Nguyên Hưng, do lúc bấy giờ chi bộ thôn đang gặp khó khăn về nhân sự, đảng viên trong chi bộ hầu hết là tuổi cao, sức yếu. Đang là cán bộ xã về làm cán bộ thôn, nhưng đồng chí vẫn không nề hà, chấp hành tuyệt đối sự phân công của tổ chức.
Trên cương vị là bí thư chi bộ, đồng chí luôn bám sát nghị quyết lãnh đạo của Đảng ủy xã và tình hình thực tế của thôn để cùng với chi ủy bàn bạc, thống nhất trước khi đưa ra họp chi bộ thảo luận, ban hành nghị quyết lãnh đạo, chỉ đạo. Trên cơ sở nghị quyết của chi bộ, đồng chí đã chỉ đạo Ban công tác mặt trận thôn, tuyên truyền vận động Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, tích cực tham gia các hoạt động, phong trào thi đua, các cuộc vận động do cấp trên triển khai. Đặc biệt, đồng chí luôn giành nhiều thời gian để gần gũi, sâu sát với Nhân dân, luôn lắng nghe và tìm hiểu tâm tư nguyện vọng chính đáng của Nhân dân, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc thuộc thẩm quyền ngay từ cơ sở, báo cáo kịp thời với cấp trên những vấn đề vượt thẩm quyền để xem xét và giải quyết.
Với cương vị là trưởng thôn, căn cứ nghị quyết của chi bộ và chỉ đạo của cấp trên, đồng chí xây dựng kế hoạch, chương trình hành động, triển khai tổ chức thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao, nghị quyết của chi bộ và nghị quyết của Đảng ủy xã đề ra; xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm, lộ trình thực hiện, thời gian hoàn thành. Phối hợp chặt chẽ với MTTQ, các tổ chức chính trị xã hội để huy động sự vào cuộc đồng bộ của hệ thống chính trị. Thực hiện tốt qui chế dân chủ, theo phương châm“dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”.Những công việc phải huy động nguồn lực của Nhân dân, đồng chí đều đưa ra Hội nghị Nhân dân bàn bạc kĩ lưỡng, dân chủ, tạo sự đồng thuận cao trước khi thực hiện, quá trình thực hiện đảm bảo công khai, minh bạch các khoản thu đóng góp, các khoản huy động để Nhân dân nắm bắt. Từ đó, tạo được niềm tin, tinh thần đoàn kết giữa quần chúng Nhân dân với cán bộ, đảng viên trong chi bộ.
Do xác định đúng vị trí vai trò của người đứng đầu. đồng chí luôn nói đi đôi với làm, gương mẫu đi đầu và vận động gia đình, người thân cùng tham gia trong các phong trào của thôn, của xã, từ đó tạo được sự lan tỏa để quần chúng Nhân dân học tập, làm theo. Bằng những cách làm hay, sáng tạo linh hoạt trong công việc, đến nay đồng chí cùng với chi bộ đã vận động Nhân dân trong thôn huy động nguồn lực chỉnh trang nhà cửa, nâng cấp các tuyến đường trong thôn, làm các tấm đậy rãnh thoát nước, mua sắm các trang thiết bị, lắp đặt dụng cụ tập luyện thể dục, khu vui chơi, chỉnh trang khuôn viên nhà văn hóa… Vận động Nhân dân tham gia làm hàng rào xanh, tường rào mẫu; vận động các hộ tích cực tham gia sử dụng nước sạch tập trung; tham gia mô hình nhà sạch, vườn đẹp, xây hố phân loại rác thải tại hộ gia đình và nhiều công việc khác… Tổng huy động từ các nguồn để xây dựng nông thôn mới đến nay đạt gần 2 tỷ đồng, hiện nay đang tiếp tục động viên Nhân dân đóng góp lắp đặt hệ thống chiếu sáng giao thông bằng cột kẽm loại bát giác cao 6m, đèn led với công suất 60w/bóng thay cho các bóng tự phát hiện nay vừa thiếu thẩm mỹ lại không an toàn, phấn đấu xây dựng các tuyến đường sáng - xanh - sạch - đẹp.
Thôn Nguyên Hưng bây giờ đã khang trang hơn, sáng, xanh, sạch đẹp hơn. Có được kết quả bộ mặt thôn thay đổi như ngày hôm nay là công sức của cán bộ và Nhân dân thôn Nguyên Hưng, trong đó có vai trò quan trọng của đồng chí nữ bí thư chi bộ - trưởng thôn. Đồng chí Đinh Thị Năm thực sự là tấm gương sáng trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Nguyễn Chí Thành
Bí thư Đảng ủy xã Thiệu Nguyên
THÔNG TIN - TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM
NGUYỄN VIỆT PHƯƠNGNGƯỜI LÀM NÊN 2 SẢN PHẨM OCOP 3 SAO
Sinh ra từ một vùng quê nghèo, Anh Nguyễn Việt Phương thấu hiểu được những vất vả của nghề nông. Vì vậy, anh đã cố gắng học tập và thi đậu vào khoa công nghệ thông tin, trường đại học Thái Nguyên. Năm 2007, tốt nghiệp đại học, anh Phương xin làm việc ở FPT, 59 Nguyễn Công Trứ, Hà nội, sau đó chuyển về công ty xây dựng Đông Bắc ở thành phố Thanh Hóa làm việc. Đang thanh niên trai trẻ, lương hàng tháng khá cao, xong vẫn không dư dật nên trong sinh hoạt gặp không ít khó khăn. Năm 2012, anh Phương đành khăn gói về quê lao động sản xuất cùng gia đình. Nhiều người trong thôn Phú Văn, xã Thiệu Châu, nay là xã Tân Châu, không khỏi ngỡ ngàng bởi anh Phương học hành tử tế, công việc làm ổn định tại sao lại bỏ việc về quê, nhiều người hỏi han đôi lúc cũng làm anh chạnh lòng.
Với sự quyết tâm cao và để khẳng định chính mình, ngoài việc sản xuất nông nghiệp, Anh phương đã thuê mươn đất của anh em họ hàng tập trung phát triển sản xuất nghề truyền thống của quê hương đó là làm bánh đa nem và làm miến gạo. Không có vốn, được sự quan tâm của các cấp, các ngành, gia đình anh Phương được vay 8 triệu đồng từ chương tình nước sạch và 20 triệu từ ngân hàng, cùng với vốn tích cóp của gia đình anh mạn dạn mua máy, vật liệu phát triền nghề làm niến và bánh đa nem. Do có nghề trong tay, chăm chỉ làm việc, say mê và sáng tạo 2 mặt hàng của gia đình anh sản xuất đến đâu được tiêu thu ngay đến đó.
Trước kia, người làm miến, bánh đa nem hoàn toàn thủ công nên năng suất thấp, hiệu quả không cao. Những năm gần đây đã chủ động đầu tư máy móc vào một số công đoạn sản xuất nên thu nhập từ nghề làm miến gạo, bánh đa nem vì thế cũng được cải thiện đáng kể. Làm ăn có lãi và tích lũy, anh Phương đã mua đất, lấp ao, mở xưởng sản xuất 480m2, ngoài ra còn đầu tư 150 triệu đồng mua máy: tráng bánh, xây bột, máy cắt, trành phơi bánh. Không dừng lại ở đó mà anh Phương luôn học hỏi, tìm tòi áp dụng các tiến bộ khoa học kỷ thuật và sản xuất, mạnh dạn đưa các máy móc công nghệ hiện đại nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm công lao động, năng xuất cao hơn, đáp ứng nhu cầu đặt hàng của khách. Đến nay anh đã đầu tư thêm máy làm miến, máy xấy, vắt chân không, máy vo gạo liên hòa... với tổng chi phí lên gần một tỷ đồng. Xưởng sản xuất của anh Phương có 9 lao động, gồm: bố, mẹ, vợ chồng và thuê thêm 5 lao động trong xã và các xã lân cận, thế mà mỗi tháng, gia đình anh đã sản xuất hết 8 tấn gạo, xuất ra thị trường 2 tấn miến, 300 thùng bánh đa nem. Cùng với việc từng bước cải tiến kỹ thuật sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo việc làm cho người lao động thì vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng được anh Phương quan tâm. Nghề làm bánh đa nem và miến vất vã lắm, phải dậy từ 2 giờ sángvới nhiều công đoạn khác nhau và sản xuất theo quy trình liên hoàn nên mọi ngườilàm không hết việc, công đoạn cuối cùng là phơi khô được đưa vào đóng gói theo đơn đặt hàng của thị trường.
Ai cũng biết ở xã Tân Châu từ lâu đã có nghề truyền thống, bước chân đến Phú Văn, đâu đâu cũng thấy miến, bánh được phơi trên khắp các ngã đường, tường bao, vườn nhà, trong sân, ngoài ngõ ở mỗi gia đình, bởi rất nhiều hộ ở thôn Phú Văn tham gia làm nghề sản xuất miến và bánh đa nem, xong việc tiêu thụ sản phẩm gặp không ít khó khăn, thế nhưng cơ sở sản xuất Phương Nhàn vẫn duy trì hoạt động, không đủ hàng xuất ra thị trường. Sản phẩm miến gạo, bánh đa nem Phương Nhàn được tiêu thụ ở nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh, được khách hàng đánh giá cao về chất lượng. Anh Phương còn cho biết thêm: sản xuất bánh đa nem tuy vất vả một chút, nhưng cho thu nhập khá, mỗi năm trừ chi phí thu về gần 200 triệu đồng. Từ việc mở rộng quy mô sản xuất và liên kết tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu, cuối năm 2022 miến gạo Phương Nhàn đạt sản phẩm OCOP 3 sao, mới đây bánh đã nem Phương Nhàn cũng được chứng nhận sản phẩm OCOP 3.
Có chỗ đứng trên thị trườngvà đạt sản phẩm OCOP 3 sao,nên Anh Phương rất phấn khởi. Đâylà động lực để cơ sở Phương Nhàn tiếp tục xây dựng, gìn giữ, phát triển nghề truyền thống và đầu tư gần 1 tỷ đồng mở rộngsản xuất thêmbánh đa nem sống.
Phạm Thanh An
Trung tâm Văn hóa, TT, TT và DL
GƯƠNG GIA ĐÌNH NÔNG DÂN SẢN XUẤT KINH DOANH GIỎI
Ông Nguyễn Văn Cần - sinh năm 1961, quê ở thôn Đỉnh Tân, xã Thiệu Phú, huyện Thiệu Hóa là hội viên Hội Người cao tuổi, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nông dân xã Thiệu Phú, Hội viên Hội Làm vườn và Trang trại huyện Thiệu Hóa, thành viên CLB Làm vườn tỉnh Thanh Hóa - nguyên Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm CLB chủ trang trại huyện Thiệu Hóa là tấm gương làm kinh tế giỏi, với mô hình vườn hoa, cây cảnh, ao hồ, cải tạo vườn tạp, vật nuôi làm giàu cho gia đình và xã hội.
Sau khi học hết trình độ phổ thông trung học, ông được cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân tín nhiệm bình bầu ông là Ủy viên BCH Hội Nông dân xã Thiệu Phú. Sau một thời gian ông xây dựng gia đình với bà Lê Thị Hiền là hội viên Hội phụ nữ xã, hai người với hai bàn tay trắng, vợ chồng ông đã tìm kiếm, xoay sở nhiều nghề để kiếm sống và nuôi bố mẹ già có con là liệt sỹ, em trai bị tàn tật và nuôi 3 con nhỏ ăn học. Nhiều đêm ông trằn trọc, suy nghĩ về những khó khăn của gia đình, phải làm gì đây để vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương. Thế rồi, ông đã vay mượn vốn của anh em, bạn bè mua đất làm trang trại, đào ao thả cá, làm vườn hoa cây cảnh, cây ăn quả, cây con giống trên khu đất diện tích 3.500m2.Trong đó, ông sử dụng 1.000m2đào ao thả cá, bước đầu làm ăn gặp muôn vàn khó khăn thử thách, nuôi cá thì chậm lớn, nuôi gà, vịt thì dịch bệnh, trồng cây ra ít quả, cây con giống bán chậm... Do việc nắm bắt khoa học kỹ thuật chăn nuôi, làm vườn còn yếu kém. Thế rồi ông quyết tâm khắc phục những khó khăn, khiêm tốn cần cù, chịu khó, học hỏi bạn bè, anh em đồng nghiệp, đi khắp mọi nơi tìm hiểu các mô hình làm vườn, làm trang trại, gia trại trong xã, trong huyện, trong tỉnh, học trên báo, đài, học trong sách vở và cần cù chịu khó lao động sáng tạo… Được mọi người yêu mến, giúp đỡ và vinh dự được kết nạp vào hội viên hội làm vườn của huyện Thiệu Hóa. Ông như được chấp cánh cho ước mơ làm giàu. Qua nhiều lớp tập huấn, hội thảo, giao lưu, được cán bộ hội làm vườn của huyện, của tỉnh hướng dẫn truyền thông về khoa học kỹ thuật làm vườn, làm trang trại, ông đã mau chóng tiếp thu, cải tạo vườn tạp, bố trí cây trồng, chuyển đổi vật nuôi và áp dung đúng khoa học kỹ thuật VAC tiên tiến của Hội làm vườn và trang trại huyện Thiệu Hóa và Hội làm vườn Thanh Hóa, Hội Nông dân các cấp, ông đã gặt hái được thành công.
Thật đúng có câu “đất không phụ tình người”, kết quả hằng năm ông đã xuất bán đi từ 4 - 5 ngàn cây con giống quí, như: mít thái, na dai, bưởi ngọt, cây cảnh có giá trị kinh tế cao cho bà con hàng xóm và các nhà làm vườn làm trang trại trong huyện, trong tỉnh và ngoài tỉnh; thu hoạch mỗi năm từ 4 -5 tạ cá, trong đó có cá trắm cỏ, cá chép, cá trôi lai, trừ chi phí các khoản, hàng năm có khoản thu từ 80 đến 100 triệu đồng, tạo công ăn việc làm lúc nhàn dỗi cho 4-5 lao động, với mức lương 4-5 triệu đồng mỗi tháng. Có thu nhập, gia đình ông có điều nuôi các con ăn học trưởng thành và đã có gia đình riêng làm ăn kinh tế phát triển bền vững. hiện nay, các con ông đã có gia đình riêng, ông bào đã có 7 cháu nội, ngoại; các cháu đều là con ngoan, trò giỏi. Gia đình ông bà sống có tình làng nghĩa xóm, luôn làm tốt công tác thiện nguyện, giúp đỡ các hộ gia đình khó khăn trong xã, ủng hộ quỹ chăm sóc người cao tuổi, quỹ khuyến học, khuyến tài, quỹ đền ơn, đáp nghĩa, ủng hộ đồng bào bão lụt, thiên tai, hoạn nạn bằng cả tấm lòng yêu thương và trách nhiệm...
Trải qua 8 năm là Ủy viên BCH Hội Nông dân xã Thiệu Phú, 10 năm làm Chủ nhiệm, PCN CLB Làm vườn và Trang trại huyện Thiệu Hóa, là Hội viên Hội NCT xã… ông đã đạt được nhiều thành tích xuất sắc, đã được tặng một Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, Kỷ niệm chương của Hội Nông dân Việt nam và nhiều giấy khen của huyện Thiệu Hóa và xã Thiệu Phú, gia đình ông đạt danh hiệu “Gia đình sản xuất kinh doanh giỏi”, gia đình “Ông bà mẫu mực con cháu hiếu thảo”.
Ông Nguyễn Văn Cần là một tấm gương tuổi cao gương sáng, giỏi làm kinh tế, vượt khó khăn vươn lên làm giàu cho gia đình và xã hội. Mô hình làm vườn hoa cây cảnh, cây giống của gia đình ông là điển hình, tiêu biểu và có uy tín cao. Nhiều hội viên làm vườn làm trong huyện, trong tỉnh đã đến thăm quan, học tập phát triển kinh tế vườn trại. Mô hình kinh tế vườn của gia đình ông được nhân rộng và có sức lan tỏa đi khắp mọi nơi, góp phần tích cực vào xây dựng nông thôn mới, xây dựng quê hương giàu đẹp .
Ngọ Ngọc Thơ
Tiểu khu 5, thị trấn Thiệu Hóa
LỊCH SỬ - VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT
ĐỀN THỜ TỂ TƯỚNG NGUYỄN QUÁN NHODI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA QUỐC GIA
Tiến sĩ Nguyễn Quán Nho (thế kỷ XVII) là một trong bốn danh sĩ của đất Vạn Hà (Vãn Hà), huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa). Ông đã làm quan đến chức Tể tướng thời Hậu Lê, công trạng nhiều và là tấm gương sáng thanh liêm cho hậu thế, xứng đáng được ghi nhớ và tôn vinh.
Sinh năm 1638 tại làng Đông Triều, xã Vạn Hà, huyện Thụy Nguyên thuộc phủ Thừa Tuyên Thanh Hóa thời Hậu Lê, nay là làng văn hóa Dương Hòa, thị trấn Vạn Hà (nay là thị trấn Thiệu Hóa), huyện Thiệu Hóa. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhưng ngay từ nhỏ, Nguyễn Quán Nho đã nổi tiếng học giỏi. Năm 1657, ông đỗ Hương cống, sau đó hai năm thi Hội, đỗ tam trường và vào làm quan trong triều. Đến năm 1667, đời vua Lê Huyền Tông, Nguyễn Quán Nho đỗ đồng Tiến sĩ khoa Đinh Mùi khi vừa 30 tuổi, sau đó được bổ làm Đô đốc liên tỉnh Hải Dương - Yên Quảng. Trong các năm từ 1674 đến 1681, ông bốn lần tham gia phái đoàn của triều đình Lê - Trịnh đi công cán sang nhà Thanh. Về nước, ông được bổ làm Phó đô ngự sử, rồi lần lượt trải qua các chức vụ cao trong triều đình, như: Tả thị lang Bộ Lại, Đô Ngự sử, Thượng thư Bộ Binh, Tể tướng, Thượng thư bộ Lễ... Sống giản dị, có tấm lòng thương dân và lo cho dân, bản tính lại khoan dung, Nguyễn Quán Nho được người đương thời ca tụng trong câu ca dân gian truyền tụng “Tể tướng Vãn Hà, thiên hạ âu ca”. Sách Đại Nam Quốc sử diễn ca cũng ghi: “Bởi ai thiên hạ âu ca/Chẳng quan Tham tụng Vạn Hà là chi”.
Phò tá bốn đời vua với gần 50 năm, trong đó có 11 năm làm Tể tướng, Nguyễn Quán Nho nổi tiếng một đời trong sạch, thanh liêm. Năm 1707, Nguyễn Quán Nho rời chốn quan trường về sống tại quê nhà được một năm thì mất. Ông chẳng để lại gì cho vợ con, chỉ để lại một tấm lòng, đó là tấm lòng vì dân vì nước và tấm gương thanh liêm để các thế hệ sau noi theo. Hiện tại, dòng họ của ông tại quê nhà vẫn đang lưu giữ bức truyền thần chân dung ông to bằng người thật sử dụng phẩm mầu vẽ trên vải lụa cùng tám câu thơ chữ Hán tạm dịch:Sinh năm Mậu Dần/ Đỗ đại khoa năm Đinh Mùi/ Luôn sống hiền hòa/ Thẳng thắn mềm mỏng/ Trung vua yêu nước/ Ghét bọn gian tà/ Rõ ràng hình ảnh/ Trụ cột quốc gia. Bức chân dung này đã có từ hơn ba thế kỷ nay, hiện có biểu hiện xuống cấp do không được bảo quản đúng cách và rất cần sự vào cuộc của các chuyên gia để có thể bảo quản bức tranh lâu dài và đề nghị được cấp có thẩm quyền Nhà nước xếp hạng.
Tài liệu và các sách sử cổ ghi chép về Tiến sĩ Nguyễn Quán Nho đã và đang được các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa sưu tầm, tìm hiểu, giới thiệu trong các công trình, bài báo, cuốn sách. Năm 1993, đền thờ và lăng mộ Tể tướng Nguyễn Quán Nho được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. Tuy nhiên, những nghiên cứu về ông hiện vẫn còn hạn chế, chưa tương xứng với tầm vóc của một nhân vật lịch sử. Trong thời gian qua, nhận rõ tầm vóc, công lao to lớn của tể tướng Nguyễn Quán Nho đối với đất nước, quê hương, Huyện ủy, UBND huyện đã lãnh đạo, chỉ đạo cho lập dự án đề nghị các cấp có thẩm quyền cho đầu tư, tôn tạo, nâng cấp, mở rộng khu di tích lăng mộ của ông tại quê nhà thị trấn Thiệu Hóa (Lăng quan Thượng) và đề nghị công nhận, xếp hạng bức chân dung tể tướng Nguyễn Quán Nho, đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân, qua đó giáo dục và phát huy các giá trị truyền thống lịch sử văn hóa cho các thế hệ mai sau.
Ban Biên tập
THIÊNG LIÊNG CỜ TỔ QUỐC
Tôi đã đi khắp nẻo thế gian
Thấy một dân tộc Việt Nam kỳ lạ
Cờ tổ quốc sao mà thiêng liêng quá!
Bay rợp trời rực đỏ cả rừng hoa.
Thế giới này tôi đã đi qua
Đến Việt Nam mới vỡ oà cảm xúc
Dòng sông đỏ chẳng bao giờ kết thúc
Khắp nẻo đường, góc phố bản trường ca.
Tôi nghĩ rằng: Hiếm có một quốc gia
Cờ tổ quốc nhìn đâu cũng thấy
Sao kỳ vĩ và thiêng liêng đến vậy?
Sự kiện gì cũng lấy cớ để yêu!
Gương mặt hân hoan rạng rỡ hò reo
Phút chiến thắng như quên đi tuổi tác
Từ em nhỏ đến cụ già tóc bạc
Bỗng thăng hoa trong giờ phút ăn mừng.
Có đất nước nào cờ tổ quốc thành rừng?
Âm ỉ cháy rồi sáng bừng dân tộc
Trong huyết mạch của “đồng bào gan góc”
Truyền thống ngàn năm vun đắp, kế thừa.
Bạn đã bao giờ thử cảm giác này chưa?
Lạc vào giữa biển người Hà Nội
Cùng phố phường dòng người rong ruổi
Thức trắng đêm để hò hét tưng bừng.
Bạn của tôi ơi ! Sao các bạn chưa từng?
Một lần đặt chân lên hình chữ S
Để cảm nhận muôn điều khác biệt
Sẽ phải trầm trồ : Sao tuyệt đến ngạc nhiên!
Ngọn cờ đào là huyết mạch thiêng liêng
Để gắn kết triệu người như một
Một bó đũa sẽ trở thành rường cột
Dân tộc này có một không hai!
Lưu Hương Quế
BTNB91.jpg

BẢN TIN NỘI BỘ THÁNG 9 NĂM 2023

Đăng lúc: 20/12/2023 (GMT+7)
100%

BTNB9.jpg

HƯỚNG DẪN - CHỈ ĐẠO
“Trích”CHỈ THỊ SỐ 18-CT/HU NGÀY 12/7/2023 CỦA BAN THƯỜNG VỤHUYỆN ỦY “VỀ LÃNH ĐẠO ĐẠI HỘI MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAMCẤP CƠ SỞ VÀ ĐẠI HỘI MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAMHUYỆN THIỆU HÓALẦN THỨ VI, NHIỆM KỲ 2024-2029

Ngày 12/7/2023, Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành Chỉ thị số 18-CT/HU “Về lãnh đạo Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp cơ sở và Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Thiệu Hóa lần thứ VI, nhiệm kỳ 2024- 2029”; nội dung như sau:
Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp cơ sở và Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Thiệu Hóa lần thứ VI, nhiệm kỳ 2024-2029, là sự kiện chính trị quan trọng đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tầng lớp Nhân dân trong huyện. Để Đại hội thành công tốt đẹp, Ban Thường vụ Huyện ủy yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các ban, ngành liên quan, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt các nội dung sau:
1.Đẩy mạnh quán triệt, tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 25/5/2023 của Ban Bí thư về lãnh đạo Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029; Chỉ thị số 17-CT/TU ngày 28/6/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc lãnh đạo tổ chức Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thanh Hóa lần thứ XV, nhiệm kỳ 2024-2029, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân trong công tác chuẩn bị và tổ chức thành công Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp cơ sở và Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Thiệu Hóa lần thứ VI, nhiệm kỳ 2024-2029; chú trọng truyên truyền, quán triệt về vai trò nòng cốt chính trị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức Đại hội cần gắn với đánh giá kết quả thực hiện Kết luận số 610-KL/TU ngày 20/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “Về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh Thanh Hóa”; đổi mới tổ chức bộ máy của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; mở rộng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức, các ban tư vấn, tổ tư vấn, cán bộ không chuyên trách, cộng tác viên của Mặt trận Tổ quốc; bảo đảm chế độ, chính sách, điều kiện hoạt động để phát huy vai trò, trách nhiệm, tạo chuyển biến tích cực, nâng cao hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ huyện đến cơ sở.
2. Lãnh đạo, chỉ đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội bảo đảm chất lượng, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Báo cáo chính trị cần đánh giá đúng, khách quan tình hình Nhân dân và khối đại đoàn kết toàn dân; nêu rõ kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhiệm kỳ 2019 - 2024, những mô hình hay, cách làm mới, nhân tố điển hình; chỉ rõ những hạn chế, khuyết điểm, nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm. Phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2024 - 2029 cần tiếp tục cụ thể hóa nội dung xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân và công tác Mặt trận theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị “Về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, Nghị quyết Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025; phân tích bối cảnh tình hình, dự báo thuận lợi, khó khăn, những vấn đề mới trong nhiệm kỳ tới; trên cơ sở đó, xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, thiết thực, khả thi nhằm khắc phục hạn chế, khuyết điểm trong nhiệm kỳ qua và phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong việc tập hợp, đoàn kết các tầng lớp Nhân dân, huy động sức mạnh của toàn dân, tăng cường đồng thuận xã hội, củng cố niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của chính quyền, tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ nghị quyết Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra.
Việc góp ý sửa đổi, bổ sung Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phải phù hợp với chủ trương của Đảng, quy định của Hiến pháp, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và yêu cầu, nhiệm vụ công tác Mặt trận trong giai đoạn mới.
3. Lãnh đạo chuẩn bị tốt công tác nhân sự Đại hội, bảo đảm đúng nguyên tắc, quy trình, quy định của Đảng, Nhà nước và Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Xây dựng Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp nhiệm kỳ 2024 - 2029 có số lượng, cơ cấu hợp lý, có tỷ lệ người ngoài Đảng phù hợp, coi trọng tính thiết thực, tính tiêu biểu và tính đại diện để Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực sự là biểu tượng của khối đại đoàn kết toàn dân. Chú trọng phát hiện, giới thiệu người có năng lực, uy tín, tâm huyết, trách nhiệm cao với địa phương và công tác Mặt trận để tham gia Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp; có thể mở rộng thành phần, số lượng tổ chức thành viên, cá nhân tiêu biểu đại diện cho các thành phần, dân tộc, tôn giáo có đủ điều kiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Cấp ủy phân công, giới thiệu đồng chí Bí thư hoặc đồng chí Phó Bí thư cấp ủy tham gia Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp; phân công, giới thiệu đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ cấp ủy hoặc đồng chí cấp ủy viên đủ uy tín, năng lực, có độ tuổi bảo đảm theo quy định để Đại hội hiệp thương bầu giữ chức Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, trong đó:
Đối với cấp huyện: Tiếp tục thực hiện chủ trương đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy đồng thời là Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, theo tinh thần Kế hoạch số 73-KH/TU ngày 30/01/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; trường hợp đặc biệt báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét, quyết định.
Đối với cấp xã: Đảng bộ xã, thị trấn có 05 Ủy viên Ban Thường vụ đảng ủy thì phân công, giới thiệu 01 đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ cấp ủy để Đại hội hiệp thương bầu giữ chức Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, thị trấn; đảng bộ xã có dưới 05 Ủy viên Ban Thường vụ đảng ủy thì phân công, giới thiệu 01 đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành đảng bộ xã để Đại hội hiệp thương bầu giữ chức Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã.
Giao Ban Tổ chức Huyện ủy chủ trì, phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện hướng dẫn công tác nhân sự Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp cơ sở để tổ chức thực hiện thống nhất trong toàn huyện; tham mưu nhân sự diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý để giới thiệu ứng cử vào Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
4. Đại biểu tham dự Đại hội phải thực sự tiêu biểu về phẩm chất, năng lực, uy tín, đại diện cho các tầng lớp Nhân dân, có khả năng đóng góp ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, góp phần vào thành công của Đại hội. Số lượng đại biểu tham dự Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp nhiệm kỳ 2024 - 2029 có thể tăng nhưng không vượt quá 10% so với Đại hội trước.
5.Ban Tuyên giáo Huyện ủy phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện chỉ đạo, hướng dẫn tuyên truyền sâu rộng trước, trong và sau Đại hội, thiết thực chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp cơ sở và Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Thiệu Hóa lần thứ VI, nhiệm kỳ 2024-2029, để Đại hội trở thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân về công tác Mặt trận Tổ quốc, tích cực tham gia xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân; thường xuyên đưa tin, bài phản ánh về kết quả Đại hội và các phong trào thi đua, các cuộc vận động do MTTQ Việt Nam các cấp phát động, tạo sự lan tỏa sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân trong huyện.
6.Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo các phòng, ngành chức năng, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn bố trí kinh phí và phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi để Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức Đại hội bảo đảm trang trọng, tiết kiệm, thiết thực, hiệu quả, đúng tiến độ.
7. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã xây dựng kế hoạch và tổ chức Đại hội theo đúng tinh thần Chỉ thị số 22-CT/TW của Ban Bí thư, Chỉ thị số 17-CT/TU ngày 28/6/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Chỉ thị này; phát động sâu rộng các phong trào thi đua yêu nước thiết thực, hiệu quả để chào mừng Đại hội, trọng tâm là Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh giai đoạn 2021 - 2025”, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Lựa chọn và chỉ đạo tổ chức Đại hội điểm cấp xã để rút kinh nghiệm vào đầu tháng 01 năm 2024. Thời gian tiến hành Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp cơ sở hoàn thành trong quý I năm 2024; cấp huyện hoàn thành trong tháng 5 năm 2024.
8.Giao Ban Dân vận Huyện ủy chủ trì, phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện và các đơn vị liên quan thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị này, định kỳ báo cáo Ban Thường vụ Huyện ủy kết quả thực hiện.
Chỉ thị này được phổ biến đến chi bộ.
Ban Biên tập
MỘT SỐ KẾT QUẢ NỔI BẬT VỀ CÔNG TÁC TUYỂN QUÂNCỦA HUYỆN THIỆU HÓA NĂM 2023
Công tác tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ năm 2023 luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong huyện và sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của Bộ CHQS tỉnh. Quán triệt sâu sắc Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, Thông tư liên tịch số 50/2016/TTLT-BQP-BCA ngày 15/4/2016 của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; Thông tư liên tịch số 16/TTLT-BYT-BQP ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế- Bộ Quốc phòng; Thông tư 148/2018/TT-BQP ngày 04/10/2018 của Bộ Quốc phòng và các văn bản hướng dẫn của cấp trên về công tác tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ hằng năm. Cơ quan quân sự các cấp đã phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, MTTQ, đoàn thể tham mưu cho Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành Chỉ thị số 12-CT/HU ngày 03/10/2022 về thực hiện nhiệm vụ tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ năm 2023; UBND huyện xây dựng triển khai Kế hoạch số 199/KH-UBND ngày 22/9/2022 về việc tuyển chọn và gọi nhập ngũ năm 2023, Hội đồng NVQS huyện căn cứ vào kế hoạch UBND huyện để xây dựng triển khai thực hiện Kế hoạch số 100/KH-HĐNVQS ngày 26/9/2022 về việc chỉ đạo công tác sơ tuyển NVQS, công an tại các xã, thị trấn; Ban Chỉ huy Quân sự huyện đã ban hành các công văn, hướng dẫn triển khai thực hiện công tác tuyển quân năm 2023 đến tất cả các xã, thị trấn, các ban, ngành, đơn vị trong huyện để tổ chức thực hiện.
Hội đồng NVQS các cấp được kiện toàn đủ về số lượng, với cơ cấu thành phần hợp lý; thường xuyên chủ động làm tốt vai trò tham mưu giúp UBND các cấp chỉ đạo công tác tuyển quân, bảo đảm dân chủ, công khai, công bằng và đúng Luật. Các thành viên Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra và giúp đỡ các xã, thị trấn hoàn thành nhiệm vụ tuyển quân. Sau giao quân các xã, thị trấn đã tiến hành tổng kết đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ, kịp thời biểu dương khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tuyển quân, đồng thời phê bình, xử lý các tập thể, cá nhân chưa thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ được giao và các trường hợp có biểu hiện vi phạm Luật Nghĩa vụ quân sự.
Ban Chỉ huy Quân sự huyện đã thường xuyên Phối hợp với Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 và các văn bản Pháp luật hiện hành; việc tuyên truyền được tiến hành sâu rộng, thường xuyên, đổi mới nội dung, đa dạng hình thức trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong các hội nghị từ huyện đến xã, đến thôn, đã giúp cho Nhân dân, thanh niên trong độ tuổi nhập ngũ nhận thức rõ nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong việc chấp hành thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.
Công tác đăng ký nghĩa vụ quân sự là khâu quan trọng để quản lý công dân trong độ tuổi gọi nhập ngũ; vì vậy, các xã, thị trấn đã tích cực, chủ động lập kế hoạch, tiến hành rà soát, phúc tra nắm chắc nguồn thanh niên trong độ tuổi; tổ chức đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân đúng quy định, làm tốt công tác quản lý số lượng, chất lượng công dân sẵn sàng nhập ngũ, nhất là công dân đang đi làm ăn xa; nhiều địa phương có hình thức, phương pháp quản lý khoa học, hiệu quả, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng đối tượng, tạo điều kiện cho công dân đi làm ăn nhưng vẫn thực hiện được trách nhiệm nghĩa vụ của mình. Thông qua việc quản lý chặt chẽ, nắm chắc tình hình cơ sở, đã giúp HĐNVQS xã, thị trấn phát hiện những thanh niên không đủ tiêu chuẩn, đưa ra khỏi danh sách nhập ngũ.
Hội đồng nghĩa vụ quân sự xã, thị trấn đã thực hiện tốt công tác sơ tuyển, xét duyệt, phân loại ở cơ sở; lập kế hoạch điều động, gọi khám sức khỏe với số lượng hợp lý. Hội đồng khám sức khỏe cấp huyện được kiện toàn đủ về số lượng, các thành viên tham gia khám sức khỏe có trình độ chuyên môn và trách nhiệm cao, được tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức khám và kết luận sức khỏe từng công dân theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế - Bộ Quốc phòng quy định về việc khám sức khỏe thực hiện Nghĩa vụ quân sự. Trong quá trình điều động khám bảo đảm chặt chẽ, nghiêm túc, đúng luật, hoàn thành nhiệm vụ sơ tuyển theo đúng kế hoạch của huyện. Kết quả khám sức khỏe tại huyện năm 2023 đối với 636 thanh niên. Trong đó: Loại 1 có 35; Loại 2 có 102; Loại 3 có 83; Loại 4, 5, 6 có 416. Số trúng tuyển đạt 220 thanh niên (Loại 1 có 35; Loại 2 có 102; Loại 3 có 83). Xét nghiệm HIV/AIDS và ma túy cho 220 thanh niên bảo đảm đủ tiêu chuẩn.
Thực hiện Thông tư 140/2015/TT-BQP ngày 16/12/2015 của Bộ Quốc phòng về việc quy định tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ hàng năm, theo phương châm “Tuyển người nào, chắc người đó”, Hội đồng NVQS huyện trực tiếp theo dõi, chỉ đạo điều hành công tác tuyển quân và phân công thành viên bám sát chỉ đạo cơ sở. Cấp xã là cấp trực tiếp tuyển chọn thông qua các bước ở cơ sở, phát huy dân chủ, công khai từ thôn, xóm và chịu trách nhiệm về chất lượng, chỉ tiêu giao quân. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Hội đồng NVQS huyện, cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn đã tập trung lãnh đạo các cơ sở nắm chắc tình hình tư tưởng của thanh niên và điều kiện hoàn cảnh gia đình, thanh niên nhập ngũ sát với tình hình thực tế của từng cơ sở.
Hội đồng NVQS huyện đã giao cho Ban chỉ huy Quân sự huyện phối hợp với các đơn vị nhận quân, tổ chức hiệp đồng theo đúng quy định. Thông qua Hội nghị hiệp đồng hai bên đã thống nhất ký biên bản thực hiện theo đúng quy định của cấp trên về số lượng, chất lượng, địa điểm giao nhận và thời gian thực hiện. Trong quá trình tuyển chọn, Ban CHQS huyện và đơn vị nhận quân thường xuyên giữ mối liên hệ, kịp thời trao đổi thông tin, thông báo cho nhau và thống nhất giải quyết các trường hợp phát sinh ngay tại cơ sở, đảm bảo nhanh gọn, tạo điều kiện cho huyện và đơn vị cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Chỉ đạo Hội đồng NVQS các xã, thị trấn phát lệnh đến tận tay công dân nhập ngũ theo đúng quy định.
HĐNVQS xã, thị trấn đã có biện pháp quản lý tốt quân số sau phát lệnh. Sau khi phát lệnh, các xã, thị trấn trong toàn huyện đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, như: Tổ chức giao lưu văn hóa, văn nghệ, trồng cây lưu niệm, viếng nghĩa trang Liệt sỹ, tổ chức giao lưu giữa thanh niên chuẩn bị nhập ngũ với quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương, tổ chức các hoạt động theo phương châm“Liên hoan tại nhà, tiễn đưa tại xã, giao quân tại huyện”; thăm hỏi, động viên, tặng quà, tặng sổ tiết kiệm cho công dân nhập ngũ và gia đình có hoàn cảnh khó khăn; tặng quà của cấp huyện. Các xã, thị trấn đã làm tốt công tác chính sách, động viên thăm hỏi, tặng quà, mỗi thanh niên nhập ngũ đã được trao tặng quà bình quân từ 2 triệu đến 2,5 triệu đồng. Điển hình thực hiện nội dung trên có các xã: Thiệu Lý 4.000.000đ/1thanh niên, Thiệu Vũ 3.000.000đ/ 1 thanh niên, đây là việc làm thiết thực, từ đó đã kịp thời động viên, khích lệ cổ vũ tinh thần thanh niên sẵn sàng lên đường nhập ngũ.
Lễ giao - nhận quân được tổ chức thực hiện theo quy định của Bộ Tổng Tham mưu về việc ban hành quy định tổ chức Nghi lễ trong Quân đội. Thực hiện nội dung buổi lễ theo hướng dẫn của Quân khu 4 và Bộ CHQS tỉnh. Ban CHQS huyện đã làm tốt công tác tham mưu cho Hội đồng NVQS tổ chức Hội nghị giao nhiệm vụ và hiệp đồng, thống nhất thực hiện trong toàn huyện ngày giao-nhận quân. Lễ giao - nhận quân được tổ chức đúng quy định, đảm bảo trang trọng, an toàn, tiết kiệm, thực sự là ngày Hội tòng quân của toàn dân, ngày hội của tuổi trẻ lên đường làm nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Kết quả toàn huyện năm 2023 đã giao đủ 184/184 chỉ tiêu tuyển quân trong năm, đạt 100% kế hoạch trên giao (trong đó 170 nam thanh niên vào các đơn vị quân đội, 14 thanh niên vào Công an).
Cùng với công tác tuyển quân năm 2023, Ban Chỉ huy Quân sự huyện đã tham mưu tổ chức đón nhận 175 quân nhân hoàn thành nghĩa vụ trở về; đã tổ chức Lễ đón nhận quân nhân hoàn thành nghĩa vụ trở về địa phương theo đúng hướng dẫn của Bộ Quốc phòng và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Cùng với việc hoàn thành chỉ tiêu tuyển quân, Ban Chỉ huy quân sự huyện đã phối hợp với Công an huyện tham mưu xử phạt 48/57 trường hợp vi phạm Luật Nghĩa vụ quân sự (mức phạt 11.000.000đ/01 thanh niên), đặc biệt đã xử phạt 02 thanh niên chống đối, không nhận lệnh gọi nhập ngũ (mức phạt 35.000.000đ/01 thanh niên).
Với những kết quả, thành tích đạt được trong công tác tuyển quân năm 2023, Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen cho 01 tập thể (Nhân dân, cán bộ, LLVT huyện Thiệu Hóa) và 01 cá nhân (đồng chí Thượng tá Lê Vinh, Chỉ huy trưởng, Ban CHQS huyện); Chủ tịch UBND huyện tặng Giấy khen cho 13 tập thể và 13 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2023.
Thiếu táNguyễn Minh Tuấn
Trợ lý chính trị Ban CHQS huyện
CÔNG TY LƯƠNG THỰC THUẦN DŨNGĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH, QUAN TÂM LÀM TỐT CÔNG TÁC NHÂN ĐẠO, TỪ THIỆN
Sinh ra và lớn lên tại thôn Vĩ Thôn, xã Thiệu Phúc, Anh Lê Văn Thẩn luôn gắn bó với ruộng đồng nên anh luôn trăn trở làm sao để nâng cao giá trị hạt lúa, vừa phát triển kinh tế gia đình vừa hỗ trợ bà con nông dân nâng cao thu nhập. Năm 2007, anh đã mở cửa hàng nhỏ chuyên thu mua, sơ chế lúa gạo. Nhận thấy tiềm năng sản xuất lúa gạo cũng như những khó khăn trong việc bảo quản lúa sau thu hoạch, năm 2015, anh đã mạnh dạn đầu tư nhà xưởng để thu mua và sơ chế lúa gạo cho bà con trong huyện. Đến năm 2018, được chính quyền địa phương tạo điều kiện về mặt bằng, anh đã thành lập Công ty TNHH lương thực Thuần Dũng.
Để có những sản phẩm gạo sạch và chất lượng, Công ty TNHH lương thực Thuần Dũng thu mua các loại lúa có chất lượng tốt trên các vùng miền cả nước. Liên kết với UBND xã Thiệu Phúc xây dựng vùng nguyên liệu lúa chất lượng cao với diện tích 20ha theo hình thức liên kết, doanh nghiệp đầu tư giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giám sát quy trình sản xuất và thu mua bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân.
Đến nay, Công ty Lương thực Thuần Dũng đã đầu tư gần 30 tỷ đồng mua sắm phương tiện, máy móc phục vụ sản xuất, kinh doanh. Hiện nay, Công ty có 3 dây chuyền xay xát, nghiền với công nghệ hiện đại của Nhật Bản, công suất từ 30 - 35 nghìn tấn gạo thành phẩm mỗi năm; một xưởng sấy lúa có công xuất 100 tấn một mẻ xấy; 7 xe vận tải, trong đó có 4 xe đầu kéo. Công ty đã giải quyết cho 10 lao động thường xuyên, thu nhập hàng tháng bình quân từ 7 đến 9 triệu đồng; tạo việc làm từ 20 - 25 lao động thời vụ. Hằng năm, trừ chi phí, lợi nhuận thu được từ 900 triệu đến 1,5 tỷ đồng.
Để có được sản phẩm gạo sạch và chất lượng, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng, Công ty đã dành nhiều thời gian, tổ chức đi tham quan, học tập quy trình sản xuất, chế biến gạo hiện đại ở các doanh nghiệp chế biến lúa gạo lớn tại các tỉnh phía Nam; đồng thời, tìm nơi thu mua lúa chất lượng cao ở một số tỉnh phía Bắc và nhiều địa phương trong tỉnh. Bên cạnh đó, anh đã liên kết sản xuất hỗ trợ người dân lựa chọn các loại giống có năng suất, chất lượng cao, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học... Từ đó góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp của địa phương.
Ngoài mở rộng sản xuất phát triển kinh tế, liên kết giúp người nông dân nâng cao thu nhập, hằng năm, Công ty Thuần Dũng còn tích cực tham gia công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng nông thôn mới của địa phương với kinh phí đã đóng góp năm 2023 là 165 triệu đồng. Trong thời gian qua, Công ty đã ủng hộ kinh phí cho thôn mua sắm đầu tư các trang triết bị, thiết chế Nhà văn hóa thôn phục vụ đời sống và sinh hoạt của Nhân dân. Tích cực tham gia các cuộc vận động do Mặt trận Tổ quốc các cấp kêu gọi, làm tốt công tác đền ơn, đáp nghĩa, đóng góp kinh phí đầu tư xây dựng 3 trường học tại địa phương, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn. Anh còn tham gia hỗ trợ vận chuyển hàng trăm tấn hàng hóa của MTTQ để hỗ trợ Nhân dân phía nam phòng, chống dịch Covid-19, ủng hộ đoàn viên công đoàn có hoàn cảnh khó khăn, ủng hộ đồng bào miền Trung bị lũ lụt, tài trợ giải bóng chuyền Bông lúa vàng toàn huyện v.v… Hằng năm, gia đình anh đã giúp đỡ từ 7 đến 10 hộ nhân dân trong thôn vật chất cũng như kiến thức về sản xuất kinh doanh, giúp đỡ một số các hộ nghèo vươn lên, phát triển kinh tế thoát nghèo.
Ban Biên tập
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG,ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂMSAI TRÁI THÙ ĐỊCH
RÀ SOÁT, SÀNG LỌC ĐẢNG VIÊN GÓP PHẦN NÂNG CAO
NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO, SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA TCCSĐ
RÀ SOÁT, SÀNG LỌC ĐẢNG VIÊN - NHIỆM VỤ CẤP THIẾTTRONG TÌNH HÌNH MỚI
Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng nêu rõ:“Tăng cường công tác giáo dục, rèn luyện, quản lý đảng viên; thường xuyên rà soát, sàng lọc, kiên quyết đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng. Thường xuyên rà soát, đơn giản hóa quy trình, thủ tục và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đảng viên”.Nghị quyếtsố 21-NQ/TW Trung ương 5 khóa XIII về tăng cường củng cố, xây dựng TCCSĐ và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong giai đoạn mới đặt ra mục tiêu:“Tỉ lệ kết nạp đảng viên mới hằng năm trong giai đoạn 2020-2025 đạt 3 - 4% tổng số đảng viên”;đồng thời, đưa ragiải pháp:“Thường xuyên rà soát, sàng lọc, kiên quyết đưa đảng viên không đủ tư cách ra khỏi Đảng; kịp thời chấn chỉnh đối với đảng viên không hoàn thành nhiệm vụ, đảng viên không thực hiện đúng quy định về chuyển sinh hoạt đảng; đảng viên bi phạm kỷ luật đảng, pháp luật nhà nước; đảng viên thiếu gương mẫu, uy tín thấp…”.Đây là tiền đề, cơ sở để công tác đảng viên nói chung và việc rà soát, sàng lọc đảng viên triển khai sâu rộng và mạnh mẽ hơn nữa trong toàn Đảng và hệ thống chính trị.
Công tác rà soát, sàng lọc,đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng có vai trò quan trọng trong việc kịp thời phát hiện những đảng viên không thực hiện đúng quy định của Đảng, sàng lọc những đảng viên yếu kém, làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của Đảng, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng, chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên.Đó là yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn đảng, là do một số nguyên nhân chủ yếu sau: (1) Một bộ phận đảng viên thiếu gương mẫu, thiếu bản lĩnh, bị cám dỗ bởi lợi ích cá nhân, suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; có việc làm, phát ngôn sai nguyên tắc, trái với Cương lĩnh, đường lối, Điều lệ Đảng; (2) Công tác rà soát, sàng lọc đảng viên thời gian qua chưa đáp ứng yêu cầu; việc kết nạp người chưa đủ tiêu chuẩn, điều kiện, có động cơ không đúng đắn vào Đảng còn diễn ra ở nhiều nơi; (3) Yêu cầu, quy luật khách quan của mọi đảng cầm quyền để quyền lực được sử dụng đúng, phục vụ mục tiêu chính trị của chính đảng.
Những kết quả bước đầu
Từ Đại hội XI đến năm 2019, thực hiện các quy định, hướng dẫn của Trung ương, nhất là Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI “một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về “tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”, các cấp ủy đảng nhìn chúng đã tập trung siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng; công tác rà soát, sàng lọc đảng viên được tăng cường, qua đó, phát hiện những đảng viên không còn đủ tư cách bằng các hình thức phù hợp.
Ngay sau khi Trung ương ban hànhChỉ thị 28-CT/TW, các cấp ủy, tổ chức đảng đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện việc rà soát, sàng lọc đội ngũ đảng viên cơ bản đảm bảo đúng quy trình, quy định. Có 51/63 địa phương triển khai việc cụ thể hóa Quy định và Hướng dẫn của Trung ương với nhiều hình thức khác nhau: 33 địa phương ban hành kế hoạch; 2 địa phương ban hành quy định; 2 địa phương ban hành thông báo hoặc thông tri; 2 địa phương ban hành chỉ thị; 25 địa phương ban hành hướng dẫn; 28 địa phương ban hành công văn.Các cấp ủy đã nhận thức rõ hơn, cụ thể hơn, phân biệt rõ hơn giữa công tác rà soát sàng lọc đảng viên với công tác xử lý kỷ luật đảng viên theo Điều lệ Đảng; việc nhận diện đối tượng cần được giáo dục, sàng lọc được cụ thể hơn; trách nhiệm của cấp ủy các cấp, của đảng viên được nêu cụ thể rõ ràng hơn; các bước triển khai theo quy trình rà soát, sàng lọc gắn với công tác đánh giá, xếp loại đảng viên hàng năm được các cấp ủy, tổ chức đảng quan tâm hơn, thực hiện dần đi vào nề nếp.
Từ ngày 1-6-2019 đến ngày 15-12-2021, các cấp ủy, tổ chức đảng đã triển khai một đợt rà soát 32.129 đảng viên theo Chỉ thị 28-CT/TW của Ban Bí thư.Qua rà soát, giúp cấp ủy, tổ chức đảng các cấp nắm vững thực trạng công tác quản lý đảng viên; việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của đảng viên; kịp thời rà soát, sàng lọc, đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng.
Công tác giáo dục, rèn luyện, giúp đỡ đảng viên được quan tâm thực hiện, nhiều đảng viên vi phạm qua quá trình giáo dục, giúp đỡ của tổ chức đảng đã được công nhận sự tiến bộ. Đồng thời, kịp thời chấn chỉnh những đảng viên có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ; từng bước nâng cao ý thức, tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, thiếu gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ. Kết quả bước đầu đã góp phần sàng lọc, loại bỏ những đảng viên không đủ tiêu chuẩn, điều kiện, làm trong sạch đội ngũ đảng viên, nâng cao uy tín của Đảng.Riêng trong năm 2022, có 6.335 đảng viên được các chi bộ đưa vào danh sách giáo dục, giúp đỡ, trong đó, 1.951 đảng viên được công nhận sự tiến bộ, 1.854 đảng viên cần được tiếp tục giáo dục, giúp đỡ, 2.530 trường hợp bị đưa ra khỏi Đảng bằng hình thức khai trừ hoặc xóa tên.Việc rà soát, sàng lọc đảng viên đã góp phần thực hiện chủ trương của Đảng về đẩy mạnh, xây dựng chỉnh đốn Đảng, kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Rà soát, sàng lọc đảng viên - khó nhưng không thể không làm
Đảng như một cơ thể sống, mỗi đảng viên là một tế bào củaĐảng. Tế bào khỏe mạnh thìĐảng phát triển, tế bào hư hỏng thìĐảng ốm yếu, vì thế phải đào thải tế bào hư hỏng, tránh để lâu trong đảng sẽ “di căn” sang tế bào khác. Trong quá trình hoạt động của mình, Đảng phải thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng và kết nạp vào Đảng những nhân tố mới là những quần chúng tích cực, có phẩm chất, năng lực, trí tuệ và uy tín; đồng thời, cũng phải thường xuyên rà soát, sàng lọc, đưa những người không còn đủ tư cách đảng viên ra khỏi Đảng để làm trong sạch Đảng.Để làm tốt công tác rà soát, sàng lọc, đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng nhằm góp phần nâng cao chất lượng đảng viên, các cấp ủy, tổ chức đảng cần tập trung một số nhiệm vụ sau:
Một là,nâng cao nhận thức của cấp ủy, tổ chức đảng về tầm quan trọng của công tác kết nạp, sàng lọc đảng viên. Nâng cao nhận thức không chỉ bằng lời nói, bằng văn bản mà quan trọng là được chuyển thành ý thức tự giác, danh dự tự giác, động cơ tự giác, trách nhiệm tự giác, làm cơ sở cho hành động tự giác được thể hiện trong mỗi TCCSĐ và đảng viên. Chỉ khi các cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên nhận thức những “đảng viên không còn đủ tư cách” là những cá thể có nguy cơ đe dọa đối với tập thể, cá nhân, đối với sự tồn vong của Đảng thì mới tự giác nghiêm túc thực hiện. Bên cạnh đó, phát huy vai trò và trách nhiệm nêu gương trong thực hiện chuẩn mực đạo đức và thực hiện nhiệm vụ được giao của cán bộ, đảng viên, nhất là những người đứng đầu cấp ủy, đơn vị; đưa việc nêu gương trở thành nhiệm vụ thường xuyên của cán bộ, đảng viên trong toàn hệ thống chính trị cũng là giải pháp rất quan trọng.
Hai là,nâng cao chất lượng kết nạp đảng viên để Đảng ta có nhiều đảng viên có chất lượng, đủ sức đấu tranh, ngăn chặn loại bỏ những đảng viên suy thoái, biến chất. Để thực hiện tốt nội dung này của cấp ủy, tổ chức đảng cần thực hiện chặt chẽ, đúng quy định các bước trong công tác kết nạp đảng viên; thực hiện đúng, đủ, công khai, minh bạch quy trình, từ khâu phát hiện, lựa chọn những quần chúng ưu tú để đưa vào nguồn kết nạp, bồi dưỡng, giúp đỡ đến khâu thẩm tra, xác minh và xem xét kết nạp vào Đảng. Thực hiện nghiêm túc quy định thẩm tra lý lịch và lấy ý kiến nhận xét của tổ chức chính trị - xã hội đối với người được xem xét kết nạp vào Đảng. Kiểm soát tốt “đầu vào” cũng chính là bước sàng lọc đầu tiên để đảm bảo chất lượng đảng viên đáp ứng yêu cầu của Đảng.Phát triển đội ngũ đảng viên phải luôn đi đôi với củng cố tổ chức đảng, coi trọng chất lượng hơn số lượng.
Ba là, tăng cường công tác quản lý đảng viên.Các cấp ủy, tổ chức đảng thường xuyên giáo dục chính trị tư tưởng và nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đảng viên; thường xuyên kiểm tra chi bộ, đảng viên thực hiện chế độ sinh hoạt đảng. Nắm chắc những biểu hiện về đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, kịp thời pháthiện những đảng viên suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” theo 27 biểu hiện. Quản lý việc lập và sử dụng các trang thông tin trên Internet, mạng xã hội, đảng viên ở ngoài nước và đảng viên ra nước ngoài công tác, học tập, lao động… Thực hiện nghiêm Quy định số 213-QĐ/TW của Bộ Chính trị về việc “Đảng viên đang công tác ở các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp thường xuyên giữ mối liên hệ với chi ủy, đảng ủy cơ sở và gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú”.Triển khai thực hiện nghiêm việc đảng viên xây dựng cam kết tu dưỡng, rèn luyện, thực hiện các nghị quyết, quy định của Đảng (nhất là Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, XII, Kết luận số 21-KL/TW của Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII, trách nhiệm nêu gương theo Quy định 08-QĐ/TW, Quy định số 37-QĐ/TW về những điều đảng viên không được làm).Nghiên cứu giải pháp phù hợp tạo thuận lợi trong việc chuyển sinh hoạt đảng cho đảng viên là sinh viên sau khi tốt nghiệp, đảng viên đi làm ăn xa…
Bốn là,làm tốt công tác đánh giá cán bộ, đảng viênđể có căn cứ sàng lọc, loại bỏ cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất. Cấp ủy các cấp nâng cao nhận thức cho các tổ chức đảng, đảng viên về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác đánh giá, phân loại chất lượng tổ chức đảng, đảng viên, tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thẩm định chặt chẽ việc thực hiện, đảm bảo dân chủ, khách quan, đúng thực chất; khắc phục triệt để tình trạng nể nang, né tránh, bệnh thành tích trong kiểm điểm tự phê bình và phê bình, đánh giá, xếp loại đảng viên. Việc đánh giá đúng đảng viên sẽ khắc phục được tâm lý “duy tình”, ngại phê bình, là nhân tố cản trở việc rà soát, sàng lọc đã chỉ ra ở trên. Đồng thời, cần phải đề cao tính kỷ luật, kỷ cương của Đảng, tính chiến đấu, tự phê bình, phê bình và nâng cao trách nhiệm đảng viên trong sinh hoạt chi bộ tập trung củng cố các tổ chức đảng yếu kém, có biện pháp giúp đỡ, giáo dục đảng viên không hoàn thành nhiệm vụ; xây dựng lộ trình sửa chữa, khắc phục khuyết điểm sau kiểm điểm tự phê bình và phêbình.
Năm là,thường xuyên rà soát, đơn giản hoá quy trình, thủ tục và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đảng viên. Xây dựng, hoàn thiện quy định, thể chế về công tác đảng viên và quản lý đảng viên; nhất là các quy định liên quan đến rà sóat, sàng lọc và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong tình hình mới.Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý đảng viên, bảo đảm đồng bộ, liên thông trong toàn đảng bộ. Nghiên cứu triển khai, nhân rộng mô hình“Sổ tay đảng viên điện tử”ở những nơi có đủ điều kiện để kịp thời cung cấp thông tin, học tập các nghị quyết, quy định, chỉ thị, kết luận của Đảng; hỗ trợ các tính năng sinh hoạt chi bộ; giúp cấp ủy, tổ chức đảng tiếp nhận và phản hồi các ý kiến của đảng viên…
Sáu là,xây dựng tiêu chuẩn cụ thể đối với đảng viên.Xác định đúng tiêu chuẩn của người đảng viên tạo điều kiện cho mỗi đảng viên phấn đấu để giữ gìn hình ảnh người đảng viên cộng sản, giữ gìn uy tín cho Đảng. Ngoài việc xây dựng tiêu chuẩn chung, các cấp ủy, tổ chức đảng cần cụ thể hóa tiêu chuẩn đảng viên trong một số lĩnh vực như: đối với đảng viên là công nhân; đối với đảng viên ở nông thôn; đối với đảng viên trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp; đối với đảng viên là thanh niên, học sinh, sinh viên và trí thức; đối với đảng viên trong lực lượng vũ trang…
Bảy là,cấp ủy cấp trên tăng cường kiểm tra công tác đảng viên, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát; tập trung kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên trong việc chấp hành chỉ thị, nghị quyết của Đảng, nhất là những quy định về đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, quy định về nêu gương và đề cao tính tiền phong, gương mẫu, trách nhiệm đối với người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị... thực hiện việc sơ, tổng kết, phát huy các đơn vị điển hình thực hiện tốt, uốn nắn những nơi làm chưa tốt công tác đảng viên; kiên quyết xóa tên những đảng viên không còn thiết tha với Đảng. Kịp thời phát hiện, biểu dương, khen thưởng, nhân rộng những tấm gương đảng viên tiêu biểu; đồng thời, phê bình, xử lý tổ chức đảng, đảng viên vi phạm.
Tám là, phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dânđối với việc tu dưỡng, rèn luyện, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên; phát hiện những đảng viên suy thoái về đạo đức, lối sống, có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Tạo điều kiện để các tổ chức tham gia đóng góp ý kiến, giám sát việc rà soát, sàng lọc đảng viên; nhất là những đảng viên thuộc diện đưa vào danh sách để chi bộ giáo dục, giúp đỡ, cần lấy thêm ý kiến của chi bộ nơi cư trú để làm căn cứ đánh giá kết quả tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu của đảng viên.
Ban Biên tập
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG,ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta. Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng, Người luôn chăm lo đến công tác xây dựng Đảng, trong đó giáo dục, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống của người cán bộ, đảng viên là cơ sở, nền tảng để xây dựng Đảng,nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, người cán bộ, đảng viên có phẩm chất đạo đức tốt, có đời sống vật chất tinh thần lành mạnh, trước hết, phải là người có lập trường kiên định, vững vàng trước mọi thử thách, luôn nói và làm theo nghị quyết của Đảng. Là người biết lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng, biết tôn trọng quyền làm chủ tập thể của quần chúng nhân dân. Họ là những người có ý thức tổ chức kỷ luật, nói đi đôi với làm, có ý thức phê bình và tự phê bình, tác phong giản dị, lối sống trong sạch, lành mạnh. Trong cuộc sống gia đình, họ là những người biết lo toan, tổ chức một gia đình hạnh phúc.
Trong công tác xây dựng Đảng, Đảng ta đã nhiều lần chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm chưa được khắc phục triệt để trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đó là một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Có những cán bộ, đảng viên, kể cả một số cán bộ chủ chốt các cấp yếu kém về phẩm chất, năng lực, thiếu tính chiến đấu, giảm sút ý chí, lòng tin, phai nhạt lý tưởng. Một số ít có biểu hiện bất mãn, nói và làm trái với quan điểm, đường lối của Đảng, vi phạm nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, vi phạm pháp luật Nhà nước. Bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân trong một bộ phận cán bộ, đảng viên có chiều hướng gia tăng, làm giảm sút lòng tin, uy tín, thanh danh của Đảng, tổn thương mối quan hệ giữa Đảng với Nhân dân, hạ thấp sức chiến đấu và vai trò lãnh đạo của Đảng. Đó là một nguy cơ lớn liên quan đến sự sống còn của Đảng, của chế độ.
Thực tế những năm gần đây cho thấy, một số chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước chậm đổi mới, hoặc đổi mới chưa đồng bộ đã tạo ra những kẽ hở cho căn bệnh chủ nghĩa cá nhân sinh sôi, nảy nở. Mặt trái của cơ chế thị trường chưa được ngăn chặn, đẩy lùi đã kích thích lòng ham muốn cá nhân, tiền tài, địa vị, lối sống thực dụng, hưởng thụ trong đội ngũ cán bộ, đảng viên… Trong khi đó các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước luôn tận dụng triệt để mọi sai lầm, khuyết điểm, dùng mọi thủ đoạn tinh vi, nham hiểm để lôi kéo làm tha hóa, biến chất đội ngũ cán bộ, đảng viên. Từ những biểu hiện suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của “một bộ phận không nhỏ” này đã làm ảnh hưởng đến uy tín, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng.
Đất nước ta đã bước sang một giai đoạn cách mạng mới, giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây là cuộc cách mạng toàn diện nhất, sâu sắc nhất và triệt để nhất, diễn ra trên tất cả các lĩnh vực, đòi hỏi cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý, bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Để làm theo lời Bác, mỗi cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên cần thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản sau:
Một là, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị đối với công tác bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Đây là giải pháp cơ bản, quan trọng hàng đầu giữ vai trò quyết định đến nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Bởi mọi hoạt động của con người đều bắt đầu từ nhận thức, trên cơ sở nhận thức, chỉ có nhận thức đúng mới có cơ sở cho hành động đúng. Do vậy,cấp ủy, tổ chức đảng các cấp, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị cần tổ chức quán triệt, giáo dục, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức cho mọi tổ chức, mọi lực lượng. Thường xuyên đổi mới nội dung, phương pháp trong bồi dưỡng, giáo dục, định hướng tư tưởng, nhận thức và hành động, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Để thực hiện có hiệu quả, chất lượng công tác này, cần phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Đồng thời, cần có những biện pháp kịp thời khắc phục triệt để những tư tưởng, nhận thức và hành động chưa đúng, chưa đầy đủ, trách nhiệm chưa cao trong công tác này.
Hai là, thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức phương pháp bồi dưỡng, giáo dục, rèn luyện nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Mục đích cao nhất của việc đổi mới nội dung bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ, đảng viên là hướng vào nâng cao nhận thức cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Cần làm cho họ có động cơ phấn đấu rèn luyện đúng đắn, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và Nhân dân; trung thành với Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có trách nhiệm cao với công việc, với đơn vị và bản thân. Do vậy, nội dung bồi dưỡng, rèn luyện cần hướng trọng tâm vào nâng cao năng lực quán triệt và tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng; thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của đảng viên.
Tổ chức tốt hoạt động thực tiễn gắn với thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị; đưa đội ngũ đảng viên vào hoạt động thực tiễn để thử thách, rèn luyện và đánh giá kết quả khách quan, chính xác. Cùng với đó đội ngũ cán bộ chủ chốt, bí thư cấp ủy và những đảng viên lâu năm có uy tín trong đơn vị thường xuyên gần gũi, động viên, giáo dục, thuyết phục đội ngũ đảng viên khắc phục khó khăn, phấn đấu vươn lên hoàn thành nhiệm vụ. Lấy gương người tốt, việc tốt hằng ngày, những điển hình tiên tiến trong đội ngũ đảng viên để giáo dục lẫn nhau. Duy trì thực hiện nghiêm các nền nếp chế độ sinh hoạt, nhất là sinh hoạt tự phê bình và phê bình; thực hiện tốt việc phân loại đánh giá chất lượng tổ chức đảng và đảng viên hằng năm. Thông qua đó các cấp ủy, cán bộ chủ trì cơ quan chức năng nắm chắc điểm mạnh, điểm yếu, kết quả phấn đấu rèn luyện của từng tổ chức đảng và đảng viên; chỉ ra được nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót, đề ra nội dung biện pháp, giúp tổ chức đảng và từng đảng viên khắc phục hạn chế, khuyết điểm kịp thời góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên.
Ba là, mỗi cán bộ, đảng viên cần nêu cao tính tự giác, tích cực chủ động trong tự bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống.
Tự bồi dưỡng, rèn luyện là nhân tố bên trong đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc củng cố, hoàn thiện và phát triển phẩm chất đạo đức, nhân cách của người cán bộ, đảng viên. Trong thực tiễn công tác cán bộ, đảng viên vừa là đối tượng, vừa là chủ thể của quá trình bồi dưỡng, giáo dục, rèn luyện. Với tư cách là chủ thể của quá trình đó, đòi hỏi từng cán bộ, đảng viên phải xác định đúng động cơ, đề cao tính tự giác, tích cực chủ động trong tự học tập, tu dưỡng rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức, lối sống, năng lực, phương pháp, tác phong công tác. Mỗi cán bộ, đảng viên phải tự nhận thức, phân tích, đánh giá đúng, khách quan, toàn diện về bản thân, nhất là những hạn chế, khuyết điểm để khắc phục kịp thời, không ngừng phấn đấu vươn lên; gương mẫu trong học tập, rèn luyện, có sức đề kháng với những tác động tiêu cực nảy sinh từ mặt trái xã hội; luôn tiếp nhận thông tin, tri thức, kinh nghiệm chuyên môn, nghiệp vụ, tu dưỡng rèn luyện, chấp hành nghiêm kỷ luật Đảng, pháp luật Nhà nước, quy định của đơn vị; chống bệnh chủ nghĩa cá nhân. Thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, vận động quần chúng, trước hết là động viên mọi người trong gia đình, người thân thực hiện nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Bốn là, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Mọi cấp ủy, tổ chức đảng phải thường xuyên quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; Kết luận số 21-KL/TW ngày 25-10-2021 Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; Quy định số 37-QĐ/TW về những điều đảng viên không được làm. Đồng thời, gắn kết chặt chẽ việc thực hiện các nghị quyết của Trung ương với đẩy mạnh thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Mỗi đảng viên cần quán triệt sâu sắc và nhận diện đúng sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; tích cực, chủ động, thực hiện có hiệu quả quan điểm, phương châm, chủ trương, giải pháp của Đảng về đấu tranh khắc phục tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên hiện nay.
Từng cán bộ, đảng viên cần có thái độ kiên quyết trong đấu tranh với những biểu hiện vi phạm; đề cao tính tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng, trong công tác và trong cuộc sống hằng ngày; kết hợp chặt chẽ đấu tranh khắc phục tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” với đấu tranh phòng, chống âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, góp phần xây dựng trận địa tư tưởng vững chắc trong đơn vị, xây dựng các tổ chức đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức.
Năm là, thực hiện tốt việc kiểm tra, giám sát và phân tích đánh giá chất lượng đảng viên.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”4. Thực tiễn cho thấy, có làm tốt việc kiểm tra đảng viên thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, cấp ủy, chi bộ mới xem xét, đánh giá, phân tích, kết luận chính xác về trình độ, năng lực của cán bộ, đảng viên. Thông qua kiểm tra, giám sát là biện pháp giáo dục, góp phần chủ động ngăn ngừa vi phạm và cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe đối với mọi cán bộ, đảng viên; ngăn ngừa, hạn chế vi phạm kỷ luật đảng, làm trong sạch đội ngũ. Chính vì thế, công tác này có ý nghĩa hết sức quan trọng, phải được tiến hành thường xuyên, công tâm, khách quan, gắn với thi hành kỷ luật đảng.
Trong bối cảnh hiện nay, đạo đức con người đang chịu những ảnh hưởng to lớn bởi các lợi ích kinh tế, lợi ích cá nhân. Vấn đề đặt ra đối với các cấp ủy, tổ chức đảng phải thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra, sàng lọc, kiên quyết đưa ra khỏi Đảng, xử lý nghiêm minh những đảng viên thoái hóa về tư tưởng chính trị, vi phạm đạo đức, lối sống, tham nhũng, cố tình vi phạm Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đây được coi là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, tạo nền tảng cho việc bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng đối với cán bộ, đảng viên hiện nay, góp phần xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện.
Ban Biên tập
GƯƠNG MỘT CÁN BỘ THÔN TẬN TỤY VỚI CÔNG VIỆC;GƯƠNG SÁNG TRONG HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
Thôn Nguyên Hưng là một trong 9 thôn thuộc xã Thiệu Nguyên, thôn có 203 hộ với 785 nhân khẩu. Bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ xây dựng thôn NTM kiểu mẫu gặp không ít khó khăn: Kết cấu hạ tầng trong thôn như nhà văn hóa, đường giao thông, hệ thống tiêu thoát nước đã xuống cấp, các thiết chế nhà văn hóa còn thiếu nhiều, tấm đậy rãnh chưa đồng bộ; nhà ở dân cư chưa được sắp xếp ngăn nắp... Song, với tinh thần vượt khó đi lên, chi bộ và Nhân dân trong thôn đã nỗ lực phấn đấu không biết mệt mỏi. Đến nay, theo kết quả tự đánh giá, thôn Nguyên Hưng đã hoàn thành 13/15 tiêu chí thôn NTM kiểu mẫu; 02 tiêu chí còn lại cũng đã đạt 70-90%, dự kiến hết tháng 7/2023 sẽ hoàn thành và đề nghị huyện về kiểm tra công nhận thôn NTM kiểu mẫu, thôn thông minh.
Có được kết quả trên, bên cạnh việc nỗ lực phấn đấu của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong thôn, không thể không nói đến vai trò của đồng chí Đinh Thị Năm, một nữ bí thư chi bộ - trưởng thôn, một tấm gương sáng trong học tập và làm theo Bác.
Nhớ lại từ đầu năm 2020, đang là cán bộ xã, đồng chí được Đảng ủy điều động về làm Bí thư chi bộ - trưởng thôn Nguyên Hưng, do lúc bấy giờ chi bộ thôn đang gặp khó khăn về nhân sự, đảng viên trong chi bộ hầu hết là tuổi cao, sức yếu. Đang là cán bộ xã về làm cán bộ thôn, nhưng đồng chí vẫn không nề hà, chấp hành tuyệt đối sự phân công của tổ chức.
Trên cương vị là bí thư chi bộ, đồng chí luôn bám sát nghị quyết lãnh đạo của Đảng ủy xã và tình hình thực tế của thôn để cùng với chi ủy bàn bạc, thống nhất trước khi đưa ra họp chi bộ thảo luận, ban hành nghị quyết lãnh đạo, chỉ đạo. Trên cơ sở nghị quyết của chi bộ, đồng chí đã chỉ đạo Ban công tác mặt trận thôn, tuyên truyền vận động Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, tích cực tham gia các hoạt động, phong trào thi đua, các cuộc vận động do cấp trên triển khai. Đặc biệt, đồng chí luôn giành nhiều thời gian để gần gũi, sâu sát với Nhân dân, luôn lắng nghe và tìm hiểu tâm tư nguyện vọng chính đáng của Nhân dân, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc thuộc thẩm quyền ngay từ cơ sở, báo cáo kịp thời với cấp trên những vấn đề vượt thẩm quyền để xem xét và giải quyết.
Với cương vị là trưởng thôn, căn cứ nghị quyết của chi bộ và chỉ đạo của cấp trên, đồng chí xây dựng kế hoạch, chương trình hành động, triển khai tổ chức thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao, nghị quyết của chi bộ và nghị quyết của Đảng ủy xã đề ra; xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm, lộ trình thực hiện, thời gian hoàn thành. Phối hợp chặt chẽ với MTTQ, các tổ chức chính trị xã hội để huy động sự vào cuộc đồng bộ của hệ thống chính trị. Thực hiện tốt qui chế dân chủ, theo phương châm“dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”.Những công việc phải huy động nguồn lực của Nhân dân, đồng chí đều đưa ra Hội nghị Nhân dân bàn bạc kĩ lưỡng, dân chủ, tạo sự đồng thuận cao trước khi thực hiện, quá trình thực hiện đảm bảo công khai, minh bạch các khoản thu đóng góp, các khoản huy động để Nhân dân nắm bắt. Từ đó, tạo được niềm tin, tinh thần đoàn kết giữa quần chúng Nhân dân với cán bộ, đảng viên trong chi bộ.
Do xác định đúng vị trí vai trò của người đứng đầu. đồng chí luôn nói đi đôi với làm, gương mẫu đi đầu và vận động gia đình, người thân cùng tham gia trong các phong trào của thôn, của xã, từ đó tạo được sự lan tỏa để quần chúng Nhân dân học tập, làm theo. Bằng những cách làm hay, sáng tạo linh hoạt trong công việc, đến nay đồng chí cùng với chi bộ đã vận động Nhân dân trong thôn huy động nguồn lực chỉnh trang nhà cửa, nâng cấp các tuyến đường trong thôn, làm các tấm đậy rãnh thoát nước, mua sắm các trang thiết bị, lắp đặt dụng cụ tập luyện thể dục, khu vui chơi, chỉnh trang khuôn viên nhà văn hóa… Vận động Nhân dân tham gia làm hàng rào xanh, tường rào mẫu; vận động các hộ tích cực tham gia sử dụng nước sạch tập trung; tham gia mô hình nhà sạch, vườn đẹp, xây hố phân loại rác thải tại hộ gia đình và nhiều công việc khác… Tổng huy động từ các nguồn để xây dựng nông thôn mới đến nay đạt gần 2 tỷ đồng, hiện nay đang tiếp tục động viên Nhân dân đóng góp lắp đặt hệ thống chiếu sáng giao thông bằng cột kẽm loại bát giác cao 6m, đèn led với công suất 60w/bóng thay cho các bóng tự phát hiện nay vừa thiếu thẩm mỹ lại không an toàn, phấn đấu xây dựng các tuyến đường sáng - xanh - sạch - đẹp.
Thôn Nguyên Hưng bây giờ đã khang trang hơn, sáng, xanh, sạch đẹp hơn. Có được kết quả bộ mặt thôn thay đổi như ngày hôm nay là công sức của cán bộ và Nhân dân thôn Nguyên Hưng, trong đó có vai trò quan trọng của đồng chí nữ bí thư chi bộ - trưởng thôn. Đồng chí Đinh Thị Năm thực sự là tấm gương sáng trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Nguyễn Chí Thành
Bí thư Đảng ủy xã Thiệu Nguyên
THÔNG TIN - TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM
NGUYỄN VIỆT PHƯƠNGNGƯỜI LÀM NÊN 2 SẢN PHẨM OCOP 3 SAO
Sinh ra từ một vùng quê nghèo, Anh Nguyễn Việt Phương thấu hiểu được những vất vả của nghề nông. Vì vậy, anh đã cố gắng học tập và thi đậu vào khoa công nghệ thông tin, trường đại học Thái Nguyên. Năm 2007, tốt nghiệp đại học, anh Phương xin làm việc ở FPT, 59 Nguyễn Công Trứ, Hà nội, sau đó chuyển về công ty xây dựng Đông Bắc ở thành phố Thanh Hóa làm việc. Đang thanh niên trai trẻ, lương hàng tháng khá cao, xong vẫn không dư dật nên trong sinh hoạt gặp không ít khó khăn. Năm 2012, anh Phương đành khăn gói về quê lao động sản xuất cùng gia đình. Nhiều người trong thôn Phú Văn, xã Thiệu Châu, nay là xã Tân Châu, không khỏi ngỡ ngàng bởi anh Phương học hành tử tế, công việc làm ổn định tại sao lại bỏ việc về quê, nhiều người hỏi han đôi lúc cũng làm anh chạnh lòng.
Với sự quyết tâm cao và để khẳng định chính mình, ngoài việc sản xuất nông nghiệp, Anh phương đã thuê mươn đất của anh em họ hàng tập trung phát triển sản xuất nghề truyền thống của quê hương đó là làm bánh đa nem và làm miến gạo. Không có vốn, được sự quan tâm của các cấp, các ngành, gia đình anh Phương được vay 8 triệu đồng từ chương tình nước sạch và 20 triệu từ ngân hàng, cùng với vốn tích cóp của gia đình anh mạn dạn mua máy, vật liệu phát triền nghề làm niến và bánh đa nem. Do có nghề trong tay, chăm chỉ làm việc, say mê và sáng tạo 2 mặt hàng của gia đình anh sản xuất đến đâu được tiêu thu ngay đến đó.
Trước kia, người làm miến, bánh đa nem hoàn toàn thủ công nên năng suất thấp, hiệu quả không cao. Những năm gần đây đã chủ động đầu tư máy móc vào một số công đoạn sản xuất nên thu nhập từ nghề làm miến gạo, bánh đa nem vì thế cũng được cải thiện đáng kể. Làm ăn có lãi và tích lũy, anh Phương đã mua đất, lấp ao, mở xưởng sản xuất 480m2, ngoài ra còn đầu tư 150 triệu đồng mua máy: tráng bánh, xây bột, máy cắt, trành phơi bánh. Không dừng lại ở đó mà anh Phương luôn học hỏi, tìm tòi áp dụng các tiến bộ khoa học kỷ thuật và sản xuất, mạnh dạn đưa các máy móc công nghệ hiện đại nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm công lao động, năng xuất cao hơn, đáp ứng nhu cầu đặt hàng của khách. Đến nay anh đã đầu tư thêm máy làm miến, máy xấy, vắt chân không, máy vo gạo liên hòa... với tổng chi phí lên gần một tỷ đồng. Xưởng sản xuất của anh Phương có 9 lao động, gồm: bố, mẹ, vợ chồng và thuê thêm 5 lao động trong xã và các xã lân cận, thế mà mỗi tháng, gia đình anh đã sản xuất hết 8 tấn gạo, xuất ra thị trường 2 tấn miến, 300 thùng bánh đa nem. Cùng với việc từng bước cải tiến kỹ thuật sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo việc làm cho người lao động thì vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng được anh Phương quan tâm. Nghề làm bánh đa nem và miến vất vã lắm, phải dậy từ 2 giờ sángvới nhiều công đoạn khác nhau và sản xuất theo quy trình liên hoàn nên mọi ngườilàm không hết việc, công đoạn cuối cùng là phơi khô được đưa vào đóng gói theo đơn đặt hàng của thị trường.
Ai cũng biết ở xã Tân Châu từ lâu đã có nghề truyền thống, bước chân đến Phú Văn, đâu đâu cũng thấy miến, bánh được phơi trên khắp các ngã đường, tường bao, vườn nhà, trong sân, ngoài ngõ ở mỗi gia đình, bởi rất nhiều hộ ở thôn Phú Văn tham gia làm nghề sản xuất miến và bánh đa nem, xong việc tiêu thụ sản phẩm gặp không ít khó khăn, thế nhưng cơ sở sản xuất Phương Nhàn vẫn duy trì hoạt động, không đủ hàng xuất ra thị trường. Sản phẩm miến gạo, bánh đa nem Phương Nhàn được tiêu thụ ở nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh, được khách hàng đánh giá cao về chất lượng. Anh Phương còn cho biết thêm: sản xuất bánh đa nem tuy vất vả một chút, nhưng cho thu nhập khá, mỗi năm trừ chi phí thu về gần 200 triệu đồng. Từ việc mở rộng quy mô sản xuất và liên kết tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu, cuối năm 2022 miến gạo Phương Nhàn đạt sản phẩm OCOP 3 sao, mới đây bánh đã nem Phương Nhàn cũng được chứng nhận sản phẩm OCOP 3.
Có chỗ đứng trên thị trườngvà đạt sản phẩm OCOP 3 sao,nên Anh Phương rất phấn khởi. Đâylà động lực để cơ sở Phương Nhàn tiếp tục xây dựng, gìn giữ, phát triển nghề truyền thống và đầu tư gần 1 tỷ đồng mở rộngsản xuất thêmbánh đa nem sống.
Phạm Thanh An
Trung tâm Văn hóa, TT, TT và DL
GƯƠNG GIA ĐÌNH NÔNG DÂN SẢN XUẤT KINH DOANH GIỎI
Ông Nguyễn Văn Cần - sinh năm 1961, quê ở thôn Đỉnh Tân, xã Thiệu Phú, huyện Thiệu Hóa là hội viên Hội Người cao tuổi, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nông dân xã Thiệu Phú, Hội viên Hội Làm vườn và Trang trại huyện Thiệu Hóa, thành viên CLB Làm vườn tỉnh Thanh Hóa - nguyên Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm CLB chủ trang trại huyện Thiệu Hóa là tấm gương làm kinh tế giỏi, với mô hình vườn hoa, cây cảnh, ao hồ, cải tạo vườn tạp, vật nuôi làm giàu cho gia đình và xã hội.
Sau khi học hết trình độ phổ thông trung học, ông được cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân tín nhiệm bình bầu ông là Ủy viên BCH Hội Nông dân xã Thiệu Phú. Sau một thời gian ông xây dựng gia đình với bà Lê Thị Hiền là hội viên Hội phụ nữ xã, hai người với hai bàn tay trắng, vợ chồng ông đã tìm kiếm, xoay sở nhiều nghề để kiếm sống và nuôi bố mẹ già có con là liệt sỹ, em trai bị tàn tật và nuôi 3 con nhỏ ăn học. Nhiều đêm ông trằn trọc, suy nghĩ về những khó khăn của gia đình, phải làm gì đây để vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương. Thế rồi, ông đã vay mượn vốn của anh em, bạn bè mua đất làm trang trại, đào ao thả cá, làm vườn hoa cây cảnh, cây ăn quả, cây con giống trên khu đất diện tích 3.500m2.Trong đó, ông sử dụng 1.000m2đào ao thả cá, bước đầu làm ăn gặp muôn vàn khó khăn thử thách, nuôi cá thì chậm lớn, nuôi gà, vịt thì dịch bệnh, trồng cây ra ít quả, cây con giống bán chậm... Do việc nắm bắt khoa học kỹ thuật chăn nuôi, làm vườn còn yếu kém. Thế rồi ông quyết tâm khắc phục những khó khăn, khiêm tốn cần cù, chịu khó, học hỏi bạn bè, anh em đồng nghiệp, đi khắp mọi nơi tìm hiểu các mô hình làm vườn, làm trang trại, gia trại trong xã, trong huyện, trong tỉnh, học trên báo, đài, học trong sách vở và cần cù chịu khó lao động sáng tạo… Được mọi người yêu mến, giúp đỡ và vinh dự được kết nạp vào hội viên hội làm vườn của huyện Thiệu Hóa. Ông như được chấp cánh cho ước mơ làm giàu. Qua nhiều lớp tập huấn, hội thảo, giao lưu, được cán bộ hội làm vườn của huyện, của tỉnh hướng dẫn truyền thông về khoa học kỹ thuật làm vườn, làm trang trại, ông đã mau chóng tiếp thu, cải tạo vườn tạp, bố trí cây trồng, chuyển đổi vật nuôi và áp dung đúng khoa học kỹ thuật VAC tiên tiến của Hội làm vườn và trang trại huyện Thiệu Hóa và Hội làm vườn Thanh Hóa, Hội Nông dân các cấp, ông đã gặt hái được thành công.
Thật đúng có câu “đất không phụ tình người”, kết quả hằng năm ông đã xuất bán đi từ 4 - 5 ngàn cây con giống quí, như: mít thái, na dai, bưởi ngọt, cây cảnh có giá trị kinh tế cao cho bà con hàng xóm và các nhà làm vườn làm trang trại trong huyện, trong tỉnh và ngoài tỉnh; thu hoạch mỗi năm từ 4 -5 tạ cá, trong đó có cá trắm cỏ, cá chép, cá trôi lai, trừ chi phí các khoản, hàng năm có khoản thu từ 80 đến 100 triệu đồng, tạo công ăn việc làm lúc nhàn dỗi cho 4-5 lao động, với mức lương 4-5 triệu đồng mỗi tháng. Có thu nhập, gia đình ông có điều nuôi các con ăn học trưởng thành và đã có gia đình riêng làm ăn kinh tế phát triển bền vững. hiện nay, các con ông đã có gia đình riêng, ông bào đã có 7 cháu nội, ngoại; các cháu đều là con ngoan, trò giỏi. Gia đình ông bà sống có tình làng nghĩa xóm, luôn làm tốt công tác thiện nguyện, giúp đỡ các hộ gia đình khó khăn trong xã, ủng hộ quỹ chăm sóc người cao tuổi, quỹ khuyến học, khuyến tài, quỹ đền ơn, đáp nghĩa, ủng hộ đồng bào bão lụt, thiên tai, hoạn nạn bằng cả tấm lòng yêu thương và trách nhiệm...
Trải qua 8 năm là Ủy viên BCH Hội Nông dân xã Thiệu Phú, 10 năm làm Chủ nhiệm, PCN CLB Làm vườn và Trang trại huyện Thiệu Hóa, là Hội viên Hội NCT xã… ông đã đạt được nhiều thành tích xuất sắc, đã được tặng một Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, Kỷ niệm chương của Hội Nông dân Việt nam và nhiều giấy khen của huyện Thiệu Hóa và xã Thiệu Phú, gia đình ông đạt danh hiệu “Gia đình sản xuất kinh doanh giỏi”, gia đình “Ông bà mẫu mực con cháu hiếu thảo”.
Ông Nguyễn Văn Cần là một tấm gương tuổi cao gương sáng, giỏi làm kinh tế, vượt khó khăn vươn lên làm giàu cho gia đình và xã hội. Mô hình làm vườn hoa cây cảnh, cây giống của gia đình ông là điển hình, tiêu biểu và có uy tín cao. Nhiều hội viên làm vườn làm trong huyện, trong tỉnh đã đến thăm quan, học tập phát triển kinh tế vườn trại. Mô hình kinh tế vườn của gia đình ông được nhân rộng và có sức lan tỏa đi khắp mọi nơi, góp phần tích cực vào xây dựng nông thôn mới, xây dựng quê hương giàu đẹp .
Ngọ Ngọc Thơ
Tiểu khu 5, thị trấn Thiệu Hóa
LỊCH SỬ - VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT
ĐỀN THỜ TỂ TƯỚNG NGUYỄN QUÁN NHODI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA QUỐC GIA
Tiến sĩ Nguyễn Quán Nho (thế kỷ XVII) là một trong bốn danh sĩ của đất Vạn Hà (Vãn Hà), huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa). Ông đã làm quan đến chức Tể tướng thời Hậu Lê, công trạng nhiều và là tấm gương sáng thanh liêm cho hậu thế, xứng đáng được ghi nhớ và tôn vinh.
Sinh năm 1638 tại làng Đông Triều, xã Vạn Hà, huyện Thụy Nguyên thuộc phủ Thừa Tuyên Thanh Hóa thời Hậu Lê, nay là làng văn hóa Dương Hòa, thị trấn Vạn Hà (nay là thị trấn Thiệu Hóa), huyện Thiệu Hóa. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhưng ngay từ nhỏ, Nguyễn Quán Nho đã nổi tiếng học giỏi. Năm 1657, ông đỗ Hương cống, sau đó hai năm thi Hội, đỗ tam trường và vào làm quan trong triều. Đến năm 1667, đời vua Lê Huyền Tông, Nguyễn Quán Nho đỗ đồng Tiến sĩ khoa Đinh Mùi khi vừa 30 tuổi, sau đó được bổ làm Đô đốc liên tỉnh Hải Dương - Yên Quảng. Trong các năm từ 1674 đến 1681, ông bốn lần tham gia phái đoàn của triều đình Lê - Trịnh đi công cán sang nhà Thanh. Về nước, ông được bổ làm Phó đô ngự sử, rồi lần lượt trải qua các chức vụ cao trong triều đình, như: Tả thị lang Bộ Lại, Đô Ngự sử, Thượng thư Bộ Binh, Tể tướng, Thượng thư bộ Lễ... Sống giản dị, có tấm lòng thương dân và lo cho dân, bản tính lại khoan dung, Nguyễn Quán Nho được người đương thời ca tụng trong câu ca dân gian truyền tụng “Tể tướng Vãn Hà, thiên hạ âu ca”. Sách Đại Nam Quốc sử diễn ca cũng ghi: “Bởi ai thiên hạ âu ca/Chẳng quan Tham tụng Vạn Hà là chi”.
Phò tá bốn đời vua với gần 50 năm, trong đó có 11 năm làm Tể tướng, Nguyễn Quán Nho nổi tiếng một đời trong sạch, thanh liêm. Năm 1707, Nguyễn Quán Nho rời chốn quan trường về sống tại quê nhà được một năm thì mất. Ông chẳng để lại gì cho vợ con, chỉ để lại một tấm lòng, đó là tấm lòng vì dân vì nước và tấm gương thanh liêm để các thế hệ sau noi theo. Hiện tại, dòng họ của ông tại quê nhà vẫn đang lưu giữ bức truyền thần chân dung ông to bằng người thật sử dụng phẩm mầu vẽ trên vải lụa cùng tám câu thơ chữ Hán tạm dịch:Sinh năm Mậu Dần/ Đỗ đại khoa năm Đinh Mùi/ Luôn sống hiền hòa/ Thẳng thắn mềm mỏng/ Trung vua yêu nước/ Ghét bọn gian tà/ Rõ ràng hình ảnh/ Trụ cột quốc gia. Bức chân dung này đã có từ hơn ba thế kỷ nay, hiện có biểu hiện xuống cấp do không được bảo quản đúng cách và rất cần sự vào cuộc của các chuyên gia để có thể bảo quản bức tranh lâu dài và đề nghị được cấp có thẩm quyền Nhà nước xếp hạng.
Tài liệu và các sách sử cổ ghi chép về Tiến sĩ Nguyễn Quán Nho đã và đang được các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa sưu tầm, tìm hiểu, giới thiệu trong các công trình, bài báo, cuốn sách. Năm 1993, đền thờ và lăng mộ Tể tướng Nguyễn Quán Nho được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. Tuy nhiên, những nghiên cứu về ông hiện vẫn còn hạn chế, chưa tương xứng với tầm vóc của một nhân vật lịch sử. Trong thời gian qua, nhận rõ tầm vóc, công lao to lớn của tể tướng Nguyễn Quán Nho đối với đất nước, quê hương, Huyện ủy, UBND huyện đã lãnh đạo, chỉ đạo cho lập dự án đề nghị các cấp có thẩm quyền cho đầu tư, tôn tạo, nâng cấp, mở rộng khu di tích lăng mộ của ông tại quê nhà thị trấn Thiệu Hóa (Lăng quan Thượng) và đề nghị công nhận, xếp hạng bức chân dung tể tướng Nguyễn Quán Nho, đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân, qua đó giáo dục và phát huy các giá trị truyền thống lịch sử văn hóa cho các thế hệ mai sau.
Ban Biên tập
THIÊNG LIÊNG CỜ TỔ QUỐC
Tôi đã đi khắp nẻo thế gian
Thấy một dân tộc Việt Nam kỳ lạ
Cờ tổ quốc sao mà thiêng liêng quá!
Bay rợp trời rực đỏ cả rừng hoa.
Thế giới này tôi đã đi qua
Đến Việt Nam mới vỡ oà cảm xúc
Dòng sông đỏ chẳng bao giờ kết thúc
Khắp nẻo đường, góc phố bản trường ca.
Tôi nghĩ rằng: Hiếm có một quốc gia
Cờ tổ quốc nhìn đâu cũng thấy
Sao kỳ vĩ và thiêng liêng đến vậy?
Sự kiện gì cũng lấy cớ để yêu!
Gương mặt hân hoan rạng rỡ hò reo
Phút chiến thắng như quên đi tuổi tác
Từ em nhỏ đến cụ già tóc bạc
Bỗng thăng hoa trong giờ phút ăn mừng.
Có đất nước nào cờ tổ quốc thành rừng?
Âm ỉ cháy rồi sáng bừng dân tộc
Trong huyết mạch của “đồng bào gan góc”
Truyền thống ngàn năm vun đắp, kế thừa.
Bạn đã bao giờ thử cảm giác này chưa?
Lạc vào giữa biển người Hà Nội
Cùng phố phường dòng người rong ruổi
Thức trắng đêm để hò hét tưng bừng.
Bạn của tôi ơi ! Sao các bạn chưa từng?
Một lần đặt chân lên hình chữ S
Để cảm nhận muôn điều khác biệt
Sẽ phải trầm trồ : Sao tuyệt đến ngạc nhiên!
Ngọn cờ đào là huyết mạch thiêng liêng
Để gắn kết triệu người như một
Một bó đũa sẽ trở thành rường cột
Dân tộc này có một không hai!
Lưu Hương Quế
BTNB91.jpg
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT