Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
202282

GIẢM TẢO HÔN

Đăng lúc: 31/07/2019 (GMT+7)
100%

Thưa quý vị và các bạn!
Tảo hôn là tình trạng hôn nhân được xác lập giữa các cặp vợ chồng mà trong đó một trong hai người hoặc cả hai người chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của luật pháp (theo Điều 9 của Luật Hôn nhân và Gia đình quy định tuổi kết hôn: Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên). Nếu người nam giới và/hoặc nữ giới kết hôn sớm hơn tuổi này được coi là tảo hôn.
Ở Việt Nam, tình trạng kết hôn sớm (tảo hôn) vẫn tồn tại ở một số cộng đồng dân tộc thiểu số khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa. Tỷ lệ tảo hôn ở các vùng này lên đến 20%. Độ tuổi kết hôn trung bình lần đầu của PN dân tộc thiểu số là 17.56 tuổi, thấp hơn so với quy định (Số liệu Savy 2). Ở khu vực phía Bắc, người Mông có tỷ lệ kết hôn cao nhất, tỷ lệ nam giới kết hôn ở 18 -19 tuổi là 52.5%.
Vấn đề tảo hôn của địa phương: Chi cục Dân số-KHHGĐ tỉnh hoặc Trung Tâm Dân số-KHHGĐ huyện thu thập các thông tin, số liệu liên quan để đưa vàomục này.
Thưa quý vị và các bạn!
Nguyên nhân của tảo hôn là:
- Do phong tục tập quán dân tộc và tâm lý sớm có con đàn cháu đống, nhu cầu có thêm lao động cho gia đình.
- Do trình độ học vấn thấp, hiểu biết luật pháp hạn chế và việc tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng còn nhiều khó khăn. Do vậy, hiểu biết và nhận thức về hậu quả của tảo hôn trong người dân còn hạn chế, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số.
- Quản lý của chính quyền địa phương thiếu chặt chẽ, chưa kiên quyết, dẫn đến sự tồn tại dai dẳng của nạn tảo hôn.
- Những phản ứng từ cộng đồng đối với hiện tượng tảo hôn còn yếu ớt, một số cộng đồng cho rằng đây là chuyện riêng của từng gia đình
· Đối với cá nhân, gia đình:
- Gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả nam và nữ do bộ máy sinh dụcchưa hoàn thiện.
- Ảnh hưởng lớn tới sự phát triển bình thường của thai nhi do cơ thể người mẹ chưa phát triển hoàn thiện, chưa dủ sức khỏe để nuôi dưỡng bào thai.
- Làm gia tăng tỷ lệ tử vong chu sinh và sơ sinh trẻ, gia tăng tình trạng suy dinh dưỡng bào thai (trẻ đẻ ra cân nặng dưới 2.500 gram) hoặc dị dạng, dị tật.
- Làm gia tăng nguy cơ mâu thuẫn và đổ vỡ gia đình do cặp vợ chồng quá trẻ, chưa phát triển đầy đủ về tâm lý và có đủ điều kiện kinh tế để tổ chức cuộc sống gia đình.
- Làm mất cơ hội học tập và có việc làm.
- Tảo hôn là hành vi vi phạm pháp luật. Việc kết hôn sẽ không được pháp luật công nhận. Các quyền lợi vợ chồng sẽ không được tính đến.
· Đối với xã hội:
- Là nguyên nhân làm gia tăng nhanh số lượng dân số.
- Trẻ em sinh ra tỷ lệ suy dinh dưỡng cao chậm phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, dị dạng, dị tật bẩm sinh, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dân số.
- Gây mất tính công bằng và nghiêm minh của pháp luật.
- Ảnh hưởng đến chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc xây dựng chế độ gia đình bình đẳng, tiến bộ, no ấm, hạnh phúc.
- Gia tăng gánh nặng về y tế, giáo dục và các dịch vụ xã hội khác.
Thưa quý vị và các bạn!
Để giảm tình trạng tảo hôn, chúng ta cần:
- Tuyên truyền phổ biến bằng nhiều hình thức về Luật hôn nhân và gia đình, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về hậu quả của tảo hôn.
- Truyền truyền cho các gia đình, dòng họ không ủng hộ, khuyến khích hành vi tảo hôn.
- Đề cao và phát huy vai trò quản lý của chính quyền địa phương trong việc giám sát thực hiện Luật Hôn nhân và gia đình.
- Tảo hôn là vi phạm pháp luật.

GIẢM TẢO HÔN

Đăng lúc: 31/07/2019 (GMT+7)
100%

Thưa quý vị và các bạn!
Tảo hôn là tình trạng hôn nhân được xác lập giữa các cặp vợ chồng mà trong đó một trong hai người hoặc cả hai người chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của luật pháp (theo Điều 9 của Luật Hôn nhân và Gia đình quy định tuổi kết hôn: Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên). Nếu người nam giới và/hoặc nữ giới kết hôn sớm hơn tuổi này được coi là tảo hôn.
Ở Việt Nam, tình trạng kết hôn sớm (tảo hôn) vẫn tồn tại ở một số cộng đồng dân tộc thiểu số khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa. Tỷ lệ tảo hôn ở các vùng này lên đến 20%. Độ tuổi kết hôn trung bình lần đầu của PN dân tộc thiểu số là 17.56 tuổi, thấp hơn so với quy định (Số liệu Savy 2). Ở khu vực phía Bắc, người Mông có tỷ lệ kết hôn cao nhất, tỷ lệ nam giới kết hôn ở 18 -19 tuổi là 52.5%.
Vấn đề tảo hôn của địa phương: Chi cục Dân số-KHHGĐ tỉnh hoặc Trung Tâm Dân số-KHHGĐ huyện thu thập các thông tin, số liệu liên quan để đưa vàomục này.
Thưa quý vị và các bạn!
Nguyên nhân của tảo hôn là:
- Do phong tục tập quán dân tộc và tâm lý sớm có con đàn cháu đống, nhu cầu có thêm lao động cho gia đình.
- Do trình độ học vấn thấp, hiểu biết luật pháp hạn chế và việc tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng còn nhiều khó khăn. Do vậy, hiểu biết và nhận thức về hậu quả của tảo hôn trong người dân còn hạn chế, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số.
- Quản lý của chính quyền địa phương thiếu chặt chẽ, chưa kiên quyết, dẫn đến sự tồn tại dai dẳng của nạn tảo hôn.
- Những phản ứng từ cộng đồng đối với hiện tượng tảo hôn còn yếu ớt, một số cộng đồng cho rằng đây là chuyện riêng của từng gia đình
· Đối với cá nhân, gia đình:
- Gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả nam và nữ do bộ máy sinh dụcchưa hoàn thiện.
- Ảnh hưởng lớn tới sự phát triển bình thường của thai nhi do cơ thể người mẹ chưa phát triển hoàn thiện, chưa dủ sức khỏe để nuôi dưỡng bào thai.
- Làm gia tăng tỷ lệ tử vong chu sinh và sơ sinh trẻ, gia tăng tình trạng suy dinh dưỡng bào thai (trẻ đẻ ra cân nặng dưới 2.500 gram) hoặc dị dạng, dị tật.
- Làm gia tăng nguy cơ mâu thuẫn và đổ vỡ gia đình do cặp vợ chồng quá trẻ, chưa phát triển đầy đủ về tâm lý và có đủ điều kiện kinh tế để tổ chức cuộc sống gia đình.
- Làm mất cơ hội học tập và có việc làm.
- Tảo hôn là hành vi vi phạm pháp luật. Việc kết hôn sẽ không được pháp luật công nhận. Các quyền lợi vợ chồng sẽ không được tính đến.
· Đối với xã hội:
- Là nguyên nhân làm gia tăng nhanh số lượng dân số.
- Trẻ em sinh ra tỷ lệ suy dinh dưỡng cao chậm phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, dị dạng, dị tật bẩm sinh, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dân số.
- Gây mất tính công bằng và nghiêm minh của pháp luật.
- Ảnh hưởng đến chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc xây dựng chế độ gia đình bình đẳng, tiến bộ, no ấm, hạnh phúc.
- Gia tăng gánh nặng về y tế, giáo dục và các dịch vụ xã hội khác.
Thưa quý vị và các bạn!
Để giảm tình trạng tảo hôn, chúng ta cần:
- Tuyên truyền phổ biến bằng nhiều hình thức về Luật hôn nhân và gia đình, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về hậu quả của tảo hôn.
- Truyền truyền cho các gia đình, dòng họ không ủng hộ, khuyến khích hành vi tảo hôn.
- Đề cao và phát huy vai trò quản lý của chính quyền địa phương trong việc giám sát thực hiện Luật Hôn nhân và gia đình.
- Tảo hôn là vi phạm pháp luật.

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT