Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
202282

Bản tin nội bộ tháng 01 năm 2023

Đăng lúc: 28/02/2023 (GMT+7)
100%

nb1.jpg
HƯỚNG DẪN - CHỈ ĐẠO
“TRÍCH” NGHỊ QUYẾT SỐ 195-NQ/HĐND NGÀY 12/12/2022
CỦA HĐND HUYỆN “VỀ VIỆC HỖ TRỢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI, ĐÔ THỊ VĂN MINH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NĂM 2023”
Ngày 12/12/2022, HĐND huyện đã ban hành Nghị quyết số 195-NQ/HĐND về việc hỗ trợ thực hiện Đề án phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh; nội dung cụ thể như sau:
1.Hỗ trợ mua máy gieo mạ, máy cấy phục vụ sản xuất nông nghiệp
a) Đối tượng hỗ trợ:
Tổ chức (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác), hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, phục vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện.
b) Điều kiện hỗ trợ:
- Máy cấy, máy gieo mạ mua mới; có hóa đơn theo quy định; Hợp đồng, Thanh lý hợp đồng mua bán, trong đó bên mua máy là đối tượng hỗ trợ.
- Có văn bản cam kết phục vụ trên địa bàn huyện tối thiểu 05 năm được ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.
c) Mức hỗ trợ:
Hỗ trợ 20% kinh phí mua máy, nhưng tối đa không quá 100 triệu đồng/01 máy.
d) Thời điểm nhận hỗ trợ:
Năm 2023, sau khi hoàn chỉnh hồ sơ.
2. Hỗ trợ mua thiết bị bay không người lái phục vụ sản xuất nông nghiệp
a) Đối tượng hỗ trợ:
Tổ chức (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác), hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, phục vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện.
b) Điều kiện hỗ trợ:
- Được cấp có thẩm quyền cấp phép hoạt động theo quy định.
- Thiết bị mua mới; có hóa đơn theo quy định; Hợp đồng, Thanh lý hợp đồng mua bán, trong đó bên mua thiết bị là đối tượng hỗ trợ.
- Trọng lượng cất cánh định mức tối thiểu 40kg (bao gồm pin và bình chứa đầy vật tư nông nghiệp), bình chứa tối thiểu 15 lít, thời gian bay tối thiểu 7 phút (chế độ đầy tải và đến khi xả hết bình).
- Có văn bản cam kết phục vụ trên địa bàn huyện tối thiểu 05 năm, có xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã.
c) Mức hỗ trợ:
Hỗ trợ 20% kinh phí mua thiết bị, nhưng tối đa không quá 100 triệu đồng/01 thiết bị.
d) Thời điểm nhận hỗ trợ: Năm 2023, sau khi hoàn chỉnh hồ sơ.
3. Hỗ trợ xây dựng và chứng nhận sản phẩmOCOP
a) Đối tượng hỗ trợ:
Chủ thể có sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP.
b) Điều kiện hỗ trợ:
Chủ thể có sản phẩm được cấp có thẩm quyền đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP năm 2023 đạt từ 3 sao trở lên.
c) Mức hỗ trợ:
- 50 triệu đồng/sản phẩm đạt chứng nhận 3 sao.
- 100 triệu đồng/sản phẩm đạt chứng nhận 4 sao.
- 400 triệu đồng/sản phẩm đạt chứng nhận 5 sao.
d) Thời điểm nhận hỗ trợ:
Sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành quyết định công nhận sản phẩm OCOP, phân hạng sản phẩm.
4. Hỗ trợ sản xuất vụ Đông 2023 - 2024
a) Nội dung hỗ trợ:
- Hỗ trợ kinh phí mua giống sản xuất một số cây trồng.
- Hỗ trợ kinh phí thực hiện liên kết sản xuất.
- Hỗ trợ kinh phí chỉ đạo sản xuất vụ Đông năm 2023 - 2024.
b) Đối tượng hỗ trợ:
- Tổ chức (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác), hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện.
- Ban chỉ đạo sản xuất vụ Đông các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
c) Điều kiện hỗ trợ và mức hỗ trợ: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng các loại cây vụ đông là ngô ngọt, ngô sinh khối mà diện tích sản xuất liền vùng, bảo đảm quy mô từ 03ha trở lên: Hỗ trợ 03 triệu đồng/01 ha.
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng ngô vụ đông trên đất hai lúa mà diện tích sản xuất liền vùng, bảo đảm quy mô từ 03ha trở lên đối với tổ chức hoặc từ 01 sào (500m2) trở lên đối với hộ gia đình, cá nhân: Hỗ trợ 01 triệu đồng/01 ha.
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng các loại cây vụ đông là khoai tây, ớt, đậu tương rau, bí đỏ mà diện tích sản xuất liền vùng, bảo đảm quy mô từ từ 02ha trở lên: Hỗ trợ 03 triệu đồng/01 ha.
- Hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình tổ chức sản xuất, liên kết bao tiêu sản phẩm các loại cây trồng vụ đông trên đất 02 lúa (ngô ngọt, khoai tây, ớt, đậu tương rau, bí đỏ) đảm bảo quy mô từ 03ha trở lên: Hỗ trợ 01 triệu đồng/01 ha.
- Ban chỉ đạo sản xuất vụ Đông các xã, thị trấn mà xã, thị trấn đó đạt chỉ tiêu huyện giao (từ 100% trở lên đối với từng loại cây trồng và từ 100% trở lên tổng diện tích): Hỗ trợ 200.000 đồng/01 ha.
d) Thời điểm nhận hỗ trợ:
Chậm nhất không quá 20 ngày kể từ ngày đoàn liên ngành của huyện kiểm tra.
5. Hỗ trợ đầu tư chỉnh trang, nâng cấp, mở rộng đường giao thông, tường rào, hệ thống điện chiếu sáng,di chuyểncột điện
a) Đối tượng hỗ trợ:
Ủy ban nhân dân xã xây dựng xã nông thôn mới nâng cao và các thôn xây dựng thôn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023 (theo Phụ lục 02, 04 của Kế hoạch 111-KH/BCĐ ngày 17/10/222 của Ban Chỉ đạo các các chương trình mục tiêu quốc gia huyện). Cụ thể:
- Ủy ban nhân dân xã: Thực hiện đầu tư xây dựng hệ thống đường xã, điện chiếu sáng (trên đường xã), di chuyển hệ thống cột điện trên địa bàn.
- Ban phát triển thôn: Thực hiện đầu tư xây dựng hệ thống đường thôn, điện chiếu sáng (trừ đường xã, đường ngõ, xóm); hệ thống tường rào của hộ gia đình phía tiếp giáp với đường giao thông trên địa bàn thôn.
b) Nội dung, điều kiện hỗ trợ:
- Đường giao thông: Các tuyến giao thông nông thôn đầu tư làm mới, nâng cấp đạt quy mô xây dựng nông thôn mới (Chiều dài tuyến giao thông đường xã tối thiểu 200m và đảm bảo chiều rộng mặt đường xã tối thiểu 4,5m; chiều dài tuyến giao thông đường trục chính thôn tối thiểu 100m và đảm bảo chiều rộng mặt đường tối thiểu 4,0m; mặt đường thảm bê tông nhựa dày tối thiểu 4cm, rãnh thoát nước có nắp đậy.
- Tường rào xây của hộ gia đình phía tiếp giáp với đường trục xã, đường liên xã, đường thôn được xây mới theo mẫu (mô hình, mẫu tường rào phù hợp thực tế, do Nhân dân bàn và lựa chọn).
- Đường điện chiếu sáng: Chiều dài tuyến tối thiểu đảm bảo 100m; cột điện bát giác, chiều cao 6m theo tiêu chuẩn, chiều dày thân cột đèn tối thiểu 3mm, khoảng cách giữa các cột từ 25m đến 40m, bóng đèn Led có công suất phù hợp với phạm vi chiếu sáng, tổng công suất tối thiểu 60W.
- Di chuyển cột điện hạ thế nằm trong lòng đường tại trục đường xã, đường trục chính thôn do nhân dân hiến đất mở đường: Đảm bảo cột điện sau khi di chuyển là cột bê tông ly tâm chiều cao cột tối thiểu 7,5m, vị trí lắp dựng cột mới sau khi di chuyển đáp ứng tiêu chí giao thông trong xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu.
c) Mức hỗ trợ:
- Đường giao thông: Hỗ trợ 250 triệu đồng/km đối với đường xã; 200 triệu đồng/km đối với đường trục chính của thôn.
- Tường rào: Hỗ trợ 150 triệu đồng/km (chiều dài tường rào).
- Đường điện chiếu sáng: Hỗ trợ 50 triệu đồng/km;
- Di chuyển cột điện hạ thế nằm trong lòng đường tại trục đường xã, đường trục chính thôn do nhân dân hiến đất mở đường: Ngân sách huyện hỗ trợ di chuyển cột điện tối đa 8 triệu đồng/vị trí cột nhưng không quá 50% chi phí xây dựng (không bao gồm chi phí tư vấn và chi phí khác).
d) Thời điểm nhận hỗ trợ:
- Ủy ban nhân dân cấp xã phải khảo sát, xây dựng kế hoạch chi tiết đối với các nội dung hỗ trợ (từng tuyến, dự kiến kinh phí...) đăng kí về Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt chậm nhất trong tháng 3/2023.
-Hỗ trợ 70% mức hỗ trợ ngay sau khi Kế hoạch được phê duyệt; 30% còn lại chậm nhất không quá 20 ngày (kể từ ngày đoàn liên ngành kiểm tra).
6.Hỗ trợkinh phí muaxi măngđầu tư kết cấu hạ tầng
a) Đối tượng hỗ trợ:
- Ủy ban nhân dân các xã xây dựng nông thôn mới nâng cao năm 2022 (theo Kế hoạch số 59-KH/BCĐ) chưa được tỉnh hỗ trợ kinh phí mua xi măng hoặc được hỗ trợ một phần (chưa đủ 1.000 tấn xi măng).
- Ủy ban nhân dân các xã xây dựng xã nông thôn mới nâng cao năm 2023 (theo Phụ lục 02 Kế hoạch 111-KH/BCĐ mà không được tỉnh hỗ trợ).
- Ban phát triển thôn (Các thôn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023 theo Phụ lục 02 Kế hoạch 111-KH/BCĐ).
b) Điều kiện hỗ trợ:
Hỗ trợ kinh phí mua xi măng đầu tư xây dựng nâng cấp, sửa chữa đường giao thông, xây dựng hệ thống rãnh thoát nước khu dân cư, trung tâm văn hóa xã, nhà văn hóa thôn, kênh mương nội đồng, chỉnh trang cảnh quan môi trường... hoàn thành yêu cầu theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao, thôn nông thôn mới kiểu mẫu.
c) Mức hỗ trợ:
- Xã xây dựng xã nông thôn mới nâng cao năm 2022: Hỗ trợ 1.500 triệu đồng/xã tương đương 1.000 tấn xi măng/xã, nếu xã chưa được tỉnh hỗ trợ; nếu đã được tỉnh hỗ trợ nhưng chưa đủ 1.000 tấn, huyện hỗ trợ bổ sung kinh phí để mua đủ 1.000 tấn xi măng/xã.
- Xã xây dựng xã nông thôn mới nâng cao năm 2023: hỗ trợ 1.500 triệu đồng/xã, tương đương 1.000 tấn xi măng/xã.
- Thôn xây dựng thôn nông thôn mới kiểu mẫu: 150.000.000 đồng/thôn (Một trăm năm mươi triệu đồng)/thôn, tương đương 100 tấn xi măng.
d) Thời điểm nhận hỗ trợ:
Chậm nhất không quá 20 ngày kể từ khi nhận được văn bản đề nghị của xã (Kèm theo kế hoạch sử dụng xi măng: Công trình, khối lượng xi măng sử dụng, thời gian sử dụng).
7. Hỗ trợ xây dựng mô hình thôn thông minh
a) Đối tượng hỗ trợ:
Các thôn thuộc xã xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu năm 2022 và 2023.
b) Điều kiện hỗ trợ:
- Đảm bảo các quy định tiêu chí thôn thông minh tại Quyết định 35/2022/QĐ-UBND ngày 12/8/2022.
- Được Ủy ban nhân dân huyện đánh giá đạt và Sở Thông tin Truyền thông có văn bản thẩm định đạt yêu cầu.
- Có dự án xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số theo lĩnh vực lựa chọn được Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt.
c) Mức hỗ trợ:
50 triệu đồng/thôn.
d) Thời điểm nhận hỗ trợ:
Sau khi dự án hoàn thành, được nghiệm thu và đi vào sử dụng. (Chậm nhất không quá 20 ngày kể từ khi cơ quan có thẩm quyền công nhận).
8. Hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng kết cấu tầng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mớikiểu mẫu, tiểu khu kiểu mẫu năm 2023
a) Đối tượng hỗ trợ:
Xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, thôn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, tiểu khu đạt chuẩn kiểu mẫu năm 2023.
b) Mức hỗ trợ:
- Xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu: 500 triệu đồng/xã.
- Xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao: 500 triệu đồng/xã.
- Thôn đạt thôn nông thôn mới kiểu mẫu: 100 triệu đồng/thôn.
- Tiểu khu kiểu mẫu: 100 triệu đồng/tiểu khu.
c) Thời điểm hỗ trợ:
Chậm nhất không quá 20 ngày kể từ khi cơ quan có thẩm quyền công nhận.
Nguồn kinh phí thực hiện Đề án phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh trên địa bàn huyện năm 2023, từ nguồn ngân sách huyện.
Ban Biên tập
TIN TỨC- SỰ KIỆN NỔI BẬT
TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI, CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ THÁNG 01 NĂM 2023
1. Tình hình kinh tế - xã hội
- Sản xuất nông nghiệp:Tập trung chỉ đạo thu hoạch 1.823ha đạt 93% diện tích cây trồng vụ Đông; tuyên truyền, hướng dẫn Nhân dân gieo cấy vụ Chiêm xuân trong khung thời vụ tốt nhất; các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, chống rét cho mạ. Đến nay, tỷ lệ mạ đã gieo trên địa bàn toàn huyện là 100%; đã cấy 1.749ha (22%) cây rau màu khác đã gieo trồng 450ha (39%).
-Công tác xây dựng Nông thôn mới:Chỉ đạo các xã triển khai thực hiện xây dựng Nông thôn mới năm 2023. Tiếp tục phối hợp với các Sở, ngành cấp tỉnh thẩm định các tiêu chí cho 02 xã NTM nâng cao (Minh Tâm, Thiệu Phú). Tiếp tục chỉ đạo chỉnh trang cảnh quan, đảm bảo vệ sinh môi trường sáng, xanh, sạch đẹp, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán.
-Sản xuất công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại:Giá trị sản xuất ước đạt 168,8 tỷ đồng, tăng 11,3% so với cùng kỳ. Tập trung đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án trọng điểm, khởi công mới các dự án theo KH đầu tư công năm 2022-2023. Trong tháng 01 thành lập mới 02 doanh nghiệp, đạt 2,5% kế hoạch. Đã thực hiện giải ngân vốn đầu tư công: vốn đầu tư ngân sách huyện từ nguồn tiền sử dụng đất dự toán giao 404 tỷ đồng, đã giải ngân 56 tỷ đồng, đạt 14% dự toán năm 2023.
-Công tác thu, chi ngân sách và quản lý tài nguyên, môi trường:Ước thu ngân sách tháng 01 năm 2023 là 4,03 tỷ, đạt 4% dự toán tỉnh giao, 1% dự toán huyện giao. Chi ngân sách tháng 01/2023 ước thực hiện 75,2 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 9% tỉnh giao, đạt 7% huyện giao, trong đó chi đầu tư phát triển ước thực hiện 42,3 tỷ đồng, đạt 19% tỉnh giao, đạt 8% huyện giao; chi thường xuyên ước thực hiện 32,87 tỷ đồng, đạt 6% dự toán cả năm. Hoạt động tín dụng vay sản xuất, kinh doanh và cho vay ưu đãi các đối tượng chính sách cơ bản đảm bảo phục vụ sản xuất kinh doanh.
Chỉ đạo tiếp tục thực hiện thực hiện thống kê diện tích đất đai năm 2022. Công tác giải phóng mặt bằng các dự án Nhà nước thu hồi đất được chỉ đạo quyết liệt, đến nay tiến độ GPMB các dự án trên địa bàn đảm bảo theo kế hoạch đề ra. Tổ chức đấu giá thành công 16 lô đất tại khu Bù Bà, thôn Đồng Bào; khu Đồng Bảy, thôn Đồng Minh xã Minh Tâm, số tiền thu được là 6,85 tỷ đồng.
- Lĩnh vực Giáo dục và đào tạo:Chỉ đạo các nhà trường trong toàn huyện thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ chuyên môn theo kế hoạch của ngành; tổ chức kiểm tra khảo sát chất lượng cuối kỳ I; hướng dẫn, kiểm tra công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục và tiến độ xây dựng trường chuẩn quốc gia. Kết quả thi học sinh giỏi lớp 9 cấp tỉnh đạt 74 giải, xếp thứ 5/27 huyện, thị, thành phố, trong đó: 02 giải Nhất, 21 giải Nhì, 27 giải Ba, 24 giải Khuyến khích.
- Lĩnh vực Văn hóa thông tin, thể dục thể thao:Tập trung tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội, kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; việc thực hiện Chỉ thị 13-CT/TU, ngày 01/12/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Chỉ thị 14-CT/HU, ngày 06/12/2022 của Ban Thường vụ Huyện ủy về tổ chức đón Tết Nguyên đán Quý Mão; tuyên truyền về phong tục tập quán tốt đẹp trong dịp Tết cổ truyền dân tộc và gương người tốt, việc tốt.
- Lĩnh vực y tế:Tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 trên địa bàn huyện. Chỉ đạo các cơ sở y tế thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân, trong tháng đã khám 15.254 lượt người, tăng 1,7% so với CK. Công tác y tế dự phòng được tăng cường, tuyên truyền phòng các loại dịch bệnh phát sinh ở thời điểm giao mùa, công tác quản lý vệ sinh ATTP được đảm bảo, đặc biệt trong dịp Tết Quý Mão và mùa Lễ hội Xuân năm 2023.
-Lĩnh vực Lao động - TBXH:Ban Thường vụ Huyện ủy đã chỉ đạo UBND huyện, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, phòng Lao động Thương binh và Xã hội, các xã, thị trấn chủ động, tăng cường nắm bắt, kiểm tra tình hình đời sống Nhân dân, chủ động thăm hỏi, động viên, hỗ trợ các hộ chính sách, người có công, hộ gặp hoàn cảnh khó khăn với 22.784 suất quà trị giá 9,72 tỷ đồng. Ban Thường vụ Huyện ủy đã chỉ đạo, phân công đoàn công tác đi thăm, kiểm tra tình hình sản xuất, đời sống Nhân dân và tặng quà các gia đình chính sách, cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, cán bộ chủ chốt của huyện đã nghỉ công tác; viếng nghĩa trang liệt sỹ, đài tưởng niệm liệt sỹ huyện.
2. Công tác quốc phòng - an ninh
Triển khai các phương án trực sẵn sàng chiến đấu, trực phòng không dịp Tết Nguyên đán từ huyện đến cơ sở. Thường xuyên theo dõi nắm chắc tình hình địa bàn không để bị động, bất ngờ. Tổ chức đón nhận 188 quân nhân xuất ngũ trở về địa phương (quân đội 175 quân nhân; công an 13 quân nhân). Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ Ban CHQS huyện và các xã, thị trấn, thôn đội trưởng, tiểu đội trưởng. Tổ chức phát lệnh gọi nhập ngũ cho công dân nhập ngũ vào công an, quân đội năm 2023; phối hợp chuẩn bị tốt cho Lễ giao quân năm 2023.
Lực lượng Công an từ huyện đến cơ sở tổ chức thực hiện nghiêm các nhiệm vụ, giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, an ninh nội bộ, an ninh nông thôn, an ninh tôn giáo. Trong tháng, lực lượng công an huyện giải quyết 05 vụ việc liên quan đến an ninh trật tự. Tổ chức ra quân giải tỏa hành lang ATGT, ký cam kết không vi phạm đốt pháo, xây dựng các phương án đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm tai, tệ nạn xã hội.
Các cơ quan khối nội chính đã phối hợp triển khai các hoạt động trên lĩnh vực tư pháp, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án dân sự đảm bảo đúng các quy định của pháp luật. Hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tiếp tục được đẩy mạnh; Công tác tiếp công dân định kỳ tại trụ sở Ban tiếp công dân huyện được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định.
3.Công tác xây dựng Đảng,chính quyền, đoàn thể
-Công tác giáo dục chính trị tư tưởng: Chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức cơ sở đảng, các cơ quan đơn vị tuyên truyền các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong quý I năm 2023. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội, gắn với kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2023) và mừng xuân Quý Mão. Phối hợp tổ chức kiểm tra nhận thức về Đảng cho 44 quần chúng. Chỉ đạo tuyên truyền, vận động các tập thể, cá nhân sưu tầm, hiến tặng các hiện vật, kỷ vật, tài liệu, văn bản để trưng bày tại khu Di tích Lịch sử Cách mạng - Trụ sở làm việc của cơ quan Tỉnh ủy tại xã Thiệu Viên.
-Công tác tổ chức,cán bộ:Ban Thường vụ Huyện ủy đã điều động, luân chuyển 08 cán bộ thuộc diện quản lý; thống nhất giới thiệu nhân sự, bổ nhiệm, kiện toàn các chức danh cho 05 cán bộ; cho thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với 01 cán bộ theo thẩm quyền. Chỉ đạo công tác đánh giá, xếp loại tổ chức cơ sở đảng và cán bộ diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý năm 2022 theo quy định. Chỉ đạo Đại hội điểm Hội Nông dân và Công đoàn cơ sở, nhiệm kỳ 2023-2028. Làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ và chính sách cán bộ. Hoàn chỉnh hồ sơ xét kết nạp đảng cho 43 quần chúng và 146 hồ sơ huy hiệu đảng đợt 03/02/2023.
- Công tác kiểm tra, giám sát:Lãnh đạo, chỉ đạo UBKT Huyện ủy, giám sát thường xuyên theo quy định của Điều lệ Đảng và nhiệm vụ kiểm tra do cấp ủy giao. Xem xét xử lý kỷ luật cán bộ, đảng viên thuộc thẩm quyền quản lý. Công khai kê khai tài sản thu nhập các đồng chí diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý, báo cáo Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy theo quy định. Thẩm định nhân sự để giới thiệu bổ nhiệm một số chức danh cán bộ diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý.
- Hệ thống dân vậntích cực tuyên truyền, vận động Nhân thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương; chủ động nắm tình hình, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền giải quyết những vấn đề phát sinh, vướng mắc tại cơ sở trong dịp Tết Nguyên đán. Chỉ đạo ban hành kế hoạch về việc xây dựng mô hình “Chính quyền thân thiện vì nhân dân phục vụ”; phê duyệt Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ XDCS và thực hiện QCDC năm 2023. Tổ chức thăm chúc mừng các tổ chức tôn giáo nhân dịp Tết Quý Mão 2023. Tiếp tục rà soát vận động các hộ nghèo sinh sống trên sông đủ điều kiện đề nghị cấp đất ở, hỗ trợ kinh phí xây nhà ở.
- Hoạt động của HĐND - UBND huyệntổ chức thành công kỳ họp thứ 13, kỳ họp chuyên đề bổ sung kế hoạch đầu tư công năm 2023 và quyết định chủ trương đầu tư một số dự án. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để chỉ đạo, điều hành nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền; quan tâm chăm lo đời sống nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão. Chỉ đạo thu hoạch vụ Đông, gieo trồng vụ Chiêm Xuân đảm bảo đúng lịch thời vụ.
-Ủy ban Mặt trận Tổ quốcphối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, các ngành kêu gọi, vận động các các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần tương thân, tương ái giúp đỡ các gia đình nghèo, các đối tượng yếu thế trong xã hội đảm bảo để mọi người, mọi nhà đều được vui Xuân đón Tết.Liên đoàn Lao động huyệntập trung chỉ đạo tổ chức đại hội công đoàn cơ sở nhiệm kỳ 2023-2028; tổ chức “Tết sum vầy - Xuân gắn kết” trao 190 suất quà trị giá 247 triệu đồng cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.Hội Cựu chiến binh các cấpchỉ đạo các chi hội cơ sở tăng cường vận động hội viên và các gia đình có con, em lên đường nhập ngũ, hoàn thành nghĩa vụ quân sự của công dân góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện; đã triển khai thực hiện mô hình trồng cây mắt ngọc, trước hết ở 5 xã Thiệu Toán, Thiệu Chính, Thiệu Hòa, Tân châu, Thiệu Thịnh.Hội Liên hiệp Phụ nữchỉ đạo trồng thêm được 7,7km đường hoa; vận động xây dựng 73 mô hình nhà sạch - vườn đẹp; phối hợp với Hội LHPN tỉnh và Công ty Bia Hà Nội - Thanh Hóa trao 01 nhà “Mái ấm tình thương” trị giá 50 triệu đồng cho 01 hội viên khó khăn tại Thiệu Công.Hội Nông dânchỉ đạo tổ chức Đại hội điểm Hội Nông dân xã Thiệu Trung; tiếp tục phối hợp dịch vụ phân bón chậm trả cho bà con nông dân sản xuất vụ Chiêm - Xuân 2023; phối hợp với Hội Nông dân tỉnh trao 01 nhà “Tình nghĩa nông dân” tại xã Thiệu Hòa.Huyện Đoànđẩy mạnh tuyên truyền trong ĐVTN về những hành vi liên quan đến sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng pháo, các vật liệu nổ bị cấm; quán triệt triển khai kế hoạch phát triển đảng viên và phối hợp rà soát đối tượng đoàn viên ưu tú giới thiệu cho tổ chức đảng xem xét bồi dưỡng tạo nguồn kết nạp đảng viên.
Trịnh Văn Đệ
HUV, Chánh Văn phòng Huyện ủy
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG,ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI THÙ ĐỊCH
KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN TỰ DO INTERNET Ở VIỆT NAM
Kể từ khi chính thức hòa mạng internet vào năm 1997, quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước ta là luôn tôn trọng và bảo vệ quyền phát triển của mỗi người dân, quyền được tự do thông tin, tự do internet. Việt Nam chỉ nghiêm cấm những hành vi lợi dụng hệ thống kết nối toàn cầu này để gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục, đồng thời xác định trong kỷ nguyên số, tự do internet là một trong những tiền đề quan trọng để phát huy dân chủ và phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Dù hòa mạng internet muộn hơn so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, tuy nhiên Việt Nam đã thu về nhiều thành tựu vượt bậc về tốc độ phát triển, là động lực quan trọng để thúc đẩy sự đi lên của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, được bạn bè quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.
Tuy nhiên, vì mục đích riêng, vẫn có cá nhân, tổ chức thiếu thiện chí cố tình phớt lờ mọi nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người, quyền tự do internet, đưa ra những đánh giá phiến diện, định kiến, sai sự thật, bỏ qua những điểm sáng, mặt tích cực để xếp Việt Nam nằm trong danh sách các quốc gia không có tự do internet.
Điển hình là Báo cáo thường niên Freedom on the Net 2022 (Tự do trên mạng 2022) được tổ chức Freedom House (FH) công bố ngày 18/10/2022, trong đó xếp hạng Việt Nam là một trong năm quốc gia kém tự do internet nhất trên thế giới.
Đây không phải là lần đầu tiên FH đưa ra những đánh giá phiến diện, tiêu cực, sai sự thật về vấn đề tự do, dân chủ tại Việt Nam. Ngày 2/6/2022, tổ chức này đã ra cái gọi là “Báo cáo bảo vệ nền dân chủ khi sống lưu vong” với nhiều nội dung xuyên tạc tình hình thực tế của Việt Nam, nổi lên là cáo buộc vô căn cứ “chính quyền đang tiến hành thực hiện đàn áp xuyên quốc gia nhằm bịt miệng người đấu tranh ngay cả khi họ rời quê hương”; “tiến hành tấn công mạng vào các tổ chức hỗ trợ người Việt tị nạn và thúc đẩy nhân quyền”. Vào tháng 3 năm nay, FH cũng xếp Việt Nam ở vị trí áp chót khu vực Đông Nam Á về mức độ tự do. Nhìn lại quá khứ, tổ chức này đã 7 lần liên tiếp cho rằng Việt Nam không có tự do internet.
Tự mô tả mình là “tiếng nói cho dân chủ và tự do trên toàn thế giới”, phương thức đánh giá, tiêu chuẩn xếp hạng của FH cũng như nhiều tổ chức nhân quyền khác lại hoàn toàn trái ngược với tuyên bố của họ. Các báo cáo của FH cho thấy tổ chức này không hề dựa trên các cuộc khảo sát, điều tra xã hội học tại các quốc gia được xếp hạng mà chỉ thu thập thông tin từ những nguồn thất thiệt, không chính thống.
Thêm vào đó, tiêu chí xếp hạng nhân quyền của FH chỉ dựa trên ý chí của một hoặc vài cá nhân, nhưng không hề có cơ sở khoa học. Thậm chí trong giai đoạn 1970-1988, nhiều nhà nghiên cứu và báo chí phát hiện ra rằng Giám đốc Freedom House, Raymond Duncan Gastil đã một mình soạn thảo các báo cáo thường niên Freedom in the World (Tự do trên thế giới) mà không hề có sự trao đổi, bàn bạc với các học giả, nhà nghiên cứu uy tín.
Sau khi tổ chức này thuê một nhóm chuyên gia khác thực hiện báo cáo, tình hình có được cải thiện nhưng FH vẫn vấp phải nhiều sự chỉ trích. Bởi lẽ, các định nghĩa, phương pháp luận của FH về dân chủ có mối liên hệ chặt chẽ với chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.
Các quốc gia đồng minh của Hoa Kỳ thường được FH chấm điểm cao hơn so với các nước khác. Hơn nữa, theo ghi nhận của Sarah Sunn Bush, báo cáo của FH có ý nghĩa quan trọng, là nguồn tham khảo với các nhà lập pháp và chính trị gia Hoa Kỳ. Bởi vậy, các quốc gia yếu thế đang tìm kiếm sự hỗ trợ hoặc ưu ái của Hoa Kỳ buộc phải có những động thái mỗi khi FH tung ra các báo cáo mới.
Trên thực tế, không riêng Việt Nam, nhiều quốc gia trên thế giới đã từng gay gắt phản đối các báo cáo về tình hình nhân quyền của FH như Cuba, Trung Quốc, Nga, Sudan, Uzbekistan,… Chẳng những vậy, nhiều tổ chức xã hội dân sự tại Hoa Kỳ cũng thường xuyên lên án FH.
Ngày 16/2/2018, trên website chính thức của mình, tổ chức The Heritage Foundation nhận định: “Không có lý do gì khiến những người theo chủ nghĩa bảo thủ ở Hoa Kỳ và khắp phương Tây phải quan tâm đến các báo cáo của Freedom House vì chúng không khác biệt với những tuyên truyền của Tổ chức Ân xá quốc tế, Tổ chức Theo dõi nhân quyền hoặc các nhóm bình phong của George Soros (tỷ phú người Mỹ gốc Hungary, người bị cáo buộc thường xuyên tài trợ cho các tổ chức nhân quyền vì động cơ chính trị và đảng phái)”.
Tại Việt Nam, tháng 3/2021, hàng chục nghìn tài khoản facebook đã truy cập vào fanpage của FH để phản đối tuyên bố “Việt Nam không có tự do internet” do tổ chức này đưa ra. Trong đó, nhiều người đã thẳng thắn đề xuất FH nên để cho chính người Việt Nam chấm điểm về tự do trên internet của đất nước mình. Dù vậy, FH đã bỏ ngoài tai những yêu cầu chính đáng của nhân dân Việt Nam để tiếp tục tung ra các luận điệu xuyên tạc sự thật qua những báo cáo mới đây.
Cách đây khoảng ba thập kỷ, việc hòa mạng internet từng là “thử thách rất lớn trong quá trình đổi mới bởi đây là vấn đề rất nhạy cảm” (theo nhận định của ông Mai Liêm Trực, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện). Bởi lẽ, quá trình đưa internet vào Việt Nam không chỉ đòi hỏi sự nâng cấp đáng kể về mặt cơ sở hạ tầng kỹ thuật, mà còn yêu cầu sự đổi mới tư duy của nhà làm luật.
Tại thời điểm ấy, còn tồn tại nhiều luồng ý kiến e ngại về việc hòa mạng toàn cầu có thể dẫn đến nguy cơ gây mất an ninh quốc gia. Mặc dù vậy, trong giai đoạn 1997-2008, bất chấp nhiều khó khăn, thiếu thốn và hạn chế khi mới hòa mạng toàn cầu, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản chính sách, pháp luật nhằm bảo đảm và phát huy quyền tự do của người sử dụng dịch vụ internet. Tiêu biểu như Nghị định số 55/2001/NĐ-CP của Chính phủ ngày 23/8/2001 về Quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ internet đã khẳng định không ai được ngăn cản quyền sử dụng hợp pháp các dịch vụ internet (Điều 9).
Hay Nghị định số 97/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28/8/2008 về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin điện tử trên internet đưa ra hàng loạt chính sách phát triển internet quan trọng như: khuyến khích việc ứng dụng internet trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội để nâng cao năng suất lao động; mở rộng các hoạt động thương mại; Thúc đẩy việc ứng dụng internet trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, trường học, bệnh viện, các cơ sở nghiên cứu, đưa internet đến nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; hỗ trợ cải cách hành chính, tăng tiện ích xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và bảo đảm an ninh, quốc phòng; Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp và sử dụng dịch vụ internet, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn pháp luật về internet.
Có biện pháp để ngăn chặn những hành vi lợi dụng internet gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục, vi phạm các quy định của pháp luật và để bảo vệ trẻ em khỏi tác động tiêu cực của internet; Phát triển internet với đầy đủ các dịch vụ có chất lượng cao và giá cước hợp lý nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (khoản 1, 2, 3, 4 Điều 4 Nghị định).
Còn tại Nghị định số 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/7/2013 về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng nhấn mạnh người sử dụng internet có quyền được sử dụng các dịch vụ trên internet trừ các dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp luật (khoản 1, Điều 10).
Bên cạnh đó, từ quan sát và phân tích sự tăng trưởng về lượng người sử dụng internet tại Việt Nam và thế giới, các nhà hoạch định chính sách, nhà lập pháp đã nhận ra mối liên hệ mật thiết giữa quyền tự do trên internet với quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền riêng tư trên không gian mạng,...
Từ đây, Quốc hội cùng các cơ quan chức năng đã tổ chức xây dựng các giải pháp pháp lý phù hợp nhằm bảo đảm các quyền này cũng như phòng, chống, ngăn chặn các hành vi lợi dụng tự do trên internet gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục. Đây là cơ sở để hình thành một hệ thống văn bản pháp luật tương đối hoàn chỉnh của Việt Nam về internet nói riêng, an ninh mạng nói chung như: Luật Viễn thông, Luật An toàn thông tin mạng, Luật An ninh mạng,...
Qua đó, Nhà nước Việt Nam đã xây dựng được một hành lang pháp lý quan trọng, góp phần tạo ra một môi trường mạng lành mạnh, an toàn, phát huy quyền tự do, dân chủ của công dân. Song song với quá trình hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật phù hợp sự phát triển của internet tại Việt Nam, Chính phủ đã phê duyệt hàng loạt đề án phát triển internet với các chỉ tiêu phát triển cụ thể theo từng giai đoạn.
Theo Báo cáo mới đây của Bộ Thông tin và Truyền thông, trung bình cứ 100 người dân Việt Nam có 83 thuê bao internet di động, trong khi thuê bao cố định là 21. Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam 2022 của Bộ Công thương cho thấy người Việt dành 6 giờ 38 phút mỗi ngày để truy cập internet. Đây đều là những thống kê cao hơn mức trung bình của thế giới. Việt Nam cũng nằm trong nhóm các quốc gia có giá cước internet rẻ nhất thế giới. Hiện tại, Việt Nam có 1.952 trang thông tin điện tử tổng hợp và 935 mạng xã hội trong nước đã được cấp phép hoạt động, là những diễn đàn trực tuyến để người dân có thể tự do chia sẻ, bày tỏ thông tin, quan điểm cá nhân.
Thực tế nêu trên cho thấy quyền tự do trên internet tại Việt Nam luôn được bảo đảm, phát huy, trái với luận điệu xuyên tạc của một số cá nhân, tổ chức không thiện chí. Không những vậy, là một đất nước văn minh, dân chủ, tiến bộ và thân thiện, Việt Nam luôn sẵn sàng hỗ trợ và tạo điều kiện để các cá nhân, tổ chức quốc tế có thể tìm hiểu, nghiên cứu một cách trung thực, khách quan về công tác bảo đảm quyền con người ở Việt Nam, bao gồm quyền tự do trên internet, tự do ngôn luận, tự do báo chí trên không gian mạng.
Ban Biên tập

Bản tin nội bộ tháng 01 năm 2023

Đăng lúc: 28/02/2023 (GMT+7)
100%

nb1.jpg
HƯỚNG DẪN - CHỈ ĐẠO
“TRÍCH” NGHỊ QUYẾT SỐ 195-NQ/HĐND NGÀY 12/12/2022
CỦA HĐND HUYỆN “VỀ VIỆC HỖ TRỢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI, ĐÔ THỊ VĂN MINH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NĂM 2023”
Ngày 12/12/2022, HĐND huyện đã ban hành Nghị quyết số 195-NQ/HĐND về việc hỗ trợ thực hiện Đề án phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh; nội dung cụ thể như sau:
1.Hỗ trợ mua máy gieo mạ, máy cấy phục vụ sản xuất nông nghiệp
a) Đối tượng hỗ trợ:
Tổ chức (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác), hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, phục vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện.
b) Điều kiện hỗ trợ:
- Máy cấy, máy gieo mạ mua mới; có hóa đơn theo quy định; Hợp đồng, Thanh lý hợp đồng mua bán, trong đó bên mua máy là đối tượng hỗ trợ.
- Có văn bản cam kết phục vụ trên địa bàn huyện tối thiểu 05 năm được ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.
c) Mức hỗ trợ:
Hỗ trợ 20% kinh phí mua máy, nhưng tối đa không quá 100 triệu đồng/01 máy.
d) Thời điểm nhận hỗ trợ:
Năm 2023, sau khi hoàn chỉnh hồ sơ.
2. Hỗ trợ mua thiết bị bay không người lái phục vụ sản xuất nông nghiệp
a) Đối tượng hỗ trợ:
Tổ chức (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác), hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, phục vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện.
b) Điều kiện hỗ trợ:
- Được cấp có thẩm quyền cấp phép hoạt động theo quy định.
- Thiết bị mua mới; có hóa đơn theo quy định; Hợp đồng, Thanh lý hợp đồng mua bán, trong đó bên mua thiết bị là đối tượng hỗ trợ.
- Trọng lượng cất cánh định mức tối thiểu 40kg (bao gồm pin và bình chứa đầy vật tư nông nghiệp), bình chứa tối thiểu 15 lít, thời gian bay tối thiểu 7 phút (chế độ đầy tải và đến khi xả hết bình).
- Có văn bản cam kết phục vụ trên địa bàn huyện tối thiểu 05 năm, có xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã.
c) Mức hỗ trợ:
Hỗ trợ 20% kinh phí mua thiết bị, nhưng tối đa không quá 100 triệu đồng/01 thiết bị.
d) Thời điểm nhận hỗ trợ: Năm 2023, sau khi hoàn chỉnh hồ sơ.
3. Hỗ trợ xây dựng và chứng nhận sản phẩmOCOP
a) Đối tượng hỗ trợ:
Chủ thể có sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP.
b) Điều kiện hỗ trợ:
Chủ thể có sản phẩm được cấp có thẩm quyền đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP năm 2023 đạt từ 3 sao trở lên.
c) Mức hỗ trợ:
- 50 triệu đồng/sản phẩm đạt chứng nhận 3 sao.
- 100 triệu đồng/sản phẩm đạt chứng nhận 4 sao.
- 400 triệu đồng/sản phẩm đạt chứng nhận 5 sao.
d) Thời điểm nhận hỗ trợ:
Sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành quyết định công nhận sản phẩm OCOP, phân hạng sản phẩm.
4. Hỗ trợ sản xuất vụ Đông 2023 - 2024
a) Nội dung hỗ trợ:
- Hỗ trợ kinh phí mua giống sản xuất một số cây trồng.
- Hỗ trợ kinh phí thực hiện liên kết sản xuất.
- Hỗ trợ kinh phí chỉ đạo sản xuất vụ Đông năm 2023 - 2024.
b) Đối tượng hỗ trợ:
- Tổ chức (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác), hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện.
- Ban chỉ đạo sản xuất vụ Đông các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
c) Điều kiện hỗ trợ và mức hỗ trợ: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng các loại cây vụ đông là ngô ngọt, ngô sinh khối mà diện tích sản xuất liền vùng, bảo đảm quy mô từ 03ha trở lên: Hỗ trợ 03 triệu đồng/01 ha.
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng ngô vụ đông trên đất hai lúa mà diện tích sản xuất liền vùng, bảo đảm quy mô từ 03ha trở lên đối với tổ chức hoặc từ 01 sào (500m2) trở lên đối với hộ gia đình, cá nhân: Hỗ trợ 01 triệu đồng/01 ha.
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng các loại cây vụ đông là khoai tây, ớt, đậu tương rau, bí đỏ mà diện tích sản xuất liền vùng, bảo đảm quy mô từ từ 02ha trở lên: Hỗ trợ 03 triệu đồng/01 ha.
- Hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình tổ chức sản xuất, liên kết bao tiêu sản phẩm các loại cây trồng vụ đông trên đất 02 lúa (ngô ngọt, khoai tây, ớt, đậu tương rau, bí đỏ) đảm bảo quy mô từ 03ha trở lên: Hỗ trợ 01 triệu đồng/01 ha.
- Ban chỉ đạo sản xuất vụ Đông các xã, thị trấn mà xã, thị trấn đó đạt chỉ tiêu huyện giao (từ 100% trở lên đối với từng loại cây trồng và từ 100% trở lên tổng diện tích): Hỗ trợ 200.000 đồng/01 ha.
d) Thời điểm nhận hỗ trợ:
Chậm nhất không quá 20 ngày kể từ ngày đoàn liên ngành của huyện kiểm tra.
5. Hỗ trợ đầu tư chỉnh trang, nâng cấp, mở rộng đường giao thông, tường rào, hệ thống điện chiếu sáng,di chuyểncột điện
a) Đối tượng hỗ trợ:
Ủy ban nhân dân xã xây dựng xã nông thôn mới nâng cao và các thôn xây dựng thôn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023 (theo Phụ lục 02, 04 của Kế hoạch 111-KH/BCĐ ngày 17/10/222 của Ban Chỉ đạo các các chương trình mục tiêu quốc gia huyện). Cụ thể:
- Ủy ban nhân dân xã: Thực hiện đầu tư xây dựng hệ thống đường xã, điện chiếu sáng (trên đường xã), di chuyển hệ thống cột điện trên địa bàn.
- Ban phát triển thôn: Thực hiện đầu tư xây dựng hệ thống đường thôn, điện chiếu sáng (trừ đường xã, đường ngõ, xóm); hệ thống tường rào của hộ gia đình phía tiếp giáp với đường giao thông trên địa bàn thôn.
b) Nội dung, điều kiện hỗ trợ:
- Đường giao thông: Các tuyến giao thông nông thôn đầu tư làm mới, nâng cấp đạt quy mô xây dựng nông thôn mới (Chiều dài tuyến giao thông đường xã tối thiểu 200m và đảm bảo chiều rộng mặt đường xã tối thiểu 4,5m; chiều dài tuyến giao thông đường trục chính thôn tối thiểu 100m và đảm bảo chiều rộng mặt đường tối thiểu 4,0m; mặt đường thảm bê tông nhựa dày tối thiểu 4cm, rãnh thoát nước có nắp đậy.
- Tường rào xây của hộ gia đình phía tiếp giáp với đường trục xã, đường liên xã, đường thôn được xây mới theo mẫu (mô hình, mẫu tường rào phù hợp thực tế, do Nhân dân bàn và lựa chọn).
- Đường điện chiếu sáng: Chiều dài tuyến tối thiểu đảm bảo 100m; cột điện bát giác, chiều cao 6m theo tiêu chuẩn, chiều dày thân cột đèn tối thiểu 3mm, khoảng cách giữa các cột từ 25m đến 40m, bóng đèn Led có công suất phù hợp với phạm vi chiếu sáng, tổng công suất tối thiểu 60W.
- Di chuyển cột điện hạ thế nằm trong lòng đường tại trục đường xã, đường trục chính thôn do nhân dân hiến đất mở đường: Đảm bảo cột điện sau khi di chuyển là cột bê tông ly tâm chiều cao cột tối thiểu 7,5m, vị trí lắp dựng cột mới sau khi di chuyển đáp ứng tiêu chí giao thông trong xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu.
c) Mức hỗ trợ:
- Đường giao thông: Hỗ trợ 250 triệu đồng/km đối với đường xã; 200 triệu đồng/km đối với đường trục chính của thôn.
- Tường rào: Hỗ trợ 150 triệu đồng/km (chiều dài tường rào).
- Đường điện chiếu sáng: Hỗ trợ 50 triệu đồng/km;
- Di chuyển cột điện hạ thế nằm trong lòng đường tại trục đường xã, đường trục chính thôn do nhân dân hiến đất mở đường: Ngân sách huyện hỗ trợ di chuyển cột điện tối đa 8 triệu đồng/vị trí cột nhưng không quá 50% chi phí xây dựng (không bao gồm chi phí tư vấn và chi phí khác).
d) Thời điểm nhận hỗ trợ:
- Ủy ban nhân dân cấp xã phải khảo sát, xây dựng kế hoạch chi tiết đối với các nội dung hỗ trợ (từng tuyến, dự kiến kinh phí...) đăng kí về Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt chậm nhất trong tháng 3/2023.
-Hỗ trợ 70% mức hỗ trợ ngay sau khi Kế hoạch được phê duyệt; 30% còn lại chậm nhất không quá 20 ngày (kể từ ngày đoàn liên ngành kiểm tra).
6.Hỗ trợkinh phí muaxi măngđầu tư kết cấu hạ tầng
a) Đối tượng hỗ trợ:
- Ủy ban nhân dân các xã xây dựng nông thôn mới nâng cao năm 2022 (theo Kế hoạch số 59-KH/BCĐ) chưa được tỉnh hỗ trợ kinh phí mua xi măng hoặc được hỗ trợ một phần (chưa đủ 1.000 tấn xi măng).
- Ủy ban nhân dân các xã xây dựng xã nông thôn mới nâng cao năm 2023 (theo Phụ lục 02 Kế hoạch 111-KH/BCĐ mà không được tỉnh hỗ trợ).
- Ban phát triển thôn (Các thôn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023 theo Phụ lục 02 Kế hoạch 111-KH/BCĐ).
b) Điều kiện hỗ trợ:
Hỗ trợ kinh phí mua xi măng đầu tư xây dựng nâng cấp, sửa chữa đường giao thông, xây dựng hệ thống rãnh thoát nước khu dân cư, trung tâm văn hóa xã, nhà văn hóa thôn, kênh mương nội đồng, chỉnh trang cảnh quan môi trường... hoàn thành yêu cầu theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao, thôn nông thôn mới kiểu mẫu.
c) Mức hỗ trợ:
- Xã xây dựng xã nông thôn mới nâng cao năm 2022: Hỗ trợ 1.500 triệu đồng/xã tương đương 1.000 tấn xi măng/xã, nếu xã chưa được tỉnh hỗ trợ; nếu đã được tỉnh hỗ trợ nhưng chưa đủ 1.000 tấn, huyện hỗ trợ bổ sung kinh phí để mua đủ 1.000 tấn xi măng/xã.
- Xã xây dựng xã nông thôn mới nâng cao năm 2023: hỗ trợ 1.500 triệu đồng/xã, tương đương 1.000 tấn xi măng/xã.
- Thôn xây dựng thôn nông thôn mới kiểu mẫu: 150.000.000 đồng/thôn (Một trăm năm mươi triệu đồng)/thôn, tương đương 100 tấn xi măng.
d) Thời điểm nhận hỗ trợ:
Chậm nhất không quá 20 ngày kể từ khi nhận được văn bản đề nghị của xã (Kèm theo kế hoạch sử dụng xi măng: Công trình, khối lượng xi măng sử dụng, thời gian sử dụng).
7. Hỗ trợ xây dựng mô hình thôn thông minh
a) Đối tượng hỗ trợ:
Các thôn thuộc xã xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu năm 2022 và 2023.
b) Điều kiện hỗ trợ:
- Đảm bảo các quy định tiêu chí thôn thông minh tại Quyết định 35/2022/QĐ-UBND ngày 12/8/2022.
- Được Ủy ban nhân dân huyện đánh giá đạt và Sở Thông tin Truyền thông có văn bản thẩm định đạt yêu cầu.
- Có dự án xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số theo lĩnh vực lựa chọn được Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt.
c) Mức hỗ trợ:
50 triệu đồng/thôn.
d) Thời điểm nhận hỗ trợ:
Sau khi dự án hoàn thành, được nghiệm thu và đi vào sử dụng. (Chậm nhất không quá 20 ngày kể từ khi cơ quan có thẩm quyền công nhận).
8. Hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng kết cấu tầng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mớikiểu mẫu, tiểu khu kiểu mẫu năm 2023
a) Đối tượng hỗ trợ:
Xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, thôn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, tiểu khu đạt chuẩn kiểu mẫu năm 2023.
b) Mức hỗ trợ:
- Xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu: 500 triệu đồng/xã.
- Xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao: 500 triệu đồng/xã.
- Thôn đạt thôn nông thôn mới kiểu mẫu: 100 triệu đồng/thôn.
- Tiểu khu kiểu mẫu: 100 triệu đồng/tiểu khu.
c) Thời điểm hỗ trợ:
Chậm nhất không quá 20 ngày kể từ khi cơ quan có thẩm quyền công nhận.
Nguồn kinh phí thực hiện Đề án phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh trên địa bàn huyện năm 2023, từ nguồn ngân sách huyện.
Ban Biên tập
TIN TỨC- SỰ KIỆN NỔI BẬT
TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI, CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ THÁNG 01 NĂM 2023
1. Tình hình kinh tế - xã hội
- Sản xuất nông nghiệp:Tập trung chỉ đạo thu hoạch 1.823ha đạt 93% diện tích cây trồng vụ Đông; tuyên truyền, hướng dẫn Nhân dân gieo cấy vụ Chiêm xuân trong khung thời vụ tốt nhất; các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, chống rét cho mạ. Đến nay, tỷ lệ mạ đã gieo trên địa bàn toàn huyện là 100%; đã cấy 1.749ha (22%) cây rau màu khác đã gieo trồng 450ha (39%).
-Công tác xây dựng Nông thôn mới:Chỉ đạo các xã triển khai thực hiện xây dựng Nông thôn mới năm 2023. Tiếp tục phối hợp với các Sở, ngành cấp tỉnh thẩm định các tiêu chí cho 02 xã NTM nâng cao (Minh Tâm, Thiệu Phú). Tiếp tục chỉ đạo chỉnh trang cảnh quan, đảm bảo vệ sinh môi trường sáng, xanh, sạch đẹp, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán.
-Sản xuất công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại:Giá trị sản xuất ước đạt 168,8 tỷ đồng, tăng 11,3% so với cùng kỳ. Tập trung đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án trọng điểm, khởi công mới các dự án theo KH đầu tư công năm 2022-2023. Trong tháng 01 thành lập mới 02 doanh nghiệp, đạt 2,5% kế hoạch. Đã thực hiện giải ngân vốn đầu tư công: vốn đầu tư ngân sách huyện từ nguồn tiền sử dụng đất dự toán giao 404 tỷ đồng, đã giải ngân 56 tỷ đồng, đạt 14% dự toán năm 2023.
-Công tác thu, chi ngân sách và quản lý tài nguyên, môi trường:Ước thu ngân sách tháng 01 năm 2023 là 4,03 tỷ, đạt 4% dự toán tỉnh giao, 1% dự toán huyện giao. Chi ngân sách tháng 01/2023 ước thực hiện 75,2 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 9% tỉnh giao, đạt 7% huyện giao, trong đó chi đầu tư phát triển ước thực hiện 42,3 tỷ đồng, đạt 19% tỉnh giao, đạt 8% huyện giao; chi thường xuyên ước thực hiện 32,87 tỷ đồng, đạt 6% dự toán cả năm. Hoạt động tín dụng vay sản xuất, kinh doanh và cho vay ưu đãi các đối tượng chính sách cơ bản đảm bảo phục vụ sản xuất kinh doanh.
Chỉ đạo tiếp tục thực hiện thực hiện thống kê diện tích đất đai năm 2022. Công tác giải phóng mặt bằng các dự án Nhà nước thu hồi đất được chỉ đạo quyết liệt, đến nay tiến độ GPMB các dự án trên địa bàn đảm bảo theo kế hoạch đề ra. Tổ chức đấu giá thành công 16 lô đất tại khu Bù Bà, thôn Đồng Bào; khu Đồng Bảy, thôn Đồng Minh xã Minh Tâm, số tiền thu được là 6,85 tỷ đồng.
- Lĩnh vực Giáo dục và đào tạo:Chỉ đạo các nhà trường trong toàn huyện thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ chuyên môn theo kế hoạch của ngành; tổ chức kiểm tra khảo sát chất lượng cuối kỳ I; hướng dẫn, kiểm tra công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục và tiến độ xây dựng trường chuẩn quốc gia. Kết quả thi học sinh giỏi lớp 9 cấp tỉnh đạt 74 giải, xếp thứ 5/27 huyện, thị, thành phố, trong đó: 02 giải Nhất, 21 giải Nhì, 27 giải Ba, 24 giải Khuyến khích.
- Lĩnh vực Văn hóa thông tin, thể dục thể thao:Tập trung tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội, kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; việc thực hiện Chỉ thị 13-CT/TU, ngày 01/12/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Chỉ thị 14-CT/HU, ngày 06/12/2022 của Ban Thường vụ Huyện ủy về tổ chức đón Tết Nguyên đán Quý Mão; tuyên truyền về phong tục tập quán tốt đẹp trong dịp Tết cổ truyền dân tộc và gương người tốt, việc tốt.
- Lĩnh vực y tế:Tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 trên địa bàn huyện. Chỉ đạo các cơ sở y tế thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân, trong tháng đã khám 15.254 lượt người, tăng 1,7% so với CK. Công tác y tế dự phòng được tăng cường, tuyên truyền phòng các loại dịch bệnh phát sinh ở thời điểm giao mùa, công tác quản lý vệ sinh ATTP được đảm bảo, đặc biệt trong dịp Tết Quý Mão và mùa Lễ hội Xuân năm 2023.
-Lĩnh vực Lao động - TBXH:Ban Thường vụ Huyện ủy đã chỉ đạo UBND huyện, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, phòng Lao động Thương binh và Xã hội, các xã, thị trấn chủ động, tăng cường nắm bắt, kiểm tra tình hình đời sống Nhân dân, chủ động thăm hỏi, động viên, hỗ trợ các hộ chính sách, người có công, hộ gặp hoàn cảnh khó khăn với 22.784 suất quà trị giá 9,72 tỷ đồng. Ban Thường vụ Huyện ủy đã chỉ đạo, phân công đoàn công tác đi thăm, kiểm tra tình hình sản xuất, đời sống Nhân dân và tặng quà các gia đình chính sách, cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, cán bộ chủ chốt của huyện đã nghỉ công tác; viếng nghĩa trang liệt sỹ, đài tưởng niệm liệt sỹ huyện.
2. Công tác quốc phòng - an ninh
Triển khai các phương án trực sẵn sàng chiến đấu, trực phòng không dịp Tết Nguyên đán từ huyện đến cơ sở. Thường xuyên theo dõi nắm chắc tình hình địa bàn không để bị động, bất ngờ. Tổ chức đón nhận 188 quân nhân xuất ngũ trở về địa phương (quân đội 175 quân nhân; công an 13 quân nhân). Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ Ban CHQS huyện và các xã, thị trấn, thôn đội trưởng, tiểu đội trưởng. Tổ chức phát lệnh gọi nhập ngũ cho công dân nhập ngũ vào công an, quân đội năm 2023; phối hợp chuẩn bị tốt cho Lễ giao quân năm 2023.
Lực lượng Công an từ huyện đến cơ sở tổ chức thực hiện nghiêm các nhiệm vụ, giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, an ninh nội bộ, an ninh nông thôn, an ninh tôn giáo. Trong tháng, lực lượng công an huyện giải quyết 05 vụ việc liên quan đến an ninh trật tự. Tổ chức ra quân giải tỏa hành lang ATGT, ký cam kết không vi phạm đốt pháo, xây dựng các phương án đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm tai, tệ nạn xã hội.
Các cơ quan khối nội chính đã phối hợp triển khai các hoạt động trên lĩnh vực tư pháp, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án dân sự đảm bảo đúng các quy định của pháp luật. Hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tiếp tục được đẩy mạnh; Công tác tiếp công dân định kỳ tại trụ sở Ban tiếp công dân huyện được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định.
3.Công tác xây dựng Đảng,chính quyền, đoàn thể
-Công tác giáo dục chính trị tư tưởng: Chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức cơ sở đảng, các cơ quan đơn vị tuyên truyền các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong quý I năm 2023. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội, gắn với kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2023) và mừng xuân Quý Mão. Phối hợp tổ chức kiểm tra nhận thức về Đảng cho 44 quần chúng. Chỉ đạo tuyên truyền, vận động các tập thể, cá nhân sưu tầm, hiến tặng các hiện vật, kỷ vật, tài liệu, văn bản để trưng bày tại khu Di tích Lịch sử Cách mạng - Trụ sở làm việc của cơ quan Tỉnh ủy tại xã Thiệu Viên.
-Công tác tổ chức,cán bộ:Ban Thường vụ Huyện ủy đã điều động, luân chuyển 08 cán bộ thuộc diện quản lý; thống nhất giới thiệu nhân sự, bổ nhiệm, kiện toàn các chức danh cho 05 cán bộ; cho thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với 01 cán bộ theo thẩm quyền. Chỉ đạo công tác đánh giá, xếp loại tổ chức cơ sở đảng và cán bộ diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý năm 2022 theo quy định. Chỉ đạo Đại hội điểm Hội Nông dân và Công đoàn cơ sở, nhiệm kỳ 2023-2028. Làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ và chính sách cán bộ. Hoàn chỉnh hồ sơ xét kết nạp đảng cho 43 quần chúng và 146 hồ sơ huy hiệu đảng đợt 03/02/2023.
- Công tác kiểm tra, giám sát:Lãnh đạo, chỉ đạo UBKT Huyện ủy, giám sát thường xuyên theo quy định của Điều lệ Đảng và nhiệm vụ kiểm tra do cấp ủy giao. Xem xét xử lý kỷ luật cán bộ, đảng viên thuộc thẩm quyền quản lý. Công khai kê khai tài sản thu nhập các đồng chí diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý, báo cáo Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy theo quy định. Thẩm định nhân sự để giới thiệu bổ nhiệm một số chức danh cán bộ diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý.
- Hệ thống dân vậntích cực tuyên truyền, vận động Nhân thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương; chủ động nắm tình hình, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền giải quyết những vấn đề phát sinh, vướng mắc tại cơ sở trong dịp Tết Nguyên đán. Chỉ đạo ban hành kế hoạch về việc xây dựng mô hình “Chính quyền thân thiện vì nhân dân phục vụ”; phê duyệt Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ XDCS và thực hiện QCDC năm 2023. Tổ chức thăm chúc mừng các tổ chức tôn giáo nhân dịp Tết Quý Mão 2023. Tiếp tục rà soát vận động các hộ nghèo sinh sống trên sông đủ điều kiện đề nghị cấp đất ở, hỗ trợ kinh phí xây nhà ở.
- Hoạt động của HĐND - UBND huyệntổ chức thành công kỳ họp thứ 13, kỳ họp chuyên đề bổ sung kế hoạch đầu tư công năm 2023 và quyết định chủ trương đầu tư một số dự án. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để chỉ đạo, điều hành nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền; quan tâm chăm lo đời sống nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão. Chỉ đạo thu hoạch vụ Đông, gieo trồng vụ Chiêm Xuân đảm bảo đúng lịch thời vụ.
-Ủy ban Mặt trận Tổ quốcphối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, các ngành kêu gọi, vận động các các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần tương thân, tương ái giúp đỡ các gia đình nghèo, các đối tượng yếu thế trong xã hội đảm bảo để mọi người, mọi nhà đều được vui Xuân đón Tết.Liên đoàn Lao động huyệntập trung chỉ đạo tổ chức đại hội công đoàn cơ sở nhiệm kỳ 2023-2028; tổ chức “Tết sum vầy - Xuân gắn kết” trao 190 suất quà trị giá 247 triệu đồng cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.Hội Cựu chiến binh các cấpchỉ đạo các chi hội cơ sở tăng cường vận động hội viên và các gia đình có con, em lên đường nhập ngũ, hoàn thành nghĩa vụ quân sự của công dân góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện; đã triển khai thực hiện mô hình trồng cây mắt ngọc, trước hết ở 5 xã Thiệu Toán, Thiệu Chính, Thiệu Hòa, Tân châu, Thiệu Thịnh.Hội Liên hiệp Phụ nữchỉ đạo trồng thêm được 7,7km đường hoa; vận động xây dựng 73 mô hình nhà sạch - vườn đẹp; phối hợp với Hội LHPN tỉnh và Công ty Bia Hà Nội - Thanh Hóa trao 01 nhà “Mái ấm tình thương” trị giá 50 triệu đồng cho 01 hội viên khó khăn tại Thiệu Công.Hội Nông dânchỉ đạo tổ chức Đại hội điểm Hội Nông dân xã Thiệu Trung; tiếp tục phối hợp dịch vụ phân bón chậm trả cho bà con nông dân sản xuất vụ Chiêm - Xuân 2023; phối hợp với Hội Nông dân tỉnh trao 01 nhà “Tình nghĩa nông dân” tại xã Thiệu Hòa.Huyện Đoànđẩy mạnh tuyên truyền trong ĐVTN về những hành vi liên quan đến sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng pháo, các vật liệu nổ bị cấm; quán triệt triển khai kế hoạch phát triển đảng viên và phối hợp rà soát đối tượng đoàn viên ưu tú giới thiệu cho tổ chức đảng xem xét bồi dưỡng tạo nguồn kết nạp đảng viên.
Trịnh Văn Đệ
HUV, Chánh Văn phòng Huyện ủy
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG,ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI THÙ ĐỊCH
KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN TỰ DO INTERNET Ở VIỆT NAM
Kể từ khi chính thức hòa mạng internet vào năm 1997, quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước ta là luôn tôn trọng và bảo vệ quyền phát triển của mỗi người dân, quyền được tự do thông tin, tự do internet. Việt Nam chỉ nghiêm cấm những hành vi lợi dụng hệ thống kết nối toàn cầu này để gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục, đồng thời xác định trong kỷ nguyên số, tự do internet là một trong những tiền đề quan trọng để phát huy dân chủ và phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Dù hòa mạng internet muộn hơn so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, tuy nhiên Việt Nam đã thu về nhiều thành tựu vượt bậc về tốc độ phát triển, là động lực quan trọng để thúc đẩy sự đi lên của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, được bạn bè quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.
Tuy nhiên, vì mục đích riêng, vẫn có cá nhân, tổ chức thiếu thiện chí cố tình phớt lờ mọi nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người, quyền tự do internet, đưa ra những đánh giá phiến diện, định kiến, sai sự thật, bỏ qua những điểm sáng, mặt tích cực để xếp Việt Nam nằm trong danh sách các quốc gia không có tự do internet.
Điển hình là Báo cáo thường niên Freedom on the Net 2022 (Tự do trên mạng 2022) được tổ chức Freedom House (FH) công bố ngày 18/10/2022, trong đó xếp hạng Việt Nam là một trong năm quốc gia kém tự do internet nhất trên thế giới.
Đây không phải là lần đầu tiên FH đưa ra những đánh giá phiến diện, tiêu cực, sai sự thật về vấn đề tự do, dân chủ tại Việt Nam. Ngày 2/6/2022, tổ chức này đã ra cái gọi là “Báo cáo bảo vệ nền dân chủ khi sống lưu vong” với nhiều nội dung xuyên tạc tình hình thực tế của Việt Nam, nổi lên là cáo buộc vô căn cứ “chính quyền đang tiến hành thực hiện đàn áp xuyên quốc gia nhằm bịt miệng người đấu tranh ngay cả khi họ rời quê hương”; “tiến hành tấn công mạng vào các tổ chức hỗ trợ người Việt tị nạn và thúc đẩy nhân quyền”. Vào tháng 3 năm nay, FH cũng xếp Việt Nam ở vị trí áp chót khu vực Đông Nam Á về mức độ tự do. Nhìn lại quá khứ, tổ chức này đã 7 lần liên tiếp cho rằng Việt Nam không có tự do internet.
Tự mô tả mình là “tiếng nói cho dân chủ và tự do trên toàn thế giới”, phương thức đánh giá, tiêu chuẩn xếp hạng của FH cũng như nhiều tổ chức nhân quyền khác lại hoàn toàn trái ngược với tuyên bố của họ. Các báo cáo của FH cho thấy tổ chức này không hề dựa trên các cuộc khảo sát, điều tra xã hội học tại các quốc gia được xếp hạng mà chỉ thu thập thông tin từ những nguồn thất thiệt, không chính thống.
Thêm vào đó, tiêu chí xếp hạng nhân quyền của FH chỉ dựa trên ý chí của một hoặc vài cá nhân, nhưng không hề có cơ sở khoa học. Thậm chí trong giai đoạn 1970-1988, nhiều nhà nghiên cứu và báo chí phát hiện ra rằng Giám đốc Freedom House, Raymond Duncan Gastil đã một mình soạn thảo các báo cáo thường niên Freedom in the World (Tự do trên thế giới) mà không hề có sự trao đổi, bàn bạc với các học giả, nhà nghiên cứu uy tín.
Sau khi tổ chức này thuê một nhóm chuyên gia khác thực hiện báo cáo, tình hình có được cải thiện nhưng FH vẫn vấp phải nhiều sự chỉ trích. Bởi lẽ, các định nghĩa, phương pháp luận của FH về dân chủ có mối liên hệ chặt chẽ với chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.
Các quốc gia đồng minh của Hoa Kỳ thường được FH chấm điểm cao hơn so với các nước khác. Hơn nữa, theo ghi nhận của Sarah Sunn Bush, báo cáo của FH có ý nghĩa quan trọng, là nguồn tham khảo với các nhà lập pháp và chính trị gia Hoa Kỳ. Bởi vậy, các quốc gia yếu thế đang tìm kiếm sự hỗ trợ hoặc ưu ái của Hoa Kỳ buộc phải có những động thái mỗi khi FH tung ra các báo cáo mới.
Trên thực tế, không riêng Việt Nam, nhiều quốc gia trên thế giới đã từng gay gắt phản đối các báo cáo về tình hình nhân quyền của FH như Cuba, Trung Quốc, Nga, Sudan, Uzbekistan,… Chẳng những vậy, nhiều tổ chức xã hội dân sự tại Hoa Kỳ cũng thường xuyên lên án FH.
Ngày 16/2/2018, trên website chính thức của mình, tổ chức The Heritage Foundation nhận định: “Không có lý do gì khiến những người theo chủ nghĩa bảo thủ ở Hoa Kỳ và khắp phương Tây phải quan tâm đến các báo cáo của Freedom House vì chúng không khác biệt với những tuyên truyền của Tổ chức Ân xá quốc tế, Tổ chức Theo dõi nhân quyền hoặc các nhóm bình phong của George Soros (tỷ phú người Mỹ gốc Hungary, người bị cáo buộc thường xuyên tài trợ cho các tổ chức nhân quyền vì động cơ chính trị và đảng phái)”.
Tại Việt Nam, tháng 3/2021, hàng chục nghìn tài khoản facebook đã truy cập vào fanpage của FH để phản đối tuyên bố “Việt Nam không có tự do internet” do tổ chức này đưa ra. Trong đó, nhiều người đã thẳng thắn đề xuất FH nên để cho chính người Việt Nam chấm điểm về tự do trên internet của đất nước mình. Dù vậy, FH đã bỏ ngoài tai những yêu cầu chính đáng của nhân dân Việt Nam để tiếp tục tung ra các luận điệu xuyên tạc sự thật qua những báo cáo mới đây.
Cách đây khoảng ba thập kỷ, việc hòa mạng internet từng là “thử thách rất lớn trong quá trình đổi mới bởi đây là vấn đề rất nhạy cảm” (theo nhận định của ông Mai Liêm Trực, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện). Bởi lẽ, quá trình đưa internet vào Việt Nam không chỉ đòi hỏi sự nâng cấp đáng kể về mặt cơ sở hạ tầng kỹ thuật, mà còn yêu cầu sự đổi mới tư duy của nhà làm luật.
Tại thời điểm ấy, còn tồn tại nhiều luồng ý kiến e ngại về việc hòa mạng toàn cầu có thể dẫn đến nguy cơ gây mất an ninh quốc gia. Mặc dù vậy, trong giai đoạn 1997-2008, bất chấp nhiều khó khăn, thiếu thốn và hạn chế khi mới hòa mạng toàn cầu, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản chính sách, pháp luật nhằm bảo đảm và phát huy quyền tự do của người sử dụng dịch vụ internet. Tiêu biểu như Nghị định số 55/2001/NĐ-CP của Chính phủ ngày 23/8/2001 về Quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ internet đã khẳng định không ai được ngăn cản quyền sử dụng hợp pháp các dịch vụ internet (Điều 9).
Hay Nghị định số 97/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28/8/2008 về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin điện tử trên internet đưa ra hàng loạt chính sách phát triển internet quan trọng như: khuyến khích việc ứng dụng internet trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội để nâng cao năng suất lao động; mở rộng các hoạt động thương mại; Thúc đẩy việc ứng dụng internet trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, trường học, bệnh viện, các cơ sở nghiên cứu, đưa internet đến nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; hỗ trợ cải cách hành chính, tăng tiện ích xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và bảo đảm an ninh, quốc phòng; Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp và sử dụng dịch vụ internet, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn pháp luật về internet.
Có biện pháp để ngăn chặn những hành vi lợi dụng internet gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục, vi phạm các quy định của pháp luật và để bảo vệ trẻ em khỏi tác động tiêu cực của internet; Phát triển internet với đầy đủ các dịch vụ có chất lượng cao và giá cước hợp lý nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (khoản 1, 2, 3, 4 Điều 4 Nghị định).
Còn tại Nghị định số 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/7/2013 về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng nhấn mạnh người sử dụng internet có quyền được sử dụng các dịch vụ trên internet trừ các dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp luật (khoản 1, Điều 10).
Bên cạnh đó, từ quan sát và phân tích sự tăng trưởng về lượng người sử dụng internet tại Việt Nam và thế giới, các nhà hoạch định chính sách, nhà lập pháp đã nhận ra mối liên hệ mật thiết giữa quyền tự do trên internet với quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền riêng tư trên không gian mạng,...
Từ đây, Quốc hội cùng các cơ quan chức năng đã tổ chức xây dựng các giải pháp pháp lý phù hợp nhằm bảo đảm các quyền này cũng như phòng, chống, ngăn chặn các hành vi lợi dụng tự do trên internet gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục. Đây là cơ sở để hình thành một hệ thống văn bản pháp luật tương đối hoàn chỉnh của Việt Nam về internet nói riêng, an ninh mạng nói chung như: Luật Viễn thông, Luật An toàn thông tin mạng, Luật An ninh mạng,...
Qua đó, Nhà nước Việt Nam đã xây dựng được một hành lang pháp lý quan trọng, góp phần tạo ra một môi trường mạng lành mạnh, an toàn, phát huy quyền tự do, dân chủ của công dân. Song song với quá trình hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật phù hợp sự phát triển của internet tại Việt Nam, Chính phủ đã phê duyệt hàng loạt đề án phát triển internet với các chỉ tiêu phát triển cụ thể theo từng giai đoạn.
Theo Báo cáo mới đây của Bộ Thông tin và Truyền thông, trung bình cứ 100 người dân Việt Nam có 83 thuê bao internet di động, trong khi thuê bao cố định là 21. Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam 2022 của Bộ Công thương cho thấy người Việt dành 6 giờ 38 phút mỗi ngày để truy cập internet. Đây đều là những thống kê cao hơn mức trung bình của thế giới. Việt Nam cũng nằm trong nhóm các quốc gia có giá cước internet rẻ nhất thế giới. Hiện tại, Việt Nam có 1.952 trang thông tin điện tử tổng hợp và 935 mạng xã hội trong nước đã được cấp phép hoạt động, là những diễn đàn trực tuyến để người dân có thể tự do chia sẻ, bày tỏ thông tin, quan điểm cá nhân.
Thực tế nêu trên cho thấy quyền tự do trên internet tại Việt Nam luôn được bảo đảm, phát huy, trái với luận điệu xuyên tạc của một số cá nhân, tổ chức không thiện chí. Không những vậy, là một đất nước văn minh, dân chủ, tiến bộ và thân thiện, Việt Nam luôn sẵn sàng hỗ trợ và tạo điều kiện để các cá nhân, tổ chức quốc tế có thể tìm hiểu, nghiên cứu một cách trung thực, khách quan về công tác bảo đảm quyền con người ở Việt Nam, bao gồm quyền tự do trên internet, tự do ngôn luận, tự do báo chí trên không gian mạng.
Ban Biên tập
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT